CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

  Tư tưởng coi thường giá trị Hiệp định Geneve là sai lầm

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
 Tư tưởng coi thường giá trị Hiệp định Geneve là sai lầm I_icon_minitimeThu Jun 30, 2011 8:38 pm

truonghoc2011
Hôm qua là quá khứ. Ngày mai là tương lai. Chỉ có hôm nay là hiện tại, là ngày có thể thay đổi được tương lai.

Thành viên mới gia nhập

truonghoc2011

Thành viên mới gia nhập

Họ & tên Họ & tên : Đỗ Thị Mai Trang
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 06/06/2011
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 19
Đến từ Đến từ : Hà Nội
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Hôm qua là quá khứ. Ngày mai là tương lai. Chỉ có hôm nay là hiện tại, là ngày có thể thay đổi được tương lai.
Điểm thành tích Điểm thành tích : 37
Được cám ơn Được cám ơn : 8

Bài gửiTiêu đề: Tư tưởng coi thường giá trị Hiệp định Geneve là sai lầm

 
Sau 50 năm nhìn lại

Chỉ một ngày sau khi Hiệp định Geneve được ký kết, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có lời kêu gọi, mở đầu bằng một câu khẳng định: "Hội nghị Geneve đã kết thúc: Ngoại giao ta đã thắng lợi to" (22/7/1954).

50 năm sau, trải qua một chặng đường dài đầy gian khổ, hy sinh, từ những kinh nghiệm và bản lĩnh của một dân tộc từng trải và trưởng thành, chúng ta nhìn lại những diễn biến của Hội nghị và nội dung bản hiệp định này với nhiều suy nghĩ khác nhau. Trong những suy nghĩ ấy, có cả ý kiến đặt dấu hỏi: Hiệp định Geneve có thực là một thắng lợi ngoại giao to lớn hay chỉ là kết quả của một sự thỏa hiệp giữa các nước lớn trên lợi ích của nhân dân Việt Nam?

Liệu chúng ta có thể đạt được một lợi thế xứng đáng hơn trên bàn Hội nghị so với những gì chúng ta đã đạt được trên chiến trường sau 9 năm kháng chiến anh dũng và kiên cường. Và người ta có thể cụ thể hóa nỗi băn khoăn đó bằng việc xem xét đến vị trí của đường giới tuyến tạm thời, có thể mở rộng một không gian lãnh thổ có lợi hơn nhờ sự xê dịch vĩ độ được lựa chọn (lúc đầu là 13, 14, sau đó là 16, 17 hay 18?); rồi vấn đề thời gian tiến tới tổng tuyển cử là nửa năm hay 1 hoặc 2 năm?... Một số tài liệu khảo cứu hay các hồi ức đưa ra thêm nhiều chi tiết: có sức ép của các nước lớn đối với ta khi thỏa thuận những điều khoản chi tiết, có sự gợi ý chia cắt lâu dài, có tiếp xúc hay tranh thủ các thế lực đối lập với ta (người của Bảo Đại thân Pháp hay Ngô Đình Diệm thân Mỹ)...

Những cách suy nghĩ ấy đều dựa trên những tình tiết có thực, nhưng cần phải nhấn thêm rằng, nó được nung nấu trong một thực tiễn nhiều thập kỷ sau sự kiện ở Geneve, khi chúng ta đã có một sưu tập những bài học sâu sắc hơn rút ra từ 20 năm đất nước bị chia cắt; từ cuộc kháng chiến gian khổ chống Mỹ can thiệp và xâm lược; từ thực tiễn "vừa đánh vừa đàm" tiến tới Hiệp định Paris 1973; từ những cuộc bắt tay giữa các nước lớn nhằm kìm hãm mục tiêu của nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Mỹ và thống nhất đất nước; từ cuộc chiến tranh biên giới với những người đồng minh cũ và từ ngót 15 năm cấm vận và thù địch đến từ cả hai phía: những kẻ thù và những người đồng minh; rồi cả kinh nghiệm gắn liền với công cuộc Đổi mới; bình thường hóa quan hệ và hội nhập với thế giới đa phương...

Mục tiêu chung: Hòa bình

Ngày nay khó có thể nói rằng vào thời điểm 1954 ta có thể tự lực đạt được mục tiêu trọn vẹn hoặc đủ sức tiếp tục cuộc chiến tranh giải phóng mà không cần có sự viện trợ của bên ngoài, cũng như khả năng can thiệp của Mỹ, một khi Anh và Pháp vì quyền lợi của mình bật đèn xanh để Mỹ tự do hành động.

Điều mà chúng ta đạt được sau Hiệp định Paris 1973 để tự định đoạt mục tiêu toàn thắng của mình vào năm 1975, bất chấp cản lực của những nước lớn, điều chưa có được ở thời điểm năm 1954, sau chiến thắng Điện Biên phủ. Bởi vậy, quan điểm cho rằng ta xứng đáng có được những điều khoản có lợi hơn những gì đã thoả thuận ở Geneve là không sai, nhưng nếu nhìn nhận Hiệp định ấy trong toàn cục của thế giới vào thời điểm cuộc chiến tranh ở Đông Dương cũng như mọi cuộc xung đột khác lúc này đã bị cuốn vào xu thế quốc tế hoá thì phải thừa nhận rằng đó là một thắng lợi lớn, phản ánh đúng tương quan giữa các bên có liên quan.

Nên lưu ý rằng, ngay trước Hội nghị Geneve về Đông Dương là Hội nghị Geneve về Triều Tiên. Cũng giống như Hội nghị tứ cường ở Berlin (tháng Giêng 1954), Hội nghị này đã diễn ra nhằm cố đạt được sự thoả hiệp giữa các nước lớn khi sự căng thẳng đã tới đỉnh điểm vào đầu thập kỷ 50 khiến mọi bên đều bắt đầu một xu thế hoà hoãn. Sau Berlin là Triều Tiên, tiếp đó là Đông Dương, trong đó có Việt Nam. Phong trào hoà bình thế giới với sự ra đời của hình tượng con chim hoà bình của Pablo Picasso phản ảnh xu thế chung của nhân loại mà chúng ta không thể đứng ngoài...

Do vậy, những ai lập luận rằng vào thời điểm sau chiến thắng vĩ đại Điện Biên phủ, nếu chúng ta đánh dấn thêm và không ai bị ngáng trở thì có thể giành được những thắng lợi quyết định trên toàn cục mà không phải trả giá cho 20 năm tiếp theo... là không tưởng và có phần siêu hình khi không tính đến Việt Nam lúc này đã là một quân cờ trên bàn cờ quan hệ quốc tế, mà người cầm quân chơi chính lại là các nước lớn, lúc này có thêm CHND Trung Hoa mới nhập cuộc sẵn sàng "fair play" với các cường quốc khác.

Cuộc đình chiến ở Đông Dương vào thời điểm 1954 là phản ánh đúng tương quan và mong muốn của các bên tham chiến (trực tiếp và đồng minh), trong đó có cả chúng ta. Sự thất vọng của các phái đoàn gắn quyền lợi với nước Pháp thực dân và đặc biệt là thái độ không tôn trọng Hiệp dịnh Geneve của Mỹ cho thấy thành công của Hội nghị nhìn từ phía chúng ta và các đồng minh. Hai chữ "Hoà Bình" sau 1954 luôn xuất hiện trong các văn kiện, lời nói của lãnh tụ; trong các đề tài văn học nghệ thuật của các nghệ sĩ; và lá cờ in hình con chim hoà bình đang sải cánh trên nền trời xanh trở nên rất quen thuộc và xuất hiện ở khắp nơi.

Trong sử học, có một đề tài quan trọng là nghiên cứu sự hình thành tư tưởng bạo lực cách mạng giải phóng miền Nam (GPMN). Đề cương cách mạng miền Nam và nghị quyết 15 từng được coi như những văn kiện làm nền tảng chỉ đạo cho công cuộc vũ trang GPMN vào cuối thập kỷ 1950. Điều đó chứng tỏ rằng, sau mấy năm đấu tranh thi hành Hiệp định Geneve, chúng ta đã không còn ảo tưởng nhiều vào con đường hoà bình thống nhất đất nước mà đã nhận thấy sớm muộn gì cũng phải dùng đường lối bạo lực cách mạng để GPMN. Tuy vậy, những văn kiện này cũng như những nguồn sử liệu khác của thời kỳ sau Geneve đã cho chúng ta thấy rằng tư tưởng chủ đạo của các nhà lãnh đạo cho đến trước thập kỷ 60 vẫn tin vào khả năng tranh thủ hoà bình, đấu tranh thực hiện điều khoản tổng tuyển cử giữa hai miền. Có một thực tế lúc đó là tất cả mọi phía đều tin rằng, một cuộc tổng tuyển cử như vậy sẽ dẫn đến một sự toàn thắng của Chính phủ Hồ Chí Minh.

Ngay từ trong báo cáo của Hội nghị Trung ương lần thứ 6, diễn ra trước khi Hiệp định Geneve được ký kết (15/7/1954), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ: "Trước kia khẩu hiệu của ta là kháng chiến đến cùng, nay vì tình hình mới, ta cần nêu khẩu hiệu mới là hoà bình, thống nhất, độc lập và dân chủ"... "ta phải nắm vững lá cờ hoà bình", "tranh thủ và củng cố hoà bình trở thành một nhiệm vụ hàng đầu". Nghị quyết của Hội nghị 6 còn nhấn mạnh rằng, chủ trương hoà bình cũng chính là phá tan âm mưu chiến tranh của đế quốc Mỹ... Và cho đến Nghị quyết 15 (tháng Giêng 1959), gần 3 năm sau thời hạn cuộc tổng tuyển cử không thực hiện được như Hiệp định Geneve quy định, trong văn kiện quan trọng này, Đảng vẫn xác định: "Chúng ta chủ trương tích cực tranh thủ giải quyết vấn đề thống nhất nước nhà bằng con đường hoà bình... cần thấy rằng cách mạng ở miền Nam vẫn có khả năng hoà bình phát triển... khả năng đó hiện nay rất ít, song Đảng ta không gạt bỏ khả năng đó, mà cần tranh thủ khả năng đó".

Về Hiệp định Geneve, Nghị quyết xác định thái độ rõ ràng "Những tư tưởng ỷ lại vào Hiệp định Geneve, hoặc coi thường giá trị pháp lý của Hiệp định Geneve đều là sai lầm".

Giá trị pháp lý của Hiệp định Geneve - cột mốc quan trọng trên tiến trình thống nhất đất nước

Giá trị pháp lý của Hiệp nghị Geneve trước hết là một cam kết quốc tế đầu tiên có liên quan đến Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Nhìn nhận lại lịch sử mối giao bang quốc tế, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng, cho đến trước khi nước ta bị thực dân xâm lược và trở thành thuộc địa của đế quốc Pháp (cuối thế kỷ XIX), Việt Nam (Đại Việt, Đại Nam) chỉ có những mối quan hệ bang giao song phương mà chủ yếu là đối với Trung Hoa, với hai thuộc tính căn bản là tự chủ và thần phục, ngay cả khi thế nước đang mạnh.

Cuối thế kỷ XIX, sau Hiệp ước 1883 ký kết giữa triều đình Việt Nam với Pháp và sau khi Liên bang Đông Dương được thiết lập (1897) thì nước Pháp trở thành pháp nhân đại diện cho "lợi ích lãnh thổ Việt Nam" trong các cam kết quốc tế.

Trong công cuộc đấu tranh GPDT, các lực lượng chính trị chống Pháp cũng đi tìm những mối quan hệ song phương để tìm nguồn lực thực hiện mục tiêu của mình (ví như Quang Phục hội có những liên hệ với nước Đức thế lực đối địch với Pháp trong Đại chiến I, như các chiến sĩ Đông Du sang cầu viện nước Nhật...). Và tổ chức yêu nước đầu tiên muốn tìm những cam kết quốc tế cho lợi ích của dân tộc VN lại chính là "Nhóm người VN yêu nước tại Pháp" đứng tên Nguyễn Ái Quốc trong bản Yêu sách của nhân dân VN (Revendicatión du Peuple Annamite) gửi Hoà hội Versailles 1919. Văn bản này được trực tiếp gửi cho các đoàn đại diện chính phủ thành viên của hoà hội, đặc biệt là Đoàn Hoa kỳ do Tổng thống Wilson, người đưa ra chủ thuyết về một trật tự thế giới sau Đại chiến I của nước thắng trận. Tìm một cam kết quốc tế đầu tiên cho những lợi ích căn bản của nhân dân VN phù hợp với những tiêu chí mang tính pháp lý của xã hội hiện đại là nét đặc sắc của văn kiện lịch sử này.

Hoạt động ngoại giao tiếp theo mang ý nghĩa gắn kết lợi ích của dân tộc (đúng hơn là sự nghiệp giải phóng dân tộc) VN với những cam kết mang tính chất quốc tế là những thoả thuận không thành văn nhưng bằng hành động thực tế giữa Hồ Chí Minh, lãnh tụ của tổ chức Mặt trận Việt Minh, với tướng C. Chennault, người đứng đầu lực lượng quân đội Hoa Kỳ tại khu vực Đồng Nam Á, cũng là đại diện cho Đồng minh ở khu vực này.

Ý nghĩa và giá trị của những cam kết (không thành văn bản) này không chỉ là những phối hợp hành động có hiệu quả hạn chế (thành lập Đại đội Việt - Mỹ, hỗ trợ vũ khí, thông tin liên lạc...) mà quan trọng hơn là sự khẳng định của phía VN và sự xác nhận cam kết của Mỹ rằng cách mạng giải phóng dân tộc của VN mà người đại diện Việt Minh đang đứng trong hàng ngũ các quốc gia và lực lượng Đồng minh chống chủ nghĩa phát xít. Đó chính là cơ sở pháp lý mang tầm vóc quốc tế đối với cách mạng VN và với Nhà nước độc lập VN DCCH ra đời sau Cách mạng tháng Tám 1945.

Trong Tuyên ngôn Độc lập cũng như trong các văn kiện đối ngoại của Nhà nước VN độc lập đều luôn xác định vị thế này. Nói cho sòng phẳng, chính sự hợp tác ngắn ngủi nhưng rất có ý nghĩa này giữa Hồ Chí Minh - Việt Minh với Hoa kỳ - Đồng minh đã tạo ra lợi thế vô cùng quan trọng giúp chúng ta vượt được nhiều khó khăn trong buổi đầu thiết lập Nhà nước VN hiện đại. Trong những nỗ lực ngoại giao thời điểm sau khi giành độc lập, đặc biệt là nhằm tranh thủ những quan hệ tích cực với Mỹ và hướng tới sự công nhận của LHQ vừa mới ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh mong muốn tìm kiếm được những cam kết quốc tế đầu tiên thừa nhận không chỉ nền độc lập dân tộc mà gắn với nó là chủ quyền lãnh thổ và thống nhất quốc gia.

Đó là một mục tiêu vô cùng quan trọng đảm bảo sự bền vững của nền độc lập quốc gia, được xác lập sau ngót một thế kỷ là thuộc địa bị chia cắt của đế quốc Pháp và trong trường kỳ lịch sử phải gắn nền tự chủ của mình với sự bảo hộ (dù trên danh nghĩa) của quốc gia phương Bắc. Nhưng đó cũng là một mục tiêu đầy khó khăn mà lực cản chính là do tình hình thế giới sau cuộc đại chiến: lợi ích thực dân trỗi dậy và sự phân cực của một thế giới chiến tranh lạnh. Nước Pháp Tự do vẫn chưa dứt bỏ được tâm lý và lợi ích thực dân; nước Mỹ từng giương cao lý tưởng chống thực dân khi đó lại vì lợi ích và tham vọng bá chủ toàn cầu và chủ nghĩa chống cộng mà thoả hiệp đi đến tập nhiễm chủ nghĩa thực dân và quay lưng lại với lợi ích nhiều dân tộc, trong đó có nước VN Độc lập.

Chính cái nghịch lý của lịch sử ấy đã làm cho những nỗ lực của Hồ Chí Minh bằng con đường ngoại giao đã đạt tới những cam kết quốc tế (song phương và đa phương) nhằm đảm bảo cho nền độc lập dân tộc và thống nhất. Những nỗ lực thể hiện tại bàn hội nghị ở Đà Lạt rồi Fontainebleau; những cuộc vận động cá nhân (với Sainteny ở Hà Nội hay với M.Moutet tại Paris) với những nhượng bộ rất lớn trong việc chọn các hình thức quan hệ Việt - Pháp (từ một khái niệm nước VN độc lập đến một "nước VN tự do trong Liên hiệp Pháp" cuối cùng cũng bất thành khi vấp vào một vấn đề cốt tử mang tính nguyên tắc là sự toàn vẹn lãnh thổ của một nước VN thống nhất. "Sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng chân lý ấy không bao giờ thay đổi".

Chính vì cái chân lý "Nam Bộ là máu của máu VN, là thịt của thịt VN" mà nguyên lý không thể chia sẻ chủ quyền lãnh thổ của dân tộc VN và lợi ích thực dân thiển cận của nước Pháp đã không đối thoại để dẫn đến cuộc chiến tranh bùng nổ kéo dài và kết thúc bằng Hiệp định Geneve 1954. Sau này, Tổng thống Charle de Gaulle là người có trách nhiệm với chính trường nước Pháp năm 1946, 20 năm sau (8/2/1966), đã viết trong lá thư gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh rằng: "Giá có sự hiểu biết nhau tốt hơn giữa người Việt và Pháp ngay sau đại chiến thế giới thì đã có thể tránh được những sự biến tai ác đang giằng xé đất nước của Ngài hôm nay".

Sự hiểu biết tốt hơn ấy, nước Pháp chỉ biết đến sau 9 năm chiến tranh tốn kém và một thảm bại ở Điện Biên Phủ, khi phải thừa nhận trong văn bản Hiệp định Geneve một điều khoản quan trọng nhất, vì nó mà người VN đã không lùi bước và buộc phải chấp nhận một cuộc chiến tranh tàn hại.

Đó là sự thừa nhận của cộng đồng quốc tế về nền độc lập, chủ quyền và thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc VN và sự cam kết không can thiệp vào công việc nội bộ của VN. Mặc dù chấp nhận một thực tế là đất nước tạm thời phân đôi qua đường ranh giới tạm thời (với khu phi quân sự) ngang vĩ tuyến 17, nhưng bước tiếp theo với một cuộc tổng tuyển cử để thống nhất đất nước đã được ấn định như một lộ trình có sự cam kết và chứng kiến quốc tế, là cơ sở pháp lý hết sức quan trọng cho việc thực hiện mục tiêu thiêng liêng mà dân tộc VN đã phấn đấu trong trường kỳ lịch sử của mình, đó là thống nhất quốc gia. Cho dù người ta có thể nhắc đến những chi tiết liên quan đến hội nghị này, như việc Mỹ thực sự không đồng ý với bản tuyên bố cuối cùng, về những phản ứng tiêu cực của Mỹ và chế độ tay sai..., nhưng Hội nghị và bản Hiệp định được ký kết ở Geneve năm 1954 là một cái mốc vô cùng quan trọng vì nó đã "đặt cơ sở pháp lý cho việc thống nhất nước VN" (Báo cáo chính trị Đại hội III) và "là cơ sở pháp lý quan trọng để nhân dân ta tiến lên đòi thống nhất đất nước".

Xin nhắc lại hai cách phản ứng của những thế lực "không thoả mãn" (vì trên thực tế là không chống lại) với Hiệp định Geneve:

- Ngoại trưởng Mỹ F.Dulles khi nói về điều khoản tổng tuyển cử cho rằng: "Chắc chắn là tuyển cử cuối cùng có nghĩa là thống nhất nước Việt Nam dưới quyền ông Hồ Chí Minh. Điều quan trọng hơn hết là trì hoãn tuyển cử càng lâu càng tốt".

- Ngoại trưởng của Chính phủ Bảo Đại là Trần Văn Đỗ thì nghẹn ngào tỏ sự đau khổ vì nước nhà bị chia đôi và lấy thái độ đó để bày tỏ sự phản kháng kết quả của Hội nghị (về sau trở thành một giai thoại tranh luận xem ông ta có khóc thật hay không). Nhưng thái độ ấy đã được đáp lại bằng một phát biểu sâu sắc và đanh thép của Trưởng đoàn Đại biểu Việt Nam DCCH Phạm Văn Đồng: "Những ai yêu nước Việt Nam, những ai yêu sự thống nhất Việt Nam thì không cần phải khóc lóc hôm nay. Hãy thực hiện tốt những gì đã ký kết hôm nay thì hai năm nữa sẽ có một nướcViệt Nam thông nhất, độc lập, hoà bình và giàu mạnh. Những gì Chính phủ Việt Nam DCCH làm trong những năm qua chính là vì mục đích đó. Nước mắt của chúng tôi đổ ra trong cuộc đấu tranh cho sự nghiệp đó nhiều hơn rất nhiều so với những giọt lệ mà quý vị nhỏ ra ở đây." và trịnh trọng tuyên bố: "Chúng tôi cần có hoà bình để thực hiện thống nhất quốc gia chúng tôi và bắt tay vào công cuộc kiến thiết quốc gia. Chúng tôi sẽ thi hành thẳng thắn và triệt để tất cả các điều khoản trong các hiệp định mà chúng tôi đã ký..." Do vậy, giá trị pháp lý của Hội nghị Geneve là ở chỗ nó đảm bảo cho sự thực hiện trọn vẹn một mục tiêu thiêng liêng của dân tộc Việt Nam, mặc dù dân tộc Việt Nam phải đi tiếp gần hai thập kỷ đương đầu quyết liệt với đế quốc Mỹ, nước đã không tôn trọng văn bản cuối cùng của Hiệp định Geneve để phải ký vào Hiệp định Paris 1973 trong đó có điều khoản: "Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam như Hiệp định Geneve năm 1954 về Việt Nam đã công nhận".

Và hơn 2 năm sau Hiệp định Paris, mùa Xuân đại thắng 1975 đã biến mục tiêu thiêng liêng: thống nhất đất nước thành hiện thực. Đó cũng là thành tựu lớn nhất của thế kỷ XX đối với tiến trình ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Chữ ký của truonghoc2011





Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (1 vote)


 Tư tưởng coi thường giá trị Hiệp định Geneve là sai lầm I_icon_minitimeTue Jul 05, 2011 9:29 am

fudo85

Thành viên thân thiện

fudo85

Thành viên thân thiện

Họ & tên Họ & tên : Ngô Văn Dương
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Huy chương thành tích Huy chương thành tích :  Tư tưởng coi thường giá trị Hiệp định Geneve là sai lầm 36  Tư tưởng coi thường giá trị Hiệp định Geneve là sai lầm 40  Tư tưởng coi thường giá trị Hiệp định Geneve là sai lầm 43  Tư tưởng coi thường giá trị Hiệp định Geneve là sai lầm 102
 Tư tưởng coi thường giá trị Hiệp định Geneve là sai lầm 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 15/07/2009
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 394
Đến từ Đến từ : Hà Nội
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1101
Được cám ơn Được cám ơn : 244

Bài gửiTiêu đề: Re: Tư tưởng coi thường giá trị Hiệp định Geneve là sai lầm

 
- Dòng cuối bạn cần sửa lại là sau hơn 20 năm sau Hiệp định Pa ri.........
Chữ ký của fudo85





 Tư tưởng coi thường giá trị Hiệp định Geneve là sai lầm I_icon_minitimeTue Jul 05, 2011 11:49 am

truonghoc2011
Hôm qua là quá khứ. Ngày mai là tương lai. Chỉ có hôm nay là hiện tại, là ngày có thể thay đổi được tương lai.

Thành viên mới gia nhập

truonghoc2011

Thành viên mới gia nhập

Họ & tên Họ & tên : Đỗ Thị Mai Trang
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 06/06/2011
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 19
Đến từ Đến từ : Hà Nội
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Hôm qua là quá khứ. Ngày mai là tương lai. Chỉ có hôm nay là hiện tại, là ngày có thể thay đổi được tương lai.
Điểm thành tích Điểm thành tích : 37
Được cám ơn Được cám ơn : 8

Bài gửiTiêu đề: Re: Tư tưởng coi thường giá trị Hiệp định Geneve là sai lầm

 
Không phải đâu bạn ơi,hiệp định Pari được kí kết vào ngày 27/1/1973 đến 2 năm sau là đại thắng mùa Xuân.Đúng rồi mà!
Chữ ký của truonghoc2011





 Tư tưởng coi thường giá trị Hiệp định Geneve là sai lầm I_icon_minitimeTue Jul 05, 2011 6:06 pm

Thanhsamkhach
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi

Thành viên năng động

Thanhsamkhach

Thành viên năng động

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích Điểm thành tích : 679
Được cám ơn Được cám ơn : 106

Bài gửiTiêu đề: Re: Tư tưởng coi thường giá trị Hiệp định Geneve là sai lầm

 
A, ý bạn fudo là: Hơn 20 năm sau hiệp định Geneve, (hiệp định Paris và ) đại thắng mùa xuân đã diễn ra...

Cái này nghe như chuyện cổ, khi chưa dùng dấu câu, thì câu 'thất thập nhi sinh phi ngô tử...' có thể giải nghĩa theo 2 cách rất khác nhau

May mà các bạn viết trên 4r, nếu các bạn nói với ai đó thì có thể thành oán cừu mấy kiếp ko giải quyết nổi rồi
Chữ ký của Thanhsamkhach





 Tư tưởng coi thường giá trị Hiệp định Geneve là sai lầm I_icon_minitimeWed Jul 06, 2011 11:57 am

hoangdunglsk31
Hãy cười với mọi người và bạn sẽ nhận được sự thân thiện từ họ.

Thành viên cấp 2

hoangdunglsk31

Thành viên cấp 2

Họ & tên Họ & tên : Hoàng Văn Dũng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 04/06/2011
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 51
Đến từ Đến từ : DH Đà Lạt
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Hãy cười với mọi người và bạn sẽ nhận được sự thân thiện từ họ.
Điểm thành tích Điểm thành tích : 83
Được cám ơn Được cám ơn : 20

Bài gửiTiêu đề: Re: Tư tưởng coi thường giá trị Hiệp định Geneve là sai lầm

 
- Cái hiệp định này thì nên đứng trên hoàn cảnh thế giới lúc bấy giờ mà nhìn nhận. Cái hiệp định này là do Liên Xô và Trung Quốc họ viết dùm mình.
- Nhưng nói như chủ đề của bài viết không nên có tư tưởng coi thường giá trị hiệp định Geneve.
- Giá trị ban đầu của hiệp định là rất lớn. Và nó sẽ được thực hiện nếu không có sự can thiệp của Mỹ. Ngoại trưởng Mỹ F.Dulles khi nói về điều khoản tổng tuyển cử cho rằng: "Chắc chắn là tuyển cử cuối cùng có nghĩa là thống nhất nước Việt Nam dưới quyền ông Hồ Chí Minh. Điều quan trọng hơn hết là trì hoãn tuyển cử càng lâu càng tốt".

phát biểu sâu sắc và đanh thép của Trưởng đoàn Đại biểu Việt Nam DCCH Phạm Văn Đồng:
"Những ai yêu nước Việt Nam, những ai yêu sự thống nhất Việt Nam thì không cần phải khóc lóc hôm nay. Hãy thực hiện tốt những gì đã ký kết hôm nay thì hai năm nữa sẽ có một nướcViệt Nam thông nhất, độc lập, hoà bình và giàu mạnh. Những gì Chính phủ Việt Nam DCCH làm trong những năm qua chính là vì mục đích đó. Nước mắt của chúng tôi đổ ra trong cuộc đấu tranh cho sự nghiệp đó nhiều hơn rất nhiều so với những giọt lệ mà quý vị nhỏ ra ở đây."
và trịnh trọng tuyên bố: "Chúng tôi cần có hoà bình để thực hiện thống nhất quốc gia chúng tôi và bắt tay vào công cuộc kiến thiết quốc gia. Chúng tôi sẽ thi hành thẳng thắn và triệt để tất cả các điều khoản trong các hiệp định mà chúng tôi đã ký..." Do vậy, giá trị pháp lý của Hội nghị Geneve là ở chỗ nó đảm bảo cho sự thực hiện trọn vẹn một mục tiêu thiêng liêng của dân tộc Việt Nam, mặc dù dân tộc Việt Nam phải đi tiếp gần hai thập kỷ đương đầu quyết liệt với đế quốc Mỹ, nước đã không tôn trọng văn bản cuối cùng của Hiệp định Geneve để phải ký vào Hiệp định Paris 1973 trong đó có điều khoản: "Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam như Hiệp định Geneve năm 1954 về Việt Nam đã công nhận".
- Bài viết của bạn cũng khá hay nhưng hơi miên man. Nên chú ý trọng tâm và nêu súc tích vì ít khi người đọc đọc hết và đọc chi tiết được những bài viết dài. Không biết bạn tự nghiên cứu và soạn hay chép từ đâu, nếu sao chép từ đâu thì nên soạn thảo lại cắt bỏ bớt đi. biến thành của mình. thanks
Chữ ký của hoangdunglsk31





Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (1 vote)


 Tư tưởng coi thường giá trị Hiệp định Geneve là sai lầm I_icon_minitimeFri Jul 08, 2011 5:08 pm

hihihehe

ĐIỀU HÀNH VIÊN

hihihehe

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Cộng tác viên Điều hành
Ngày tham gia Ngày tham gia : 03/07/2011
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 12
Điểm thành tích Điểm thành tích : 14
Được cám ơn Được cám ơn : 0

Bài gửiTiêu đề: Re: Tư tưởng coi thường giá trị Hiệp định Geneve là sai lầm

 
cám ơn bài viết của bạn, mong sẽ có nhiều topic như thế này ^^
Chữ ký của hihihehe





 Tư tưởng coi thường giá trị Hiệp định Geneve là sai lầm I_icon_minitime



Sponsored content

Bài gửiTiêu đề: Re: Tư tưởng coi thường giá trị Hiệp định Geneve là sai lầm

 
Chữ ký của Sponsored content




 

Tư tưởng coi thường giá trị Hiệp định Geneve là sai lầm

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: TRI THỨC PHỔ THÔNG :: Lịch sử :: Khối Trung học phổ thông :: Lớp 12-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất