CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Tư sản dân quyền
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Campuchia chống thực dân Pháp (TK XIX-1945)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Campuchia chống thực dân Pháp (TK XIX-1945) I_icon_minitimeWed Apr 06, 2011 8:52 pm

phangxehana
lịch sử

Thành viên cấp 1

phangxehana

Thành viên cấp 1

Họ & tên Họ & tên : Nguyẽn Thị Én
Ngày tham gia Ngày tham gia : 11/10/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 32
Đến từ Đến từ : Nam Định
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : lịch sử
Điểm thành tích Điểm thành tích : 68
Được cám ơn Được cám ơn : 4

Bài gửiTiêu đề: Campuchia chống thực dân Pháp (TK XIX-1945)

 
Cũng như ở Việt Nam, thực dân Pháp đã thi hành những chính sách thống trị vô cùng tàn bạo đối với nhân dân Camphuchia. Về kinh tế, chúng biến Camphuchia thành thị trường tiêu thụ hàng hoá, khai thác nguyên liệu, bóc lột nhân công và cho vay nặng lãi. Thực dân Pháp nắm giữ toàn bộ các ngành kinh tế chủ chốt của Camphuchia, làm cho ngành thủ công nghiệp phá sản, ruộng đất của nông dân dần tập trung vào tay thực dân Pháp và bọn phong kiến phản động. Ngoài ra, thực dân Pháp còn bóc lột nhân dân bằng hàng trăm thứ thuế khác. Về chính trị mọi quyền hành đều nằm trong tay thực dân Pháp.

Song song với chế độ thuộc địa, thực dân Pháp vẫn duy trì, củng cố chế độ phong kiến tay sai. Chúng còn thực hiện các chính sách chia rẽ, gây thù hằn giữa các dân tộc, tôn giáo, bóp nghẹt tất cả các quyền dân chủ của nhân dân. Ngoài ra, trong cuộc chiến trang thế giới Pháp còn bắt hàng ngàn thanh niên Camphuchia đi làm bia đỡ đạn cho chúng. Về văn hoá xã hội, thực dân Pháp triệt để thực hiện các chính sách ngu dân. Trong hơn nửa thế kỷ cai trị, chúng chỉ đào tạo được 2 bác sĩ người địa phương trong số 3 triệu người Khơme. Đến năm 1939, cả nước mới có 8 bác sĩ, 4 dược sĩ...Trong các trường học, thực dân Pháp nhồi sọ cho học sinh hiểu sai lịch sử dân tộc, học bằng chữ Pháp là chính. Với hệ thống nhà tù nhiều hơn trường học, hơn 90% dân số Camphuchia bị mù chữ, các tệ nạn xã hội lan tràn khắp nơi.

Dưới ách áp bức của bọn thực dân phong kiến phản động, nhân dân Camphuchia đã liên tiếp đứng dậy đấu tranh. Lịch sử Camphuchia đã ghi lại những cuộc đấu tranh anh dũng, quật cường của Achaxoa ( 1864 - 1895), phong trào Visanhiêu (1907) và nhiều cuộc đấu tranh vũ trang khác ở Côngpôngtrạch, Battambăng, Xtungcheng trong những năm 1914 - 1918 nhằm chống thuế, chống bắt phu, bắt lính...

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp tăng cường chính sách khai thác thuộc địa của chúng ở Đông Dương nói chụng, ở Camphuchia nói riêng. Mặc dù từ những năm 20 của thế kỷ XX, tư bản Pháp đã bắt đầu xâm nhập vào Camphuchia nhưng nền kinh tế nước này vẫn phát triển rất yếu ớt, bởi lẽ "một chính sách hướng tới công nghiệp hoá xứ này (Đông Dương) sẽ là một tội lỗi". Các đồn điền trồng cao su, ngô, lúa, cà phê, hồ tiêu phục vụ cho xuất khẩu đã tăng lên, đồng thời việc xây dựng đường sá cũng được bắt đầu. Công nghiệp phát triển chậm chạp, chỉ có 3 nhà máy xây xát gạo, 6 nhà máy ép dầu, một số cơ sở khai thác mỏ đá, nhưng lại có tới 8 nhà máy rượu.

Đời sống của người dân Camphuchia ngày càng khốn cùng. Theo một cuộc điều tra, vào năm 1937, tỷ lệ tử vong của trẻ em trong thành phố Phnômphênh trung bình chiếm 60% tổng số người chết, và tỷ lệ tử vong của trẻ em trong lứa 1 tuổi chiếm 91%.

Sự khốn cùng của nhân dân đã làm cho phong trào đấu tranh tiếp tục phát triển. Đó là phong trào khởi nghĩa của ông Mưnmia ( 1918 -1920), đấu tranh chống thuế của nhân dân tỉnh CôngpôngChư năng (1926), xung đột vũ trang ở Battambăng (1930), cuộc nổi dậy của dân tộc Phanoong ( 1935), phong trào của các nhà sư Acha Miêt và Acha Pơring trong những năm 1930 - 1935. Tuy nhiên, các cuộc đấu tranh này đều đi đến thất bại do tính chất tự phát, lẻ tẻ và thiếu tổ chức.

Từ những năm 30 của thế kỷ XX, ở Camphuchia đã xuất hiện những xu hướng mới trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc: xu hướng tư sản và vô sản.

Xu hướng tư sản đã phát triển mạnh mẽ đặc biệt từ năm 1935, do nhà sư Acha Hem Chiêu đứng đầu. Là một giáo sư trường cao đẳng Phật học, Acha Hem Chiêu chủ trương lợi dụng hình thức thuyết pháp của Phật giáo để vận động lòng yêu nước, chống Pháp trong quần chúng nhân dân. Nhờ vậy, từ năm 1935 phong trào phát triển ở Phnômpênh và nhanh chóng lan rộng. Chủ trương của Acha Hem Chiêu có ảnh hưởng lớn trong các tầng lớp sư sãi, học sinh, thị dân và binh lính Camphuchia. Acha Hem Chiêu thành lập nhóm yêu nước mang tên Độc Lập và ra tờ báo Độc Lập để phát triển phong trào.

Từ năm 1942 - 1943, khi phát xít Nhật ngày càng lấn át thực dân Pháp ở Đông Dương, nhóm Độc lập bắt đầu phân hoá cả về chủ trương, đường lối lẫn tổ chức. Acha Hem Chiêu chủ trương dựa vào thực dân Pháp để chống Nhật, còn Sơn Ngọc Thành lại chủ trương dựa vào Nhật để giành độc lập dân tộc. Sau khi Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương ( 9-3-1945), Sơn Ngọc Thành trở thành thủ tướng chính phủ bù nhìn thân Nhật ở Camphuchia, còn ở Acha Hem Chiêu vẫn tiếp tục giữ lập trường chống Nhật của mình.

Cùng với phong trào mang xu hướng tư sản do các nhà sư tiến bộ khởi xướng, từ năm 1930 ở Camphuchia cũng đã xuất hiện xu hướng vô sản. Sau khi thành lập, Đảng Cộng sản Đông Duơng đã nhanh chóng cử các Đảng viên Nhật cán bộ Việt Nam sang họat động, gây dựng cơ sở ở Phnômpênh và Côngpôngchàm. Cuối năm 1931, Đảng đã tổ chức cơ sở ở Căngđan, Crachê và đến năm 1934 ở Camphuchia đã có Ban cán sự Đảng với hơn 30 Đảng viên. Những họat động của Đảng đã làm xuất hiện nhiều hình thức đấu tranh mới như bãi công, đình công, biểu tình của công nhân các đồn điền cao su Takeo, Côngpôngchàm...

Trong thời kỳ 1936 - 1939, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, phong trào cách mạng ở Camphuchia phát triển thêm một bước mới. Năm 1937, một Uỷ ban hành động được thành lập để hưởng ứng phong trào Đông Dương đại hội. Các sách báo tiến bộ của Đảng được lưu hành rộng rãi và thu hút đông đảo học sinh, sinh viên, trí thức và viên chức cùng đông đảo nhân dân.

Năm 1939, Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ. Phát xít Nhật từng bước chiếm Đông Dương, đẩy nhân dân Đông Dương lâm vào cảnh một cổ hai tròng. Cũng như ở Việt Nam và Lào, thực dân Pháp đã hèn nhát dâng Camphuchia cho quân phiệt Nhật Bản. Chính sách của Nhật là biến Camphuchia thành cơ sở quân sự và vơ vét nguyên liệu phục vụ chiến tranh. Hậu quả của chính sách kinh tế của Nhật, Pháp đã dẫn tới tình trạng hàng vạn nông dân Camphuchia bị phá sản.

Đồng thời, Nhật tìm cách ủng hộ những khát vọng về lãnh thổ của giới cầm quyền Băngkốc, buộc Pháp phải nhường cho Thái Lan tỉnh Xiêmriệp và Batđomboong (5-1941) nhằm khoét sâu thêm tình trạng thù địch giữa các dân tộc trên bán đảo Trung - Ấn mà trước đó Pháp đã thực hiện. Đối với nhân dân Camphuchia, Nhật tìm cách đánh lừa bằng cách đưa ra những khẩu hiệu "Châu Á" huyễn hoặc hay hứa giúp đỡ, thủ tiêu chế độ thuộc địa của thực dân da trắng, khôi phục lại chủ quyền của Camphuchia. Mắc phải cạm bẫy của Nhật, phong trào "yêu nước" của những người theo "chủ nghĩa dân tộc Khơme" đã nhanh chóng trở thành trò chơi trong tay cơ quan tình báo chính trị của phát xít Nhật, và trở thành công cụ của Nhật để chống phá cách mạng Camphuchia (Nhật đã lập ra tổ chức do thám tay sai gọi là "Neopoitui" và chính phủ tay sai do Sơn Ngọc Thành đứng đầu).

Bên cạnh những chính sách của Nhật, vào thời gian này thực dân Pháp lại thi hành chính sách hai mặt về chính trị, một mặt chúng thẳng tay đàn áp phong trào đấu tranh nhân dân (Đảng Cộng sản Đông Dương bị khủng bố ở Camphuchia), mặt khác lại giở trò ve vãn nhân dân Camphuchia để chuẩn bị hất cẳng Nhật khi có điều kiện. Chúng tuyên truyền các khẩu hiệu lừa bịp như ("Pháp - Miên phục hưng " hay lập lờ, hoài cổ như "Hãy xứng với tổ tiên Ăngco của chúng ta"...)

Những chính sách trên đây của Nhật, Pháp làm cho lực lượng yêu nước của Camphuchia bị chia rẽ và tổn thất nghiêm trọng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, từ năm 1939 - 1941 cách mạng Đông Dương chuyển hướng chiến lược, đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên nhiệm vụ hàng đầu và vấn đề đó được giải quyết trong khuôn khổ của mỗi nước. Tháng 5 năm 1941, Đảng đã thành lập tổ chức Cao Miên độc lập đồng minh, tuy nhiên khi Chiến tranh thế giới II kết thúc và phát xít Nhật đầu hàng, do tương quan lực lượng nên ở Camphuchia vẫn không nổ ra cuộc cách mạng như dự định. Chính quyền vẫn nằm trong tay vua Xihanúc và thủ tướng bù nhìn thân Nhật Sơn Ngọc Thành.

Ngày 03 tháng 10 năm 1945, thực dân Pháp lại nổ súng đánh vào Phnômpênh. Chính phủ của Sơn Ngọc Thành đổ nhào và Xinanúc một lần nữa cúi đầu chấp nhận quyền "bảo hộ" của thực dân Pháp.

Chữ ký của phangxehana




 

Campuchia chống thực dân Pháp (TK XIX-1945)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: LỊCH SỬ THẾ GIỚI :: Tập san lịch sử các nước-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất