CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Tư sản dân quyền
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Hai lần đột phá lớn trong nông nghiệp Mỹ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Hai lần đột phá lớn trong nông nghiệp Mỹ I_icon_minitimeWed Apr 06, 2011 2:08 pm

phangxehana
lịch sử

Thành viên cấp 1

phangxehana

Thành viên cấp 1

Họ & tên Họ & tên : Nguyẽn Thị Én
Ngày tham gia Ngày tham gia : 11/10/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 32
Đến từ Đến từ : Nam Định
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : lịch sử
Điểm thành tích Điểm thành tích : 68
Được cám ơn Được cám ơn : 4

Bài gửiTiêu đề: Hai lần đột phá lớn trong nông nghiệp Mỹ

 
Nước Mỹ không chỉ là nước công nghiệp phát triển cao mà còn là nước đại nông nghiệp tiên tiến nhất trong thế giới hiện nay. Số lượng sản phẩm nông nghiệp và năng suất lao động nông nghiệp của Mỹ đều đạt trình độ rất cao, đứng hàng đầu thế giới. Nông sản phẩm của mỗi một nhân khẩu làm ra có thể thỏa mãn nhu cầu của 80 người. Giá nông sản phẩm cũng rất rẻ. Tính toán giá cả ở những năm 80 bình quân chỉ tiêu cho thực phẩm của mỗi gia đình Mỹ chỉ chiếm 14,5% thu nhập(1). Khoảng 2/3 ngũ cốc, 60% đậu nành, 20% bông có thể cung cấp cơ hội việc làm cho 1,3 triệu người(2). Sở dĩ nông nghiệp nước Mỹ có thể thu được hiệu suất cao như thế, quyết không phải là công lao một sớm một chiều, tối thiểu trải qua hai lần đột phá lớn và sự phát triển không ngừng được duy trì lâu dài. Lần đột phá thứ nhất xảy ra vào giữa thế kỷ XIX, lần khác là trước sau thế giới đại chiến lần thứ hai. Hai lần đột phá lớn đều mang lại cho nông nghiệp nước Mỹ sự sự phát triển với tốc độ cao. Kinh nghiệm của nó vô cùng phong phú, đáng được chúng ta nghiên cứu và tiếp thu.
I. Mỹ là một nước di dân. Trong lịch sử nông nghiệp đã từng là biện pháp duy nhất để duy trì cuộc sống ban đầu của những di dân. Tuy họ từ châu Âu mang lại kỹ thuật canh tác, nhưng trong các hoang nguyên rậm rạp, mênh mông không một bóng người, chỉ có thể sử dụng giản đơn để tiến hành nông nghiệp quảng canh, có lúc còn phải lấy hái lượm, đánh cá và săn bắt làm bổ sung mới có thể miễn cưỡng duy trì sinh tồn. Trong lịch sử gọi là nông nghiệp mưu sinh. Về sau theo số lượng dị dân tăng lên, kinh tế phát triển, những người khai hoang dần dần được chi viện hậu cần nhiều hơn, và nông


cụ hoàn thiện hơn. Nông nghiệp Mỹ mới bước vào giai đoạn nông nghiệp khai hoang lấy nông nghiệp làm chính, lấy thủ công nghiệp và thương nghiệp làm phụ.
Mặc dầu kỹ thuật canh tác và nông cụ sử dụng của nông nghiệp khai hoang nước Mỹ đều lạc hậu hơn nước Anh và một số nước tiên tiến ở châu Âu. Nhưng nó dựa vào hai điều kiện ưu việt lớn: không bị phong kiến trói buộc và ruộng đất bao la, trải qua những nỗ lực từ đời này qua đời khác, được phát triển rất rõ ràng. Nông sản phẩm của nước Mỹ khi còn ở thời kỳ thuộc địa không chỉ có thể đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn có thể xuất khẩu. Theo thống kê năm 1698, xuất khẩu 10407 bảng bạc (1 bảng = 0,4536 kg), năm 1708 tăng lên đến 675327 bảng, năm 1728 lại tăng lên đến 12884950 bảng. Trong một thời gian rất dài, nông nghiệp luôn là ngành kinh tế chủ yếu nhất của xã hội nước Mỹ. Trên 90% dân số là dân số nông thôn. Trong số dân ở thành phố, thị trấn cũng có một số lượng tương đối làm thủ công nghiệp và thương nghiệp có liên quan trực tiếp với nông nghiệp. Tài liệu thống kê năm 1810 nêu rõ, chỉ có 8 thành phố trên 1 vạn người. Khoảng 6% cư dân sống trong các thành phố, thị trấn có 5000 người hoặc trên 5000 người, còn có các cư dân sống ở các thị trấn nhỏ vẫn chưa hoàn toàn thoát li nông nghiệp. Thông thường họ đều có một mảnh đất tương đối lớn có thể lợi dụng thời gian nhàn rỗi để trồng rau, nuôi lợn, nuôi trâu bò, nuôi ngựa, trên thực tế là “ bán nông dân”.
Trong tiến trình phát triển của nông nghiệp giai đoạn này, nông cụ và kỹ thuật canh tác đều không ngừng cải tiến, nhưng nói chung còn lạc hậu hơn các nước tiên tiến ở châu Âu. Cho đến thập kỷ 60 của thế kỷ XIX, nông nghiệp Mỹ mới thu được lần đột phá to lớn thứ nhất. Học giả Mỹ Phukhôra cho rằng: “từ 1860 đến 1910, trong nửa thế kỷ này, đã trải qua một lần cách mạng nông nghiệp, trong đó bao gồm phát minh cơ khí nông nghiệp và phương pháp cày ruộng và trồng trọt khoa học ngày càng mở rộng, chính phủ cũng nhanh chóng và không ngừng chú ý và phối hợp giúp đỡ cho nông nghiệp và việc triển khai rộng rãi phong trào giáo dục nông nghiệp”. Thành quả lớn nhất của lần cách mạng nông nghiệp này là đẩy nhanh tiến trình khai hoang trồng trọt đất đai miền Tây, làm cho diện tích trồng trọt nhanh chóng mở rộng, sản lượng nông sản phẩm tăng nhanh và mạnh. Theo thống kê, thập kỷ 70 của thế kỷ XX đã tăng 150 triệu mẫu Anh đất trồng trọt (1 ha = 2,4711 mẫu Anh). Trong vòng 20 năm từ 1880 đến 1900 lại tăng thêm 303 triệu mẫu Anh đất trồng trọt. Sự tăng trưởng sản lượng nông sản phẩm có thể nhìn thấy một mảng đốm nhỏ trong sự tăng trưởng lương thực xuất khẩu. Theo dự tính của J. R. Dacxi, trong 58 năm trước 1883 tổng số lúa mì Mỹ đã xuất khẩu là 2,064 tỷ bush (1 lút = 0,027498 bush), trong đó trên một nửa xuất khẩu sau năm 1874. Tức là nói lượng xuất khẩu ở 10 năm sau cùng vượt quá tổng sản lượng xuất khẩu của 48 năm trước đó. Lần cách mạng nông nghiệp này làm cho nền nông nghiệp của Mỹ có tiến bộ khá dài, vọt một cách đứng vào hàng các nước nông nghiệp tiên tiến trên thế giới. Nhưng mà, lần cách mạng nông nghiệp này tuy đã áp dụng các nông cụ cơ giới hóa, đã cải tiến kỹ thuật canh tác, nhưng phần nhiều dựa vào sự mở rộng diện tích đất trồng để tăng sản lượng cây trồng. Năng suất lao động còn cần được nâng cao nhiều, cơ giới hóa nông nghiệp cũng chưa thực hiện toàn diện. Mãi đến năm 1920, máy kéo dùng cho nông nghiệp chỉ có 246 nghìn chiếc, còn chưa đủ máy móc nông nghiệp để thay thế toàn bộ sức kéo của súc vật. Lúc đó có cả nước Mỹ còn có 17 triệu 200 nghìn con ngựa và 460 con la để dùng cho nông nghiệp. Số lương thực bình quân mỗi một nhân khẩu nông nghiệp làm ra cũng không được dư dật, sau 10 năm mới đạt được mức độ cấp nuôi cho bảy người. Nền nông nghiệp của Mỹ lúc đó còn chưa phải là nền nông nghiệp hiệu quả cao thật sự về ý nghĩa.
Nông nghiệp Mỹ muốn tiếp tục phát triển với tốc độ cao thì phải thực hiện lần đột phá to lớn thứ hai. Hướng chủ công của nó là nâng cao năng suất lao động chứ không phải là mở rộng diện tích đất trồng. Hai học giả Mỹ Batic và Healy cho rằng, trong quá trình phát triển nông nghiệp Mỹ tối thiểu gặp phải hai cửa ải khó khăn. Lần thứ nhất là cửa ải khó khăn do thiếu nhiều sức lao động ở đầu thế kỷ XIX, vượt qua lần đó là nhờ vào việc sử dụng sức súc vật và máy móc nông nghiệp. Lần thứ hai là cửa ải khó khăn hạn chế đất trồng trọt xảy ra vào đầu thế kỉ XX do đóng cửa biên cương gây nên. Cửa ải khó khăn này chỉ có dựa vào việc nâng cao hiệu suất lao động mới có thể vượt qua.
Lần đột phá to lớn thứ hai của sản xuất nông nghiệp Mỹ xảy ra trong thời gian đại chiến thế giới lần hai. Đặc điểm của lần đột phá là trong tình hình không tăng diện tích đất trồng, thực hiện cơ giới hóa toàn diện và sử dụng rộng rãi phân hóa học, vận dụng những thành quả ban đầu của ngành khoa học kỹ thuật cao trong công trình sinh vật và kỹ thuật điện tử để nâng cao sản lượng cây trồng nhiều lên, đồng thời giảm bớt nhân khẩu nông nghiệp. Năng suất lao động được tăng lên gấp bội. Đúng như hai học giả Mỹ Albrecht và Murdock đã nói: “ Thời kỳ sau năm 1940 là thời kỳ thay đổi nhanh chóng của nền nông nghiệp Mỹ. Sự phát triển kỹ thuật nông nghiệp trong quá trình sản xuất tiếp tục thay thế lao động của con người, làm cho ruộng đất của người sản xuất nông nghiệp có thể gặt hái tăng gấp nhiều lần ruộng đất mà người sản xuất trước đây có thể gặt hái được”. Kết luận này của họ là hoàn toàn có căn cứ. Chúng ta có thể từ sự thay đổi của mấy con số dưới đây để thấy rõ tình hình phát triển nhanh chóng của nền nông nghiệp Mỹ trong mấy chục năm sau năm 1940. Số máy kéo năm 1940 là 1,5 triệu chiếc, năm 1985 là 4,6 triệu chiếc, tăng hơn ba lần. Tổng số giờ công cần thiết để làm ra các công việc nông nghiệp : Năm 1940 là 20,05 tỉ giờ, năm 1984 giảm xuống còn 3,7 tỷ giờ. Số người nông nghiệp: Năm 1940 là 11 triệu người, năm 1984 giảm xuống còn 3,5 triệu người. Nông sản phẩm sản xuất bình quân của mỗi một nhân khẩu nông nghiệp: Năm 1940 có thể đáp ứng nhu cầu của 10,7 người, năm 1984 có thể đáp ứng nhu cầu của 77,3 người. Dân số nông nghiệp giảm 68%, còn năng suất lao động lại nâng lên 700%. Những chỉ tiêu đó đủ để nói rõ: Nền nông nghiệp Mỹ sau khi trải qua lần đột phá lớn thứ hai đã trở thành nền nông nghiệp có hiệu quả cao cả thế giới phải chú ý.
II. Một đặc điểm chung của hai lần đột phá là lợi dụng những thành quả của cách mạng công nghiệp và đổi mới kỹ thuật để thực hiện bán cơ khí và cơ khí hóa nông nghiệp, sử dụng sức súc vật thay cho sức người, sau đó lại sử dụng hơi nước và dầu ma dút để thúc đẩy máy móc nông nghiệp thay cho sức kéo của súc vật. Như vậy làm cho hiệu suất công tác và thu hoạch tăng lên hàng chục lần. Nông nghiệp Mỹ cũng từ nền nông nghiệp của những người khai hoang tương đối lạc hậu trước đây biến thành nền nông nghiệp hiện đại hóa có trang bị tiên tiến và kĩ thuật tiên tiến. Quá trình chuyển biến này đại khái phải trải qua nửa thế kỷ.
Lần đột phá lớn thứ nhất của nền nông nghiệp Mỹ chủ yếu biểu hiện phương diện nửa cơ khí và cơ khí hóa nông nghiệp. Ngay từ đầu thế kỷ XIX, do nhu cầu khai thác phát triển miền Tây đã xuất hiện sự cải tiến nông cụ. Ví dụ cày bằng thép chuyên dùng cho vùng thảo nguyên do Dil và Auliuay chế tạo so với cày gỗ và cày sắt nâng năng suất cao hơn nhiều. Sau đó vào những năm 30 Hexi và Maikhaomick lại lần lượt phát minh các loại máy gặt. Các loại máy thu hoạch ngũ cốc, máy làm cỏ, máy gieo hạt, bừa đĩa tròn cũng lần lượt chế tạo thành công và đưa vào sử dụng. Nhưng máy móc nông nghiệp lúc đó đều là lấy sức kéo của súc vật làm sức kéo và động lực. Những nông cụ cải tiến và máy móc nông nghiệp giản đơn đó sau khi đưa vào sử dụng năng suất sản xuất nông nghiệp tăng lên rất rõ rệt. Trong “ điều tra tình hình đất nước” năm 1860 đã viết như thế này: “ sử dụng các công cụ sau khi cải tiến thì bằng sức lao động trong ba con ngựa tiết kiệm được một con, sử dụng máy gieo hạt để gieo hai bush hạt bằng gieo ba bush hạt bằng tay, sản lượng mỗi mẫu có thể tăng từ sáu bush đến tám bush. Các loại cây trồng mọc thành hàng có thể dùng cuốc dãy cỏ bằng ngựa kéo…Máy gặt so với cắt bằng nhân công có thể tiết kiệm 1/3 sức lao động…Máy thu hoạch ngũ cốc so với dàn đập lúa xách tay có thể tiết kiệm 2/3 sức lao động…”. Nhưng thập kỉ 30 và 40 việc sử dụng nông cụ cải tiến và máy móc nông nghiệp chỉ mới là bắt đầu. Mở rộng và phổ cập thật sự là ở thời kỳ nội chiến. Phukhơna đã từng chỉ rõ: “ có thể nói không sai, cách mạng nông nghiệp Mỹ về phương diện sử dụng cơ khí, là suất hiện vào nửa sau năm 1860”.
Quả thật trước nội chiến, tầm quan trọng của việc sử dụng máy móc nông nghiệp còn chưa được nhận thức một cách phổ biến. Ví dụ: một năm trước khi nổ ra nội chiến, trong báo cáo của một huyện thuộc bang Iowa viết: “ Hiện nay các loại máy gieo ngũ cốc duy nhất một loại được dùng vào sử dụng là máy gieo hạt hai ngựa kéo, mà phạm vi sử dụng cũng có hạn. Các loại hình máy gieo hạt tay đẩy khác tuy có thử dùng, nhưng đều không được sử dụng. Cách nhìn phổ biến trong nông dân là: “phương pháp gieo hạt tốt nhất là gieo hạt bằng tay cẩn thận, dùng cuốc lấp đất”. Nhưng sau khi nội chiến nổ ra, rất nhiều người nông dân ra nhập quân đội Liên bang, sức lao động rất thiếu, ngày có nhiều nông dân thay đổi quan niệm canh tác truyền thống, sử dụng rộng rãi các máy móc nông nghiệp. Số lượng nông cụ kiểu mới và máy móc nông nghiệp được đưa vào sử dụng tăng lên nhanh chóng.
Trong 35 năm sau nội chiến, máy nông nghiệp Mỹ không chỉ số lượng không ngừng tăng lên mà còn không ngừng nâng cao về chất lượng, trình tự các công đoạn do sức người thao tác trước đây cũng dần dần thực hiện cơ giới hóa. Ví dụ: năm 1878 phát minh máy bó lua uốn quanh đã giải quyết vấn đề bó trong quá trình gặt, làm cho hiệu suất canh tác nâng lên tám lần. Lại ví dụ: ở miền Tây sử dụng máy liên hợp Combine 20 mã lực có nhiều loại công năng: gặt, tuốc hạt, nhặt sạch, đóng bao, đã nâng cao trình độ cơ giới hóa hơn nữa. Theo dự tính, năm thứ hai khi đưa máy bó lúa uốn quanh vào sử dụng có “ 4/5 số lúa mì được trồng ở Mỹ được gặt bằng máy”. Đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, các khâu từ trồng trọt đến gặt hái hầu như đều thực hiện cơ giới hóa. Nhưng phần lớn máy móc nông nghiệp đều dùng sưc kéo của gia súc, máy nông nghiệp sử dụng hơi nước làm động lực không nhiều. Theo thống kê số gia súc dùng để kéo cày bừa của các nông trường Mỹ ở năm 1900 là 24 triệu con. Polan đã từng bình luận một “ ưu thế của nông nghiệp Mỹ là thông qua việc kết hợp sử dụng máy móc và gia súc đã làm cho độ phì nhiêu của đất hoang chuyển thành của cải thu được”.
Phát minh và đưa vào sử dụng máy kéo là một đột phá to lớn của việc áp dụng động lực mới thay thế sức kéo của gia súc. Nhưng đến sau đại chiến thế giới thứ hai mới thực hiện sử dụng rộng rãi và toàn diện. Từ năm 1940 đến năm 1950 là thời kỳ phát triển máy kéo nhanh nhất. Tổng số máy kéo của Mỹ từ 1,5 triệu chiếc tăng lên đến 3,394 triệu chiếc. Sau đó sản lượng máy kéo về cơ bản là ốn định, hàng năm có chút tăng giảm nhưng mã lực của máy kéo lại có sự tăng trưởng tương đối lớn. Máy nông nghiệp sử dụng động lực mới khác cũng tăng lên rất nhiều, đến cuối thập kỷ 50 có thể thỏa mãn nhu cầu của sản xuất nông nghiệp, số lượng cũng có xu hướng ổn định. Năm 1950, máy gặt cây lương thực là 714 nghìn chiếc, máy thu hoạch ngô là 456 chiếc, máy bỏ cỏ khô là 196 nghìn chiếc, ô tô tải là 2,2 triệu chiếc, đến năm 1960 các loại đó tăng lên đến 1,042 triệu, 792 nghìn, 680 nghìn, 291 nghìn và 2,834 triệu. Sau đó những con số máy móc nói trên không tăng lên nữa, máy gặt cây lương thực còn giảm đi nhiều, năm 1986 giảm xuống còn 640 nghìn chiếc. Lúc này các khâu cày, bừa, trồng trọt, gặt hái…mới hoàn toàn loại bỏ sức kéo của gia súc, thực hiện cơ giới hóa thực sự về ý nghĩa.
Điều quan trọng là việc lần lượt phát minh và đưa vào sử dụng một loạt máy móc nông nghiệp và máy làm vườn mới có nhiều công dụng làm cho việc trồng trọt, thu hoạch các loại cây trồng rễ củ như: đậu tương, khoai tây, cùng các loại khác và hoa quả, rau đều thực hiện cơ giới hóa. Lúc đó, chỉ có lúc đó mới có thể nói việc cơ giới hóa toàn diện của nền nông nghiệp Mỹ cuối cùng đã hoàn thành. Kết quả của nó không chỉ nâng cao năng suất lao động, mà còn đảm bảo chất lượng của nông sản phẩm, tạo cơ sở vững chắc cho nền nông nghiệp hiệu quả cao, hiện đại hóa của nước Mỹ.
III. Một điều kiện quan trọng khác của hai lần đột phá lớn của nông nghiệp nước Mỹ là sự phát triển của sự nghiệp giáo dục nông nghiệp và nghiên cứu khoa học nông nghiệp, sự không ngừng chuyển hóa những thành quả khoa học kỹ thuật của nông nghiệp Mỹ đều lạc hậu hơn châu Âu rất nhiều. Cho đến đầu thế kỷ XIX, một số hiệp hội cải tiến nông nghiệp do những người hữu sản và những phần tử trí thức có chí hướng phát triển nông nghiệp họp thành còn lấy việc đưa tri thức khoa học và kỹ thuật nông nghiệp tiên tiến của châu Âu vào làm mục tiêu phấn đấu của mình. Điều lệ của hiệp hội cải tiến nông nghiệp Masachusét đã từng quy định: “Một mục đích quan trọng của hiệp hội này là thu được và phát triển những báo cáo của các nước khác về cải tiến nông nghiệp và thu được những mô hình máy móc tốt đẹp của họ”. Giáo dục nông nghiệp của Mỹ cũng triển khai tương đối muộn. Thập kỷ 20 và 30 của thế kỷ XIX mới có mấy trường nông nghiệp có quy mô không lớn, sức ảnh hưởng của chúng rất có hạn. Sự nghiệp ngiên cứu khoa học nông nghiệp và giáo dục nông nghiệp thật sự mới phát triển mạnh mẽ sau lân đột phá lớn thứ nhất mà sự phát triển của giáo dục và khoa học kỹ thuật nông nghiệp lại có tác dụng ngược lại thúc đẩy cách mạng nông nghiệp không ngừng sâu sắc hơn.
Ngày 2/7/1862 Lincôn đã ký phép lệnh đất đai bắt đầu mở ra tiền lệ chính quyền liên bang lấy đất đai để tài trợ cho giáo dục nông nghiệp. Căn cứ theo pháp lệnh này, có khoảng 13 triệu mẫu Anh đất được giao cho các bang. Các bang sử dụng khoản tiền làm đất để mở một loạt trường cao đẳng, trong đó bao gồm cả học viện vật lý nông nghiệp và viện nông học Masachuset nổi tiếng. Năm 1855 trường chuyên ngành nông nghiệp xây dựng ở Pennsylvanie cũng được nâng cấp thành học viện nông nghiệp của bang. Năm 1887 quốc hội Mỹ thông qua “ phép lệnh Haixi” yêu cầu các bang phải xây dựng các trạm thực nghiệm nông nghiệp để mở rộng những thành quả khoa học kỹ thuật nông nghiệp. Thầy trò của các học viện nông nghiệp Mỹ do được tham gia công tác của các trạm thực nghiệm nên có nhiều cơ hội thực tiễn hơn, rất tốt cho việc nâng cao chất lượng dậy và học, thúc đẩy công tác nghiên cứu, và làm cho những thành quả nghiên cứu được ứng dụng rộng rãi. Nông nghiệp Mỹ cũng vì thế mà phát triển nhanh hơn. Thậm chí có học giả Mỹ cho rằng, năm 1887 thông qua “ Pháp lệnh Haixi” là giai đoạn mới của sự phát triển nền nông nghiệp Mỹ.
Nửa sau của thế kỷ XIX, chính quyền liên bang và chính quyền các bang cũng rất chú ý công tác nghiên cứu khoa học nông nghiệp và đã có những cống hiến quan trọng. Năm 1862 lập cục nông nghiệp chuyên môn dưới ủy ban nông nghiệp phụ trách công tác truyền bá các tài liệu nông nghiệp và phát triển rộng rãi các giống tốt. Đầu năm 1889, cục nông nghiệp nâng lên thành bộ nông nghiệp, bên dưới lập các cục: Công nghiệp súc vật, công nghiệp thực vật, công trình nông nghiệp và hóa học, kiểm định côn trùng và thực vật….Bộ ngông nghiệp Mỹ không chỉ là một cơ cấu hành chính, mà còn là một cơ cấu nghiên cứu khoa học quan trọng. Ví dụ cục công nghiệp thực vật về các mặt diệt trừ các sâu bệnh có hại cho thực vật, cải tạo và phát triển các giống cây trồng đã làm rất nhiều công tác nghiên cứu khoa học và tổ chức. Học giả Mỹ Moore cho rằng: “ các công ty của bộ nông nghiệp tuy chưa làm cho dư luận công chúng thường xuyên chú ý, nhưng quả thật là một kỳ tích của chính phủ chúng ta”.
Những năm 70 đến 90, các bang Georgia, Viginie, Tennesse, Alabama, Niuyoc, Pennsylvanie…đều lần lượt thành lập bộ môn quản lý nông nghiệp của mình, làm cho thể chế quản lý nông nghiệp của Mỹ được tăng cường hơn.
Nói công tác giáo dục và nghiên cứu khoa học nông nghiệp đã củng cố và tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật của lần đột phá lớn thứ nhất của nền nông nghiệp Mỹ, thì chúng có tác dụng càng trực tiếp, càng quan trọng hơn đối với nền đột phá lớn thứ hai.
Nhiệm vụ chủ yếu của lần đột phá lớn thứ hai là nâng cao năng xuất lao động tăng nhiều sản phẩm trong điều kiện không tăng diện tích canh tác và giảm lao động. Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ này phải cải tạo tốt chủng loại cây trồng và súc vật. Sử dụng thiết bị và kỹ thuật tiên tiến: phân bón cho năng xuất cao và máy nông nghiệp có nhiều công dụng v.v…Do lúc đó, các ngành khoa học kỹ thuật cao như: vi điện tử, tự động hóa sản xuất bắt đầu phát triển, kỹ thuật nông nghiệp Mỹ một lần nữa lại cải tạo cơ sở vật chất đã có. Vì thế, việc sử dụng rộng rãi những thành quả của khoa học kỹ thuật cao là một đặc điểm lớn của lần đột phá lớn này. Đồng thời, lại do vấn đề ô nhiễm môi trường, vấn đề hao phí tài nguyên thiên nhiên đã tương đối nghiêm trọng, gây nên sự quan tâm chú ý của mọi người, lần cải tạo kỹ thuật nông nghiệp này còn phải chú ý đầy đủ đến việc tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, duy trì cân bằng sinh thái, mức khó khăn của những vấn đề mà lần đột phá thứ hai này phải giải quyết vượt xa lần đột phá thứ nhất. Trong điều kiện khoa học kỹ thuật hiện đại, chỉ có tập trung sức người và sức của ở các phương diện, mới có thể thu được những thành quả nghiên cứu to lớn. Tác giả của cuốn sách “ Công trình sinh vật nông nghiệp” đặc biệt nhấn mạnh đặc điểm này. Ông ta nêu ví dụ, phát minh kích thích tố sinh trưởng cho các đại gia súc chính là kết quả nghiên cứu chung của 26 trường Đại học Mỹ, 3 trung tâm nghiên cứu của Bộ nông nghiệp Mỹ và 6 trường Đại học nước ngoài”.
Trong công tác tổ chức điều hòa công tác nghiên cứu khoa học nông nghiệp, Bộ nông nghiệp, các viện khoa học, chính quyền bang đều phát huy tác dụng vô cùng quan trọng, chủ yếu biểu hiện ở mấy phương diện sau:
Thứ nhất, đề ra quy hoạch nghiên cứu khoa học nông nghiệp toàn diện. Năm 1977, các viện khoa học Mỹ đã xác định hơn 100 bang mục nghiên cứu nghiên cứu khoa học nông nghiệp đến cuối thế kỷ này, sau đó lại qua luận chứng của hơn hai ngàn học giả, đưa ra 33 phương hướng trọng điểm cho các cơ quan nghiên cứu khoa học nông nghiệp tham khảo. Quy kết lại, đại thể là, về phương diện sản xuất nông nghiệp có: gây giống, khống chế di truyền, tác dụng quang hợp, biến đổi khí hậu, phương pháp sinh vật phòng ngừa sâu hại, thủy lợi tưới tiêu, bảo vệ tài nguyên nước, nghiên cứu các loại phân bón mới, phương pháp giảm mất mát khi thu hoạch cây trồng…, về phương diện lưu thông sản phẩm có: nghiên cứu khả năng mở rộng thị trường, các chính sách mậu dịch nông sản phẩm hệ thống thông tin….
Thứ hai, Tăng cường giáo dục bồi dưỡng cho các nhân viên kỹ thuật nông nghiệp. Cơ sở chủ yếu của giáo dục nông nghiệp ở Mỹ là các học viện nông nghiệp bang và các trường Đại học do bang lập ra. Họ được kinh phí giáo dục nông nghiệp do chính quyền liên bang và chính quyền bang trích cấp, dùng để bồi dưỡng sinh viên Đại học, nghiên cứu sinh. Trong số chuyên gia nông nghiệp có học vị tiến sĩ của cả nước có 79% nhận được học vị tiến sĩ là từ những nơi đó.
Sau đại chiến thế giới hai, chính quyền liên bang và chính quyền bang đều rất chú ý đến việc phát triển giáo dục nông nghiệp. Số sinh viên và số nghiên cứu sinh của ngành nông nghiệp và ngành tài nguyên thiên nhiên trong các trường cao đẳng tăng lên rất nhiều, 6 vạn sinh viên và 316 nghiên cứu sinh ở những năm 50 tăng lên đến 113.300 sinh viên và 1158 nghiên cứu sinh ở những năm 80. Những trường có điều kiện còn lập ra các trạm lưu động sau tiến sĩ của ngành nông nghiệp để đào tạo nhân tài có đẳng cấp cao hơn. Năm 1984, quốc hội Mỹ lại thông qua nghị viện trích 10 triệu đôla Mỹ để chi cho kế hoạch sau tiến sĩ của Bộ nông nghiệp.
Trải qua mấy chục năm cố gắng đến giữa thập kỷ 80, nước Mỹ đã có một đội ngũ chuyên gia và nhân viên kỹ thuật nông nghiệp thực lực hùng hậu, trong đó bao gồm 11500 học giả, 17000 chuyên gia phát triển rộng rãi kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra còn có 15700 giáo sư chuyên làm công tác bồi dưỡng huấn luyện các nhân viên kỹ thuật nông nghiệp. Nhưng bắt đầu từ cuối thập kỷ 80 đội ngũ này đã có xu thế ngày càng giảm nhỏ.
Thứ ba, Bảo đảm đầu tư cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học nông nghiệp. Từ sau đại chiến thế giới thứ hai, ngân sách chi cho nông nghiệp của chính phủ Mỹ luôn có xu hướng tăng lên. Nếu năm 1966 là cơ số, tình hình tăng trưởng cho đến hết năm 1982 như sau: kinh phí dùng cho nghiên cứu khoa học của năm 1966 là 359 triệu đôla Mỹ, năm 1975 là 755 triệu đôla Mỹ, năm 1982 là 1394 triệu đôla Mỹ, kinh phí dùng cho mở rộng ứng dụng: năm 1966 là 201 triệu, năm 1975 là 448 triệu, năm 1982 là 854 triệu đôla Mỹ. Mức độ tăng trưởng của cả hai khoản kinh phí đó gộp lại đại thể là, năm 1966 – 1975 tăng 215%, 1975 – 1982 tăng 87%.
Ngoài ra các công ty tư nhân cũng đầu tư cho nghiên cứu khoa học nông nghiệp những khoản tiền rất lớn tương đương với ngân sách chích cấp của chính phủ. Theo dự tính ở thập kỷ 80, mỗi năm khoảng 2,1 tỷ đôla Mỹ. Trong đó 95% dùng cho phòng thí nghiệm của công ty mình. 5% còn lại dùng cho các hạng mục nghiên cứu do các trường cao đẳng đảm nhận.
Điều đáng chú ý là, việc ứng dụng công nghệ sinh vật vào nông nghiệp đã được đưa vào chương trình hàng ngày. Mặc dầu do những nguyên nhân kỹ thuật và do thái độ thận trọng của mọi người đối với những hậu quả mà công nbghệ sinh học có thể gây nên, vì thế chưa thể triển khai nghiên cứu với quy mô lớn và chưa thể đưa những thành quả đã đạt được vào sử dụng, nhưng ý nghĩa quan trọng của nó là đã làm cho mọi người nhận thức dần. Sau khi bước vào thập kỷ 80, bất luận là chính phủ liên bang hay là các xí nghiệp tư nhân đều bất đầu đầu tư vào công nghệ sinh học. Từ 1983 – 1985, chi ngân sách của Bộ nông nghiệp tăng 2,2 lần. Theo dự tính của ủy ban ngân sách khoa học nhà nước, năm 1983 chi ngân sách của chính phủ liên bang lên tới 560 – 600 triệu đôla Mỹ. Theo tài liệu đưa ra năm 1984, có khoảng 100 công ty trích kinh phí giúp đỡ các hạng mục công nghệ sinh học về nông nghiệp. Các chuyên gia, nhân viên kỹ thuật làm công tác nghiên cứu này lên đến 7100 người, năm đó kinh phí nghiên cứu lên đến 546 triệu đôla Mỹ.
Công nghệ sinh học, như rất nhiều học giả nổi tiếng đã thừa nhận có thể gọi là lần cách mạng khoa học kỹ thuật vĩ đại thứ 4 của thế kỷ XX, tiền đề phát triển của nó không thể giới hạn, ảnh hưởng của nó có thể xảy ra đối với nông nghiệp cũng rất khó dự đoán. Nhưng có một điểm rất rõ, đó chính là nó đã làm cho nông nghiệp Mỹ lại xảy ra một lần cách mạng to lớn, trở thành nền nông nghiệp hiệu suất cao chưa từng có, không có nước nào sánh kịp.
IV. Giao thông vận tải và thủy lợi tưới tiêu cũng là những điều kiện cơ bản để nông nghiệp Mỹ có được đột phá lớn. Tầm quan trọng của giao thông vận tải đối với nông nghiệp không nói cũng biết. Việc lưu thông nông sản phẩm và vật tư dùng cho nông nghiệp đều phải dựa vào giao thông vận tải. Cho nên lần đột phá lớn thứ nhất của nông nghiệp Mỹ xuất hiện khi đường ôtô thu lệ phí, vận tải đường thủy, vận tải đường sắt đều đã có quy mô. Đường ôtô thu lệ phí xuất hiện sớm nhất vào đầu thế kỷ XIX, phát triển rất nhanh chủ yếu là do các công ty tư nhân bỏ vốn xây dựng. Đến năm 1838 chỉ trong phạm vi bang Pennsyliania đã xây dựng xong 2500 dặm Anh đường ôtô có thu lệ phí, chính phủ liên bang cấp kinh phí xây dựng đường quốc lộ Đông từ Canblan thuộc bang Maryland đến Tây là Fanrylya thuộc Illinois với tổng chiều dài 600 dặm Anh. Không nghi ngờ gì nữa, việc xây dựng thành công các con đường đó có ý nghĩa quan trọng đối với việc tây tiến của các di dân và sự phát triển nông nghiệp ở vùng miền tây. Nhưng lượng vận chuyển của đường ôtô không lớn. Vả lại khu vực liên bang rất có hạn, không thể đáp ứng nhu cầu ngày càng mở rộng của nông nghiệp miền tây. Sự ra đời và phát triển của vận tải đường thủy ở mức độ tương đối đã dần dần giả quyết mâu thuẫn giữa cung và cầu đó. Năm 1825 sau khi tàu thuyền qua lại sông đào Ili , vận tải đường thủy đã phát huy tác dụng vô cùng quan trọng. Trước và sau năm 1847 đã có 1200 truyền máy chạy trên các tuyến đường thủy miền tây, lượng vận chuyển hàng hóa năm vượt quá 10 triệu tấn.
Nhưng vận tải đường thủy cũng có hạn chế rất lớn. Đó chính là sông ngòi phân bố không đồng đều, rất nhiều nơi không có sông rạch để tàu bè có thể đi lại. Khai thác và phát triển thảo nguyên và đồng bằng lớn, thì vấn đề này mới nổi bật lên. May mà lúc đó đã phát minh ra xe lửa và đường sắt. Bắt đầu từ năm 1830, hàng năm nước Mỹ đều đang xây dựng đường sắt của mình, mà còn tiến triển rất mạnh. Đến năm 1840, nước Mỹ đã xây dựng xong 2818 dăm Anh đường sắt, chiều dài của nó chỉ kém nước Anh, trở thành nước lớn có đường sắt đứng thứ hai thế giới. Tính ưu việt của đường sắt ở chỗ có khối lượng vận chuyển lớn, không bị sự hạn chế của khu vực, tuy có lúc cũng gặp phải những địa hình bất lợi, nhưng có thể áp dụng biện pháp chọn tuyến đường kề gần khác hoặc tăng phí tổn xây dựng để giải quyết. Việc xây dựng và đưa vào sử dụng một loại đường sắt đã thúc đâye sự phát triển nông nghiệp của các vùng thảo nguyên và đồng bằng lớn ở miền Tây. Đúng như học giả Mỹ Paul W. Gates đã nói: “ đường sắt đã đưa chìa khóa để mở cánh cửa lớn của thảo nguyên”
Công cuộc xây dựng đường sắt ở vùng thảo nguyên miền Trung và miền Tây muộn hơn các vùng miền Đông. Trong thời gian từ 1850 – 1860 mới xuất hiện cao trào làm đường lần thứ nhất. Năm 1850, tổng chiều dài đường sắt của 4 bang: Indiane, Illinois, Missouri và Iowa chỉ có 339 dặm Anh, nhưng năm 1860 tăng vọt lên 6635 dặm Anh. Trong đó sự phát triển của mạng đường sắt bang Illinois vô cùng nhanh chóng. Năm 1840 chiều dài đường sắt đã có chỉ đứng hàng thứ 14 trong các bang của cả nước, năm 1860 vọt lên đứng hàng thứ hai. Mạng đường sắt bang Illinois không chỉ phát triển nhanh mà còn chủ yếu xây dựng ở vùng thảo nguyên. Ví dụ, toàn bộ chiều dài 700 dặm Anh của đường sắt trung ương Illinois thì đã có 525 dặm Anh chạy qua vùng thảo nguyên. Đường sắt của 3 bang khác cũng già nửa là tuyến đường xuyên qua thảo nguyên. Cùng với việc dần dần hình thành mạng lưới đường sắt ở thập kỷ 50 có khoảng 2,2 triệu dân chuyển dời vào 4 bang thảo nguyên này, chiếm khoảng 25% tổng số người tăng lên của dân số 41 bang trong cả nước, mà trong đó dân số bang Illinois tăng lên nhanh nhất, nhiều nhất. Mặc dầu trong số di dân chuyển dời vào có một lượng tương đối đã vào các thành phố lớn, nhưng người làm nông nghiệp vẫn chiếm đa số. Theo tống kê, ở những năm 50, 4 bang đó đã tăng 199724 nông hộ mới, trong đó không bao gồm tá điền.
Sau khi bước vào thập kỷ 60, cùng với việc xây dựng xong và thông xe đường sắt ngang qua đại lục, mạng đường sắt ở vùng miền Tây xa xôi cũng dần dần hình thành. Tiến trình khai thác phát triển miền Tây cũng được đẩy nhanh. Nơi sản xuất chủ yếu các loại cây trồng trong nông nghiệp như lúa mì, ngô… cũng không ngừng dịch chuyển về phía Tây. 12 bang ở miền trung Tây và 11 bang ở miền viễn Tây dần dần thay thế các khu vực miền Đông, trở thành trung tâm sản xuất lương thực. Theo thống kê, lúa mì của 12 bang miền trung Tây sản xuất chiếm 67% tổng sản lượng lúa mì cả nước, lúa mù của 11 bang miền viễn Tây chiếm 13,7%.
Việc phát minh và phổ cập xe hơi, hoàn thành mạng lưới đường ôtô cao tốc và việc đưa máy bay loại lớn vào sử dụng, đã làm cho hệ thống giao thông đã vô cùng phát triển của Mỹ phát triển theo hướng lập thể hóa và hiện đại hóa, tạo điều kiện vô cùng có lợi cho lần đột phá thứ hai của nền nông nghiệp Mỹ.
Vấn đề tưới nước cho đất canh tác tuy rằng không phải là một vấn đề có tính toàn cục, nhưng liên quan đến các khu vực khô hạn và bán khô hạn ở miền Tây rộng lớn. Ngay từ mấy trăm năm trước, người Anhđiêng ở các khu vực miền Tây Nam đã xây dựng một số công trình thủy lợi nguyên thủy, quy mô nhỏ. Sau khi một số lượng lớn di dân tràn sang khu vực miền Tây, vấn đề tưới nước tỏ ra đặc biệt nổi lên. Năm 1877, chính phủ liên bang đã thông qua “ dự luật ruộng đất hoang vu”, yêu cầu những nông hộ mua ruộng đất trong ba năm phải tưới nước cho một số lượng đất đai nhất định, nhưng thu được kết quả rất bé. Năm 1894, quốc hội liên bang lại thông qua “ pháp lệnh khai xây”. Pháp lệnh giao cho mỗi một bang ở vùng khô hạn 1 triệu mẫu Anh đất, để dùng vào việc xây dựng thủy lợi, đồng thời cho phép tư nhân kinh doanh các công trình tưới nước.
Năm 1902, quốc hội liên bang thông qua pháp lệnh khẩn hoang đã thúc đẩy việc xây dựng các công trình tưới nước cho các vùng khô hạn hơn nữa. Pháp lệnh quy định: 16 bang khô hạn phải lấy tiền bán ruộng dất thành quỹ chuyên dùng xây dựng các công trình tưới nước. Sau đó chính phủ liên bang còn trích ngân sách riêng cho sự nghiệp tưới nước ở những vùng nói trên. Trải qua gần nửa thế kỷ cố gắng, ở khu vực miền Tây đã xây dựng xong một loạt công trình thủy lợi. Trong đó có các công trình nổi tiếng như: đập nước Huplây giáp ranh giữa hai bang Arizona vad Nevađa, đập nươvs Tỉnh kiềm thuộc bang Idaho, đập nước Bath ở bang New Mexico…
Những đập nước đó tưới nước cho hàng trăm mẫu Anh đất đai, biến sa mạc thành ruộng tốt và cung cấp điện năng cho sản xuất nông nghiệp của các vùng đó, đã thu được những hiệu quả rất tốt. Đập nước Huplây trước khi bàn giao công trình đã có tác dụng điều tiết lượng nước. Năm 1934 khi mực nước của sông Calorado tụt hẳn xuống, đập nước Huplâymở cống thoát nước làm cho tình hình hạn hán ở các thung lũng lân cận dần dần được giải quyết, giữ được sản lượng cây trồng. Mùa hè năm 1935, khi đỉnh lũ của sông Calorado trút xuống, mực nước dâng mạnh, đập nước Huplây có tác dụng ngăn lũ, làm cho tốc độ dòng chảy từ 50000 cubic foot/giây (1 cubic = 0,0283 m3) giảm xuống còn 14900 cubic foot/giây, làm cho vùng hạ lưu thoát được một nạn lụt.
Thập kỷ 60 và 70 của thế kỷ XX là thời kỳ diện tích đồng ruộng của Mỹ được tưới nước tăng lên nhanh nhất. Theo thống kê, năm 1959 – 1969 đã tăng 17,9%, 1969 – 1978 tăng 30,3%. Năm 1982 diện tích đất có thể tưới nước đã đạt đến 14% diện tích đất canh tác.
Tưới nước đã làm cho rất nhiều đất đai cằn cỗi biến thành những khu vực cơ sở nông nghiệp quan trọng của Mỹ. Trong mấy loại nông sản phẩm chủ yếu, sản lượng của những nơi có hệ thống tưới nước chiếm một tỷ lệ tương đôiư trong tổng sản lượng. Có khoảng 70% khoai tây dùng trong thực phẩm, 60 – 68% củ cải đường, 23 – 25% bông, 35% đại mạch thu hoạch được từ những nơi đó. Đồng thời các loại cây trồng trong nông nghiệp ở một số nơi do được tưới kịp thời, đơn vị sản lượng thường cao hơn những nơi thiếu hệ thống tưới tiêu. Theo dự tính sản lượng khoai tây cao khoảng 43%, củ cải đường cao khoảng 29%, bông coa khoảng 220%, ngô cao khoảng 49%, đậu tương cao khoảng 28%.
Nhưng mấy năm gần đây về phương diện mở rộng diện mở rộng diện tích tưới nước ở vào trạng thái đình đốn. Đó là vì xây dựng thủy lợi đòi hỏi phải có nhiều tiền vốn, chỉ có những nơi hiệu quả tương đối rõ mới có thể thu hồi giá thành. Sau khi công trình thủy lợi ở những nơi đó xây dựng xong, bất cứ là nhà nước hay là xí nghiệp tư nhân đối với việc mở rộng thêm hệ thống tưới tiêu đều lùi bước. Ngoài ra nhiều diện tích được tưới nước bằng nhân công, đặc biệt là những nơi dùng nhiều nước ngầm, thường gây nên mực nước dưới đất tụt xuống, đất đai bị kiềm hóa. Nếu giải quyết đúng đắn những vấn đề đó cũng là hiện thực gặp phải trong quá trình phát triển hơn nữa của nền nông nghiệp Mỹ.
Kinh nghiệm phát triển với tốc độ cao của nền nông nghiệp Mỹ rất nhiều. Ngoài mấy loại cơ bản nhất đã nên ở trên ra, còn có rất nhiều kinh nghiệm ở các mặt khác. Nhưng áp dụng phụ cấp ngừng canh tác để bảo vệ giá cả nông sản phẩm, sử dụng phụu cấp xuất khẩu để khuyến khích việc xuất khẩu nông sản phẩm, thậm chí chính phủ liêng bang đứng ra sử dụng các thủ đoạn ngoại giao để thúc đẩy việc bán lương thực ra ngoài, cải tiến chất lượng phân bón, sử dụng phân hóa học, tăng cường phục vụ xã hội đối với sản xuất, tiêu thụ, cất giữ nông sản phẩm… Nhưng do tình hình đất nước khác nhau có một số kinh nghiệm không phù hợp, ví dụ như phụ cấp ngừng canh tác, phụ cấp xuất khẩu… Có một số kinh nghiệm tuy có thể và nên tiếp thu nhưng phải suy xét đầy đủ ảnh hưởng mặt trái của chúng để đề phòng. Ví dụ, sử dụng rộng rãi phân hóa học, không thể phủ nhận. Sử dụng rộng rãi phân hóa học cũng là một nội dung chủ yếu của lần đột phá lớn thứ hai của nền nông nghiệp Mỹ. Quá trình đó đại thể từ đầu thập kỷ 50 đến thập kỷ 80 thì hoàn thành. Lượng dùng phân hóa học của cả nước Mỹ cứ cách 10 năm lại tăng gấp đôi, đến năm 1981 đạt đến cực điểm, sau đó lại giảm chút ít. Ngày nay Mỹ đã là nước dùng phân hóa học nhiều nhất trên thế giới, lượng dùng của nó chiếm khoảng 16% lượng dùng của cả thế giới. Theo thống kê, tổng số lượng dùng phân hóa học của cả nước Mỹ trong năm 1950 là 4,058 tỷ tấn, phân kali là 1,103 tỷ tấn. Tổng số lượng dùng phân hóa học ở năm 1960 là 1,463 tỷ tấn, trong đó phân đạm là 2,738 tỷ tấn, phân lân là 2,572 tỷ tấn, phân kali 2,153 tỷ tấn. Tổng cộng lượng dùng phân hóa học ở năm 1981 là 5,434 tỷ tấn, phân kali là 6,32 tỷ tấn.
Do sử dụng rộng rãi phân hóa học, sản lượng nông sản phẩm của Mỹ quả thật được nâng cao, nhưng đồng thời ở Mỹ cũng đã xuất hiện những vấn đề nghiêm trọng: ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nông sản phẩm và chất lượng đất đai giảm thấp… Những vấn đề đó đã gây nên sự chú trọng của giới học thuật và xã hội Mỹ, nhưng vẫn chưa tìm được biện pháp giải quyết có hiệu quả.
Nhìn chung trong nền kinh tế quốc dân bất cứ lúc nào nông nghiệp cũng là ngành vô cùng quan trọng. Cho dù Mỹ là một nước kinh tế phát triển cao cũng không lơi lỏng sự chú ý đối với nông nghiệp. Tư tưởng lấy nông lập quốc rất quan trọng đối với nước ta. Trong tình hình hiện nay lấy nông lập quốc còn có yêu cầu cao hơn, đó chính là phải thay đổi tình trạng nông nghiệp lạc hậu, nhanh chóng thực hiện hiện đại hóa nông nghiệp, đuổi kịp trình độ của các nước tiên tiến trên thế giới.
Chữ ký của phangxehana




 

Hai lần đột phá lớn trong nông nghiệp Mỹ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: TRI THỨC PHỔ THÔNG :: Lịch sử-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất