CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 TÍNH CHẤT TỰ QUẢN CUẢ XÃ THÔN VÀ TÁC DUGJ LỊCH SỬ CUẢ NÓ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
TÍNH CHẤT TỰ QUẢN CUẢ XÃ THÔN VÀ TÁC DUGJ LỊCH SỬ CUẢ NÓ I_icon_minitimeWed Apr 06, 2011 1:57 pm

phangxehana
lịch sử

Thành viên cấp 1

phangxehana

Thành viên cấp 1

Họ & tên Họ & tên : Nguyẽn Thị Én
Ngày tham gia Ngày tham gia : 11/10/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 32
Đến từ Đến từ : Nam Định
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : lịch sử
Điểm thành tích Điểm thành tích : 68
Được cám ơn Được cám ơn : 4

Bài gửiTiêu đề: TÍNH CHẤT TỰ QUẢN CUẢ XÃ THÔN VÀ TÁC DUGJ LỊCH SỬ CUẢ NÓ

 
Trước khi đi sâu vào vấn đề này, không thể bỏ qua một vài ý kiến có tính chất phương pháp luận. Quan điểm lịch sử duy vật biện chứng giúp con người ta hiểu rõ thực chất và đánh giá đũng các sự kiện lịch sử. Lịch sử cũng diễn biến theo những quy luật xã hội khách quan. Nói chung, cái cũ luôn bị cái mới thay thế, và cái mới không phải từ trên trời rơi xuống mà nảy sinh trên sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập cảu cái cũ. Sự thay thế có tính chất kế thừa và hiện thực đó diễn ra không phụ thuộc vào ý muốn của con người. Trong cuốn “nguồn gốc gia đình, chế độ tư hữu và nhà nước” Ăng-ghen không giấu giếm những tình cảm tốt đẹp cũng như những lời ngợi ca ưu ái cái xã hội thị tộc dân chủ bình đẳng và không có bóc lôt mà loài người đã trải qua. Song cũng trong cuốn sách ấy, Ăng-ghen đã vạch ra tính tất yếu phải được thay thế của xã hội đó, vì thế nhà nước đa ra đời. Quan điểm lịch sử ấy phù hợp với chân lý; nó cần được vận dụng vào việc nghiên cứu lịch sử phát triển xã hội. Làng xã Việt Nam, như nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ rõ, còn lưu giữ nhiều tàn dư cũ về phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa. Song chính trị bao giờ cũng là biểu hiện tập trung của kinh tế nếu xét cho cùng. Vì vậy cần phải xét bộ máy quản lý xã thôn về mặt chính quyền trong mối quan hệ với nhà nước. Qua đó đánh giá những tàn dư cũ về mặt này.
Trước đây, người ta thường nêu lên tính chất “tự trị” khá rõ rệt của làng xã Việt Nam. Nói tự trị là so với nhà nước phong kiến trung ương tập quyền. Gần đây có người nhắc lại tình hình này nhưng dùng chữ “nửa cô lập” (semi-isolaled) thay cho chữ “tự trị” ( autonome) trong chừng mực nào đó, chữ nửa cô lập có ý nghĩa nhấn mạnh hơn tinh tách biệt của làng xã. Muốn hiểu rõ vấn đề này phải xét quan hệ làng xã và nhà nước dưới cách nhìn lịch sử.
Ngược trở về quá khứ xã xưa của dân tộc, khi nhà nước trung ương chưa hình thành, chắc chắn đã có những công xã tồn tại độc lập với nhau. Với những hiểu biết của khoa học nửa cuối thế kỉ trước, Ăngh-ghen cho thấy loài người đã trải qua ba hình thức công xã: Công xã thị tộc, công xã gia đình và công xã thôn làng. Cho đến nay, quả thực chúng ta không có đủ điều kiện, tài liêu để khẳng định các công xã Việt Nam đầu đời Hùng Vương thuộc loại công xã nào. Tuy nhiên có thể giả định rằng các công xã nông thôn đó thuộc cả hai loại gia đình và thôn làng (hay láng giêng) mà hình thức thôn làng phổ biến hơn. Nhưng ở đây vấn đề quan trọng hơn lại là mối quan hệ giữa các công xã và nhà nước, mà về điểm này cũng rất mù mịt, người ta, không đủ tài liệu để làm sáng tỏ nhà nước Văn Lang đã hình thành như thế nào trên cơ sở các công xã ấy. Nhà nước bao giờ cũng chỉ xuất hiện khi có đối kháng giai cấp và đấu tranh giữa những giai cấp. Trong trường hợp này nhà nước bao giờ cũng nắm chặt được các địa phương, nắm chặt được các công xã và công xã tan vỡ, trở thành các đơn vị hành chính cơ sở của trung ương. Tiếc thay, không đủ bằng cớ lịch sử để làm sáng tỏ giả thiết này. Ngoài ra còn có những nguyên nhân hình thành nhà nước từ bên ngoài, như điều kiện trị thủy - thủy lợi và yêu cầu áp bức chống ngoại xâm. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác cũng thừa nhận điều này. Vậy thì trong trường hợp đó, nhà nước là đại biểu tối cao cho các công xã, là một hậu quả sớm đến, hay nói cách khác, nhà nước sớm hình thành. Nếu công nhận thời đại Hùng Vương đã có một nhà nước trung là nhà nước Văn Lang sớm hình thành thì cũng phải thừa nhận một hiện tượng tất yếu là quan hệ giữa công xã và nhà nước khá lỏng lẻo, không chặt chẽ. Chúng tôi nghĩ rằng, mối quan hệ giữa nhà nước với các công xã không thể giống với quan hệ ấy thời phong kiến được. Nếu dưới thời phong kiến, phép vua đã thua lệ làng rồi, thì thời Hùng Vương các công xã còn tự do hơn nữa, độc lập hơn nữa, so với nhà nước trung ương. Tình hình đó đặt ra một mâu thuẫn lịch sử phải giải quyết: Nhà nước muốn làm tròn trách nhiệm chung (chống ngoại xâm, thủy lợi v.v…) thì phải luôn luôn được củng cố vững chắc bằng việc đặt tất cả các công xã hoàn toàn trở thành đơn vị hành chính cơ sở của nhà nước, hay nói cách khác, nhà nước phải can thiệp sâu và kiểm soát toàn diện các công xã. Nhưng mặt khác, vì ngoại xâm và thủy lợi chẳng hạn, tuy là những yếu tố thường xuyên, song không phải thường trực ngày nào cũng có, mà chỉ xuất hiện theo từng thời hạn, cho nên các công xã vẫn có điều kiện và khuynh hướng bảo thủ cố giữ lấy tính độc lập của mình. Nếu nhà nước đứng ở một cực, thì cực kia là công xã. Nhà nước muốn xóa bỏ sự cách biệt ấy, còn công xã lại có khuynh hướng và điều kiện duy trì sự đối lập ấy. Mâu thuẫn này ngày một gay gắt, và từ thế kỉ X, khi Việt Nam giành được độc lập, và tiến vào con đường phong kiến, hoặc sau mỗi tháng lợi chống ngoại xâm thì nhà nước lại một lần mở đợt tấn công mới mãnh liệt và hiệu quả vào sự độc lập các làng xã. Từ sau thế kỉ thứ X, họ Khúc đã mở đầu quá trình này:
“Năm 907…Khúc Thừa Hạo…muốn nhân cuộc loạn ly của Trung Quốc (loạn ngũ đại) mà xây dựng cơ sở tự cường, bèn thiết lập các thứ chế độ theo quy mô của một nhà nước độc lập. Thừa Hạo định lại các khu vực hành chính…Đời Đường các huyện chia làm hương làm giáp, đăth chức quản giáp và phó tư giáp giữ việc thu thuế và bắt lính. Ở dưới giáp đơn vị hành chính nhỏ nhất là xã, mỗi xã đặt hai người lệnh trưởng chính và tá. Tổ chức hành chính của họ Khúc một phần nào sẽ là cơ sở cho tổ chức hành chính của các triều đại tự chủ sau này”.
Có thể xem đây là lần đầu tiên các xã thôn chấp nhận vào hàng ngũ quản lý xã thôn những xã quan do nhà nước trung ương cắt cử. Tài liệu xưa không nói gì hơn về các “lệnh trưởng” nói trên. Sông chắc chắn rằng, trước khi có các lệnh trưởng thì các làng xã đã có một bộ máy quản lý xã thôn với những tàn dư cũ. Vậy các lệnh trưởng chính là các xã quan đầu tiên, cũng là tiền thân của các xã trưởng (hay lý trưởng) sau này. Bởi vì từ đời Quang Thuận, Lê Thánh Tông đổi tất cả các xã quan làm xã trưởng (1460 - 1669). Đoạn tài liệu sau đây chỉ rõ việc đó cũng như đã phác lại mấy nét lớn quá trình đặt xã quan từ thời nhà Trần: “Đầu nhà Trần, Thái Tông bắt đầu đặt các chức đại tư xã, tiểu tư xã: quan tứ ngũ phẩm trở lên là đại tư xã, lục phẩm trở xuống là tiểu tư xã, cùng với xã trưởng xã giám đều là xã quan, giữ việc làm hộ tịch, chức vụ cũng xem là quan trọng. Các đời sau noi theo không đổi. Đến Thuận Tông trong thời Quang Thái mới bãi chức xã quan”.
Nhà Lê khi mới dựng nước lại đặt xã quan, xã lớn ba người xã vừa hai người xã nhỏ một người. Thánh Tông trong đời Quang Thuận, đổi xã quan làm xã trưởng. Sau trung hưng trong đời Vĩnh Thọ (1658) lại đi các châu huyện, chọn đặt xã trưởng, xã xử, xã tư. Lấy nho sinh, sinh đồ làm các chức ấy giao cho chỉnh sửa việc làng, khám hỏi các việc kiện cáo. Các quan chuâ, huyện, thừa, hiến, xét những người giữ chức các chức ấy liêm hay tham, siêng hay lười để tăng thưởng hay bãi chuất.
Đến giữa đời Cảnh Trị (1663 - 1672) lại sai chọn các con em nhà lương thiện cho làm xã trưởng để dạy dỗ thần dân trong xã, hạn ba năm được xét công việc thi thăng làm huyện quan. Trong đời Bảo Thái (1720) lại định phép khảo khóa những xã lớn, xã vừa, xã nhỏ đều định danh số, trấn quan giao cho các xã trưởng coi giữ làng mạc thu nộp thuế điền thuế đinh, nếu hai lần khác đều làm việc giỏi sẽ được cất nhắc cho các chức phẩm. Lệ cứ ba năm xét công một lần. Về sau lâu dần bỏ lệ ấy không thi hành nữa. Những đời Long Đức (1732), Vĩnh Hựu (1735) về sau, việc đặt xã trưởng đều do ở dân, phép khảo khóa bỏ đi mà chức xã quan không coi trọng nữa.
Đọc đoạn này, rõ ràng từ thế kỉ XI đến thế kỉ XVIII nhà nước liên tục can thiệp và phá vỡ sự độc lập của các xã thôn bằng việc đặt các xã quan vào trong bộ máy quản lý xã thôn. Chức năng của các xã quan này hiển nhiên đã được trao phó cho các xã trưởng hoặc sau này là các lý dịch (lý trưởng, phó lý, hương thân, hương hào, khán thủ, hương trưởng). Vậy muốn xét mối quan hệ giữa nhà nước và làng xã và do đó biết được tính chất độc lập của làng xã với tư cách là tàn dư của sự độc lập cũ đã tiến triển ra sao, thì có thể xem xét tầm quan trọng của các xã quan như thế nào so với toàn thể bộ phận cai quản xã thôn. Dựa vào tài liệu dẫn trong Lịch triều có thể chia làm hai giai đoạn lịch sử để xét vấn đề này.
Giai đoạn thứ nhất từ năm 907 đến năm 1732.
Trong khoảng tám thế kỉ này, thực ra các xã quan chỉ tồn tại gián đoạn, và tổng cộng thời gian tồn tại ấy chỉ chiếm khoảng 500 năm. Số còn lại không rõ thân phận các xã quan ra sao. Song chắc chắn là bị nhà nước coi nhẹ và không chiếm địa vị quan trọng được. Huống chi ngay trong những năm tồn tại mà sử sách khẳng định rõ thì các xã trưởng càng ngày càng suy giảm địa vị của mình so với bộ phận quản lý xã thôn theo truyền thống. Bộ phận này dĩ nhiên có trước các xã quan và tồn tại liên tục không thể gián đoạn. Xem những điểm ghi chép của Phan Huy Chú thì từ đầu các xã quan rất được coi trọng. Họ đều được xếp vào hàng ngũ phẩm trở lên hoặc lục phẩm trở xuống (đại tư xã và tiểu tư xã). Còn xã giám và xã trưởng tuy không định rõ vào phẩm cấp nào nhưng không thể là quá thấp so với tiểu tư xã được. Mặt khác ngay từ đầu nhà Trần này, các xã quan gồm tới bốn người: Đại tư xã, tiểu tư xã, xã trưởng, xã giám. Nhưng đến Thuận Tông trong thời Quang Thái (1388 - 1398) các xã quan đều bị bãi đi cả. Đến đời nhà Lê, các xã quan lại được lập lại, song bị “đổi làm xã trưởng” là việc đơn giản hóa mọi chức vụ xã quan khác vào một xã quan duy nhất là xã trưởng. Vì vậy từ đời Vĩnh Thọ (1658) các xã trưởng lại được thêm hai chức phụ giúp là xã xử và xã tư ở những xã lớn, xã nhỏ chỉ có một, xã vừa thì hai người. Nhưng cũng từ đấy, cả ba chức này chỉ còn được chọn trong các nho sinh và sinh đồ. Chỉ sau đấy non chục năm, các xã quan lại một lần nữa bị hạ thấp tầm quan trọng khi xã trưởng chỉ còn được chọn trong “các con em nhà lương thiện” không có văn bằng và chức phẩm gì. Họ chỉ được chức phẩm sau hai lần xét khảo (ba năm một lần xét). Rồi cuối cùng, giữa thế kỉ XVIII các xã quan bị bãi bỏ, “việc đặt xã trưởng đều do ở dân”. Như vậy, nếu trước kia các xã quan được coi trọng, do nhà nước bộ nhiệm trực tiếp và cấp bằng sắc, thì từ giữa thế kỉ XVIII chính các làng xã tự chọn đặt xã trưởng cho mình.
Vậy trong giai đoạn thứ nhất này, tuy các xã quan lúc có lúc không và bị giảm sút tầm quan trọng, nhưng dù sao việc liên tiếp đặt lại các xã quan đó là một đòn mạnh giáng vào tính chất độc lập của các xã thôn.
Trong bộ phận quản lý xã thôn vốn có từ trước đã xuất hiện các xã quan do nhà nước cắt cử. Một khi các làng xã chấp nhận xã quan vào hàng ngũ cai trị trong làng, điều đó có nghĩa là làng xã không hoàn toàn tự trị độc lập nữa. Xã quan nắm vững những mặt quan trọng trong kinh tế, chính trị, quan sự ở mỗi làng trong chừng mực liên quan với nhà nước. Do đó các xã quan không có toàn quyền quyết định tất cả mọi việc, mà chỉ thực hiện một số công việc cụ thể, quyền quyết định tối hậu vẫn nằm trong tay những người đứng đầu làng và hội đồng các quan viên bô lão. Cho nên làng xã so với nhà nước vẫn có một sự tự do nào đó, không còn tự trị độc lập, nhưng cũng chua phụ thuộc hoàn toàn. Tạm gọi đó là một tình trạng tự quản, và bộ máy quản lý xã thôn lúc đó là một bộ máy tự quản bên dưới chính quyền trung ương tập quyền.
Giai đoạn thứ hai từ giữa thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX.
Trong giai đoạn thứ hai này, tính chất tự quản của làng xã càng trở nên rõ rệt, đậm nét hơn và sự can thiệp của nhà nước không sâu sắc v Đay là con đường thỏa hiệp, tuy nửa vời nhưng có hiệu quả giữa nhà nước và các làng xã trong điều kiện chế đọ phong kiến đi vào con đường suy yếu song bế tắc không lối thoát, mang tính chất kìm hãm lịch sử.
Cho đến giữa thế kỉ XIX các làng xã tự đặt xã trưởng cho mình. Nói cách khác, bộ phận lý dịch trong bộ máy cai trị xã thôn do chính bộ máy đó chọn đặt ra. Trên sơ đồ ở phần 1, bộ phận thứ 3 chính là do các bộ phận 1 và 2 cùng bầu cử ra, nhà nước chỉ làm một việc thừa nhận hợp thức thôi. Như vậy bộ phận 3 là do ý muốn và phụ thuộc vào vộ phận 1 và 2. Tuy vậy, nếu không có sự thừa nhận sử dụng của nhà nước thì công việc cũng không được coi là chọn vẹn. Như thế, so với giai đoạn trước, tầm quan trọng của các xã quan đã bị giảm sút khá nhiều.
Bây giờ hãy xét thêm vị trí của bộ phận 3 trong toàn sơ đồ bộ máy cái trị xã thôn.
Điểm đầu tiên dễ nhận thấy là ở bất kì đâu, Nam hay Bắc, các lý dịch không bao giờ nắm được quyền quuyết định việc sử lý mọi việc trong làng, quyền này nằm trong tay bộ phận 1 và 2. Điều này khác hẳn các xã trưởng ở Tây Âu. Xã trưởng hay lý trưởng hoàn toàn không phải người đứng đầu một làng. Vai trò đó thuộc về tiên chỉ hoặc thứ chỉ hay hương thủ.
Điểm thứ hai, trong sự sắp xếp ngôi thứ tại làng, các lý dịch cũng chỉ được xếp ở hàng thứ 3, thứ 4 mà thôi. Ngay nhà nước cũng phải thừa nhận vị trí này của các lý dịch. Thường trong các kì hương ẩm, miến ăn và chỗ ngồi bao giờ cũng là điều rất quan trọng. Ở đình làng, gian giữa là chỗ ngồi trọng nhất, rồi đến gian tả, sau mới đến gian hữu. Một chỉ dụ của Tự Đức năm 1861 quy định: “Các lý trưởng, hương chức ngồi gian hữu, lấy tuổi làm thứ tự”. Còn ở các làng theo thiên tước, chỗ ngồi được xếp “theo trật tự trong sổ hương ẩm”. Cúng có nghĩa là theo sổ hàng xã. Đây là quy định chính thức của nhà nước, và theo hương ước thì về đại thể cũng tương tự như thế. Ví dụ ở làng Mộ Trạch, huyện Đường An, phủ Thượng Hồng, chỗ ngồi gian giữa đình dành cho các quan to, quan chức, người được phong ẩm v.v..cùng với các bô lão, gian bên phải cho các văn khoa chính thức v. v…còn gian bên trái cho các vũ biền nhị chức v. v…và các điền lại xã trưởng, khán thủ. Vậy loại lý dịch chỉ được xếp cùng với hạng vũ biền và cũng chỉ được ngồi sau hàng vũ biền nhị chức mà thôi. Về miếng ăn cũng vậy, thủ lợn giành cho tiên chỉ, các chức sắc; còn lý trưởng chỉ được một miếng thịt. Khoán ước một làng ghi rõ: “Năm thứ 7 Thiệu Trị (1847), ngày 8 tháng 8, làng lại bàn thủ lợn để kính biếu các ngài đậu hoàng bảng, nọng lớn kính biếu quan viện từ cử nhân trở lên, võ từ đội trưởng đương chức trở lên và các cố lão , lý trưởng đương làm được biếu một niếng thịt”. Ngoài ra trong các bài văn tế, lệ định viết tên cũng xếp lý dịch vào hạng thứ 3: năm 1845 “nay làng bàn từ nay về sau, hễ gặp kì tế viết văn phải viết trước là quan viên, hương lão, thứ hai là tú tài quyền sai, đội trưởng, thứ 3 là lý trưởng đương làm”. Cách nhìn nhận địa vị tương đối thấp của các lý dịch như trên còn được biểu hiện chia các quyền lợi khác nữa, ví dụ, việc biếu ruộng công ở làng Dương Liễu, huyên Quốc Oai: “Bản xã có một giải đất bãi ven sông, quan trong triều mà là người bản xã được biếu 4 sào. Các quan viên trở xuống, người nào khao vọng 2 kì thi được biếu 2 sào ruộng, người nào khao vọng 1 kì thi thì biếu 1 sào ruộng. Người nào ở trong hội đi tuần cũng được biếu 1 sào, còn các hàng xã trưởng thì chỉ được biếu tiền tương đương với giá 1 sào đất chứ không được nhận đất để cho phù hợp với tục lệ cũ”.
Điểm thứ ba, về phẩm trật của các lý dịch. Nếu từ thế kỉ XIII, các xã quan có thể được phẩm hàm từ ngũ phẩm, thì đến đời Gia Long, năm 1804, các lý dịch chỉ được tản giai tòng cửu phẩm, tức là phẩm cấp cuối cùng trong hàng quan lại”. Hơn thế nữa, đến đời Minh Mệnh, năm 1827, nhà nước phong kiến gạt các lý dịch ra khỏi quan chế. Tòng cửu phẩm về tay cai tổng. Từ phó tổng trở xuống xã trưởng không được ban phẩm hàm, dù là thấp nhất. Việc giảm vai trò của lý dịch trong làng xã chứng minh một mặt các xã quan cũ rút nhiệm vụ của họ cho lý dịch; họ chỉ còn là một bộ phận nằm trong bộ máy quản lý làng xã của dân mà thôi. Khái “niệm dân” bao gồm cả bộ máy quản lý này. Cụ Nguyễn Khuyến đã từng nói rõ sự thay đổi vị trí từ quan xuống dân khi cụ miêu tả viên quan hưu về làng làm tiên chỉ trong bộ máy quản lý xã thôn: “Quan chẳng quan thì dân, chiếu trung định ngất ngưởng ngồi trên, nào lềnh, nào cả, nào bàn ba, tiền làm sao, gạo làm sao, đóng góp làm sao, một năm mười hai tháng thảnh thơi, cái thủ lợn nhìn thấy đã nhẫn mặt”. Từ tình hình ấy thấy rõ tính chất tự quản làng xã tăng lên. Mặt khác việc giảm vai trò của lý dịch so với địa vị cũ lại tạo ra sự phụ thuộc của lý dịch vào làng xã, và nhờ vậy quyền hạn của các lý dịch được tăng cường trong đời sống xã thôn. Điều này càng làm cho tính chất tự quản của xã thôn so với nhà nước tăng lên gấp bội. Chính đó là xuất phát điểm để bộ phận lý dịch có điều kiện mượn tiếng dân đứng lên “hùng cứ”, khinh thường chính quyền phong kiến trung ương thời Nguyễn, đồng thời quay lại đàn áp xã dân, mưu lợi riêng. Hiện tượng này đặc biệt nổi lên dưới thời nhà Nguyễn mà Nguyễn Công Trứ đã phải “cấp báo” lên trên với cái tên “tệ điêu hào”.
Tuy vậy, về mặt chức năng, vai trò của các lý dịch không bao giờ có ý nghĩa quyết định, dù đói là những đại biểu của nhà nước nằm trong các làng xã. Nói đúng ra, các lý dịch đối với làng xã chỉ là người thừa hành và được cử ra để làm người giao thiệp với chính quyền nhà nước. Còn đối với nhà nước, lý dịch là những người đại diện cho chính quyền trong phạm vi làng xã. Tóm lại, lý dịch chỉ là một cái cầu nối, một sợi dây liên lạc giữa nhà nước với làng xã. Bởi vậy, bộ máy cai trị xã thôn dù bao gồm cả các lý dịch vẫn biểu hiện như một bộ máy tự quản của làng xã. Các lý dịch có thể thao túng công việc làng, nhưng vẫn với tư cách dân, đối lập với các luật lệ triều đình. (chỉ duy có trường hợp hào lý tác yêu tác quái với tư cách nhà nước để đàn áp xã dân, ấy là hiện tượng dưới thời thực dân. Bọn đé quốc xâm lược muốn nâng cao vai trò thực tế của bọn này để biến chúng thành công cụ tay sai nắm chặt các làng xã và tiến hành đàn áp phản kháng. Thực dân Pháp đã nhiều lần cải cách hương thôn để thực hiện âm mưu ấy, nhưng đều vô hiệu vì vấp phải sự phản ứng im lặng của tất cả các làng xã).
Cuối cùng không thể không nêu lên một tính chất chung rất quan trọng của bộ máy quản lý xã thôn nói chung. Đó là tính chất giai cấp của nó, hay nói cách khác là sự tách rời và thống trị trở lại tập thể xã dân của bộ máy quản lý này. Cho tới thế kỉ XIX, trước khi Pháp xâm lược, các làng xã đã hoàn toàn không còn là một cơ thể đồng nhất nữa rồi. Tất cả đều trải qua những biến đổi mọi mặt trong nhiều giai đoạn tiến triển của xã hội có giai cấp. Bản thân làng xã đã phân hóa mạnh mẽ. Theo như phần 1 đã phân tích, tại các làng theo vương tước và thậm chí tại các làng theo thiên ước bộ máy quản lý xã thôn sớm muộn tất sẽ ngày càng ít đại diện cho quyền lợi của đa số xã dân mà mỗi lúc mỗi đứng về quyền lợi của của quan lại, địa chủ và lý dịch trong làng. Nó trở thành một kẻ đứng giữa chính quyền nhà nước và các xã dân đông đảo. Tùy theo lợi ích của thiểu số giàu có, bóc lột và ăn trên ngồi trốc, nó tùy lúc, tùy việc mà hoặc dựa vào dân để chống lại chính quyền phong kiến hay ngược lại, ỷ thế nhà nước mà chèn ép, bóc lột, áp bức nhân dân. Tính hai mặt nguy hiểm và tệ hại này cũng là đặc điểm nổi bật của tính chất tự quản nói trên. Đầu thế kỉ XIX đã xảy ra một hiện tượng nghiêm trọng chứng minh cho tính hai mặt ấy. Đó là cái gọi là “tệ điêu hào”. Bài sớ của Nguyễn Công Trứ gửi Minh Mệnh năm 1828 mô tả rất rõ tình hình trên: “…chúng nó công nhiên không sợ hãi gì, tự hùng trưởng với nhau, chuyên lợi làm giàu, dối lừa quan lại để làm việc tư của mình. Những nơi có ruộng đất công, thường mượn việc cầm mướn để làm bở béo cho mình, những bọn dân nghèo không biết kêu van vào đâu…Thậm chí ẩn lậu dinh điền hàng ngàn mẫu mà không nộp thuế chỉ để bọn điêu hào tiêu riêng, đinh hàng trăm người mà không vào sổ chỉ để bọn điêu hào sai khiến”. Bởi vậy, tính tự quản của các làng xã bao hàm cả “tính cường hào” hai mặt bộ máy quản lý xã thôn, nhất là trong thời kì đầu thế kỉ XIX.
Khuynh hướng tự quản của các làng xã thông qua tính chất bộ máy quản lý xã thôn vừa trình bày trên là một sự thực lịch sử. Nhưng khuynh hướng đó lại là một nhân tố tiêu cực, bởi vì nó góp phần duy trì tính chất đóng kín của các làng xã, duy trì làng xã với tính chất tự quản trong một trạng thái phân tán, rời rạc, lẻ tẻ và cục bộ. Lịch sử từ thế kỉ XVIII trở đi yuê cầu phá vỡ nền kinh tế tự cấp tự túc, xây dựng một thiết chế phù hợp với sự mở đường cho các mầm mống tư bản chủ nghĩa nảy sinh và phát triển. Tình trạng tự quản của xã thôn vừa là hiệu quả vừa là nguyên nhân duy trì các xã thôn một cách bảo thủ. Khi cuộc cách mạng nông dân Tây Sơn thắng lợi, Nguyễn Huệ tuy chưa có đủ thời gian để làm nhiều việc cần thiết, nhưng các chính sách cải cách của ông đã hé ra cho thấy sớm muộn các làng xã phải trở thành đơn vị hành chính thông suốt cho một nhà nước thống nhất tự chủ. Đến khi Nguyễn Ánh cướp được chính quyền thì rõ ràng chính sách của nhà Nguyễn là lợi dụng và duy trì xã thôn với các tàn dư cũ trên nền cơ sở chế độ công điền công thổ làng xã. Cho nên không lấy làm lạ rằng dưới triều Nguyễn tính chất tự quản xã thôn không những không giảm đi mà còn tăng lên một cách tai hại cho chính cả các xã dân bởi nạn điêu hào phổ biến. Đây cúng là một trong nhiều nét biểu hiện bản chất lạc hậu, lỗi thời của nhà Nguyễn.
Tóm lại, trong điều kiện độc lập và phát triển hòa bình, tình trạng tự quản của làng xã là một nhân tố tiêu cực cản trở lịch sử. Khi dân tộc bước vào những thời kì độc lập tự chủ mà yêu cầu của xã hội đòi hỏi phải tiến lên nhanh và mạnh về kinh tế trước hết, thì các làng xã phải vất bỏ những tàn dư cũ, cùng với tính chất tự quản, vứt bỏ những qan hệ, tổ chức có tính bảo thủ cục bộ, địa phương rời rạc đi, để thực sự trở thành một đơn vị cơ sở phục vụ cho sự thống nhất, đoàn kết và phát triển dân tộc, trên cơ sở mối liên hệ hợp lý giữa kinh tế chung và kinh tế địa phương.
Chữ ký của phangxehana




 

TÍNH CHẤT TỰ QUẢN CUẢ XÃ THÔN VÀ TÁC DUGJ LỊCH SỬ CUẢ NÓ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: TRI THỨC PHỔ THÔNG :: Lịch sử-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất