CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Tư sản dân quyền
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Tình hình chiến sự căng thẳng ở Libya

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tình hình chiến sự căng thẳng ở Libya I_icon_minitimeWed Mar 23, 2011 2:11 am

Khánh Trang
Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Khánh Trang

ĐIỀU HÀNH VIÊN

https://www.facebook.com/khanhtrangpi
Họ & tên Họ & tên : Trang
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ - Trưởng ban Điều hành Diễn đàn
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Tình hình chiến sự căng thẳng ở Libya 36 Tình hình chiến sự căng thẳng ở Libya 6 Tình hình chiến sự căng thẳng ở Libya 40Tình hình chiến sự căng thẳng ở Libya 43
Ngày tham gia Ngày tham gia : 20/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 743
Đến từ Đến từ : Đăk Lăk
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1281
Được cám ơn Được cám ơn : 208

Bài gửiTiêu đề: Tình hình chiến sự căng thẳng ở Libya

 
Libya là nước 90% Cộng Sản ,chơi thân với LX,TQ ,BH,VN,Venezuala,Cuba....
http://en.wikipedia.org/wiki/Libya
Các nước phương Tây và Mỹ không tham gia vô vụ nầy ,đây là cách nói của VN
Quân nổi dậy gồm nhiều nhóm nhỏ , hưởng ứng phong trào chống độc tài xuất phát từ Tunisia (sau đó lây lan qua nhiều xứ khác.) Lúc đầu chỉ là biểu tình ,họ không có vỏ trang, quân chính phủ dùng "quần chúng tự phát" vũ trang bằng gậy dao tấn công quân biểu tình,đưa đến va chạm ,sau đó họ mạnh bạo hơn bắt đầu dùng súng (làm khoảng hơn 1000 người chết trong các thnh` phố) , đến lúc nầy quân nổi dậy không thể lùi mà bắt đầu tự vũ trang . Họ không có một người cầm đầu ,nhưng nhiều ngừoi cầm đầu nhóm là các nhà lảnh đạo tôn giáo. Hiện nay quân nổi dậy Libya thu nhận vũ khí từ nhiều nguồn tùy theo quan hệ của họ ,nhưng nhiều nhất là từ quân đội Ai Cập.
Khi Chính quyền Libya dùng súng dẹp biểu tình làm chết khỏang 1000 dân ,LHQ và nhiều nước Châu Á, Trung Đông ,Châu Âu ,Mỹ ,lên án TT Gahdafi vì đây là hành động vi phạm nhân quyền ,nhưng Gahdafi không dừng lại ,còn dùng cả máy bay và xe tăng là phương tiện dùng cho chiến tranh.Lúc nầy nhiều nước đã phản ứng từng phần cấm vận Libya,phong tỏa tài sản của Gahdafi.
Đến thời điểm trên không có lực lượng nước ngoài nào can thiệp vào vụ Libya ,chỉ khi các nước phương Tây đề nghị dùng luật vùng cấm bay,trong hàng loạt biện pháp cấm vận như một phương cách khống chế việc dùng máy bay trên thường dân ,và Hội Đồng Bảo An LHQ chấp thuận ,nhiều nước mới triển khai các khí cụ như súng phòng không sát biên giới .Không loại trừ tình hình leo thang nếu như luật vùng cấm bay vẫn không đạt vì Gahdafi vẫn có thể dùng các phương tiện chiến tranh khác như xe tăng ,hỏa tiển cũng gây sát thương lớn cho dân

Tình hình chiến tranh tại Libya là đề tài nóng sốt nhất mỗi ngày trên trang nhất các nhật báo, trong chương trình truyền hình trên toàn thế giới (ngoại trừ Trung Quốc, dĩ nhiên)... Và càng ngày càng có nhiều tiếng nói của các chính trị gia đòi hỏi một sự can thiệp nào đó vào Libya.
Cuộc nổi dậy ở Libya bắt đầu từ ngày 14 tháng 2, 2011 và tới nay đã được đúng một tháng. Bắt đầu từ những cuộc biểu tình tuần hành hòa bình của phe đối lập, sự đáp trả bằng sung đạn của nhà cầm quyền Gaddafi đã châm ngòi cho hàng loạt các diễn biến mang tính bùng nổ. Thay vì bị đàn áp và chịu khuất phục, những người nổi dậy đã nhanh chóng giành được các kho vũ khí và tự vũ trang cho mình. Cùng với một số đơn vị quân đội của Libya từ bỏ hàng ngũ của Gaddafi, họ đã thành lập được một lực lượng đông đảo để tiến như vũ bão về phía Tripoli – nơi có các thành trì cuối cùng của nhà độc tài. Cuộc nổi dậy của phe đối lập cũng khiến hàng loạt quan chức trong chính phủ của Gaddafi rời bỏ hàng ngũ. Trong những ngày giữa tháng 2, làn sóng cách mạng ở Libya có lúc đã khiến nhiều người nghĩ rằng sự tồn tại của chính quyền Gaddafi chỉ còn được tính từng ngày.
Từ khoảng 1 tuần trở lại đây thì thế cờ đã đảo ngược. Các đơn vị quân đội trung thành với Gaddafi, được trang bị đầy đủ và chuyên nghiệp, được yểm trợ bởi vũ khí hạng nặng và không quân, đã lần lượt chiếm lại các thành phố trước đây rơi vào tay lực lượng đối lập – Az Zawiyah, Ras Lanuf, và Brega. Tới ngày 13 tháng 3, lực lượng đối lập còn chiếm giữ được một số thành phố, ngoài thành trì của họ là Benghazi, như Misurata. Tuy nhiên, có vẻ như phe đối lập cũng không còn giữ được Misurata trong bao lâu nữa. Nếu Benghazi rơi nốt vào tay Gaddafi thì coi như phong trào đối lập ở Libya thất bại. Và với những gì Gaddafi đã làm thì không có lý do gì để không tin rằng viên đại tá này sẽ dìm phong trào cách mạng này trong biển máu.
Và như thế, Lee Butters có lý do để nói về những hạn chế của quyền lực của nhân dân. Đứng trước một bạo chúa đang nắm trong tay một lực lượng quân đội hùng mạnh và sẵn sàng tàn sát người dân của chính mình, quyền lực của nhân dân quả thật có giới hạn. Và nếu phong trào cách mạng ở Libya thất bại thì đây cũng không phải là lần đầu tiên quyền lực của nhân dân bị khuất phục.
Thế nhưng trong câu chuyện của Libya, còn một vế khác nữa mà Lee Butters không nói đến. Đó là sự thất bại của thế giới tiến bộ trong việc phản ứng với những tình huống như thế này. Kênh truyền hình Al Jazeera hôm 12 tháng 3 đưa tin về Libya đã dùng cụm từ “global inaction” (sự bất động toàn cầu) để mô tả việc hầu như cả thế giới không có bất kỳ phản ứng đáng kể nào giúp cho phong trào cách mạng ở đất nước này.http://english.aljazeera.net/news/africa… bố được đưa ra ngay sau khi HĐBA LHQ thông qua Nghị quyết áp đặt vùng cấm bay tại Libya, dọn đường cho các hành động can thiệp quân sự của các quốc gia phương Tây. Trong khi đó, tại Libya, quân đội chính phủ đang bao vây cô lập lực lượng nổi dậy tại Benghazi. Rất có thể, lực lượng nổi dậy tại cứ địa cuối cùng này sẽ nhanh chóng bị đập tan trong vài giờ tới.
Từ khi Gaddafi khởi động cỗ máy quân đội để tàn sát dân thường, đã có một số động thái từ thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, điểm lại thì vẫn chỉ gói gọn trong các hoạt động ngoại giao. Từ chuyện phản đối tới lên án, sau đó là cấm vận buôn bán vũ khí, phong tỏa tài sản ở nước ngoài, loại bỏ khỏi Ủy ban Nhân Quyền, tới chỗ kêu gọi Gaddafi ra đi. Đứng trước nguy cơ mất quyền lực, và có lẽ quan trọng hơn nữa là mất mạng, Gaddafi rõ ràng là không quá coi trọng các đe dọa mang tính ngoại giao kể trên. Chính vì thế mà cỗ máy chém của Gaddafi từng ngày không ngừng tiến dần về hướng Benghazi.
Có vẻ như thế giới sẽ không thể làm gì cho tới khi Benghazi thất thủ và phong trào đối lập ở đây bị dập tắt. Một nghị quyết của Hội Đồng Bảo An LHQ về hành động quân sự ở Libya là chuyện xa vời nếu không muốn nói là gần như không khả thi. Ngay cả việc áp dụng lệnh cấm bay trên không phận Libya cũng khó được thông qua mặc dù Liên đoàn các Nước A-rập đã thông qua và đệ trình lên LHQ yêu cầu này.
Tuyên bố được đưa ra ngay sau khi HĐBA LHQ thông qua Nghị quyết áp đặt vùng cấm bay tại
Libya, dọn đường cho các hành động can thiệp quân sự của các quốc gia phương Tây. Trong khi đó, tại Libya, quân đội chính phủ đang bao vây cô lập lực lượng nổi dậy tại Benghazi. Rất có thể, lực lượng nổi dậy tại cứ địa cuối cùng này sẽ nhanh chóng bị đập tan trong vài giờ tới.
Giới ngoại giao cho rằng chiến dịch không kích do liên quân các nước Anh, Pháp và Mỹ thực hiện có thể diễn ra trong vòng vài giờ tới khi quân đội của ông Gaddafi đang tiến tới thành trì cuối cùng của lực lượng nổi dậy ở thành phố Benghazi.
Đại diện của Liên đoàn Arập (AL) tại LHQ cho biết nhiều nước Arập, trong đó có Qatar và Các tiểu vương quốc Arập Thống nhất, sẵn sàng tham chiến tấn công quân chính phủ Libya. Thậm chí những nước này còn có đề xuất áp đặt "vùng cấm xe cộ" đối với Libya nhằm phá thông tin liên lạc quân sự và hỗ trợ tình báo



Không giống các nước Ảrập đang gặp khó khăn khác, Libya có nhiều thế mạnh. Vì thế, bất chấp những bất ổn tiếp diễn ở Libya, có những nhận định khác nhau về tương lai của quốc gia Bắc Phi này cũng như những ảnh hưởng của nó, đặc biệt với thị trường dầu mỏ.
Vị thế của Tổng thống vững vàng
Dấu hiệu rắc rối đầu tiên nổ ra tại thành phố cảng Benghazi vào ngày 16/2, khi khoảng 200-300 người biểu tình, trang bị đá và bom xăng đã đụng độ với cảnh sát chống bạo động và chiếm Quảng trường Shajara của thành phố này. Ngày 17/2, những người biểu tình chống chính phủ kêu gọi tổ chức các cuộc biểu tình tại Libya để yêu cầu Tổng thống Gaddafi từ chức. Tuy nhiên, Đại tá Gaddafi đã cầm quyền tại Libya trong 40 năm dựa trên uy tín cá nhân và một bộ máy an ninh đồ sộ. Bất chấp các cuộc biểu tình đang làm rung chuyển thế giới Arập, vị thế của ông Gaddafi dường như khá vững vàng.
Giống như Ai Cập, Libya cũng đang phải đối mặt với vấn đề kế vị tiềm tàng, với việc chưa ai được chọn để kế nhiệm ông Gaddafi. Nhưng không giống các nước Ảrập đang gặp khó khăn khác, Libya có nhiều thế mạnh. Quốc gia này có rất nhiều tiền, với việc chỉ riêng dự trữ ngoại tệ đã là gần 140 tỷ USD. Dân số Libya rất ít, chỉ có 6,5 triệu người, trong khi lại giàu dầu mỏ. Với việc người dân sống tập trung tại một số thành phố nhỏ, các lực lượng an ninh đối phó tương đối dễ dàng với các vụ bạo loạn.
Trong thời gian cầm quyền, ông Gaddafi đã ứng dụng một cách linh hoạt giữa cải cách kinh tế với các chính sách chính trị. Libya cũng có một hiến pháp mới và những cải cách chính trị và kinh tế toàn diện.
Đồng thời chính phủ cũng đang kiểm soát tới 60% số việc làm tại Libya. Mới đây, ông Gaddafi đã có những hành động nhằm chặn trước phong trào phản đối bằng việc tăng trợ giá đối với các mặt hàng lương thực và thực phẩm chủ chốt.
Vì là nước xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ 12 trên thế giới, nên Libya có nguồn thu ngoại tệ mạnh dễ dàng và có một sản phẩm mà lúc nào cũng có nhu cầu, làm cho nước này ít có nguy cơ hơn phải hứng chịu các lệnh trừng phạt. Kể từ khi Libya quyết định từ bỏ các chương trình sản xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt của nước này và nhận trách nhiệm trong vụ đánh bom chiếc máy bay của hãng hàng không Mỹ Pan Am trên bầu trời Lockerbie, Scotland năm 1988 làm 270 người thiệt mạng, Mỹ đã dần xóa bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế rộng rãi của mình đối với Libya. Mỹ cuối tuần trước tuyên bố sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt mới với Libya. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng các lệnh trừng phạt là một “công cụ cùn” và nghi ngờ hiệu quả của các lệnh trừng phạt này đối với Gaddafi.
Trong một báo cáo gần đây, Viện Chính sách Cận Đông Washington đã dự báo rằng “trật tự chính trị của Libya đang bắt đầu rạn nứt, nhưng một khi nhà nước tiếp tục cung cấp việc làm và các dịch vụ, hầu như chưa có những yêu cầu đòi thêm các quyền chính trị và công dân”. Scott Carpenter, một cựu chuyên gia của Bộ Ngoại giao Mỹ về các vấn đề Trung Đông và Bắc Phi, cho rằng bằng chứng nữa về vị thế vững vàng của ông Gaddafi là hiện có một số nhân tố chống lại các phong trào biểu tình và phản đối chính phủ.
Một cuộc nội chiến bùng nổ
Nếu chiến sự bùng nổ tình hình Libya sẽ rất nguy ngập. Báo Pháp nhận định chính nguy cơ nội chiến tại Libya là nguyên nhân trực tiếp khiến giá dầu tăng vọt. Hiện tại, các nước châu Âu phụ thuộc khá nhiều vào dầu của Libya, trong đó nhiều nhất là Italia, Aixơlen và Áo (với tỷ lệ hơn 20% dầu tiêu thụ từ Libya). Cơn bão giá dầu là một hiểm họa lớn đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới. Theo phân tích của ngân hàng Deutsche Bank, với mức tiêu thụ trên toàn cầu là 86 triệu thùng dầu thô/ngày, quy theo giá 100 USD/thùng, một năm chi phí cho dầu mỏ của nền kinh tế thế giới là hơn 3.000 tỷ USD, chiếm 4,7% tổng sản lượng kinh tế thế giới. Nếu giá dầu tăng đến 120 USD, tỷ lệ này sẽ vượt quá mức 5,5%, khiến “tăng trưởng kinh tế bị cản trở”.
Còn kịch bản chính phủ của Tổng thống Muammar Gaddafi sụp đổ, nếu xảy ra, sẽ dẫn đến một thời kỳ quá độ đầy chông gai đối với Libya – một quốc gia rất giàu tài nguyên nhưng liên minh giữa các bộ lạc là yếu tố quan trọng nhất đối với sự gắn kết của quốc gia.
Theo giới phân tích phương Tây, việc Gaddafi rút khỏi chính trường sẽ tạo ra một khoảng trống quyền lực cực kỳ lớn khi chưa rõ thứ gì sẽ có thể gắn kết Libya. Ở Ai Cập và Tunisia, quân đội đã đóng vai trò quan trọng duy trì trật tự sau khi chính quyền sụp đổ. Nhưng quân đội Libya được cho là không đoàn kết.
Một trở ngại khác là Libya thiếu các thể chế. Một doanh nhân có mối làm ăn lâu năm ở Libya nói: “Libya có nguy cơ phân rã”. Sau nhiều thập kỷ phàn nàn rằng chính quyền trung ương lãng phí nguồn tài nguyên dầu mỏ của đất nước, doanh nhân này lo sợ dầu mỏ sẽ là nhân tố gây chia rẽ ở Libya trong thời gian chuyển giao quyền lực, nơi các bộ lạc và khu vực nghèo đói sẽ tranh giành nhau quyền kiểm soát tài nguyên.
Tuy nhiên, có những phân tích cho rằng kịch bản trên là những “mối lo sợ vô căn cứ”. Những phân tích này cho rằng người dân Libya được giáo dục tốt và sẽ vượt qua thời kỳ bất ổn hiện nay.
Khủng hoảng dầu mỏ được châm ngòi
Đúng 10 ngày sau cơn chấn động chính trị từ Ai Cập, tình hình ở Libya lại làm thế giới quan ngại. Riêng trong lĩnh vực kinh tế, tin tức giao tranh từ Libya còn khiến các thị trường thế giới đều bị ảnh hưởng. Hôm 23/2, giá dầu thô vượt ngưỡng 100 USD lên tới gần 110 USD/thùng, giá vàng vượt 1.400 USD/ounce để chạm mức 1.411,1 USD/ounce và các thị trường cổ phiếu đều tuột dốc, người dân đổ xô mua USD và yên Nhật để phòng thủ.
Nhưng giới phân tích về Trung Đông cho rằng cho dù có kịch bản nào xảy ra ở Libya cũng sẽ ít đe dọa đến kinh tế và hòa bình thế giới. Thứ nhất là vì những tiến bộ vượt bậc trong công nghệ đã giúp lượng dầu dự trữ của thế giới hiện tăng gấp đôi so với năm 1980. Trong khi đó, một thế giới giàu có hơn sẽ ít bị tổn thương hơn trước các cơn sốc dầu mỏ.
Libya là nước sản xuất dầu nhẹ và ngọt. Những mỏ dầu dưới vùng sa mạc cho loại dầu thô có thể dễ dàng lọc thành dầu điêzen và xăng có hàm lượng lưu huỳnh thấp, khi đốt sẽ sạch hơn và ít gây ô nhiễm môi trường. Mỗi ngày, Libya xuất khẩu 1,3 triệu thùng dầu. Tuy nhiên, có tin Arập Xêút có khả năng khai thác thêm khoảng 4 triệu thùng/ngày và sẵn sàng làm việc này. Hơn nữa, các nước OECD hiện đang có kho dầu mỏ dự trữ chiến lược khoảng 1,6 tỷ thùng.
Ngoài ra, cho dù giá dầu thô tại châu Âu có tăng lên hơn 100 USD/thùng, thì mức giá thực hiện nay cũng không cao hơn giá dầu cách đây 30 năm, nếu điều chỉnh theo lạm phát. Hơn nữa, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã ngày càng chứng tỏ sức mạnh của mình. OPEC có đủ dự trữ để thay thế lượng dầu thiếu hụt từ Libya, dù chất lượng thì kém hơn nhiều. Việc sản xuất dầu mỏ ở Libya bị ngưng trệ đã buộc các công ty dầu khí phải đưa ra nhiều phương án khác nữa chứ không chỉ đơn thuần là tìm nguồn bổ sung sản lượng dầu thiếu hụt. Các công ty dầu khí sẽ phải tìm nguồn dầu có chất lượng tương tự của Libya ở các nước khác như Algeria, Nigeria hoặc ở vùng Biển Bắc để thay thế.


Diễn biến ngày đầu liên quân tấn công Libya
Cập nhật lúc 20/03/2011 04:16:00 AM (GMT+7)
Mỹ và các đồng minh châu Âu đã tấn công các lực lượng Muammar Gaddafi bằng tên lửa hành trình và các cuộc không kích lúc 11h45 ngày 19/3, mở màn nỗ lực quân sự quốc tế rộng khắp nhất kể từ cuộc chiến Iraq nhằm ủng hộ lực lượng nổi dậy chống chính quyền Libya.
Theo tin mới nhất của thông tấn xã Jana (Libya), chính phủ nước này đang phân phát vũ khí cho hơn một triệu người và việc này sẽ hoàn thành trong vài giờ nữa
Đánh giá thiệt hại của Libya
Sau khi nã ít nhất 110 tên lửa vào Libya, giới chức quân sự liên quân hiện đánh giá thiệt hại gây ra cho chính quyền của Đại tá Gaddafi. Trong khi đó, người đứng đầu Libya thề sẽ theo đuổi một cuộc chiến lâu dài nhằm chống lại những kẻ xâm lược.
Gọi điện tới đài truyền hình quốc gia Libya sáng nay (20/3), Gaddafi tuyên bố: "Chúng ta sẽ chiến đấu từng bước một".
Tên lửa hành trình của liên quân đã đánh trúng ít nhất 20 điểm phòng không ở thủ đô Tripoli và Misrata. Đài truyền hình Libya đã đăng tải hình ảnh cho thấy, 150 người bị thương và ít nhất 48 người bị chết. Vẫn chưa có xác nhận độc lập về số người chết và Bộ trưởng Tài chính Anh cho biết, những thông tin trên phải được xem xét cẩn trọng do liên quân đã cố gắng tránh thương vong cho dân thường.
Phóng viên quốc phòng BBC Jonathan Marcus nói, các nhà hoạch định quân sự của liên quân sẽ nghiên cứu kỹ các hình ảnh vệ tinh và do thám ngay lập tức để tìm hiểu xem hệ thống phòng không của Gaddafi bị tổn hại tới đây và liệu có cần thiết tiếp tục tấn công lần hai một số mục tiêu không.
Ngoài ra, các nhà hoạch định cũng sẽ xem xét các hoạt động của lực lượng bộ binh của chính phủ Libya ở gần những khu vực đông dân như Benghazi và Mistara.




Đọ súng, nổ lớn ở Tripoli

Nhiều tiếng nổ lớn và tiếng hỏa lực bắn máy bay lại rền vang bầu trời Tripoli song chưa rõ liệu đó có phải là một loạt vụ tấn công tiếp theo của quân đồng minh nhằm vào lực lượng Gaddafi hay không.

Phóng viên Nic Robertson chứng kiến diễn biến trên vài giờ sau khi gần 1.000 người tập trung tại dinh thự của đại tá Gaddafi ở thủ đô. Đám đông hô vang, vẫy cờ và bắn pháo hoa để ủng hộ chính phủ.

Một nhân chứng ở Tripoli khẳng định đã thấy các dấu hiệu xảy ra đọ súng từ hướng gần sân bay Mitiga. Nhà hoạt động chống Gaddafi này cho biết cô nghe thấy "tiếng súng liên tiếp" và ít nhất hai vụ nổ lớn. Chưa rõ liệu sân bay Mitiga có được sử dụng như một căn cứ quân sự hay không.

Nguồn tin trên còn nói thêm, cô không hề nghe thấy tiếng máy bay trên bầu trời.
Mỹ thông báo sẽ tiến hành đánh giá thiệt hại của phía Libya, bao gồm các tên lửa SA-5 và các hệ thống liên lạc. Một quan chức quân sự cấp cao của Washington cho biết, các tên lửa được bắn đi bay sát mặt đất hoặc mặt biển với tốc độ 880km/h, nã xuống gần Misrata và Tripoli.

Ông Gortney cho hay, loạt đòn này, nằm trong chiến dịch có tên "Bình minh Odyssey", nhằm "ngăn chặn chính quyền Libya dùng vũ lực chống lại dân chúng nước này".


Lá chắn người

Ngay khi một liên minh quốc tế tiến hành can thiệp quân sự vào Libya, một nhóm phóng viên quốc tế đã có chuyến thăm hiếm hoi tới căn cứ của Muammar el-Gaddafi – một mê cung dày đặc bê tông, những bức tường được gia cố vững chắc và hàng rào thép gai để ngăn chặn khả năng xảy ra đảo chính quân sự.

Ở đó, hàng trăm người ủng hộ Gaddafi đã tự đem bản thân mình làm thành một rào chắn, hát vang những ca khúc thể hiện sự sùng bái vị lãnh đạo này.

Đám đông bao gồm nhiều phụ nữ và trẻ em, một số người nói rằng họ có người thân trong lực lượng của Gaddafi. Họ cho hay, họ tới đây để bảo vệ nơi ở của ông khỏi bị đánh bom bằng cách tình nguyện làm khiên chắn, rào cản.

"Nếu họ muốn tấn công Muammar Gaddafi, họ phải đánh vào chúng tôi vì tất cả chúng tôi là Muammar Gaddafi", Ghazad Muftah, một phụ nữ 52 tuổi nói. Bà ở đây với sáu người con của mình.
Phóng viên tác nghiệp ở Libya bị bắt giữ

Đài Truyền hình al-Zazeera đưa tin, các quan chức Libya đã bắt giữ một nhóm phóng vien nước này từ vài ngày trước. Nhóm này gồm 2 phóng viên, một người Tunisia và một người Mauritania, cùng hai phóng viên quay phim người Na Uy và người Anh.

Một quan chức của Al Jazeera nói đài này buộc chính quyền Libya phải chịu trách nhiệm về sự an toàn của họ và đang có nhiều nỗ lực được thực hiện trong khu vực nhằm đảm bảo họ sẽ được tự do.

Bốn phóng viên của New York Times bị quân đội Libya bắt giữ tuần trước khi đưa tin về xung đột ở đông nước này và báo này thông báo họ sẽ thả.

Gaddafi thề đáp trả liên minh "xâm lược"
Ngay sau khi Libya bị tấn công, lãnh đạo nước này - Đại tá Muammar Gaddafi tuyên bố đáp trả. Phát biểu trong một thông điệp ghi âm được phát sóng trên Đài Truyền hình quốc gia sáng nay, Gaddafi mô tả các cuộc tấn công là "sự hiếu chiến của Kẻ xâm lược vô lí, dã man".

"Hiện nay các kho vũ khí đã được mở cửa và tất cả dân chúng Libya đang được trang bị vũ khí để chống lại các lực lượng phương Tây", Gaddafi tuyên bố.

Đài Truyền hình Liba đưa tin, một máy bay chiến đấu của Pháp vừa bị hạ ở quận Njela thuộc thủ đô Tripoli. Tuy nhiên, quân đội Pháp lập tức phủ nhận thông tin này.

Cũng có tin máy bay Pháp đã bắn phá các vị trí quân đội chính phủ Libya ở thành phố Benghazi thuộc miền đông vốn là thành trì của lực lượng chống Gaddafi.

Tin rằng Gaddafi không tôn trọng một lệnh ngừng bắn do Liên Hợp Quốc chuẩn thuận, nửa đêm qua (giờ Việt Nam), quân đội Mỹ, Pháp và Anh đã tấn công các vị trí của quân đội Libya bằng tên lửa và các chiến đấu cơ trong giai đoạn đầu của một chiến dịch có tên Bình minh Odessey nhằm thực thi vùng cấm bay vốn đã được Liên Hợp Quốc thông qua.

Các cuộc oanh kích bắt đầu từ nửa đêm qua - với mục đích thực thi vùng cấm bay mà Liên Hợp Quốc đã phê chuẩn ở Libya - là sự leo thang đột ngột trong nỗ lực quốc tế nhằm ngăn chặn ông Gaddafi sau nhiều tuần phe nổi dậy ở Libya kêu gọi thế giới giúp đỡ.

Mỹ và các đồng minh châu Âu đã tấn công các lực lượng Muammar Gaddafi bằng tên lửa hành trình và các cuộc không kích, mở màn nỗ lực quân sự quốc tế rộng khắp nhất kể từ cuộc chiến Iraq nhằm ủng hộ lực lượng nổi dậy chống chính quyền Libya.

Ông Gaddafi thề sẽ bảo vệ đất nước và cảnh báo sự tham gia của các lực lượng quốc tế sẽ đẩy Địa Trung Hải và khu vực Bắc Phi vào nguy hiểm.

Mỹ cho biết, 112 tên lửa Tomahwak đã được bắn từ các tàu Anh và tàu Mỹ nhằm vào hơn 20 mục tiêu trên bờ biển để dọn đường cho các hoạt động tuần tra trên không nhằm hạ gục không lực Libya. Các máy bay chiến đấu của Pháp đã thả loạt bom đầu tiên, tiến hành một số vụ không kích ở khu vực miền đông.

Tổng thống Barack Obama cho hay, hành động quân sự không phải là lựa chọn đầu tiên của ông và nhắc lại rằng ông sẽ không cử bộ binh Mỹ tới Libya.

Diễn biến mới nói trên xảy ra khi các nhà lãnh đạo phương Tây và Ảrập gặp nhau ở Paris để nhất trí một tiến trình hành động chống Gaddafi. Thông báo ông đã cho phép lực lượng vũ trang Mỹ bắt đầu một hành động quân sự có giới hạn, Obama nói đây không phải là lựa chọn đầu tiên của Mỹ.
"Đây không phải là kết quả mà Mỹ hay bất cứ đối tác nào tìm kiếm", Obama nói từ Brazil, nơi ông đang bắt đầu chuyến thăm 5 ngày. "Chúng tôi không thể đứng nhìn không khi một kẻ bạo chúa bảo với nhân dân của ông ta rằng sẽ không có sự khoan dung".

Trong khi đó, hàng nghìn người ủng hộ chính quyền kéo về trại quân sự Bab al-Aziziya ở Tripoli, nơi ông Gaddafi ở để chống lại các cuộc tấn công của lực lượng nước ngoài.

Gaddafi - người đã cầm quyền ở Libya 41 năm - cho biết trong một cuộc điện thoại gọi tới đài truyền hình quốc gia rằng ông đang mở các kho vũ khí để cho phép người dân tự trang bị phòng vệ.

Gaddafi tuyên bố hành động quốc tế chống lực lượng của ông là phi lí, gọi đây "đơn giản là sự hiếu chiến của kẻ xâm lược thuộc địa mà có thể sẽ gây ra một cuộc chiến xâm lăng quy mô lớn khác"
Dư luận quốc tế về việc Libya bị tấn công


Sau cuộc họp kéo dài tại Thủ đô Nouakchott của Mauritania, ủy ban cũng yêu cầu chính quyền Libya đảm bảo “hỗ trợ nhân đạo cần thiết” cũng như “bảo vệ người nước ngoài, trong đó có người châu Phi sống ở Libya”, khẳng định “cần thiết cải tổ chính trị để xóa bỏ những nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng hiện tại” nhưng cùng lúc đó cũng kêu gọi sự “kiềm chế” từ cộng đồng quốc tế để tránh “những hậu quả nghiêm trọng”.
Uỷ ban AU cũng thông báo một cuộc họp tại Thủ đô Addis Ababa của Libya vào ngày 25/3 với đại diện từ Liên đoàn Ảrập, Tổ chức Hội nghị Hồi giáo, EU và LHQ để “đưa ra một cơ chế cho tham vấn và hành động cụ thể” nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng Libya.
Uỷ ban AU về Libya bao gồm các nhà lãnh đạo của năm nước châu Phi. Nhưng cuộc họp tại Nouakchott chỉ có sự tham dự của các tổng thống Mauritania, Mali và Congo. Nam Phi và Uganda cử bộ trưởng tham gia. Uỷ ban cho hay, họ không thể có được sự chấp thuận quốc tế để tới thăm Tripoli hôm nay nhưng không cho biết chi tiết gì thêm.
Trong một tuyên bố hôm thứ Bảy, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Alexander Lukashevich cho hay, Nga lấy làm tiếc về sự can thiệp quân sự của nước ngoài vào Libya.
Lukashevich cũng cho rằng, hành động quân sự chống lại Libya là dựa tên một nghị quyết của Hội đồng Bảo an được “thông qua vội vã”.
"Tại Moscow, chúng tôi lấy làm tiếc về hành động vũ trang này trong một nghị quyết được thông qua vội vã”, tuyên bố nhấn mạnh. Nghị quyết của Hội đồng Bảo an cho phép việc sử dụng vũ lực và áp đặt vùng cấm bay tại Libya.
Sau khi lực lượng của một số nước phương Tây bắt đầu tấn công trên không và trên biển nhằm vào quân đội của ông Muammar Gaddafi hôm nay, bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố, nước này mong muốn khôi phục ổn định tại Libya sớm nhất có thể.
Lấy làm tiếc về hành động quân sự chống lại Libya, bộ Ngoại giao Trung Quốc cho hay, họ hy vọng xung đột sẽ không leo thang và làm tổn thất thêm sinh mạng của dân thường.
Trong khi đó, chính phủ liên bang Australia hôm nay đã cảnh báo, sự can thiệp của quân đội quốc tế vào Libya sẽ phức tạp và rất khó khăn. Trong động thái đầu tiên nhằm thực thi nghị quyết LHQ, các lực lượng Mỹ và Anh đã sử dụng tên lửa Tomahawk chống lại hệ thống phòng không của quân đội Libya.
Ngoại trưởng Australia Kevin Rudd nhấn mạnh, đây là giai đoạn đầu tiên trong cái gọi là chiến dịch “nhiều giai đoạn” để bảo vệ quân nổi dậy Libya. Ông cho rằng, sự can thiệp sẽ khá nguy hiểm với lực lượng liên quân.
Thủ tướng Australia Julia Gillard thì khẳng định: "Đây là hành động quân sự phạm vi lớn để cố gắng và bảo vệ người dân Libya”, bà nói với Sky News.
Trước đó, ngay sau khi Hội đồng Bảo an thông qua nghị quyết cho phép can thiệp và áp đặt vùng cấm bay tại Libya, đã có những sự bất đồng lớn trong cộng đồng quốc tế. Nhiều quốc gia châu Âu lên tiếng ủng hộ vùng cấm bay để ngăn chặn quân đội chính phủ Libya tấn công quân nổi dậy. Tuy nhiên, Đức từ chối liên quan tới bất kỳ hành động quân sự nào. Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi ngừng bắn lập tức và cho biết họ phản đối sự can thiệp của nước ngoài.
Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle, tuyên bố, nước ông phản đối mạnh mẽ việc không kích chống lại lực lượng của lãnh đạo Libya Gaddafi cũng như bất kỳ sự can thiệp quân sự nào khác ở nước này. Ông cảnh báo, hậu quả của sự can thiệp quân sự phương Tây vào Libya là “không thể dự báo và có thể ảnh hưởng tới cả phong trào tự do tại thế giới Ảrập.
Nga cũng bỏ phiếu trắng trong cuộc họp của LHQ, và quan ngại về một cuộc chiến đang mở rộng. Sự tham dự của các nước Ảrập trong chiến dịch quân sự chống lại Libya cũng không rõ ràng. Qatar và các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất đang xem xét khả năng hỗ trợ chính phủ Mỹ và Pháp tại Libya nhưng một số nước vùng Vịnh lại tỏ ra miễn cưỡng trong vấn đề này.
Tổng thống Venezuela Hugo Chavez tuyên bố hành động quân sự nhằm vào Libya để chiếm giữ trữ lượng dầu của quốc gia Bắc Phi này. "Họ muốn lấy dầu của Libya và họ không quan tâm gì tới cuộc sống của người dân Libya". Ông Chavez phát biểu trên truyền hình như vậy.
Tổng hợp từ nhều nguồn.

Chữ ký của Khánh Trang





Tình hình chiến sự căng thẳng ở Libya I_icon_minitimeWed Mar 23, 2011 11:51 pm

Khánh Trang
Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Khánh Trang

ĐIỀU HÀNH VIÊN

https://www.facebook.com/khanhtrangpi
Họ & tên Họ & tên : Trang
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ - Trưởng ban Điều hành Diễn đàn
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Tình hình chiến sự căng thẳng ở Libya 36 Tình hình chiến sự căng thẳng ở Libya 6 Tình hình chiến sự căng thẳng ở Libya 40Tình hình chiến sự căng thẳng ở Libya 43
Ngày tham gia Ngày tham gia : 20/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 743
Đến từ Đến từ : Đăk Lăk
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1281
Được cám ơn Được cám ơn : 208

Bài gửiTiêu đề: Re: Tình hình chiến sự căng thẳng ở Libya

 
Bên trong khu dinh thự của nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi ở thủ đô Tripoli, có rất nhiều người đang làm lá chắn sống bảo vệ ông.


Theo báo The Los Angeles Times, những người này luôn bám sát khu dinh thự Bab al-Azizia bất chấp bom rơi, lửa cháy. Họ dựng lều trại bên trong “pháo đài” của nhà lãnh đạo ở phía nam Tripoli ngay từ hôm 19.3, trong số đó có cả phụ nữ và trẻ em. Hôm 20.3, liên quân đã phá hủy một tòa nhà nằm ở trung tâm khu Bab al-Azizia và theo như cáo buộc của chính quyền Tripoli thì vị trí đánh bom chỉ cách nơi người dân tụ tập khoảng 400m. Bộ Quốc phòng Anh cũng thừa nhận không quân của họ buộc phải bỏ dở một cuộc không kích sau khi phát hiện dân thường Libya gần một mục tiêu mà họ định nhắm tới.
Báo The Los Angeles Times mô tả không ai trong số những người tập trung tại Bab al-Azizia tỏ ra hoảng sợ. Không ai nói đến chuyện dự trữ gạo hay nước uống. Không có những kế hoạch rời thành phố để về nhà người thân ở thôn quê. Một người tên Mohammad Hadi thậm chí dẫn theo đứa con gái 10 tuổi tham gia lập “lá chắn người” bảo vệ ông Gaddafi. “Đánh bom thì sao? Chúng tôi chưa bao giờ sợ hãi. Nếu sợ, những người này đã chẳng đến đây”, Hadi nói. Bà Ghazal Muftah, 52 tuổi, thậm chí còn tỏ ra cứng cựa hơn: “Nếu họ muốn tấn công Gaddafi, họ phải tấn công chúng tôi”.
Đến nay, phương Tây vẫn cáo buộc những người này tập trung tại Bab al-Azizia không phải do tự nguyện mà là theo sắp xếp của chính quyền.
Trái với những phát biểu mạnh miệng của những người bảo vệ ông Gaddafi nói trên, nỗi lo sợ chiến tranh đã xuất hiện trong dân chúng Libya. Theo tờ Telegraph, hôm 21.3 là ngày Nghỉ mùa xuân, một ngày lễ quan trọng trong năm dành cho trẻ em Libya. Theo phong tục, trẻ em được tặng quà và bánh ngọt. Như mọi năm, trường Meethaq ở Saraj, ngoại ô Tripoli chuẩn bị nhiều búp bê Barbie và các quà tặng khác cho học sinh. Tuy nhiên, một giáo viên tên Leila Mohammad cho biết chỉ 50 em đến trường trong khi bình thường có 200 học sinh đi học mỗi ngày. “Hầu hết trẻ em không thể đến trường hôm nay. Nhà của một số giáo viên và học sinh bị hư hại trong các vụ đánh bom. Không ai thiệt mạng nhưng một số em bị thương và những em khác không dám đến vì quá sợ”, cô giáo Mohammad nói.
Truyền thông nhà nước Libya loan tin đến nay đã có 64 dân thường chết và 150 người bị thương trong các cuộc không kích của liên quân. Dù phương Tây bác bỏ thông tin này, nhưng trước nguy cơ thương vong và tổn thất cho dân thường đang ngày một lớn khi chiến dịch quân sự kéo dài, nhiều nước và tổ chức quốc tế như Đức, Nam Phi và Liên đoàn Ả Rập đã lên tiếng kêu gọi ngừng bắn, đồng thời yêu cầu liên quân tôn trọng tinh thần Nghị quyết 1973 của HĐBA LHQ về “bảo vệ thường dân”. Trung Quốc hôm qua kêu gọi lập tức ngừng bắn tại Libya, cáo buộc các đợt không kích gây thương vong cho dân thường và cảnh báo nguy cơ “thảm họa nhân đạo” ở nước này nếu Mỹ và đồng minh tiếp tục triển khai chiến dịch quân sự, theo AFP. Cùng ngày, CHDCND Triều Tiên lần đầu tiên lên tiếng phản đối Mỹ đã tham gia chiến dịch không kích Libya. Sky News dẫn lời Tổng thống Bolivia Evo Morales thậm chí kêu gọi tước giải Nobel Hòa bình của Tổng thống Obama.
Trong khi đó, “nhân vật chính” là ông Gaddafi và các thành viên trong gia đình đã không xuất hiện trước công chúng từ ngày 19.3. Giới truyền thông loan tin lãnh đạo này đang ẩn nấp trong một boong-ke bí mật đâu đó bên ngoài thủ đô Tripoli.
Vẫn còn nhiều nhà báo mất tích
Đến nay vẫn còn nhiều nhà báo mất tích tại Libya. Theo AFP, 4 phóng viên của Đài truyền hình Al-Jazeera bị bắt giữ tại Zawiya từ 2 tuần qua vẫn chưa được quân đội Libya thả ra. Ngoài ra, còn có phóng viên ảnh người Pháp Stéphane Lehr, đang cộng tác cho Polaris Images, mất liên lạc từ trưa 20.3. Trong khi đó, 3 nhà báo khác của AFP và Getty Images là Dave Clark, Roberto Schmidt và Joe Raedle cũng bặt vô âm tín. AFP hôm qua dẫn lời tài xế Mohammed Hamed cho biết hôm 19.3, ông chở 3 phóng viên đến Ajdabiyan, một địa điểm giao tranh giữa quân nổi dậy và quân đội Libya. Khi gần đến nơi, xe của họ gặp đoàn chiến xa của quân chính phủ. Ông Hamed cho quay đầu xe bỏ chạy nhưng bị đuổi kịp và cả 3 phóng viên nói trên đều bị bắt giữ.
Trong một diễn biến khác, Bộ Ngoại giao Philippines hôm qua cho hay đã nhờ chính quyền Libya cho hồi hương 4 công dân nước này đang giúp việc nhà cho gia đình nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi. AFP dẫn lời quan chức Enrico Fos của Bộ Ngoại giao nước này cho hay hồi tuần trước, 4 phụ nữ trên đã gọi điện về nhà cầu cứu vì họ muốn rời Libya do chiến sự ngày càng ác liệt nhưng người chủ, là cháu trai ông Gaddafi, không đồng ý. Sau đó, phía Philippines mất liên lạc với họ. “Thông qua các kênh ngoại giao, chúng tôi đã nhờ chính quyền của ông Gaddafi giúp mau chóng thanh lý hợp đồng để 4 người này về nước”, ông Fos nói. Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Eduardo Malaya, 4 người này ban đầu làm việc tại Tripoli trước khi được chuyển đến Sirte, quê của ông Gaddafi.
Từ nguồn internet
Chữ ký của Khánh Trang





Tình hình chiến sự căng thẳng ở Libya I_icon_minitimeFri Mar 25, 2011 7:10 am

Thanhsamkhach
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi

Thành viên năng động

Thanhsamkhach

Thành viên năng động

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích Điểm thành tích : 679
Được cám ơn Được cám ơn : 106

Bài gửiTiêu đề: Re: Tình hình chiến sự căng thẳng ở Libya

 
Cuộc chiến ở Libya có lợi cho ai và hại cho ai? Ko lẽ các nước liên quân Mỹ, Anh, Pháp lại bỏ hàng tỷ USD để 'giúp đỡ thường dân vô tội bị chính quyền đàn áp ở Libya'? Nhà tư bản có bao giờ bỏ tiền ra mà ko thu lợi. Máy bay, tên lửa... làm ra từ lâu nay có dịp mang ra dùng. Tất nhiên, dùng hết phải bổ sung, nâng cấp, khi đó các cty sản xuất vũ khí sẽ vớ bẫm. Chiến tranh ko thể kéo dài mãi, khi hết chiến tranh Libya sẽ phải 'tái thiết', khi đó các cty xây dựng sẽ nhảy vào. Tiền đâu để 'tái thiết'. Libya sẽ phải bán rẻ dầu mỏ hoặc vay nợ vậy là tư bản phương Tây lại thu lợi lớn
Còn nhân dân thì sao? Nhân dân Libya vừa bị bom đạn, chạy loạn bây giờ vừa bị mất tài nguyên, mắc nợ nần sau này. Thật là mất cả chì lẫn chài. Ng dân ở các nước liên quân cũng chẳng sung sướng gì. Trước hết phải è cổ đóng thuế để làm ngân sách chiến tranh. Và chắc chắn sẽ phải chịu giá xăng dầu tăng cao. Thật là thiệt đơn thiệt kép.

Cuộc chiến này giống như chuyện một đôi lứa đang yêu nhau thắm thiết bỗng vì lí do vớ vẩn mà cãi nhau, giận nhau. Liền có kẻ thứ 3 nhảy vào kiếm lợi. Chàng trai đi uống say mèm bị 1 cô gái khác đưa về nhà, trói chặt. Cô gái muốn trả thù đời nên đi tìm bạn tình khác nhưng lại gặp kẻ Sở khanh lừa gạt cả tiền bạc và thân xác. 1 t/y đẹp lại có kết quả là 2 cuộc đời đau khổ.

LS là thầy dạy của cuộc sống. Qua việc này LS cho ta bài học gì?
1. Nếu đã yêu nhau ko nên cãi nhau vì lí do nhỏ nhặt
Chỉ có 1 lần thôi
Anh hỏi em yên lặng
Thế mà em hờn giận
Để chúng mình xa nhau

2. Nếu đã cãi nhau và muốn chia tay thì nên chia tay trong hoà bình và dứt khoát, ko vương vấn
Anh đi đường anh tôi đường tôi
Tình nghĩa đôi ta có thế thôi
Đã quyết ko mong sum họp nữa
Bận tình chi lắm lúc chia phôi

3. Tốt nhất là ko nên yêu vì như Phật tổ nói, diệt bỏ được thất tình, lục dục sẽ hết cả khổ đau và đạt tới Niết bàn
Chữ ký của Thanhsamkhach





Tình hình chiến sự căng thẳng ở Libya I_icon_minitimeSat Mar 26, 2011 5:00 pm

tyt_nnl_3994
Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...

ĐIỀU HÀNH VIÊN

tyt_nnl_3994

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Họ & tên Họ & tên : [...La Li La Li...]
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Ban Điều Hành Diễn đàn
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Tình hình chiến sự căng thẳng ở Libya 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Tình hình chiến sự căng thẳng ở Libya 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 16/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 346
Đến từ Đến từ : THPT Chu Văn An- Hà Nội
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...
Điểm thành tích Điểm thành tích : 2476
Được cám ơn Được cám ơn : 2046

Bài gửiTiêu đề: Re: Tình hình chiến sự căng thẳng ở Libya

 
@anhThanhsamkhach:Anh ví tình hình chiến sự ở Libya hay quá.Chiến tranh dù xảy ra bằng lý do gì, bên nào chiến thắng hay chiến bại đều để lại những hậu quả nặng nề. Vì vậy, em mong liên quân sẽ rút hết quân khỏi Libya và mong cho thế giới được hòa bình.
Chữ ký của tyt_nnl_3994





Tình hình chiến sự căng thẳng ở Libya I_icon_minitimeSun Mar 27, 2011 12:00 am

B754

Thành viên cấp 2

B754

Thành viên cấp 2

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 13/11/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 48
Điểm thành tích Điểm thành tích : 51
Được cám ơn Được cám ơn : 4

Bài gửiTiêu đề: Re: Tình hình chiến sự căng thẳng ở Libya

 
Theo diễn biến của tình hình thì liên quân chả việc gì phải rút mà có khả năng sẽ đưa quân trực tiếp tham chiến tại Libi. Tại sao ư? Việc hàng loạt các nước phương Tây góp máy bay tàu chiến đến Libi đâu phải do họ thương xót dân chúng Libi hay bênh vực công lí, ủng hộ dân chủ gì. Việc gây ra chiến tranh giới hạn dưới hình thức thiết lập vùng cấm bay của họ kì thực bên trong là để lấp liếm với dân chúng trong nước về cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng diễn ra bấy lâu, bên ngoài là để dây máu ăn phần, tranh thủ sự bất ổn của Libi mà xâu xé, kiếm chác chút lợi lộc từ dầu mỏ của Libi. Nguyên nhân này phần nào giống với nguyên nhân gây ra cuộc chiến tranh Pháp Phổ năm 1871 về phía Pháp, do đó việc yêu cầu liên quân rút quân khỏi Libi chỉ là chuyện tưởng tượng. Trên thực tế, ngày hôm qua hơn 4000 lính thủy đánh bộ tinh nhuệ của Mĩ đã được điều đến Địa Trung Hải, và chúng ta có thể chắc chắn 1 điều rằng Mĩ ko thể điều 1 số lượng lớn quân đến gần vùng chiến sự như thế chỉ để dạo mát. Chiến tranh là điều không thể tránh khỏi. Như vậy là Mĩ đã càng ngày càng lộ rõ bộ mặt thật của mình, bởi lẽ hành động đưa thêm quân đến là trái ngược hoàn toàn với phát ngôn chính thức của họ rằng Mĩ sẽ nhường vai trò lại cho các nước phương Tây khác. Vai trò của Mĩ đối với những cuộc bạo loạn vừa qua ở Ai Cập, Libi, Tuynidi, ... dần được hé lộ. Mĩ đang lợi dụng tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới, tiến hành "diễn biến hòa bình", "bạo loạn lật đổ" ở các nước Trung Đông và Bắc Phi, vừa để kiếm thêm lợi nhuận từ dầu mỏ để cung ứng cho nền kinh tế và dân sinh khổng lồ của mình, vừa để củng cố và mở rộng thế lực của mình ở khu vực nhạy cảm này. Trong khi Nga buộc phải quan tâm nhiều hơn tới nguy cơ về 1 cuộc xung đột với Nhật Bản ở Viễn Đông, Trung Quốc thì bận rộn với những diễn biến trên bán đảo Triều Tiên và tại Đài Loan, các nước Tây Âu thì lao đao vì khủng hoảng kinh tế thì nước Mi với tiềm lực kinh tế mạnh mẽ của mình có thể hành động một cách dễ dàng hơn.
Việc liên quân tiến công quân sự Libi là hành vi xâm phạm nghiêm trọng đối với nền độc lập của một quốc gia có chủ quyền. Đây cũng là bài học đắt giá, và là một tấm gương sống cho thế giới nhìn vào, hãy cảnh giác với "diễn biến hòa bình" và nền "dân chủ Tomahawk" của Mĩ. Liên quân chỉ có thể rút lui khỏi Libi sau khi hoặc là đã lật đổ xong chính quyền đương thời và lập nên một chính quyền bù nhìn thân phương Tây, hoặc là bị nhân dân Libi đánh bại. Liệu nhân dân Libi có thể bảo vệ được độc lập chủ quyền của mình không, điều đó phụ thuộc vào tinh thần chiến đấu của người dân, tài năng của nhà lãnh đạo, sự ủng hộ của thế giới và trước hết là những chiến thắng thực tế trên chiến trường trong những ngày tới.
Chữ ký của B754





Tình hình chiến sự căng thẳng ở Libya I_icon_minitimeMon Mar 28, 2011 7:44 am

Thanhsamkhach
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi

Thành viên năng động

Thanhsamkhach

Thành viên năng động

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích Điểm thành tích : 679
Được cám ơn Được cám ơn : 106

Bài gửiTiêu đề: Re: Tình hình chiến sự căng thẳng ở Libya

 
tyt_nnl_3994 đã viết:
@anhThanhsamkhach:Anh ví tình hình chiến sự ở Libya hay quá.Chiến tranh dù xảy ra bằng lý do gì, bên nào chiến thắng hay chiến bại đều để lại những hậu quả nặng nề. Vì vậy, em mong liên quân sẽ rút hết quân khỏi Libya và mong cho thế giới được hòa bình.

Cảm ơn bạn. Mình cứ sợ những liên tưởng khập khiễng của mình lại bị phê bình chứ
Mong ước của bạn rất tốt đẹp nhưng khó mà thành hiện thực được

Mấy năm trước nội chiên ở Somalia còn khốc liệt hơn. Khi đó liên đoàn các nước châu Phi cũng kêu gọi thiết lập 'vùng cấm bay' nhưng chả có nước phương Tây nào ngó ngàng tới. Lý do chính là Somalia ko có dầu mỏ và vị trí quan trọng như Libya. Libya thực là 1 cô gái đẹp mà ai cũng muốn chinh phục. Và chiếm đoạt được rồi thì chẳng có lý do gì mà họ buông tha cô gái ấy khi chưa 'khai thác ' hết

Nga, TQ có vai trò gì trong cuộc chiến? Khi LHQ thông qua nghị quyết 1973 mấy nước này đã bỏ phiếu trắng. Nếu họ bỏ phiếu chống thì chưa chắc đã có cái nghị quyết ấy. Nhưng họ đã bỏ phiếu trắng và bây giờ lại 'kêu gọi các bên nên kiềm chế'. Có thể họ đã 'nhìn mặt đặt tiền' khi tránh đối đầu trực tiếp với Mỹ. Có thể họ đã bán vũ khí cho Libya và đang hy vọng bán được nhiều hơn nữa nếu cuộc chiến này lan rộng và Gadhafi đứng vững được. Còn khi 'tái thiết' Libya cũng ko thể thiếu phần của Nga và TQ

Chữ ký của Thanhsamkhach





Tình hình chiến sự căng thẳng ở Libya I_icon_minitimeMon Mar 28, 2011 11:00 pm

B754

Thành viên cấp 2

B754

Thành viên cấp 2

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 13/11/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 48
Điểm thành tích Điểm thành tích : 51
Được cám ơn Được cám ơn : 4

Bài gửiTiêu đề: Re: Tình hình chiến sự căng thẳng ở Libya

 
Nga và TQ bây giờ ko phải là Liên Xô và TQ ngày xưa, và dẫu có là Liên Xô hay TQ ngày xưa đi chăng nữa thì họ cũng ko phải là Libi.
Chữ ký của B754





Tình hình chiến sự căng thẳng ở Libya I_icon_minitime



Sponsored content

Bài gửiTiêu đề: Re: Tình hình chiến sự căng thẳng ở Libya

 
Chữ ký của Sponsored content




 

Tình hình chiến sự căng thẳng ở Libya

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: BÌNH LUẬN TÌNH HÌNH XÃ HỘI :: Thế giới ngày nay-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất