CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Thành tựu của nên văn hóa Thăng Long

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Thành tựu của nên văn hóa Thăng Long I_icon_minitimeFri Feb 11, 2011 7:06 pm

Bora
Mọi thứ đều có thể thay đổi - theo thời gian , nhưng tôi biết một điều : tình yêu của tôi đối với lịch sử là mãi mãi !

Thành viên cấp 1

Bora

Thành viên cấp 1

https://www.facebook.com/linhbora
Họ & tên Họ & tên : Bora
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 12/11/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 33
Đến từ Đến từ : SĐ - QH - Huế
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Mọi thứ đều có thể thay đổi - theo thời gian , nhưng tôi biết một điều : tình yêu của tôi đối với lịch sử là mãi mãi !
Điểm thành tích Điểm thành tích : 73
Được cám ơn Được cám ơn : 28

Bài gửiTiêu đề: Thành tựu của nên văn hóa Thăng Long

 
Có ai giúp Bora với : ;huh

Những thành tựu tiêu biểu của nên văn hóa Thăng Long thời Lý - Trần - Lê
Chữ ký của Bora





Thành tựu của nên văn hóa Thăng Long I_icon_minitimeSat Feb 12, 2011 1:24 am

Khánh Trang
Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Khánh Trang

ĐIỀU HÀNH VIÊN

https://www.facebook.com/khanhtrangpi
Họ & tên Họ & tên : Trang
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ - Trưởng ban Điều hành Diễn đàn
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Thành tựu của nên văn hóa Thăng Long 36 Thành tựu của nên văn hóa Thăng Long 6 Thành tựu của nên văn hóa Thăng Long 40Thành tựu của nên văn hóa Thăng Long 43
Ngày tham gia Ngày tham gia : 20/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 743
Đến từ Đến từ : Đăk Lăk
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1281
Được cám ơn Được cám ơn : 208

Bài gửiTiêu đề: Re: Thành tựu của nên văn hóa Thăng Long

 
Nhà Lý
Giáo dục
Hệ thống thi cử
Hệ thống thi cử cho đến năm 1075 chưa thấy ghi chép gì. Từ năm 1075, nhà Lý đã bắt đầu mở các kỳ thi để chọn người tài giỏi ra giúp nước, chứng tỏ ảnh hưởng của Nho giáo đang bắt đầu át dần ảnh hưởng của Phật giáo. Tuy nhiên, việc thi cử chưa có hệ thống như sau này.
Việc thi cử
Năm 1075 tháng 2, xuống chiếu tuyển Minh kinh bác học và thi Nho học tam trường. Lê Văn Thịnh trúng tuyển, cho vào hầu vua học. Năm 1086 tháng 8, thi người có văn học trong nước, sung làm quan ở Hàn lâm viện, Mạc Hiển Tích trúng tuyển, bổ làm Hàn lâm học sĩ. Năm 1165 tháng 8, thi học sinh. Năm 1185 tháng giêng, thi sĩ nhân trong nước, người nào từ 15 tuổi mà thông thi thư thì được vào hầu học ở ngự điện. Lấy đỗ bọn Bùi Quốc Khái, Đặng Nghiêm 30 người v.v.
Mở trường học
Tháng 8 âm lịch năm 1070, nhà Lý dựng Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công và tứ phối (Nhan Uyên, Tăng Sâm, Tử Tư, Mạnh Tử là bốn học trò của Khổng Tử), vẽ tượng thất thập nhị hiền (72 học trò giỏi của Khổng Tử), bốn mùa cúng tế. Hoàng thái tử đến học ở đây.
Tôn giáo
Thời nhà Lý, Phật giáo cực kỳ hưng thịnh. Đại Việt sử ký toàn thư (ĐVSKTT) có chép:
Năm 1010, mùa thu, tháng 7, vua [Lý Thái Tổ] từ thành Hoa Lư, dời đô ra kinh phủ ở thành Đại La... Xuống chiếu phát tiền kho 2 vạn quan, thuê thợ làm chùa ở phủ Thiên Đức, tất cả 8 sở, đều dựng bia ghi công...Lại ở trong thành làm chùa ngự Hưng Thiên. Ngoài thành về phía nam dựng chùa Thắng Nghiêm... Tháng 12, phát bạc ở kho 1.680 lạng để đúc chuông lớn, treo ở chùa Đại Giáo... Năm 1011, bên hữu dựng chùa Vạn Tuế. Ngoài thành dựng chùa Tứ Đại Thiên Vương và các chùa Cẩm Y, Long Hưng, Thánh Thọ... Năm 1014, mùa thu, tháng 9, xuống chiếu phát 310 lạng vàng trong kho để đúc chuông treo ở chùa Hưng Thiên, tháng 10, xuống chiếu phát trăm lạng bạc trong kho để đúc hai quả chuông treo ở chùa Thắng Nghiêm... Năm 1016, độ cho hơn nghìn người ở kinh sư làm tăng đạo. Dựng hai chùa Thiên Quang, Thiên Đức và tô bốn pho tượng Thiên Đế... Năm 1018, mùa hạ, tháng 6, sai Viên ngoại lang là Nguyễn Đạo Thanh và Phạm Hạc sang nước Tống xin kinh Tam Tạng... Năm 1019, xuống chiếu độ dân trong nước làm tăng... Năm 1021, làm nhà Bát giác chứa kinh... Năm 1024, mùa thu, tháng 9, làm chùa Chân Giáo ở trong thành để vua tiện ngự xem tụng kinh.
Đó là thuộc đời vua Lý Thái Tổ, các đời vua sau như Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông... việc chép kinh, đúc chuông, tạc tượng, xây chùa v.v. vẫn tiếp tục phát triển và đều có ghi chép trong sử sách. Phật giáo trở thành quốc đạo phát triển tới mức như sử gia Lê Văn Hưu đã viết: "...nhân dân quá nửa là sư sãi, trong nước chỗ nào cũng có chùa chiền...".
Văn học
Văn học thời Lý
Ngay trong thế kỷ đầu tiên của thời Lý đã để lại trong di sản tinh thần của dân tộc Việt Nam ba áng thơ văn cô đọng mà gây được một ấn tượng về khí phách phi thường: đó là tờ Chiếu dời đô (214 chữ), bài văn Lộ Bố (148 chữ) và bài thơ Nam quốc sơn hà (28 chữ).
Trong thời Lý thơ văn phát triển khá rầm rộ, có tới hàng trăm tác giả nhưng trải qua các cuộc chiến tranh, lụt lội các sách vở đã bị hư hại nhiều, đặc biệt là chủ trương phá hủy văn hóa của nhà Minh thời kỳ đô hộ Đại Việt đã làm hầu hết chứng tích văn hóa thời này không còn. May mà một số văn bia các chùa còn lưu giữ các bài thơ, bài vịnh của thời này.
Tác phẩm đặc sắc tời này là Thiền Uyển Tập Anh, ghi lại hành trạng của 68 vị thiền sư, cùng 77 bài thơ, bài kệ. Một số tác gia thời này như thiền sư Viên Chiếu (999-1091), thiền sư Không Lộ (?-1119)...và Hoàng Thái hậu Ỷ Lan cũng được xếp trong hàng ngũ tác gia với bài kệ "Sắc không".
Kiến trúc, nghệ thuật
Chùa Một Cột tại Hà Nội
Thời Lý chịu ảnh hưởng nhiều của Phật giáo do đó đặc điểm kiến trúc của các công trình xây dựng giai đoạn này thể hiện rõ nhất qua việc xây dựng và trùng tu các ngôi chùa như: Chùa Keo, Chùa Trấn Quốc, Chùa Một Cột, Chùa Thầy,... với các chi tiết như đuôi mái cong, "lưỡng long chầu nguyệt"... Các chùa thời Lý thường có 4 cấp, xây dựng men theo triền núi, và có mặt bằng hình vuông hoặc hình tròn, trung tâm chùa là tháp cao có tượng Phật đặt trong.
Đặc biệt, thời nhà Lý có tượng đức Phật lớn nhất Việt Nam hiện có ở Chùa Phật Tích. Tượng tạc bằng đá hoa cương xanh ngồi thiền định trên tòa sen, cao 1,87 m, kể cả bệ là 2.77 m. Trên bệ và trong những cánh sen, có những hình rồng và hoa lá đặc trưng cho thời Lý. Chùa được đại trùng tu thời Lý và hiện còn giữ một số tác phẩm điêu khắc thời Lý, như 10 tượng thú bằng đá gồm: sư tử, voi, trâu, ngựa, tê giác, mỗi loại 2 con (mỗi con cao khoảng 2 m) nằm trên bệ hoa sen ở bậc nền thứ hai của chùa.
Nghệ thuật thời Lý phong phú và đa dạng. Đặc điểm dễ nhận thấy nhất của các loại hình nghệ thuật thời này là hình tượng con rồng, có trên các đồ dùng, trên các đĩa gốm, men, các loại gạch gốm, trên các cửa gỗ ra vào của công trình cũng thường có cặp rồng cuốn.
Thời nhà Lý có ba trong số tứ đại khí, đó là tượng Phật Di Lặc chùa Quỳnh Lâm, tháp Báo Thiên (dựng năm 1057) gồm 12 tầng, chuông Qui Điền (đúc năm 1101). Đại khí còn lại là vạc Phổ Minh được đúc vào thời Trần. Các vật trên nay đều không còn.

NH À TR ẦN
Văn hóa-Kinh tế-xã hội
Hành chính
Đời nhà Trần, Việt Nam chia ra làm 12 lộ, Đại Việt sử ký toàn thư (ĐVSKTT) chép như sau:
Nhâm Dần, Thiên Ứng Chính Bình năm thứ 11 1242: Mùa xuân, tháng 2, chia nước làm 12 lộ. Đặt chức an phủ, trấn phủ, có 2 viên chánh, phó để cai trị. Các xã, sách thì đặt chức đại tư xã, tiểu tư xã. Từ ngũ phẩm trở lên là đại tư xã, từ lục phẩm trở xuống là tiểu tư xã. Có người làm kiêm cả 2-4 xã, cùng xã chính, xã sử, xã giám gọi là xã quan.
Mỗi lộ đều có quyền dân tịch để kiểm soát dân số trong lộ. Dân chúng trong nước được chia ra làm 3 hạng: hạng tiểu hoàng nam (từ 18 tuổi đến 20 tuổi), hạng đại hoàng nam (từ 20 tuổi đến 60 tuổi) và hạng lão (trên 60 tuổi). Lúc đầu chỉ có những người trong hoàng tộc mới được giữ các chức quan nhưng từ đời vua Anh Tông, những người tài đức cũng được tuyển dụng vào giữ các chức vụ quan trọng này. Sách Cương mục chính biên có ghi lại 12 lộ như sau: Thiên Trường, Long Hưng, Quốc Oai, Bắc Giang, Hải Đông, Trường Yên, Kiến Xương, Hồng Khoái, Thanh Hoá, Hoàng Giang, Diễn Châu.
Luật pháp
Vua Thái Tông cho sửa lại luật pháp rất nghiêm minh. ĐVSKTT có chép lại như sau:
Canh Dần, Kiến Trung năm thứ 5 1230: Mùa xuân, tháng 3, khảo xét các luật lệ của triều trước, soạn thành Quốc triều thống chế và sửa đổi hình luật lễ nghi, gồm 20 quyển. Định bị đồ có mức độ khác nhau:
 Loại bị đồ làm Cảo điền hoành thì thích vào mặt 6 chữ, cho ở Cảo xã (nay là xã Nhật Cảo), cày ruộng côn, mỗi người 3 mẫu, mỗi năm phải nộp 300 thăng thóc.
 Loại bị đồ làm Lao thành binh thì thích vào cổ 4 chữ, bắt dọn cỏ ở Phượng Thành, thành Thăng Long, lệ vào quân Tứ sương.
Đặt ty bình bạc là cơ quan hành chính và tư pháp ở kinh đô Thăng Long lúc đó với chức quan kinh doãn, chuyên xét đoán việc kiện tụng ở kinh thành. Năm 1265 đổi thành Đại an phủ sứ, sau lại đổi thành Kinh sư đại doãn.
Kinh tế
Về mặt nông nghiệp: để tránh nạn ngập lụt, vua Thái Tông sai đắp đê hai bên bờ sông và cử quan đặc trách trông coi việc đê gọi là hà đê sứ. Mỗi năm sau vụ mùa, triều đình còn ra lệnh cho quân sĩ đắp đê hay đào lạch, hào, giúp đỡ dân chúng. Đại Việt sử ký toàn thư có chép:
Tân Mão, Kiến Trung năm thứ 7, 1231: Mùa xuân, tháng giêng, sai nội minh tự Nguyễn Bang Cốc (hoạn quan) chỉ huy binh lính phủ mình đào vét kênh Trầm và kênh Hào (là tên hai con kênh, thuộc huyện Ngọc Sơn (nay là Tĩnh Gia), tỉnh Thanh Hóa) từ phủ Thanh Hóa đến địa giới phía nam Diễn Châu.
Triều đình cũng cho phép các vương, hầu có quyền chiêu tập những người nghèo khó, lưu lạc đi khai khẩn đất hoang để mở mang thêm ruộng nương.
Về mặt thuế má: Có 2 loại thuế là thuế thân và thuế điền. Thuế thân được đóng bằng tiền và ít nhiều tuỳ theo số ruộng có. Ai có dưới một mẫu ruộng thì được miễn thuế. Thuế điền thì đóng bằng thóc. Ngoài ra còn có thuế trầu cau, rau quả, tôm cá v.v. Về mặt tiền tệ, để tiện việc tiêu dùng - vàng, bạc được đúc thành phân, lượng và có hiệu của nhà vua.
Hệ thống thi cử
Đời nhà Trần, văn học rất được mở mang. Nho học rất được toàn thịnh.
Việc thi cử
Trước kia dưới triều nhà Lý, có mở những khoa thi tam trường để lấy cử nhân, nhưng các khoa thi chỉ được mở ra khi nào triều đình cần người tài giỏi ra giúp nước chứ chưa có mở định kỳ. Năm 1232, vua Trần Thái Tông cho mở khoa thi thái học sinh để lấy tiến sĩ theo định kỳ cứ 7 năm thì có một kỳ thi. Năm 1247, nhà vua lại cho đặt ra khảo thi tam khôi để lấy trạng nguyên, bảng nhãn và thám hoa. Lê Văn Hưu là người đầu tiên đậu bảng nhãn.
Mở trường học
Ngoài Quốc Tử Giám có tại kinh đô từ đời nhà Lý, nhà Trần cho lập thêm Quốc Học Viện để giảng Tứ Thư và Ngũ Kinh. Tại các lộ cũng cho mở trường học để dạy cho dân chúng.
Những học giả nổi tiếng
Đời nhà Trần đã đào tạo được khá nhiều học giả nổi tiếng như Lê Văn Hưu soạn bộ Đại Việt Sử Ký và đây là bộ sử đầu tiên của Việt Nam. Mạc Đĩnh Chi nổi tiếng là một ông trạng rất mực thanh liêm, đức độ và có tài ứng đối đã làm cho vua quan nhà Nguyên phải kính phục. Chu Văn An là một bậc cao hiền nêu gương thanh khiết, cương trực. Các vua Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông, Anh Tông, Minh Tông đều là những người giỏi văn chương và có soạn Ngự tập và danh tướng Trần Quốc Tuấn có làm những tác phẩm giá trị như Hịch tướng sĩ.
Văn Nôm
Hàn Thuyên tức Nguyễn Thuyên có công làm thơ bằng chữ Nôm và đặt ra luật thơ Nôm. Vì thế đã có nhiều học giả, văn nhân đã theo gương của Hàn Thuyên mà làm những bài thơ Nôm rất giá trị. ĐVSKTT chép:
Bấy giờ (năm 1282) có cá sấu đến sông Lô. Vua sai hình bộ thượng thư Nguyễn Thuyên làm bài văn ném xuống sông, cá sấu bỏ đi. Vua cho việc này giống như việc của Hàn Dũ, bèn ban gọi là Hàn Thuyên. Thuyên lại giỏi làm thơ phú quốc ngữ. Thơ phú nước ta dùng nhiều quốc ngữ, thực bắt đầu từ đấy.
Tôn giáo
Về Phật giáo, vào đầu đời nhà Trần thì Phật giáo còn thịnh. Các nhà vua đều sùng đạo cho xây chùa, đúc chuông, tạc tượng để phụng thờ khắp nơi. ĐVSKTT chép lại Thượng hoàng xuống chiếu rằng trong nước hễ chổ nào có đình trạm đều phải đắp tượng phật để thờ.
Vua Nhân Tông còn sai sứ sang Trung Hoa để thỉnh kinh về truyền bá đạo Phật, và ông chính là ông tổ đầu tiên của thiền phái Trúc Lâm. Nhưng cuối đời Trần, Phật giáo bị pha thêm các hình thức mê tín bùa chú cho nên ngày càng suy vi. Về Lão giáo thì cũng được nhân dân ngưỡng mộ. Do đó, nhà Trần cũng cho mở những khảo thi tam giáo như đời nhà Lý
NH À L Ê
Giáo dục
Ngay sau khi lên ngôi vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc Tử Giám ở kinh thành Thăng Long mở trường học các lộ mở khoa thi và cho phép người nào có học đều được dự thi. Đa số dân đều có thể đi học đi thi trừ những kẻ phạm tội và làm nghề ca hát.
Ở các đạo phủ có trường công. Nhà nước tuyển chọn người giỏi có đạo đức để làm thầy giáo. Nội dung học tập thi cử là sách của nhà Nho. Thời Lê sơ (1428-1527) tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ lấy đỗ 989 tiến sĩ 20 trạng nguyên. Riêng thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497) tổ chức được 12 khoa thi tiến sĩ lấy đỗ 501 tiến sĩ 9 trạng nguyên.
Học chế thời Lê mở rộng hơn các thời trước, không cấm con em nhà thường dân đi học như thời nhà Lý, nhà Trần. Tài liệu học tập thì gồm mấy bộ Tứ Thư, Ngũ Kinh tinh tuý, Bắc sử (Sử Trung Quốc). Phương pháp giáo dục chỉ có 2 nguyên tắc chủ chốt là trừng phạt bằng roi vọt và học thuộc lòng. Ngoài ra còn nguyên tắc lặp lại tư tưởng cổ nhân và biểu diễn bằng những câu sáo rỗng
Lê Thánh Tông khởi xướng và cho lập bia tiến sĩ lần đầu tiên ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám vào năm 1484, các đời vua sau này tiếp tục bổ sung thêm các tấm bia vinh danh mới. Cùng với việc xây dựng thiết chế mới, Lê Thánh Tông đẩy mạnh phát triển giáo dục, đào tạo nhân tài. Ngoài Hàn lâm viện, Quốc sử viện, nhà Thái học, Quốc Tử Giám là những cơ quan văn hóa, giáo dục lớn, Lê Thánh Tông còn cho xây kho bí thư chứa sách, đặc biệt đã sáng lập Hội Tao Đàn bao gồm những nhà văn hóa có tiếng đương thời mà Lê Thánh Tông là Tao Đàn chủ soái. Việc thi cử và học tập thường xuyên và rất nhiều tiến sĩ và trạng nguyên đỗ đạt và thành danh.
Thời Lê sơ, Nho giáo chiếm vị trí độc tôn; Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế. Phật giáo bị đẩy lui xuống sinh hoạt ở các làng xã, trong khi đó Nho giáo lại được coi trọng và lên ngôi, đặc biệt là khu vực triều đình và giới nho học. Đó là đặc điểm chính của thời kỳ này. Mặt khác do trước đó chịu sự tận diệt của nhà Minh nên nhiều chùa chiền, cung điện và các phật tử phát triển rực rỡ ở các triều đại nhà Lý, nhà Trần đã bị xóa bỏ.
Hệ thống Nho giáo này do phong kiến nhà Lê bắt chước theo nhà Minh của Trung Quốc. Người học tuyệt đối không ai được phát huy ý kiến riêng của mình, cấm chỉ tự do tư tưởng. Nhà nghiên cứu Đào Duy Anh cho rằng kiểu người điển hình do phương pháp giáo dục này đào tạo là người hủ nho hoàn toàn trung thành với chế độ quân chủ nhà Lê
Luật pháp
Về luật pháp, Bộ Quốc triều hình luật của nhà Hậu Lê đã được hoàn thiện trong thời Lê Thánh Tông, nên còn được gọi là Luật Hồng Đức. Với bộ luật này, Đại Việt đã hình thành một nhà nước pháp quyền sơ khởi và thuộc loại sớm trên thế giới. Lê Thánh Tông đã lấy những quan điểm của nho giáo làm hệ tư tưởng, chỉ đạo việc biên soạn, ban hành luật pháp, nhằm thể chế hoá một nhà nước phong kiến Đại Việt, với truyền thống nhân nghĩa, lấy dân làm gốc.
Nội dung chính của bộ luật là bảo vệ quyền lợi của vua hoàng tộc; bảo vệ quyền lợi của quan lại và giai cấp thống trị địa chủ phong kiến. Đặc biệt bộ luật có những điều luật bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ
Xã hội
Trong xã hội, giai cấp nông dân chiếm tuyệt đại đa số dân cư sống chủ yếu ở nông thôn. Họ có rất ít hoặc không có ruộng đất phải cày ruộng đất công nộp tô thuế đi phục dịch cho nhà nước (đi lính đi phu...) hoặc phải cày cấy ruộng thuê của địa chủ quan lại và phải nộp một phần hoa lợi (gọi là tô) cho chủ ruộng.
Nông dân là giai cấp bị bóc lột nghèo khổ trong xã hội. Tầng lớp thương nhân thợ thủ công ngày càng đông hơn họ phải nộp thuế cho nhà nước và không được xã hội phong kiến coi trọng.
Nô tì là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội bao gồm cả người Việt người Hoa dân tộc ít người. Pháp luật nhà Lê hạn chế nghiêm ngặt việc bàn mình làm nô hoặc bức dân tự do làm nô tì. Nhờ vậy số lượng nô tì giảm dần
Nhờ chính sách khuyến nông, cuộc sống của nhân dân được ổn định dân số ngày càng tăng. Nhiều làng mới được thành lập. Các nhà nghiên cứu Việt Nam tự nhận Đại Việt đã trở thành một quốc gia có uy thế trong khu vực Đông Nam Á
Văn học, khoa học, nghệ thuật
• Văn học chữ Hán tiếp tục chiếm ưu thế có hàng loạt tập văn thơ nổi tiếng. Văn học chữ Nôm giữ một vị trí quan trọng. Văn thơ chữ Hán có những tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quỳnh uyển cửu ca... Văn thơ chữ Nôm có Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập, Thập giới cô hồn quốc ngữ văn v.v...
Văn học thời Lê Sơ có nội dung yêu nước sâu sắc thể hiện niềm tự hào dân tộc khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc Ngoài ra văn học thời Lê Sơ xuất hiện 1 bộ phận tác giả chuyên sử dụng văn học làm công cụ chỉ để ca ngợi nhà vua. Phần lớn các tác phẩm loại này được viết với lời lẽ rất trau chuốt, ý tứ cẩu kỳ và tình cảm giả tạo[11].
• Sử học có tác phẩm: Đại Việt sử kí (10 quyển) của Phan Phu Tiên, Đại Việt sử kí toàn thư (15 quyển) của Ngô Sĩ Liên, Lam Sơn thực lục của Nguyễn Trãi, Đại Việt thông giám của Vũ Quỳnh, Việt giám thông khảo tổng luận của Lê Tung, Hoàng triều quan chế...
• Địa lí học có sách Hồng Đức bản đồ Dư địa chí An Nam hình thăng dồ, Dư địa chí của Nguyễn Trãi.
• Y học có công trình Bản thảo thực vật toát yếu của Phan Phu Tiên và Bảo anh lương phương của Nguyễn Trực
• Toán học có các tác phẩm Đại thành toán pháp của Lương Thế Vinh, Lập thành toán pháp của Vũ Hữu.
• Ngoài ra thời Lê Sơ cũng cho biên soạn Điển lệ là loại sách tổng hợp thành tựu của nhiều ngành. Bộ Thiên Nam dư hạ tập gồm 100 quyển của Lê Thánh Tông cũng là 1 ví dụ cụ thể.
• Nghệ thuật sân khấu như ca múa nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển nhất là chèo, tuồng. Âm nhạc cung đình được hình thành từ thời Lê Thái Tông.
• Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Lê Sơ biểu hiện rõ rệt và đặc sắc ở các công trình lăng tẩm cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa).
Hiện nay còn lại một số dấu vết của Lam Kinh ở Thanh Hóa như nền cột bậc thềm một số con vật bằng đá. Cung điện Lam kinh xây dựng trên một khu đất hình chữ nhật dài 314 mét rộng 254 mét, có tường thành bao bọc dày 1m. Trong các bia đá, nổi tiếng nhất là bia Vĩnh Lăng (viết về vua Lê Thái Tổ).

Chữ ký của Khánh Trang





Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (1 vote)


Thành tựu của nên văn hóa Thăng Long I_icon_minitimeSat Feb 12, 2011 7:13 am

Thanhsamkhach
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi

Thành viên năng động

Thanhsamkhach

Thành viên năng động

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích Điểm thành tích : 679
Được cám ơn Được cám ơn : 106

Bài gửiTiêu đề: Re: Thành tựu của nên văn hóa Thăng Long

 
"Tháng 8 âm lịch năm 1070, nhà Lý dựng Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công và tứ phối (Nhan Uyên, Tăng Sâm, Tử Tư, Mạnh Tử là bốn học trò của Khổng Tử), vẽ tượng thất thập nhị hiền (72 học trò giỏi của Khổng Tử), bốn mùa cúng tế. Hoàng thái tử đến học ở đây."

Chỉ có Nhan Uyên, Tăng Sâm là học trò trực tiếp của Khổng tử. Tử tư là học trò Tăng Sâm, Mạnh tử lại là học trò Tử tư. Mạnh tử được coi là ng kế nghiệp Khổng tử, xếp hàng Á thánh vậy nên hai ông Tăng tử, Tử tư cũng được phối hưởng theo
Chữ ký của Thanhsamkhach





Thành tựu của nên văn hóa Thăng Long I_icon_minitimeSat Feb 12, 2011 9:02 am

Bora
Mọi thứ đều có thể thay đổi - theo thời gian , nhưng tôi biết một điều : tình yêu của tôi đối với lịch sử là mãi mãi !

Thành viên cấp 1

Bora

Thành viên cấp 1

https://www.facebook.com/linhbora
Họ & tên Họ & tên : Bora
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 12/11/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 33
Đến từ Đến từ : SĐ - QH - Huế
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Mọi thứ đều có thể thay đổi - theo thời gian , nhưng tôi biết một điều : tình yêu của tôi đối với lịch sử là mãi mãi !
Điểm thành tích Điểm thành tích : 73
Được cám ơn Được cám ơn : 28

Bài gửiTiêu đề: Re: Thành tựu của nên văn hóa Thăng Long

 
Bora cảm ơn mọi người nha , giờ có tư liệu để viết bài rồi ^^ thanks ;covu ;vui ;hoho ;hoa
Chữ ký của Bora





Thành tựu của nên văn hóa Thăng Long I_icon_minitimeSat Feb 12, 2011 9:30 am

Thanhsamkhach
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi

Thành viên năng động

Thanhsamkhach

Thành viên năng động

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích Điểm thành tích : 679
Được cám ơn Được cám ơn : 106

Bài gửiTiêu đề: Re: Thành tựu của nên văn hóa Thăng Long

 
Hệ thống Nho giáo này do phong kiến nhà Lê bắt chước theo nhà Minh của Trung Quốc. Người học tuyệt đối không ai được phát huy ý kiến riêng của mình, cấm chỉ tự do tư tưởng.

Hệ thống Nho giáo VN nhất là nhà Lê cởi mở hơn nhiều so với nhà Minh Thanh
Về thi cử nhà Minh Thanh thì học văn bát cổ còn VN thi cả kinh nghĩa, thi phú, văn sách...

Thời Lê sơ có vua Lê thánh tông là 1 vị vua kiêm thi sĩ nên Văn học thời Lê Sơ có nội dung yêu nước sâu sắc thể hiện niềm tự hào dân tộc khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc ngoài ra văn học thời Lê Sơ còn thể hiện 1 tinh thần lãng mạn vượt ngoài khuôn khổ khắc kỉ của Nho giáo phương Bắc

Ức trai tiên sinh cũng là 1 tâm hồn thi sĩ rất lãng mạn bên cạnh 1 ng chiến sĩ yêu nước. Những bài thơ tình của ông có thể đọc trong thời nay mà vẫn ko thẫy lạc hậu
Tình thư 1 bức còn phong kín
Gió nơi đâu gượng mở xem
Chữ ký của Thanhsamkhach





Thành tựu của nên văn hóa Thăng Long I_icon_minitimeSat Feb 12, 2011 10:18 pm

Bora
Mọi thứ đều có thể thay đổi - theo thời gian , nhưng tôi biết một điều : tình yêu của tôi đối với lịch sử là mãi mãi !

Thành viên cấp 1

Bora

Thành viên cấp 1

https://www.facebook.com/linhbora
Họ & tên Họ & tên : Bora
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 12/11/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 33
Đến từ Đến từ : SĐ - QH - Huế
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Mọi thứ đều có thể thay đổi - theo thời gian , nhưng tôi biết một điều : tình yêu của tôi đối với lịch sử là mãi mãi !
Điểm thành tích Điểm thành tích : 73
Được cám ơn Được cám ơn : 28

Bài gửiTiêu đề: Re: Thành tựu của nên văn hóa Thăng Long

 
thế kể từ thời Lý , nền văn hoá Thăng Long được hình thành và phát triển không ạ ? ;chowa
Chữ ký của Bora





Thành tựu của nên văn hóa Thăng Long I_icon_minitimeSun Feb 13, 2011 12:46 pm

B754

Thành viên cấp 2

B754

Thành viên cấp 2

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 13/11/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 48
Điểm thành tích Điểm thành tích : 51
Được cám ơn Được cám ơn : 4

Bài gửiTiêu đề: Re: Thành tựu của nên văn hóa Thăng Long

 
Có một khái niệm cần làm rõ là "nền văn hóa Thăng Long". Khái niệm văn hóa thường được hiểu ở qui mô lớn hơn, như văn hóa Việt Nam, hay văn hóa phương Đông, còn đối với Thăng Long, thì thông thường gắn với khái niệm văn hiến. Trong giai đoạn mà bạn đề cập đến ở trên, thời kì Lí, Trần, Lê, thì trong sách vở xưa nay thường đề cập tới với cái tên nền văn minh Đại Việt, trong đó kinh đô Thăng Long đóng vai trò trung tâm về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Những thành tựu trên, tôi nghĩ là của nền văn minh Đại Việt, nằm trên 1 địa phương là kinh đô Thăng Long, hay nói cách khác chúng ta nên xem xét văn hiến Thăng Long là đỉnh cao, là 1 bộ phận có khả năng đại diện cho nền văn minh Đại Việt, chứ ko nên đặt nó ra riêng 1 vị trí để chụp cho nó cái tên là văn hóa Thăng Long đc.
Chữ ký của B754





Thành tựu của nên văn hóa Thăng Long I_icon_minitimeSun Feb 13, 2011 3:00 pm

Bora
Mọi thứ đều có thể thay đổi - theo thời gian , nhưng tôi biết một điều : tình yêu của tôi đối với lịch sử là mãi mãi !

Thành viên cấp 1

Bora

Thành viên cấp 1

https://www.facebook.com/linhbora
Họ & tên Họ & tên : Bora
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 12/11/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 33
Đến từ Đến từ : SĐ - QH - Huế
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Mọi thứ đều có thể thay đổi - theo thời gian , nhưng tôi biết một điều : tình yêu của tôi đối với lịch sử là mãi mãi !
Điểm thành tích Điểm thành tích : 73
Được cám ơn Được cám ơn : 28

Bài gửiTiêu đề: Re: Thành tựu của nên văn hóa Thăng Long

 
Bora biết là Văn hoá Thăng Long là một phần của nền Văn minh Đại Việt , nhưng trong câu hỏi của em chỉ yêu cầu nêu thành tựu của nền văn hoá Thăng Long trong các thời Lý , Trần , Lê . Và vì cái tên Thăng Long đc bắt đầu từ thời Lý , vì thế nên Bora thắc mắc là mình có thể viết " ... . Từ đây (sau khi xuống chiếu dời đô - 1010) , nền văn minh Thăng Long hình thành và phát triển " có đúng ko thôi ! ^^
Chữ ký của Bora





Thành tựu của nên văn hóa Thăng Long I_icon_minitimeMon Feb 14, 2011 7:36 am

Thanhsamkhach
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi

Thành viên năng động

Thanhsamkhach

Thành viên năng động

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích Điểm thành tích : 679
Được cám ơn Được cám ơn : 106

Bài gửiTiêu đề: Re: Thành tựu của nên văn hóa Thăng Long

 
Bora đã viết:
Bora biết là Văn hoá Thăng Long là một phần của nền Văn minh Đại Việt , nhưng trong câu hỏi của em chỉ yêu cầu nêu thành tựu của nền văn hoá Thăng Long trong các thời Lý , Trần , Lê . Và vì cái tên Thăng Long đc bắt đầu từ thời Lý , vì thế nên Bora thắc mắc là mình có thể viết " ... . Từ đây (sau khi xuống chiếu dời đô - 1010) , nền văn minh Thăng Long hình thành và phát triển " có đúng ko thôi ! ^^

Viết như vậy cũng được thôi, tuỳ quan điểm của mỗi ng
VD như bạn sau khi sinh ra mới được đặt tên và vì thế có thể nói từ khi sinh ra Bora mới hình thành và phát triển. Cũng có thể tính cả thời kì nằm trong bụng mẹ là thời kì hình thành và phát triển dù chưa có tên. Vậy nên các cụ tính tuổi âm bao giờ cũng hơn tuổi dương 1 năm là tính thời kì đó đó
Chữ ký của Thanhsamkhach





Thành tựu của nên văn hóa Thăng Long I_icon_minitime



Sponsored content

Bài gửiTiêu đề: Re: Thành tựu của nên văn hóa Thăng Long

 
Chữ ký của Sponsored content




 

Thành tựu của nên văn hóa Thăng Long

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: VIỆT SỬ :: Nghìn năm Thăng Long-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất