CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Mặt trận dân tộc thống nhất

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Mặt trận dân tộc thống nhất I_icon_minitimeSun Dec 19, 2010 9:31 pm

Khánh Trang
Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Khánh Trang

ĐIỀU HÀNH VIÊN

https://www.facebook.com/khanhtrangpi
Họ & tên Họ & tên : Trang
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ - Trưởng ban Điều hành Diễn đàn
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Mặt trận dân tộc thống nhất 36 Mặt trận dân tộc thống nhất 6 Mặt trận dân tộc thống nhất 40Mặt trận dân tộc thống nhất 43
Ngày tham gia Ngày tham gia : 20/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 743
Đến từ Đến từ : Đăk Lăk
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1281
Được cám ơn Được cám ơn : 208

Bài gửiTiêu đề: Mặt trận dân tộc thống nhất

 
Phạm Thế Duyệt *

Đoàn kết, yêu nước là truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta trong suốt quá trình hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước.

Kế thừa và phát huy truyền thống đó, kết hợp nhuần nhuyễn quan điểm "dân là gốc" của ông cha và "cách mạng là sự nghiệp quần chúng" của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, 75 năm trước đây, gần 10 tháng sau khi Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập, ngày 18-11-1930, Hội Phản đế đồng minh - hình thức tổ chức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam ở nước ta ra đời do Đảng Cộng sản Việt Nam và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc khởi xướng và lãnh đạo, đã đánh dấu sự phát triển về chất phong trào đoàn kết, yêu nước của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp đô hộ và bè lũ tay sai.

Kế tục sự nghiệp cách mạng của Hội Phản đế đồng minh (1930 - 1936) và của Mặt trận Dân chủ Đông dương (1936 - 1939), Mặt trận Việt Minh (1941) đã tập hợp các tầng lớp nhân dân, các đảng phái yêu nước và các tổ chức cứu quốc, đoàn kết, động viên toàn dân vùng lên giành chính quyền, đưa Cách mạng Tháng Tám đến thắng lợi, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đoàn kết trong Mặt trận Liên Việt, nhân dân và quân đội ta với sức mạnh vô địch, đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", đưa cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược đến thắng lợi, giải phóng một nửa đất nước, xây dựng và bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, làm hậu phương vững chắc cho tiền tuyến lớn miền Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai.

Đoàn kết trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trong Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam, nhân dân và quân đội ta đã làm tròn sứ mệnh lịch sử vẻ vang của mình là "đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào", bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Kế tục vai trò lịch sử vẻ vang của các hình thức tổ chức Mặt trận dân tộc thống nhất trước đây, bước vào thời kỳ "cả nước cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội", nhất là trong công cuộc đổi mới, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với tính chất là một bộ phận của hệ thống chính trị nhà nước ta do Đảng lãnh đạo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp, các dân tộc, các tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, trên cơ sở tập hợp, mở rộng và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đã có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp chấn hưng đất nước.

Được tư tưởng Hồ Chí Minh dẫn đường, vận dụng sáng tạo các quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết các Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, cụ thể hóa bằng các Nghị quyết của các Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương, nhất là Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tám, khóa VI "Về đổi mới công tác vận động quần chúng của Đảng", các Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ bảy, khóa IX "Về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh"; "về công tác dân tộc"; "về công tác tôn giáo"; các Nghị quyết của Bộ Chính trị "về đại đoàn kết dân tộc và tăng cường Mặt trận Dân tộc thống nhất" (khóa VII); "Về Người Việt Nam ở nước ngoài" (khóa IX), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tuy phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức, song ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình trước nhân dân, trước lịch sử, căn cứ vào vị trí, chức năng và nhiệm vụ được quy định trong Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đã tận dụng thời cơ, phát huy thuận lợi, nỗ lực phấn đấu, thực hiện thắng lợi các chương trình hành động do các Đại hội Mặt trận Tổ quốc đề ra và đã đạt được những kết quả ngày càng to lớn và trên nhiều lĩnh vực. Việc tập hợp các tầng lớp nhân dân vào các hình thức tổ chức đa dạng, phù hợp với sự phát triển kinh tế nhiều thành phần, có nhiều tiến bộ. Mặt trận đã ra sức động viên nhân dân hưởng ứng các phong trào thi đua, các cuộc vận động, nhất là hai cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" và cuộc vận động "Ngày vì người nghèo" do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động, phát huy mọi nguồn lực, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đã tích cực tham gia đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị; phát huy dân chủ, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân; tăng cường và tiếp tục mở rộng công tác đối ngoại nhân dân, v.v...

Những kết quả và tiến bộ nêu trên đã góp phần quan trọng vào việc củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng thêm sự đồng thuận xã hội, mở rộng quan hệ đoàn kết hữu nghị, hợp tác quốc tế, v.v... góp phần quan trọng vào những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử mà nhân dân ta đã giành được trong công cuộc đổi mới: đưa đất nước vượt qua một giai đoạn thử thách, gay go, ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội; kinh tế tăng trưởng khá nhanh; công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được đẩy mạnh; hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc mà nền tảng là liên minh công nhân - nông dân - trí thức do Đảng lãnh đạo ngày càng được tăng cường và củng cố; nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân được giữ vững; quan hệ đối ngoại được mở rộng; vị thế nước ta trên thế giới không ngừng được nâng cao.

Ôn lại lịch sử vẻ vang của Mặt trận Dân tộc thống nhất 75 năm qua cho phép chúng ta khẳng định:

Trải qua ba phần tư thế kỷ đấu tranh cách mạng với những tên gọi, cách tổ chức và Cương lĩnh chính trị khác nhau, Mặt trận Dân tộc thống nhất đã không ngừng được củng cố và phát triển. Bằng những Cương lĩnh, chính sách và khẩu hiệu chính trị đúng đắn, bằng những chương trình hành động thiết thực cụ thể, Mặt trận ngày càng tập hợp được đông đảo các tầng lớp nhân dân và nhân lên gấp bội tinh thần yêu nước của dân tộc, tiến hành đấu tranh không khoan nhượng với kẻ thù, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Mặt trận Dân tộc thống nhất luôn luôn là một nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng nước ta, là điều kiện tiên quyết giúp cho nhân dân ta chuyển hóa đại đoàn kết dân tộc từ sức mạnh tinh thần tiềm ẩn thành sức mạnh vật chất tự giác và có tổ chức, là một công cụ sắc bén để nhân dân ta phát huy sức mạnh tổng hợp vĩ đại của mình trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Những năm tới là thời kỳ có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhân dân ta trong việc phấn đấu thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010 nhằm "Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại...".

Nhân dân ta thực hiện những nhiệm vụ trọng đại đó trong bối cảnh thế và lực của nước ta đã lớn mạnh hơn trước rất nhiều: kinh tế phát triển; chính trị, xã hội ổn định; quốc phòng - an ninh và trật tự an toàn xã hội được giữ vững; khối đại đoàn kết toàn dân tộc được tăng cường; lòng tin của tuyệt đại bộ phận nhân dân đối với công cuộc đổi mới, với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa được củng cố; hoạt động đối ngoại được mở rộng, môi trường quốc tế thuận lợi, v.v...

Song cũng phải thấy rằng, nước ta vẫn là một nước nghèo; trình độ khoa học, công nghệ và dân trí còn thấp; tiềm năng về tài nguyên, lao động và nguồn vốn dôi dư trong dân chưa được khai thác; nhiều người đến tuổi lao động vẫn chưa có việc làm. Nhân dân ta lại phải đương đầu với những thách thức không nhỏ trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, phải đối phó với các trào lưu văn hóa - tư tưởng độc hại từ bên ngoài và các thế lực thù địch luôn tìm cách thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình", chống lại công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta.

Xuất phát từ tình hình trên, Đại hội VI Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trương: "Đoàn kết rộng rãi, đoàn kết chân thành mọi thành viên trong xã hội có thể đoàn kết được, không phân biệt đối xử về quá khứ, thành phần giai cấp, dân tộc, tôn giáo, ở trong nước hay ở nước ngoài, đoàn kết trên cơ sở mục tiêu chung là: giữ vững độc lập thống nhất, vì "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh"; đoàn kết giữa nhân dân ta với nhân dân các nước trên thế giới, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trở thành động lực chủ yếu để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc".

Để biến chủ trương trên thành hiện thực, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần phát huy hơn nữa sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cụ thể, bằng mọi cách chúng ta:

1 - Khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội lập thân, lập nghiệp theo lời dạy Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá và giàu, người khá và giàu thì giàu thêm"; động viên các tầng lớp nhân dân, các thành phần kinh tế, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng tâm hiệp lực đóng góp trí tuệ, tài năng, công sức góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

2 - Chủ động và tích cực góp phần vào việc mở rộng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cùng Nhà nước sớm thể chế hóa các định hướng chính sách đối với các giai cấp và tầng lớp, bảo đảm bình đẳng và công bằng xã hội; mở rộng dân chủ đi liền với việc tăng cường trật tự, kỷ cương, vận động nhân dân sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật; bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia các phong trào thi đua, các cuộc vận động nhằm thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh; chủ động đề xuất và tham gia giải quyết có hiệu quả những vấn đề bức xúc của cuộc sống nhân dân và tổ chức hòa giải kịp thời những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân ngay từ cơ sở, từ cộng đồng dân cư.

Thực hiện tốt hơn nữa việc vận động, tập hợp, đoàn kết rộng rãi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; tạo điều kiện, giúp đỡ mọi người hiểu được tình hình trong nước; động viên mọi người hướng về Tổ quốc, tùy theo sức mình mà góp phần xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh.

3 - Tổ chức, động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, tích cực tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân trong sạch, vững mạnh, một nhà nước trong đó bộ máy được kiện toàn, tinh gọn; đội ngũ công chức cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, thực sự là công bộc của dân, cùng hệ thống chính sách, pháp luật phù hợp với lòng dân, đồng thời tham gia hoàn chỉnh và áp dụng các cơ chế, biện pháp để ngăn chặn và xử lý, khắc phục các trường hợp cán bộ, công chức lợi dụng chức quyền để nhũng nhiễu, gây phiền hà cho nhân dân. Kiên quyết đấu tranh và kiến nghị đưa ra khỏi bộ máy công quyền những cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất, sách nhiễu dân và thay thế kịp thời những người không đáp ứng được yêu cầu công việc. Tích cực tham gia xây dựng chỉnh đốn Đảng, trước mắt thực hiện thật tốt việc tham gia góp ý kiến vào văn kiện và nhân sự Đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội X của Đảng nhằm tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước.

4 - Kiện toàn bộ máy, tăng cường đội ngũ cán bộ Mặt trận các cấp, tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tiếp tục cùng Nhà nước xây dựng những cơ chế phối hợp và chính sách bảo đảm những điều kiện cần thiết để cả hệ thống Mặt trận hoàn thành những nhiệm vụ được quy định trong Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; tiếp tục hướng mạnh về cơ sở, khu dân cư, xây dựng cộng đồng dân cư tự quản.

Với nhận thức: hệ thống chính trị vững vàng khi từng bộ phận hợp thành hệ thống đó mạnh. Trong cơ chế "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ", muốn tăng cường và đổi mới mọi hoạt động của Mặt trận, một trong những điều kiện tiên quyết là Đảng phải đổi mới sự lãnh đạo của mình đối với công tác Mặt trận; đảng viên phải đi tiên phong và gương mẫu thực hiện những nhiệm vụ mà Mặt trận đề ra. Về vấn đề này, Cương lĩnh của Đảng đã ghi rõ: "Trong Mặt trận, Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là thành viên, vừa là người lãnh đạo" và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Đảng không thể đòi hỏi Mặt trận thừa nhận quyền lãnh đạo của mình, mà phải tỏ ra là một bộ phận trung thành nhất, hoạt động nhất và chân thực nhất. Chỉ trong đấu tranh và công tác hằng ngày, khi quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn và năng lực lãnh đạo của Đảng, thì Đảng mới giành được địa vị lãnh đạo".

Nhân dịp Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành đại hội đảng bộ các cấp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mong muốn tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm lớn của Đảng "Về đại đoàn kết dân tộc và Mặt trận Dân tộc thống nhất" mà Nhà nước đã cụ thể hóa bằng Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được quán triệt sâu sắc trong toàn thể cán bộ, đảng viên, trong Nghị quyết của Đại hội và bằng những việc làm cụ thể.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mong muốn Nhà nước phối hợp chặt chẽ và bảo đảm những điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hoạt động của Mặt trận các cấp.

Từ Hội Phản đế đồng minh, tổ chức tiền thân đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức Mặt trận đã trải qua một chặng đường đầy gian khổ, nhưng cũng đầy vẻ vang và sáng tạo, đã góp phần tô thắm thêm những trang sử hào hùng của dân tộc.

Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam ra đời không phải là một sự ngẫu nhiên mà là kết quả tất yếu của những điều kiện lịch sử, kinh tế - xã hội đòi hỏi nhằm đáp ứng những yêu cầu bức xúc đặt ra lúc đó là giải phóng dân tộc thoát khỏi tình trạng thuộc địa, nửa phong kiến.

Có đường lối cứu nước và dựng nước đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, lãnh tụ kiệt xuất của cách mạng Việt Nam và Đảng Cộng sản khởi xướng, 75 năm qua giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Mặt trận Dân tộc thống nhất với những hình thức tổ chức và tên gọi khác nhau đã kế thừa và phát huy cao độ truyền thống đoàn kết dân tộc, mở rộng đội ngũ những người yêu nước và cách mạng, tổ chức sự phối hợp và thống nhất hành động giữa các lực lượng, tạo sức mạnh của toàn dân tộc nhằm hoàn thành những mục tiêu cách mạng do Đảng đề ra. Khi dân ta còn trong vòng nô lệ, Mặt trận đi sâu tuyên truyền, vận động và tổ chức quần chúng đấu tranh bằng nhiều hình thức phong phú, từ đấu tranh đòi những quyền dân sinh - dân chủ, tiến tới đấu tranh chính trị, vũ trang giành lại độc lập, tự do cho dân tộc.

Khi mới giành được chính quyền ở một số địa phương hoặc khu vực, Mặt trận đã đảm nhiệm chức năng tổ chức, quản lý và hướng dẫn nhân dân thực hiện quyền làm chủ. Lúc Đảng ra hoạt động công khai và giành được chính quyền trên phạm vi cả nước, Mặt trận trở thành cơ sở chính trị, là chỗ dựa vững chắc của chính quyền nhân dân, đồng thời là tổ chức xây dựng mối liên hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Nhờ thực hiện "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết" trong Mặt trận Dân tộc thống nhất nên cuộc chiến đấu của nhân dân ta đã "Thành công, thành công, đại thành công", đã đánh thắng những tên thực dân, đế quốc đầu sỏ, thống nhất đất nước, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, đưa cả nước cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trong sự nghiệp đổi mới ngày nay, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nguyện phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".

Thực tiễn lịch sử đã khẳng định vị trí, vai trò và những thành tích to lớn của Mặt trận Dân tộc thống nhất, đồng thời cũng đang đặt ra những yêu cầu mới, đòi hỏi Mặt trận phải tiếp tục đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động cho ngang tầm với chức năng, nhiệm vụ nặng nề mà Đảng, Nhà nước và nhân dân đòi hỏi.

Những thành tựu vẻ vang của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam trước hết là kết quả của sự chỉ đạo chiến lược của Đảng Cộng sản và Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp. Lịch sử hoạt động của Mặt trận Dân tộc thống nhất đã chứng tỏ: Khi nào Mặt trận nắm vững và giương cao ngọn cờ dân tộc, thì khó khăn mấy cách mạng cũng vượt qua; ngược lại, cách mạng sẽ gặp khó khăn, vấp váp thậm chí thất bại.

Cách mạng càng tiến lên thì Mặt trận Dân tộc thống nhất càng phải được mở rộng là một quy luật phát triển. Vì vậy, phải không ngừng chăm lo xây dựng sự đoàn kết nhất trí trong các thành viên của Mặt trận dân tộc thống nhất về chính trị, tư tưởng và tổ chức trên cơ sở kết hợp lý luận với thực tiễn, truyền thống với hiện tại, xây dựng sự đồng thuận xã hội. Nội dung đoàn kết không phải là một đại lượng bất biến mà đòi hỏi phải được bổ sung, hoàn chỉnh và đổi mới. Ngoài việc định ra mục tiêu và nội dung cụ thể, cần phải có những chính sách và biện pháp bảo đảm công bằng và bình đẳng xã hội, chăm lo lợi ích thiết thực, chính đáng, hợp pháp của các giai cấp, các tầng lớp nhân dân, kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân, tập thể và lợi ích toàn xã hội trên cơ sở nguyên tắc lợi ích giai cấp phải phục tùng lợi ích dân tộc. Lợi ích của Tổ quốc và dân tộc là lợi ích tối cao.

Đoàn kết trong Mặt trận là đoàn kết lâu dài, đoàn kết chân thành, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Quá trình xây dựng khối đại đoàn kết là quá trình đấu tranh chống những nhận thức sai trái, lệch lạc như thái độ định kiến, hẹp hòi; đồng thời chống khuynh hướng đoàn kết một chiều, đoàn kết vô nguyên tắc. Bằng vũ khí tự phê bình và phê bình, đồng thời biết dùng lực lượng tiên tiến để lôi cuốn, thuyết phục bộ phận chậm tiến là biện pháp cơ bản để xây dựng sự đoàn kết trong hàng ngũ Mặt trận.

Không ngừng chăm lo xây dựng và phát triển Mặt trận Dân tộc thống nhất về tư tưởng, chính trị và tổ chức thực chất là giữ vững nguyên tắc Đảng lãnh đạo đồng thời với việc tăng cường sức mạnh của khối liên minh công - nông - trí là điều kiện tiên quyết để mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Quá trình xây dựng và phát triển Mặt trận Dân tộc thống nhất chỉ rõ phải khắc phục khuynh hướng muốn thoát ly sự lãnh đạo của Đảng, hạ thấp vai trò công nông nhưng đồng thời cũng phải đấu tranh chống khuynh hướng cô độc, hẹp hòi. Thực tiễn cho thấy những nhận thức giáo điều, máy móc, quá đề cao hoặc hạ thấp nhân tố dân tộc hoặc giai cấp cũng như những nhận thức chủ quan, duy ý chí sớm đồng nhất dân tộc với giai cấp đều làm mất đi sức sống vốn có của Mặt trận và vô hiệu hóa những khả năng và điều kiện để tập hợp lực lượng cách mạng đông đảo.

Những bài học rút ra từ lịch sử xây dựng và phát triển Mặt trận Dân tộc thống nhất đến nay vẫn giữ nguyên giá trị trong việc vận dụng vào giải quyết những vấn đề đang đặt ra nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Hệ thống những quan điểm về đại đoàn kết dân tộc và Mặt trận Dân tộc thống nhất đã được Đại hội IX của Đảng đề ra và được cụ thể hóa bằng các Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7, khóa IX là những định hướng chủ yếu cho mọi hoạt động của Mặt trận trong giai đoạn hiện nay. Yếu tố quyết định lúc này là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phải tiếp tục tự đổi mới, tự vươn lên để khẳng định mình trong cuộc sống. Lời nói đi đôi với việc làm, biến những đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước và ước nguyện của nhân dân thành hiện thực trong cuộc sống.

Chân lý mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết: "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công" mãi mãi là khẩu hiệu hành động của mọi công dân đất Việt
Chữ ký của Khánh Trang





Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (1 vote)

 

Mặt trận dân tộc thống nhất

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: VIỆT SỬ :: Lịch sử Việt Nam cận – hiện đại-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất