CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 lịch sự của sự đấu tranh vì cái gọi là quyền bình đẳng giới

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
lịch sự của sự đấu tranh vì cái gọi là quyền bình đẳng giới I_icon_minitimeThu Dec 02, 2010 4:07 pm

tanpopo92
sống thật tốt .. để ngày mai được chết

Thành viên cấp 3

tanpopo92

Thành viên cấp 3

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 04/10/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 141
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : sống thật tốt .. để ngày mai được chết
Điểm thành tích Điểm thành tích : 245
Được cám ơn Được cám ơn : 29

Bài gửiTiêu đề: lịch sự của sự đấu tranh vì cái gọi là quyền bình đẳng giới

 
Lễ kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ (QTPN) đã được tiến hành từ thời gian đầu của những năm 1900. Đó là thời điểm khởi đầu cho sự bùng nổ dân số và sự phát triển của những tư tưởng, quan điểm cấp tiến trên toàn thế giới.



Năm 1908
Tại thời điểm này, vai trò của người phụ nữ trong xã hội không được đánh giá đúng mức. Việc bị đối xử bất công và bất bình đẳng về giới đã thôi thúc người phụ nữ đứng lên đấu tranh giành lại những quyền lợi chính đáng của mình. 15000 phụ nữ đã diễu hành phản đối trên đường phố New York – Mỹ đòi hỏi việc giảm giờ làm, tăng lương và được tham gia bầu cử.

Năm 1909
Để phù hợp với lời tuyên bố Đảng Cộng sản Mỹ, lễ QTPN đầu tiên đã được tổ chức vào ngày 28-2 xuyên suốt các tiểu bang của quốc gia này. Cho đến tận năm 1913, những người phụ nữ vẫn tiếp tục tổ chức buổi lễ này vào Chủ Nhật cuối cùng của tháng 2 hàng năm.

Năm 1910
Tại hội nghị Cộng sản quốc tế tổ chức tại Copenhagen – Đan Mạch, hơn 100 phụ nữ từ 17 quốc gia khác nhau đến dự hội nghị đã đồng lòng chấp thuận đề nghị kỉ niệm một cách chính thức ngày QTPN trên toàn thế giới. Ngày lễ này nhằm vinh danh quá trình đấu tranh không mệt mỏi của nữ giới vì quyền lợi chính đáng của mình và hòa vào cuộc vận động toàn cầu đòi quyền đi bầu cho phụ nữ. 3 trong số những phụ nữ tham dự hội nghị sau đó đã đắc cử để trở thành những nữ nghị viên đầu tiên trong nghị viện Phần Lan.

Năm 1911
Tuân theo quyết định đã được thông qua ở Copenhagen, QTPN lần đầu tiên được tổ chức ở Áo, Đan Mạch, Đức và Thụy Sỹ vào ngày 19-3. Hơn 1 triệu phụ nữ và nam giới đã tham gia buổi mít tinh để yêu cầu quyền lợi của phụ nữ trong công việc, bầu cử, được rèn luyện tay nghề, được tham gia các cơ quan công chúng và không bị phân biệt đối xử.

Tuy nhiên, chỉ một tuần sau đó, bi kịch “Tam giác lửa” ở thành phố New York đã cướp đi mạng sống của hơn 140 nhân công nữ, phần lớn họ là lao động nhập cư người Ý và Do Thái. Tai nạn thảm khốc này là hồi chuông cảnh báo cho điều kiện làm việc tồi tệ và luật lao động còn nhiều thiếu sót của Mỹ.

Năm 1911 cũng diễn ra cuộc vận động “Bánh mì và Hoa hồng” nổi tiếng. Tên của cuộc vận động cũng chính là tên bài hát truyền thống thường được ngân vang trong các buổi lễ QTPN trên toàn thế giới sau này.

Năm 1913 – 1914
Phụ nữ Nga đã tổ chức ngày QTPN đầu tiên của họ vào Chủ nhật cuối cùng của tháng 2 năm 1913 như một hành động ủng hộ hoà bình, phản đối Chiến tranh Thế giới lần thứ I. Năm 1914, phụ nữ toàn Châu Âu đã tham gia cuộc mít-tinh lớn nhằm chống lại chiến tranh đang xảy ra cũng như thể hiện tinh thần đoàn kết giữa những người phụ nữ trên toàn thế giới.

Đối xử hòa đồng, không phân biệt giới tính
là cách thể hiện sự trân trọng của bạn dành cho nữ giới.

Năm 1917
Vào Chủ nhật cuối cùng của tháng 2, phụ nữ Nga đã khởi động cuộc đấu tranh “bánh mì và hòa bình” nhằm tưởng nhớ sự hy sinh của 2 triệu binh lính Nga tử trận trong chiến tranh. Cuộc đấu tranh kéo dài cho đến tận 4 ngày sau đã khiến Nga hoàng phải thoái vị và chính phủ lâm thời được thành lập đã công nhận quyền bầu cử của nữ giới. Ngày khởi đầu cuộc đấu tranh là Chủ nhật 23-2 (lịch Julian) cũng chính là ngày 8-3 (lịch Gregorian ngày nay).



Năm 1918 – 1999
Kể từ khi chính thức ra đời, QTPN đã phát triển nhanh chóng và trở thành một buỗi lễ kỉ niệm được công nhận và tổ chức hàng năm ở khắp các quốc gia trên toàn thế giới. Trong nhiều năm qua, Liên hiệp quốc đã tổ chức hội nghị QTPN thường niên nhằm thúc đẩy sự hợp tác, nỗ lực của toàn cầu vì quyền lợi và sự đóng góp của phụ nữ cho xã hội, chính phủ và kinh tế. Năm 1975 đã được chỉ định là “Năm phụ nữ thế giới”

Năm 2000 – 2007
QTPN ngày nay đã trở thành một lễ kỉ niệm chính thức ở các quốc gia như Nga, Belarus, Bulgaria, Kazakhstan, Macedonia, Moldova, Ukraine, Uzbekistan và Việt Nam. Theo phong tục, trong ngày này, nam giới sẽ bày tỏ lòng tôn kính đến bà, mẹ, cô giáo… cũng như tình yêu thương dành cho vợ, bạn gái, bạn học nữ… của họ. Bên cạnh những tấm lòng là những bó hoa rực rỡ sắc màu, những món quà nhỏ nhưng chứa đựng tình yêu thương mà họ muốn gửi đến những người phụ nữ thân thương nhất của mình.

Ở một số quốc gia, QTPN mang giá trị và ý nghĩa tương đương với “Ngày của Mẹ”. Khi đó, trẻ em sẽ dâng tặng mẹ và bà mình những món quà nhỏ nhằm thể hiện lòng biết ơn dành cho sự quan tâm, chăm sóc của người lớn với các em. Thậm chí, nước Mỹ còn qui định tháng 3 là “Tháng lịch sử của phụ nữ”.

Thiên niên kỉ mới đã chứng kiến sự thay đổi đầy ý nghĩa về vai trò và nghĩa vụ của người phụ nữ trong xã hội hiện đại ngày nay. Đó là sự bình đẳng giới tính, sự giải phóng thân phận người phụ nữ khỏi những ràng buộc, lễ giáo phong kiến và chế độ gia trưởng.

Càng ngày càng có nhiều đóng góp tài năng, trí tuệ, công sức lao động của người phụ nữ trong tất cả mọi lĩnh vực xã hội và đời sống. Chúng ta đã có những phi hành gia, bộ trưởng, thủ tướng là nữ giới, các bé gái được khuyến khích tiếp tục con đường học vấn lên cao hơn, những bà nôi trợ vừa đảm việc nhà vừa giỏi việc công ty….

Mặc dù vậy, đâu đó trong xã hội vẫn còn sự bất bình đẳng, sự đối xử bất công với người phụ nữ trong thương nghiệp, chính trị, giáo dục, sức khỏe và nạn bạo hành, dùng vũ lực với nữ giới vẫn còn tiếp diễn ở một số quốc gia kém phát triển… Đó là điều mà sự tiến bộ của nhân loại và xã hội ngày nay không thể chấp nhận được.

Vào ngày 8 tháng 3 hàng năm, QTPN được tổ chức kỉ niệm long trọng và đầy ý nghĩa ở nhiều quốc gia kèm theo những cuộc tọa đàm về chính trị, hội thảo kinh tế... Tất cả nhằm tôn vinh những đóng góp lớn lao, không ngơi nghỉ cho nhân loại của người phụ nữ.

Chữ ký của tanpopo92





lịch sự của sự đấu tranh vì cái gọi là quyền bình đẳng giới I_icon_minitimeThu Dec 02, 2010 4:10 pm

tanpopo92
sống thật tốt .. để ngày mai được chết

Thành viên cấp 3

tanpopo92

Thành viên cấp 3

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 04/10/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 141
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : sống thật tốt .. để ngày mai được chết
Điểm thành tích Điểm thành tích : 245
Được cám ơn Được cám ơn : 29

Bài gửiTiêu đề: Re: lịch sự của sự đấu tranh vì cái gọi là quyền bình đẳng giới

 
thanks

vì những điều mà họ đã làm để ngày nay tôi có thể được những quyền lợi như ngày hôm nay :d

dù mấy chi tiết trên chỉ khái quát thế nhưng tôi vẫn nhìn thấy máu

rất nhiều máu đã đổ vì những gì mà tôi được hưởng ngày nay

nhưng tại sao rất nhiều ng quanh tôi đã quên đi máu của những con ng ười anh dũng đó

tại sao họ cứ quỳ lụy mãi thế ... ( muốn hiểu sau thì hiểu )
Chữ ký của tanpopo92




 

lịch sự của sự đấu tranh vì cái gọi là quyền bình đẳng giới

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: LỊCH SỬ THẾ GIỚI :: Lịch sử thế giới hiện đại-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất