CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Tư sản dân quyền
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Những sắc màu thi ca trên dòng sông đất nước

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Những sắc màu thi ca trên dòng sông đất nước I_icon_minitimeThu Nov 18, 2010 9:22 pm

Khánh Trang
Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Khánh Trang

ĐIỀU HÀNH VIÊN

https://www.facebook.com/khanhtrangpi
Họ & tên Họ & tên : Trang
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ - Trưởng ban Điều hành Diễn đàn
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Những sắc màu thi ca trên dòng sông đất nước 36 Những sắc màu thi ca trên dòng sông đất nước 6 Những sắc màu thi ca trên dòng sông đất nước 40Những sắc màu thi ca trên dòng sông đất nước 43
Ngày tham gia Ngày tham gia : 20/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 743
Đến từ Đến từ : Đăk Lăk
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1281
Được cám ơn Được cám ơn : 208

Bài gửiTiêu đề: Những sắc màu thi ca trên dòng sông đất nước

 
Trong số những tác phẩm văn chương được tuyển chọn và giảng dạy trong chương trình Trung học cơ sở, chương Đất nước trích trong trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm(1) không thuộc vào số những tác phẩm gây nhiều tranh cãi. Không chứa đựng những hình tượng thơ huyên náo, những lớp ngôn từ cổ xưa và hàm xúc đến mức trở thành bí ẩn, ý kiến của các nhà phê bình, nghiên cứu và giảng dạy văn học là thống nhất trong cách đánh giá cũng như cách hiểu tác phẩm: một áng thơ trữ tình – chính luận đặc sắc, tiêu biểu cho sáng tác của những nhà thơ trẻ thế hệ chống Mỹ cứu nước. Đoạn thơ chứa đựng sự gặp gỡ của những yếu tố văn hoá, văn học dân gian với một tư duy thơ hiện đại, với những cảm nhận, suy tư sâu sắc về Đất nước chứa đựng trong tư tưởng chủ đạo được thể hiện trực tiếp trong tác phẩm: Đất nước của Nhân dân. Toàn tác phẩm là một bản tụng ca mà hình tượng trung tâm là Đất nước, một Đất nước được tạo dựng bởi tầng tầng lớp lớp những con người vô danh “không ai nhớ mặt đặt tên”, một Đất nước được cảm nhận qua không gian và thời gian, qua những tầng sâu văn hoá, qua sự thống nhất, hoà quyện giữa cuộc sống thầm kín cá nhân và của cộng đồng dân tộc – cái siêu cá nhân. Qua những gì đã được thể hiện trong các sách giảng văn, văn mẫu, sách hướng dẫn giảng dạy dành cho giáo viên, có cảm giác dường như là chỉ cần nắm được những điều đó là đã có thể đi được đến tận cùng chiều sâu Đất nước. Nhưng phải chăng toàn bộ giá trị của một tác phẩm văn chương, dẫu là thơ trữ tình-chính luận, cũng chỉ chứa đựng trong sự độc đáo và sâu sắc của một tư tưởng? Và phải chăng tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật ngôn từ chỉ đồng nghĩa với việc phân tích đến hết kiệt một tư tưởng – dẫu đó là tư tưởng chủ đạo, tư tưởng trung tâm của tác phẩm?

Tuyệt đại bộ phận những nhà nghiên cứu, phê bình văn học khi phân tích trích đoạn thơ Đất nước đều nhấn mạnh đến sự xuất hiện dày đặc của những yếu tố được chắt lọc từ kho tàng văn hoá, văn học dân gian trong văn bản thơ. Điều này là không thể chối cãi. Một học sinh đã qua bậc Trung học cơ sở với học lực khá và có một vốn hiểu biết nhất định về văn hoá, văn học dân gian là có thể nhận diện và thống kê được tần số xuất hiện của những yếu tố này trên văn bản thơ. Tuy nhiên, xét về mặt thể loại, lại thấy rằng trong tổng số 89 câu thơ, ngoại trừ hai câu biến thể từ một bài ca dao (Hàng năm ăn đâu làm đâu- Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ tổ) gần như tuyệt đối không có bất cứ dấu vết của một thể loại thơ ca dân gian nào hiện diện trên văn bản ngôn từ. Cách lý giải thuận tiện nhất là quy cho tài năng nghệ thuật của nhà thơ, người đã biết sử dụng một cách sáng tạo chất liệu văn học dân gian. Tuy nhiên, nếu đặt trong hoàn cảnh một trích đoạn thơ thể hiện tập trung tư tưởng “Đất nước của Nhân dân- Đất nước của ca dao thần thoại (chúng tôi nhấn mạnh)” thì sự vắng mặt này, theo chúng tôi là một hiện tượng không bình thường, nhất là khi so sánh với một số tác phẩm khác cùng thời và cùng mạch chủ đề, chẳng hạn, Tre Việt Nam của Nguyễn Duy. Từ một phía khác, nếu khảo sát tổng thể 89 câu thơ, có thể thấy một sự xuất hiện với tần số cao của phép đối: 18 câu thơ, chiếm tỷ lệ gần 20% tổng số câu thơ. Thủ pháp này có thể hiện diện dưới hình thức tiểu đối trong nội bộ một số câu thơ kiểu “Khi ta lớn lên/Đất nước đã có rồi” hoặc những cặp câu đối khá chỉnh theo cái nhìn của từ chương học phương Đông như :

Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”
Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”

hoặc khó nhận diện hơn, là những đoạn thơ, mà nếu tổ chức lại sẽ trở thành những cặp câu mang dáng dấp đối khá rõ dù số lượng âm tiết trong từng vế không hoàn toàn trùng khớp :

Khi hai đứa cầm tay
Đất nước trong chúng ta hài hoà nồng thắm
Khi hai đứa cầm tay mọi người
Đất nước vẹn tròn to lớn

Một thủ pháp nghệ thuật vốn là đặc trưng của văn chương bác học Trung đại Việt Nam và Trung Quốc lại xuất hiện trong tác phẩm thơ ca hiện đại của một tác giả trẻ với một tần số cao, theo chúng tôi, chắc chắn không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên. Chúng tôi nhất trí với ý kiến của nhà phê bình Phan Ngọc khi ông cho rằng nghệ thuật, vốn tự bản chất là một sự lựa chọn(2). Từ phía người nghệ sĩ, sự lựa chọn đó có thể diễn ra một cách vô thức dưới sự tác động của cảm hứng nghệ thuật và vốn văn hoá và công việc của người nghiên cứu, không gì khác hơn, là chỉ ra logique của sự lựa chọn đó. Nếu không, khoa học về văn chương không có lý do tồn tại. Trên một cái nhìn tổng thể hơn, chúng tôi cho rằng âm hưởng hoà quyện giữa sự tha thiết, trang nghiêm của cảm xúc với những trầm lắng của suy tư (một sắc thái thẩm mỹ không dễ tìm thấy trong văn học dân gian) chắc chắn không chỉ bắt nguồn từ nguồn mạch văn hoá, văn học dân gian. Vấn đề là phải tìm thấy cái mạch ngầm văn bản, cái sức mạnh âm thầm đã làm nên vẻ đẹp cho Đất nước.

Đã trở thành một quy ước, khi phân tích, bình giảng cũng như khi giảng dạy, trích đoạn thơ Đất nước thường được chia thành hai phần lớn. Phần thứ nhất bao gồm 42 câu thơ gắn với cảm nhận về Đất nước trên chiều rộng “mênh mông” của không gian và chiều dài “đằng đẵng” của thời gian lịch sử văn hoá với “sự thống nhất của những phương diện văn hoá, truyền thống, phong tục, cái hàng ngày và cái vĩnh hằng, trong đời sống của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng”. Phần thứ hai của trích đoạn qui tụ về tư tưởng trung tâm “Đất nước của Nhân dân Đất nước của ca dao thần thoại”(3). Sự phân chia này là chính xác và đặc biệt là tương ứng với việc phân tích nội dung, chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Có điều, đó không phải là cách phân đoạn duy nhất. Theo chúng tôi, nếu lấy cơ sở là sự vận động của dòng cảm xúc- suy tư của chủ thể trữ tình, hoàn toàn có thể phân chia phân đoạn thơ thành chín phân đoạn nhỏ, dù sự phân tách này không hiện diện bằng vật chất trên bề mặt văn bản. Từ điểm nhìn này sẽ thấy toàn bộ trích đoạn thơ hiển hiện như một dòng chảy cuồn cuộn nối tiếp nhau của những cảm xúc, những thức nhận về Đất nước gắn với những hình ảnh cụ thể về từng phương diện của Đất nước hiển hiện trong đời sống của mỗi cá nhân. Đó có thể là thức nhận về cội nguồn Đất nước hiện diện trong đời sống của mỗi gia đình Việt (đoạn 1), là nỗi bâng khuâng về một Đất nước – kỷ niệm, tình yêu (đoạn 2), là cảm nhận về Đất nước – huyền thoại, Đất nước – văn hoá, Đất nước của những lớp người “những ai đã khuất – Những ai bây giờ” đang hoà trộn trong “máu xương của mình” (đoạn 3)... Và ở đây sẽ thấy xuất hiện một nhân tố quan trọng tổ chức mạch xúc cảm và làm nên vẻ đẹp của tổng thể tác phẩm nghệ thuật ngôn từ: nhịp điệu.

Có nhiều yếu tố tham gia vào quá trình hình thành nên một tác phẩm nghệ thuật thi ca: chữ và nghĩa trong thơ, hình tượng thơ, những yếu tố ngữ âm như thanh điệu, vần hay nhịp điệu... Trong từng tác phẩm cụ thể sẽ có một yếu tố mang tính nổi trội, chi phối sự tổ chức những yếu tố khác, tạo nên cái chủ âm về mặt hình thức của tác phẩm (la dominante) – một sáng tạo của chủ nghĩa hình thức Nga(4) – và mang lại vẻ đẹp mang tính đặc thù cho toàn bộ tác phẩm thơ. Theo chúng tôi, yếu tố “chủ âm” trong trích đoạn Đất nước chính là nhịp điệu. Chính nhịp điệu là nhân tố quan trọng nhất tổ chức cấu trúc tổng thể các hình tượng thơ và thể hiện sự vận động của mạch cảm xúc-suy tư trong tác phẩm. Ngay trong sách Hướng dẫn giảng dạy giành cho giáo viên, phần Văn học Việt Nam, lớp 12, khi viết về Cảm nhận chung về đoạn thơ, các tác giả cũng đã lưu ý về tính linh hoạt về nhịp điệu của tác phẩm. Vấn đề là tìm hiểu xem tính linh hoạt về nhịp điệu đó đã được thể hiện thông qua những con đường nào. Theo chúng tôi, có bốn thủ pháp chính phối hợp tạo nên nhịp điệu cho toàn bộ trích đoạn thơ: sự đối lập về số lượng âm tiết giữa các câu thơ, hay nói cách khác, sự luân phiên các câu ngắn - dài (một yếu tố hình thức gợi nhớ đến thể phú và văn biền ngẫu thời Trung đại); việc sử dụng thủ pháp đối; sự phân xuất câu thơ - văn xuôi mang tính chính luận thành nhiều dòng thơ và việc sử dụng thủ pháp trùng điệp. Một ví dụ dễ thấy, đó là đoạn thơ thứ hai, theo cách phân đoạn của chúng tôi:

Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất nước là nơi chúng ta hò hẹn
Đất là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm

Vượt lên trên nội dung thông tin của từng câu chữ cụ thể, có hai hiện tượng đáng chú ý. Thứ nhất, cảm giác “dư ra” của câu thơ thứ tư khỏi văn mạch của cả đoạn thơ. Ba câu thơ đầu của đoạn được xây dựng theo mô thức: “Đất là..... Nước là..... Đất nước là.....”, sau câu thơ thứ tư sẽ là một chu kỳ lặp lại khác của mô thức này. Thứ hai, đó là sự đối lập về số lượng âm tiết giữa câu thơ thứ tư và ba câu thơ còn lại. Chính sự “dư ra” khỏi mô thức ngữ pháp, sự đối lập về số lượng âm tiết cũng như việc kết thúc câu thơ bằng một thanh bằng đã gợi nên cái cảm giác bâng khuâng của những kỷ niệm riêng tư trong toàn bộ đoạn thơ - điều không biểu hiện trực tiếp trên ngôn liệu của văn bản.
Một hiện tượng khác, xuất hiện với một tần số cao trong tác phẩm, đó là sự phân tách thành nhiều dòng thơ của câu thơ-văn xuôi chính luận (hiện diện trên 48 câu thơ chiếm gần 53% tổng số câu thơ)(5) và sự sử dụng thủ pháp trùng điệp (35 câu thơ, chiếm gần 40%)(6). Đáng chú ý là những thủ pháp này thường được phối hợp để tạo thành sức mạnh gợi cảm cho toàn phân đoạn thơ. Bốn câu thơ kết thúc của phân đoạn thứ năm chính là một minh chứng của điều này:

Em ơi Đất nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hoá thân trong dáng hình xứ sở
Làm nên Đất nước muôn đời

Nếu thêm vào đoạn thơ trên một số hư từ mang chức năng lập luận như “vì, nên, để”, hoàn toàn có thể khôi phục lại một câu văn chính luận hoàn chỉnh. Chính sự tỉnh lược của những hư từ kéo theo sự phân rã của câu văn xuôi chính luận cùng với việc sử dụng điệp ngữ đã tạo nên nhịp điệu dồn nén của một sự tự ý thức thiêng liêng của đoạn thơ. Cũng bằng con đường này (chứ không chỉ bằng sức mạnh ngữ nghĩa) mà nhiều câu thơ như:

Để Đất nước này là Đất nước Nhân dân
Đất nước của Nhân dân, Đất nước của ca dao thần thoại

đã trở thành những điểm tập trung năng lượng cảm xúc, những điểm nhấn, hay chính xác hơn, những cao trào, về nhịp điệu trong dòng chảy của ngôn từ thơ. Trên một phương diện, điều này làm nhớ đến những ý tưởng về thơ của ngữ pháp và ngữ pháp của thơ mà R. Jakobson đã từng phát biểu(7). Có thể nói chính những yếu tố hình thức ngôn ngữ này (sự phân đoạn, điệp ngữ) đã cho phép người tiếp nhận, trong tận cùng cảm giác, thậm chí cả bằng vô thức, cảm nhận về một Đất nước, như một thứ trầm tích được đắp bồi bởi tầng tầng lớp lớp những con người vô danh; một Đất nước, như dòng sông chảy xuyên qua lịch sử với những khúc quanh khi bình lặng, bâng khuâng, khi cuồn cuộn dồn nén. Vậy là chính những vận động của một ngôn ngữ tuyến tính một cách tất định đã lại góp phần tạo nên cái cảm giác mang tính tạo hình về hình tượng Đất nước được triển khai trên cả hai chiều.

Thời gian đằng đẵng
Không gian mênh mông

ở trên, chúng tôi đã nói đến việc tái sử dụng những chất liệu văn hoá, văn học dân gian của tác giả trích đoạn mà nhiều nhà nghiên cứu coi là một sự sáng tạo mang tính cá nhân. Chỉ cần có một hiểu biết tối thiểu về văn chương Trung đại Trung Quốc và Việt Nam cũng có thể thấy thủ pháp này là đồng dạng với việc dùng điển cố, điển tích của các tác gia văn chương Trung đại. Chất liệu có thể khác nhưng phương thức ứng xử với chất liệu là tương tự, nếu không muốn nói là một. Và chính sự đồng dạng về phương thức ứng xử này đã tạo nên những hiệu quả tương cận về thẩm mỹ. Nếu như khi Cao Bá Quát viết về một người tài tử đa cùng “khổ dạng trâm anh – nết na chương phủ” với những hành vi:

Lắc bầu rượu dốc nghiêng non nước xuống, chén tiếu đàm(8) mời mọc trích tiên(9)
Hóng túi thơ nong hết gió trăng vào, cơn xướng hoạ thì thầm lão Đỗ(10)

khi đó nhân vật đã có tầm vóc hiện hữu vượt lên trên lịch sử cụ thể của một cá nhân. Và khi Nguyễn Khoa Điềm viết về một Đất nước của Nhân dân, Đất nước của ca dao thần thoại đã :

Dạy anh biết yêu em từ thuở trong nôi
Biết quí công cầm vàng những ngày lặn lội
Biết trồng tre đợi đến ngày thành gậy
Đi trả thù mà không sợ dài lâu

khi đó nhân vật trữ tình cũng đã đến những chiều kích tồn tại khác, siêu cá nhân. Từ tầng tầng lớp lớp cuộc đời những con người trong lịch sử, những giá trị văn hoá đã hoá thân thành ca dao thần thoại và đến lượt mình, ca dao thần thoại lại thác sinh trong cuộc sống của một con người hiện đại. Như vậy là bằng nghệ thuật, quá khứ và hiện tại, cái siêu cá nhân và cái cá nhân cùng hoà trộn cùng hiển hiện trong một khoảnh khắc, một con người hiện tại. Và đến tận cùng, một thủ pháp không thuần tuý chỉ là một kỹ thuật mà quan trọng hơn, đã trở thành hiện thân vật chất cho một cách cảm nhận về Con người, về Cuộc sống.

Ở điểm cuối cùng của một sự thức nhận thẩm mỹ về một tác phẩm thi ca, sẽ chạm mặt với câu hỏi quan trọng cuối cùng: mạch ngầm, cội nguồn năng lượng văn hoá nào đã làm nên sức mạnh thẩm mỹ, làm nên vẻ đẹp cho Đất nước. Thông qua hàng loạt những yếu tố đặc trưng về thủ pháp nghệ thuật như sự luân phiên của các câu ngắn – dài, sự sử dụng phép đối, sự xuất hiện dày đặc của điển cố (theo kiểu hiện đại, hiển nhiên), và quan trọng hơn, sự trải bày của tầng tầng lớp lớp hình ảnh, cảm xúc, suy tư trong một lối trình bày trực tiếp không thông qua các tượng trưng, ẩn dụ, thấy vọng lên từ trích đoạn thơ ca âm hưởng của một thứ văn chương cổ xưa: âm hưởng của những bài phú(11). Chính xác hơn, âm hưởng của những bài phú cổ thể , khi mô hình thể loại còn chưa bị qui tắc hoá nghiêm ngặt, với nhiều nguyên tắc hình thức đã được tự do hoá kết hợp với những thủ pháp hình thức của những thể văn khác (văn xuôi chính luận). Ở đây, sẽ thấy Bakhtine là hoàn toàn có lý khi ông cho rằng thể loại là trí nhớ siêu cá nhân của nghệ thuật(12). Theo đó mỗi thể loại tương đương với một chùm những nguyên tắc đặc thù về hình thức – nội dung nghệ thuật gắn với một cái nhìn, một cách cảm nhận về thế giới với một quá trình kết tụ, điển phạm hoá và rồi phân giải cấu trúc, tan hoà vào kho tàng kinh nghiệm nghệ thuật của mỗi nền văn hoá sau mỗi thời đại lớn của lịch sử. Và đến một thời đại mới, những yếu tố này sẽ tái sinh trong một sự tổng hợp mới. Theo cái nhìn ấy thì Đất nước được tạo nên từ kinh nghiệm nghệ thuật, từ năng lượng văn hoá của một bề dày văn hoá cả dân gian và bác học. Sự hiện đại đích thực và đẹp đẽ nhất lại cắm rễ sâu vào một truyền thống.

Cũng phải nói thêm, tư tưởng “Đất nước của Nhân dân, Đất nước của ca dao thần thoại” hoàn toàn không phải là một cái gì quá hiện đại và mới mẻ. Ngay từ đầu thế kỷ, tư tưởng ấy đã được phát ngôn bởi các nhà chí sỹ yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thượng Hiền một cách giản dị đầy sâu sắc và cảm động: “Dân là dân nước, nước là nước dân”. Cảm động và sâu sắc trong ý nghĩa của một quá trình tự phủ định, tự nhận thức lại phải đánh đổi bằng máu và tính mạng(13). Và cuộc gặp gỡ giữa văn học bác học và văn học dân gian trong thơ ca yêu nước cũng đã được bắt đầu từ đó. Chỉ có điều đến Nguyễn Khoa Điềm, cuộc gặp gỡ này đã đạt đến một cấp độ tổng hợp khác, trong tinh thần tự do của thời đại. Từ đó thấy rằng, đóng góp quan trọng nhất của một nhà nghệ sỹ sẽ không chỉ là làm sâu sắc thêm một tư tưởng, mà quan trọng hơn, là làm cho một tư tưởng - đẹp một cách phi nghệ thuật – “bắt lên thành câu hát” trong tính độc đáo không lặp lại của một thông điệp nghệ thuật. Và như vậy thì tiếp nhận, cảm thụ văn chương cũng chính là cảm thụ chính cái quá trình “gọi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi” ấy, hay chính xác hơn cảm nhận cái vẻ đẹp của một thông điệp phi nghệ thuật được hiển hiện trong hình thức cảm tính đặc thù của một thông điệp nghệ thuật./.

____________

(1) Trong toàn bộ bài viết có sử dụng văn bản thơ đã được sử dụng thống nhất trong nhà trường phổ thông toàn quốc. Văn học 12, tập I, Phần Văn học Việt Nam, Nxb. Giáo dục, 2000.
(2) Phan Ngọc: Thử xét văn hoá-văn học bằng ngôn ngữ học, Nội dung thơ song thất lục bát, Nxb. Thanh niên, H, 2000.
(3) Chín phân đoạn theo cách phân chia của chúng tôi bao gồm: Đoạn 1 từ câu 1 đến câu 9; đoạn 2: 10-13; đoạn 3: 14-18; đoạn 4: 19-29; đoạn 5: 30-42; đoạn 6: 43-54; đoạn 7: 55-65; đoạn 8: 66-85; đoạn 9: 86-89.
(4) Nhiều tác giả: Nghệ thuật như là thủ pháp – Lý thuyết chủ nghĩa hình thức, Nxb. Hội Nhà văn, H, 2001.
(5) Bao gồm các câu : 21,22; 23 đến 29; 30,31; 36-38; 39 – 42; 51 –54; 55 –57; 58 –65; 66 –72; 80, 81; 84, 85; 86, 87; 88, 89.
(6) Bao gồm các câu : 2, 3, 4, 9; 10 –15, 19, 20; 23, 24; 32, 34; 40, 41; 43 –50; 52; 73 – 77;78, 79; 80, 81; 82 – 85.
(7) R.Jakobson: Thơ của ngữ pháp và ngữ pháp của thơ, Tạp chí Văn học, số 12-1998.
(8) Tiếu đàm: vui cười nói chuyện.
(9) Trích Tiên: Lý Bạch.
(10) Lão Đỗ: Đỗ Phủ.
(11) Về thể phú, xin xem một số công trình như: Lại Nguyên Ân: Từ điển văn học Việt Nam, từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX, Nxb. Giáo dục 1997; I.X. Lixêvích: Tư tưởng văn học cổ Trung Quốc, Nxb. Giáo dục, H, 1994; Lưu Hiệp: Văn tâm điêu long, Tạp chí Văn học nước ngoài, số 3, 1996.
(12) M. Bakhtin: Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Trường viết văn Nguyễn Du, H, 1992.
(13) Theo chúng tôi, cho đến nay, giới nghiên cứu vẫn chưa đánh giá một cách đầy đủ vai trò của những phong trào yêu nước do nhà Nho chí sỹ tiến hành đầu thế kỷ, đặc biệt trong việc đặt nền móng cho toàn bộ quá trình hiện đại hoá- văn học Việt Nam thế kỷ XX
Chữ ký của Khánh Trang





Những sắc màu thi ca trên dòng sông đất nước I_icon_minitimeTue Nov 23, 2010 9:52 am

tanpopo92
sống thật tốt .. để ngày mai được chết

Thành viên cấp 3

tanpopo92

Thành viên cấp 3

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 04/10/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 141
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : sống thật tốt .. để ngày mai được chết
Điểm thành tích Điểm thành tích : 245
Được cám ơn Được cám ơn : 29

Bài gửiTiêu đề: Re: Những sắc màu thi ca trên dòng sông đất nước

 
bài DẤT NƯỚC của NGUYỄN KHOA ĐIỀM
không biết fai phân tióch cái j

sự thậtk là thế nói j nữa bây giờ

như bài Vội Vàng của Xuân Diệu ấy
cũng thế
ko có j để bàn cái ok3
Chữ ký của tanpopo92





Những sắc màu thi ca trên dòng sông đất nước I_icon_minitimeTue Nov 23, 2010 11:02 am

Thanhsamkhach
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi

Thành viên năng động

Thanhsamkhach

Thành viên năng động

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích Điểm thành tích : 679
Được cám ơn Được cám ơn : 106

Bài gửiTiêu đề: Re: Những sắc màu thi ca trên dòng sông đất nước

 
Bài Đất nước của NKD khá giống bài 'Tình yêu là gì' của Anvi, nhưng có lẽ chỉ cần đặt tên là TY là đủ

https://suhoctre.forumvi.net/forum-f54/topic-t2324-10.htm#8470
Chữ ký của Thanhsamkhach





Những sắc màu thi ca trên dòng sông đất nước I_icon_minitimeWed Nov 24, 2010 9:10 pm

Khánh Trang
Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Khánh Trang

ĐIỀU HÀNH VIÊN

https://www.facebook.com/khanhtrangpi
Họ & tên Họ & tên : Trang
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ - Trưởng ban Điều hành Diễn đàn
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Những sắc màu thi ca trên dòng sông đất nước 36 Những sắc màu thi ca trên dòng sông đất nước 6 Những sắc màu thi ca trên dòng sông đất nước 40Những sắc màu thi ca trên dòng sông đất nước 43
Ngày tham gia Ngày tham gia : 20/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 743
Đến từ Đến từ : Đăk Lăk
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1281
Được cám ơn Được cám ơn : 208

Bài gửiTiêu đề: Re: Những sắc màu thi ca trên dòng sông đất nước

 

Phân tích bài thơ: Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm

Nhà thơ nhà văn Nguyễn Khoa Điềm không có nhiều tác phẩm nhưng những tập thơ của ông luôn được độc giả đón nhận và yêu thích. Trong đó không thể không nhắc đến trường ca “Mặt đường khát vọng” vô cùng nổi tiếng mà ta thường biết đến thông qua bài thơ “Đất Nước”. Bài thơ này được trích từ chương V của trường ca.Đây đuợc xem là chương hay và sâu sắc nhất. Tác giả chia đoạn thơ thành 5 khổ, mỗi khổ ứng với một luận điểm, nhưng đều nhằm một mục đích đó là làm sáng tỏ tư tưởng: “Đất nước này là Đất Nước Nhân dân”. Chính luồng tư tưởng này đã thôi thúc tuổi trẻ các tỉnh Miền Nam tham gia chiến đấu giành độc lập cho nước nhà.Không những thế, nó đã khơi dậy niềm tự hào dân tộc của nhân dân ta.Bên cạnh đó, Nguyễn Khoa Điềm trình bày rất nghệ thuật nhiều cảm nhận, lý giải mới về đất nước. Từ đó, ta hiểu thêm tính chính luận - trữ tình của thơ ông nói riêng và thơ chống Mỹ nói chung.

Câu thơ đầu của đoạn rất đỗi nhẹ nhàng,bình dị nhưng lại vô cùng hàm súc:

“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa..”mẹ thường hay kể”

Bốn từ “ngày xửa ngaỳ xưa” sao quá đỗi quen thuộc với chúng ta. Nó xuất hiện trong những câu chuyện cổ tích bà kể,trong những lời ru tha thiết của mẹ mỗi khi đêm về. Từ lâu nó đã như là một yếu tố không thể thiếu dể tạo nên không gian riêng của nàng Tấm,Hoàng Tử,của Mai An Tiêm… Nay, nó đã đi vào văn chương Việt Nam tạo nên một định nghĩa rất bất ngờ trong thơ Nguyễn Khoa Điềm. Trong Nam Quốc Sơn Hà của Lý Thường Kiệt, đất nước hiện ra thông qua hình ảnh “Vua chúa” và “sách trời”:

“Nam quốc sơn hà Nam Đế cư
Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư”

(Nam Quốc Sơn Hà)

Hay như trong “Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc” của nhà thơ Nguyễn Đỉnh Chiểu:

“Một mối xa thư đồ sộ,há để ai chém rắn đuổi hươu;hai vầng nhật nguyệt chói loà đâu dung lũ treo dê bán chó”

(Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc)

Những từ như “ mối xa thư đồ sộ” hay “ hai vầng nhật nguyệt chói loà” đã trang trọng hoá đất nước.Nó thể hiện sự kì vĩ và cao cả nhưng cũng tạo một khoảng cách thiêng liêng của con người đối với Đất Nước. Nhưng với Nhuyễn Khoa Điềm thì lại khác. Nhà thơ đã xoá bỏ khoảng cách đó.Đất nước đã hoá thân vào những câu chuyện cổ tích hay những câu ca dao rất đỗi quen thuộc và hiện ra thật bình dị và gần gũi.

“Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”

Tứ thơ này làm sống lại nhiều câu tục ngữ, ca dao và truyện Trầu cau bi thương, tình nghĩa. Qua hình ảnh “miếng trầu”, Nguyễn Khoa Điềm “nhân dân hóa” thơ mình và có thêm một bằng chứng về đất nước hình thành từ xa xưa. Và Đất Nước cứ lớn dần lên cùng các truyền thống như trồng tre,trồng lúa,đánh đuổi giặc ngoại xâm.

“Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng”

Tác giả đã dành một lời ngợi ca ,một sự trân trọng đối với tình nghĩa vợ chồng khi nói đến “cha mẹ”. Sự thuỷ chung son sắt trải bao gian khó nhọc nhằn được ông đề cao.Vì cuộc sống bấp bênh, đủ mọi khó khăn vất vả, chỉ có “gừng cay” và “muối mặn” chứ ít khi ngọt ngào. Tuy nhiên “cha mẹ” vẫn dành cho nhau sự yêu thương là một điều rất đáng quý. Ở câu thơ này,thay vì dùng chữ “yêu” tác giả lại chọn từ “thương” để đưa vào. Bởi vì ông muốn thơ của mình giản dị và gần với văn học bình dân hơn,gần với nhân dân hơn. Cũng như tác giả mượn hình ảnh “gừng cay muối mặn” từ câu ca dao:

“Tay nâng chén muối đĩa gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”

để thể hịên tình cảm vợ chồng.

Rồi đến khi “Cái kèo cái cột thành tên” thì dân tộc ta đã bước sang một sự phát triển mới. Ngành nông nghiệp lúa nước ra đời giúp cho cuộc sống nhân dân bớt cơ cực mặc dù cũng phải “một nắng hai sương” theo từng hạt gạo.

Câu cuối của khổ thơ này, tác giả đúc kết và khẳng định lại một lần nữa về sự ra đời cùa Đất Nước:

“Đất Nước có từ ngày đó…”

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã khai thác và sử dựng triệt để vốn văn hoá dân gian sẵn có,sáng tạo lại khiến cho người đọc cảm thấy rất gần gũi và bất ngờ. Trong suốt quá trình phát triển của Đất Nước, ta dều thấy bóng dáng của những con người. Đó là cơ sở vững chắc để tác giả tiếp tục triển khai tư tưởng Đất Nước này là đất Nước Nhân dân ở 3 khổ thơ sau.

Một không gian khác được tác giả mở ra vô cùng khéo léo khi ông tách đôi 2 âm tiết “Đất Nước”.

“Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”

Trình tự “nơi anh đến trường”, “nơi em tắm”, tưởng như tình cờ mà không sao đảo ngược. Nếu thay đổi dưới dạng: Đất là nơi em đến trường, Nước là nơi anh tắm, cảm hứng thơ sẽ tan biến. Dòng viết trên thành một câu văn xuôi rất đỗi bình thường.

Văn hoá dân gian là của nhân dân. Để khẳng định tư tưởng của mình tác giả đã vận dụng chất liệu dân gian vào trong văn thơ của mình. ”Đất nước là của nhân dân” nên việc đưa chất trữ tình của dân gian tạo được hiệu quả cao trong việc xây dựng hình tượng đất nước,qua đó ta thấy được sự sáng tạo cũng như độc đáo trong thơ của Nguyễn Khoa Điềm. Câu thơ :” Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm” là một ví dụ. Hẳn ta chưa quên câu ca dao rất đỗi ngọt ngào:

“Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai
Khăn thương nhớ ai
Khăn chùi nước mắt…”

Vận dụng ý từ câu ca dao trên,tác giả đã viết nên dòng thơ đậm chất dân gian nhưng không kém phần độc đáo, tạo nên một phong cách rất riêng của nhà thơ.

Hai câu thơ tiếp theo hình tượng Đất Nước được biến hoá vô cùng sinh động:

“Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”
Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”

Con chim phượng hoàng và cá ngư ông là hai con vật linh thiêng được nhân dân ta thờ phụng, nay đưa vào trong văn thơ của Nguyễn Khoa Điềm rất gần gũi. Giữa người và thần dường như không hề có sự ngăn cách, tất cả như hoà vào nhau bình đẳng. Một lần nữa, nhà thơ đã đưa Đất Nước từ của thần linh trở thành Đất Nước của nhân dân. Và chính tư tưởng đó đã giúp tác giả khám phá Đất Nước trên những khía cạnh khác nhau.Mở đầu là “Thời gian đằng đẵng”. Xuôi theo dòng lịch sử, Nguyễn Khoa Điềm ghi lại những truyền thuyết, phong tục dân gian vốn rất quen thuộc với chúng ta.

“Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hàng năm ăn đâu ở đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”

Song song với quá trình tách - hợp, là sự hài hòa trong mối quan hệ: “anh” - “em” thành “ta” và “Chim về”, “Rồng ở” tạo nên mối tình Lạc Long Quân - Âu Cơ. Qua các câu thơ, tác giả cho ta thấy: đất nước bắt đầu hình thành, “lớn lên” như những mối tình thân thiết, yêu thương. Đây là quãng thời gian thấm đẫm cội nguồn,thể hiện ước muốn ngược dòng thời gian trở về cội nguồn, lịch sử hình thành Đất Nước. Nó khoác lên “Đất Nước” một vẻ đẹp lạ lùng, lấp lánh chất huyền thoại.Đất Nước không đơn thuần chỉ là núi song. Đó là nơi Lạc Long Quân và Âu Cơ yêu nhau,đó là nơi dân mình được sinh ra và đoàn tụ. Từ đó, đất nước thành không gian của mọi người, của cộng đồng.

Bên cạnh đó,tác giả còn đánh thức tình cảm tổ tiên tình yêu quê hương đất nước.Thấm thía nhất là hai câu thơ:

“Hàng năm ăn đâu ở đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”

Mùng 10 tháng 3 hàng năm , người Việt ta có phong tục Giỗ Tổ Hùng Vương để tôn vinh những ông vua có công dựng nước.Nhà thơ sử dụng 2 chữ “cúi đầu” với vẻ tôn kính và ngưỡng mộ.Nó như một bàn tay khẽ chạm vào tiềm thức của mỗi người con yêu nước,dù ở phương nào cũng phải biết thờ phụng ông bà tổ tiên mình. Nguyễn Khoa Điềm đã rất ý nhị trong việc khơi gợi lòng yêu Đất Nước trong mỗi con người.

Qua khổ thơ thứ hai, đất nước được cảm nhận như sự thống nhất hài hòa giữa cái hàng ngày và vĩnh hằng, trong mỗi cá nhân và toàn dân tộc, trong quá khứ, hôm nay và mai sau. Từ suy ngẫm trên, Nguyễn Khoa Điềm kết luận:

“Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng ta hài hoà nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất nước vẹn tròn, to lớn
Mai này con ta lớn lên Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng”

Trong mỗi chúng ta đều có bóng hình của Đất Nước, gắn bó rất chặt chẽ. Thế nên chúng ta phải biết giữ gìn và bảo vệ nó. Đất Nước trọn vẹn khi dân mình biết chở che cho nhau,đoàn kết lại. Lúc ấy Đất Nước sẽ vô cùng mạnh mẽ, bất khuất. Nhà thơ mong muốn thế hệ sau này cũng sẽ yêu quý Đất Nước ,phát triển nó như những gì thế hệ trước đã và đang làm. Kết lại khổ thơ, tác giả nhắn nhủ đến mọi người:

“Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và chia sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…”

Đó không chỉ là mong muốn của riêng nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm mà đó còn là những gì tổ tiên ,ông bà trông đợi nơi ta,những người con của thế hệ sau sẽ cố gắng thực hiện. Từ “phải” như là một mệnh lệnh.Nhưng đó là mệnh lệnh của trái tim, của ý thức trong mỗi chúng ta.

Ở khổ thơ thứ 3, tư tưởng “đất nước nhân dân” còn được thể hiện qua cách cảm nhận sâu sắc, độc đáo về phương diện địa lý.

“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước nhựng núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên những hòn Trống mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao hồ để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học tró nghèo góp cho Đất Nước núi Bút, non Nghiên
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình,một ao ước,một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuôc đời đã hoá núi sông ta…”

Núi Vọng Phu, hòn Trống Mái rồi Hạ Long... chỉ thành thắng cảnh khi gắn liền với đời sống văn hóa dân tộc, được cảm thụ qua tâm hồn quần chúng và lịch sử đất nước. Theo lối quy nạp, từ những dẫn chứng cụ thể, nhà thơ đi đến nhận xét tổng quát:

“Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuôc đời đã hoá núi sông ta…”

Trong không gian địa lý, trên khắp ruộng đồng gò bãi, Nguyễn Khoa Điềm đều thấy dấu tích nhân dân để lại... Chính diều này đã thể hiện mối liên hệ mật thiết giữa nhân dân và đất nước.

Bốn nghìn năm đối với Nguyễn Khoa Điềm không chỉ là thời gian. Với con mắt sắc sảo của mình,nhà thơ còn nhìn thấy những điều tưởng chừng như rất bình dị nhưng lại vô cùng quan trọng.

“Em ơi em
Hãy nhìn rất xa
Vào bốn nghìn năm Đất Nước
Năm tháng nào cũng người người lớp lớp
Con gái,con trai bằng tuổi chúng ta
Cần cù làm lụng
Khi có giặc người con trai ra trận
Người con gái trở về nuôi cái cùng con
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh
Nhiều người đã trở thành anh hùng
Nhiều anh hùng cả anh va em đều nhớ
Nhưng em biết không
Có biết bao người con gái ,con trai
Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”

Nếu ở khổ 2 và 3 là cái nhìn gần, thời hiện tại thì ở đây là cái nhìn xa, nhìn về quá khứ, theo dòng thời gian trở về buổi đầu dựng nước. Trong “Bình Ngô Đại Cáo”, Nguyễn Trãi đã tổng kết lịch sử bằng các triều đại:

“Từ Triệu, Đinh,Lý, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương”

Nhưng Nguyễn Khoa Điềm không làm như vậy. Ông nhấn mạnh vai trò của những người trẻ tuổi vô danh.Những người đã giữ gìn, truyền lại cho con cháu mọi giá trị tinh thần, vật chất. Không chỉ bảo vệ hạt lúa, ngọn lửa, tiếng nói, tên xã tên làng qua các cuộc đi xa mà họ còn quyết tâm đánh giặc bảo vệ quê hương Đất Nước. Bằng cách này,tác giả đã trả lại Đất Nước cho những người chủ chân chính, những người đã góp bao công sức trong thầm lặng xây dựng nên Đất Nước. Đây là một cách nhìn rất mới trong thơ văn yêu nước, củng cố thêm cho tư tưởng của tác giả.

“Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ truyền lửa qua mỗi nhà,từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã,tên làng trong mỗi chuyến di dân
Họ đắp đập be bờ cho ngừơi sau trồng cây hái trái”

Đại từ “họ” được lặp đi lặp lại ,đặt ở đầu câu làm nổi bật vai trò của nhân dân,những ai đã làm ra sản phẫm vật chất, tinh thần của Đất Nước. Hàng loạt động từ như “giữ”, ”truyền”, ”gánh” được tác giả sử dụng để tạo nên hình tượng người dân thật lực lưỡng,khỏe mạnh không hề mệt mỏi trong công cuộc dựng xây và bảo vệ Tổ Quốc. Nhân dân đã đem cả cuộc đời đóng góp ,phát triển và bảo tồn mọi giá trị vật chất cũng như tinh thần cho con cháu. Vậy nên nói “Đất Nước là của Nhân dân “ chẳng hề sai.

Thơ của Nguyễn Khoa Điềm là một thế giới nên thơ,mộc mạc và rất dân dã.Nó lấp lánh những câu ca dao, những câu chuyện cổ tích khi xưa.Cũng chính nhờ điều đó mà ta thấy nhân dân hiện diện xuyên suốt toàn bài thơ. Từ nền văn hoá dân gian ấy, tác giả khám phá ra vẻ đẹp tâm hồn, tính cách người Việt Nam chung thuỷ, có nghĩa có tình nhưng lại rất cứng rắn trước quân thù.

“Dạy anh biết “yêu em từ thưở trong nôi”
Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội
Biết trồng tre đợi nagỳ thành gậy
Đi trả thù mà không sợ dài lâu
Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu
Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát
Người đến hát khi chèo đò,kéo thuyền vượt thác
Gợi trăm màu trên trăm năm dáng sông xuôi…”

Tư tưởng “Đất Nước của nhân dân” đã có quá trình phát triển lâu dài nhưng chỉ đến văn học Việt Nam hiện đại, nhận thức ấy mới đạt tới đỉnh cao, mang một sắc thái mới lạ và thuýêt phục.

“Để Đất Nước này là Đất Nước của Nhân dân
Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”

Hai câu thơ , hai vế song song, đồng đẳng là một cách định nghĩa mới về đất nước. Đỉnh cao của tính chính luận và cảm xúc trữ tình hội tụ trong câu: “Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân”. Chân lý ấy thể hiện đầy đủ trong ca dao. Bởi vậy, ngoài việc nhấn mạnh qua từ “để”, tác giả còn láy lại điệp khúc “Đất Nước của ca dao thần thoại”. Đây là kết quả tất yếu của một thời đại nhân dân thực sựlàm chủ đời mình,làm chủ Đất Nước.

Qua đoạn thơ, ta thấy sự vận dụng sáng tạo văn học dân gian của Nguyễn Khoa Điềm. Ông ít lặp lại nguyên văn mà thường sử dụng từng ý, từng hình ảnh thơ của người xưa. Giọng chính luận - trữ tình phù hợp với nội dung tác phẩm. Thực ra, tư tưởng đất nước nhân dân đã hình thành từ lâu. Nguyễn Khoa Điềm chỉ nâng cao tầm tư tưởng ấy và diễn đạt nó bằng ngôn từ, giọng điệu mới, độc đáo. Ông tạo được một đoạn thơ hiện đại đậm đà bản sắc dân gian. Bởi vậy, thơ Nguyễn Khoa Điềm vừa quen vừa lạ và có sức thuyết phục cao.

Chữ ký của Khánh Trang





Những sắc màu thi ca trên dòng sông đất nước I_icon_minitimeThu Nov 25, 2010 3:10 pm

Thanhsamkhach
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi

Thành viên năng động

Thanhsamkhach

Thành viên năng động

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích Điểm thành tích : 679
Được cám ơn Được cám ơn : 106

Bài gửiTiêu đề: Re: Những sắc màu thi ca trên dòng sông đất nước

 
Thử so sánh Đất nước của NKD và TY là gì của Anvi:

-Những câu thơ mở đầu mô tả đất nước và ty bằng sự vật cụ thể:

Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm

Tình yêu…
Là ánh nhìn khi đứng cùng nhau trong màng mưa bụi…
Là cái hôn diệu dàng tạm biệt khi phải chia xa…
Là món quà nhỏ xinh làm xáo động tâm hồn…
Là những phút lặng im nhìn người mình yêu thương…
Tình yêu…
Là vết giọt máu cuối cùng trên cổ tay rách toạt…
Là nhắm mắt và lao đầu vào dòng xe cộ vô tình…
Là không chút ân hận bóp nát trái tim của tình địch…
Là ngước nhìn thế giới với đôi mắt của ngọn lửa căm thù…

--Những câu thơ mô tả đất nước và ty bằng hình ảnh trừu tượng, văn hoa, có điển cố:

“Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”
Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”
“Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng

Tình yêu…
Là Ánh trăng vĩ đại trên Sa Mạc khô cằn…
Là Ánh nắng dịu nhẹ trong làn mưa bảy sắc…
Là những bông tuyết rơi trong đêm đông đỏ hồng má em
ình yêu…là thiên tình sử Romeo và Juliet.

Tình yêu…là máu đỏ nhuộm thành Troa
Tình yêu…là Titanic
Khi Jack cắn chặc răng chống chọi cái lạnh buốt xương của nước biển Băng Dương...
Chết…
Vẫn nắm chặt tay người yêu.
Tình yêu…là Cuộc Chiến Hoàng Gia
Khi Hiroki lăn lộn với những viên đạn nóng xé dòng màu chảy tràn trên nền đất…
Chết…
Bởi súng trên tay người yêu.


--Những câu thơ nêu lên ý nghĩa của đất nước và ty

“Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng ta hài hoà nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất nước vẹn tròn, to lớn
Mai này con ta lớn lên Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng”

Tình yêu…
Đó là những giây phút đẹp nhất trong đời người…
Khi trái đất, những vì sao,…
Và Vũ trụ bao la đều quay chung quanh ta…
Tình yêu…
Là món quà vĩ đại mà chúa ban tặng loài người…
Là sức mạnh tột cùng của tất cả…
Cho tôi tình yêu…Tôi sẽ thay đổi nhân loại…

- Và những câu thơ giáo huấn:

“Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và chia sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…”

Con người vì tình yêu mà trở thành Thiên Thần…
Nhưng Thiên Thần vì tình yêu hoá thành Ác Quỷ…
Và…
Ác Quỷ vì tình yêu mà quay đầu…

-Đỉnh cao của tính chính luận và cảm xúc trữ tình hội tụ trong các câu kết:

“Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân”.

Tình yêu…là tất cả nhưng cũng không là gì cả…
Tình yêu… Chỉ đơn giản là tình yêu…


Tóm lại, đây là hai bài thơ giàu tính chính luận hơn là trữ tình và có phong cách khá giống nhau
Nhưng cố nhiên 2 tác giả khác nhau '1 ng về đỉnh cao, một ng về vực sâu' nên các đánh giá về 2 bài thơ cũng rất khác nhau
Chữ ký của Thanhsamkhach





Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (1 vote)


Những sắc màu thi ca trên dòng sông đất nước I_icon_minitimeThu Nov 25, 2010 5:18 pm

anvi_than
phía sau gương mặt giai nhân là một cái đầu lâu......Và bên trong một cái đầu lâu là bộ óc thiên tài

Thành viên cấp 3

anvi_than

Thành viên cấp 3

http://vn.360plus.yahoo.com/dracu_bin_1993/
Họ & tên Họ & tên : Anvi_Than
Ngày tham gia Ngày tham gia : 06/10/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 217
Đến từ Đến từ : Vô gia cư
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : phía sau gương mặt giai nhân là một cái đầu lâu......Và bên trong một cái đầu lâu là bộ óc thiên tài
Điểm thành tích Điểm thành tích : 368
Được cám ơn Được cám ơn : 92

Bài gửiTiêu đề: Re: Những sắc màu thi ca trên dòng sông đất nước

 
Híc...Muốn tớ phỗng lỗ mũi mà chết hở >.<
Dù sao cũng cám ơn Khach ^^

thích nhất là câu này "1 ng về đỉnh cao, một ng về vực sâu"...Nói quá chuẩn $__$
Chữ ký của anvi_than





Những sắc màu thi ca trên dòng sông đất nước I_icon_minitimeFri Nov 26, 2010 7:13 am

Thanhsamkhach
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi

Thành viên năng động

Thanhsamkhach

Thành viên năng động

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích Điểm thành tích : 679
Được cám ơn Được cám ơn : 106

Bài gửiTiêu đề: Re: Những sắc màu thi ca trên dòng sông đất nước

 
tanpopo92 đã viết:
bài DẤT NƯỚC của NGUYỄN KHOA ĐIỀM
không biết fai phân tích cái j
sự thât là thế nói j nữa bây giờ
ko có j để bàn cãi

Mấy bài thơ chính luận này giống như một cô gái có lý tưởng cao đẹp, trí tuệ sâu sắc, tâm hồn phong phú nhưng hình thức hơi kém. Vậy nên muốn yêu cô gái ấy cũng phải dùng đến lý trí

Khi nào rỗi sẽ phân tích kỹ bài thơ của Anvi
Chữ ký của Thanhsamkhach





Những sắc màu thi ca trên dòng sông đất nước I_icon_minitime



Sponsored content

Bài gửiTiêu đề: Re: Những sắc màu thi ca trên dòng sông đất nước

 
Chữ ký của Sponsored content




 

Những sắc màu thi ca trên dòng sông đất nước

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: TRI THỨC PHỔ THÔNG :: Ngữ Văn :: Ngữ Văn Việt Nam-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất