CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Tư sản dân quyền
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.....

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam..... I_icon_minitimeTue Nov 23, 2010 7:17 pm

Khánh Trang
Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Khánh Trang

ĐIỀU HÀNH VIÊN

https://www.facebook.com/khanhtrangpi
Họ & tên Họ & tên : Trang
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ - Trưởng ban Điều hành Diễn đàn
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam..... 36 Quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam..... 6 Quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam..... 40Quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam..... 43
Ngày tham gia Ngày tham gia : 20/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 743
Đến từ Đến từ : Đăk Lăk
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1281
Được cám ơn Được cám ơn : 208

Bài gửiTiêu đề: Quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.....

 
Quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam được ghi nhận như thế nào trong Hiệp định sơ bộ
(6/3/1946), Hiệp định Giơnevơ (21/7/1954) và Hiệp định Pari (27/1/1973) ? Khái quát quá trình đấu
tranh của nhân dân ta để từng bước giành các quyền dân tộc cơ bản sau mỗi hiệp định trên.
(Đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2007)
Hướng dẫn làm bài
1 - Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ là quyền dân tộc cơ bản của mỗi quốc gia
dân tộc. Trong Tuyên ngôn Độc lập (2-9-1945), Hồ Chí Minh khẳng định Việt Nam đã trở thành một
quốc gia tự do, độc lập và toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng
và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
2 - Trước những khó khăn của Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám, nhất là âm mưu thôn tính của
thực dân Pháp; để đẩy nhanh quân đội Trung Hoa quốc dân đảng về nước, ngăn chặn một cuộc chiến
tranh quá sớm và tranh thủ thời gian chuẩn bị lực lượng cho một cuộc kháng chiến lâu dài, Chủ tịch Hồ
Chí Minh ký với đại diện Chính phủ Pháp Hiệp định sơ bộ (6/3/1946). Theo đó, Chính phủ Pháp công
nhận nước Việt Nam là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng, nằm
trong khối Liên hiệp Pháp.
 Như vậy, Hiệp định này mới chỉ công nhận tính thống nhất (là một quốc gia), nhưng chưa công
nhận nền độc lập. Việt Nam còn bị ràng buộc vào nước Pháp.
Hiệp định trên không được thực dân Pháp tôn trọng. Họ lập ra chính phủ Nam Kỳ tự trị, âm mưu
tách Nam Kỳ khỏi Việt Nam (phá vỡ sự thống nhất nước Việt Nam mà họ đã công nhận). Mặt khác, họ
tiếp tục bám giữ lập trường thực dân, nuôi hi vọng giành thắng lợi bằng quân sự, xóa bỏ nền độc lập mà
nhân dân ta mới giành được.
- Nhân dân Việt Nam phải tiến hành kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh
sinh, giành thắng lợi trong các chiến dịch Việt Bắc 1947, Biên giới 1950…, kết thúc bằng cuộc tiến công
chiến lược đông – xuân 1953 – 1954 mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ, đưa đến việc ký kết Hiệp
định Giơnevơ 1954 về Đông Dương.
3 - Với Hiệp định Giơnevơ (21/7/1954), thực dân Pháp buộc phải công nhận các quyền dân tộc cơ
bản của ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
- Nếu như trong Hiệp định sơ bộ (6/3/1946), Pháp mới chỉ thừa nhận Việt Nam là một quốc gia tự
do, thì đến Hiệp định Giơnevơ, lần đầu tiên một hiệp định quốc tế với sự tham gia của các nước lớn, phải
công nhận đầy đủ các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.
- Sau hai năm thi hành Hiệp định Giơnevơ, nước Việt Nam không được thống nhất bằng một cuộc
tổng tuyển cử, mà bị chia cắt thành hai miền. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng và bước vào thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội. Nhưng ở miền Nam, Mĩ thay thế Pháp, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta.
- Nhân dân Việt Nam phải tiến hành một cuộc chiến tranh cách mạng, từ phong trào “Đồng khởi”,
tiến lên làm thất bại các chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ”, “Việt Nam hóa” chiến
tranh ở miền Nam và chiến tranh phá hoại ở miền Bắc, buộc Mĩ phải ký Hiệp định Pari về chấm dứt
chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
4 - Hiệp định Pari (27/1/1973) ghi rõ: Hoa kỳ và các nước cam kết tôn trọngđộc lập, chủ quyền,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; Hoa Kìrút hết quân viễn chinh ra khỏi miền Nam Việt
Nam.
 Đây là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của quân và dân ta. Ta đã “đánh cho Mĩ cút”, làm so
sánh lực lượng trên chiến trường thay đổi có lợi để tiếptục tiến lên “đánh cho Nguỵ nhào”, giải phóng
miền Nam.
- Mặc dù cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam và rút quân viễn chinh về
nước, nhưng Mĩ chưa từ bỏ chính sách thực dân mới ở miền Nam, cùng chính quyền Sài Gòn phá hoại
Hiệp định Pari, tiếp tục chia cắt đất nước ta.
- Nhân dân Việt Nam phải đấu tranh chống địch phá hoại Hiệp định Pari, tạo thế, tạo lực, mở cuộc
Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng hoàn toàn
miền Nam, hoàn thành sự nghiệp thống nhất Tổ quốc.
5 - Qua 30 năm chiến tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới (1945 – 1975), giành thắng lợi
từng bước tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn, nhân dân ta đã giành được độc lập, chủ quyền, thống nhất
và toàn vẹn lãnh thổ. Quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam được thực hiện trọn vẹn.
Chữ ký của Khánh Trang




 

Quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.....

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: VIỆT SỬ :: Lịch sử Việt Nam cận – hiện đại :: Giai đoạn 1954 – 1975-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất