CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Tư sản dân quyền
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Trung quốc cổ đại

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Trung quốc cổ đại I_icon_minitimeFri Nov 12, 2010 7:16 am

Thanhsamkhach
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi

Thành viên năng động

Thanhsamkhach

Thành viên năng động

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích Điểm thành tích : 679
Được cám ơn Được cám ơn : 106

Bài gửiTiêu đề: Trung quốc cổ đại

 
Trao đổi với bạn VH 1 vài ý kiến của mình
1. Nước Tần mạnh hay yếu?
Nước Tần đúng là khởi đầu chỉ là 1 nước phụ dung nhưng nước Tần đã ko hề là 1 nước yếu. Khi quân Khuyển Nhung kéo vào Kiểu kinh, giết vua U vương thì Tần và Tấn là 2 nước mang quân dẹp loạn, quân Tần được nhận xét là tuy ít nhưng tinh nhuệ. Sau đó khi Chu Bình vương thiên đô sang Lạc ấp có giao hẹn với Tần nếu đuổi được quân Khuyển Nhung ở đất Kỳ đất Phong thì sẽ cho Tần cai quản đất ấy để đền công hộ giá. Tần tương công đã làm được từ đó nước Tần mở rộng hơn ngàn dặm, là một nước lớn
Như vậy đến thời Đông Chu nước Tần đã rất lớn mạnh. Còn như việc các nước coi khinh Tần ko cho dự vào minh ước thì cũng là 1 kiểu phân chia đẳng cấp vô nghĩa lý kiểu như ko cho con nhà mõ ngồi ăn chung. Như bây giờ Đức, Ấn độ... ko được làm thành viên thường trực HĐBA LHQ nhưng ai dám bảo các nước đó ko mạnh?
Nước Tần ở phía tây bắc rất gần với các dân tộc du mục vẫn bị coi là rợ nhưng thực ra các tộc đó có tính chiến đấu rất cao cũng như ý thức tổ chức kỉ luật khá tốt. Chính nhà Chu cũng khởi lên từ phương tây bắc tiến vào trung nguyên và sau này nhiều lần các bộ tộc tây và bắc tiến chiếm trung nguyên (tất nhiên có ở lại được ko và có bị tộc Hán đồng hoá hay ko là 1 vấn đề khác). Có ý kiến nói, chính các tộc rợ đã tiếp máu và thay máu cho Hán tộc vốn bị thoái hoá dần.

Cũng có thời điểm nước Tần bị chèn ép, lấn chiếm bởi các nước khác khi vua Tần nhu nhược hay trong nước có nội loạn nhưng để thôn tính hoàn toàn đất Tần thì ko hề dễ dàng. Chiếm 1 nước phải có các điều kiện:
Thiên thời: vua nhu nhược, ngu tối, độc ác... hay trong nước có nội loạn, mất mùa, đói kém làm cho nước đó yếu đi đồng thời nước láng giềng cũng yếu hay có hiềm khích ko thể giúp đỡ. Và bản thân kẻ xâm lược phải đang thời thịnh trị, có vua sáng tôi giỏi.
Địa lợi: nước Tần địa thế hiểm yếu (cửa Hàm cốc), rộng rãi liền với đất các tộc rợ, xa trung nguyên... nên muốn đánh cũng khó mà muốn diệt toàn bộ quân Tần lại càng khó. Đất Tần lại ko màu mỡ, ít tài nguyên... có đánh được cũng khó giữ và chả có lợi lộc gì
Nhân hoà: nhân dân chán ghét triều đình vì đánh nhau liên miên hay ăn chơi xa xỉ, tham dâm, độc ác... làm kiệt sức dân. Như vua Ngô Phù Sai hết đánh Việt đến Tề lại say mê Tây thi xây đài Cô tô, bóc lột dân chúng đến tận xương tuỷ cuối cùng bị nước Việt diệt. Nếu lòng dân còn hướng về vua cũ thì dù có chiếm được nước cũng ko giữ được. Như Nhạc Nghị đánh Yên đóng giữ mấy năm chỉ còn 3 thành chưa lấy được mà sau đó Điền Đan vẫn lãnh đạo dân Yên khôi phục được đất nước. Khi Ngô đánh Việt cũng vậy
Tóm lại m vẫn nghĩ các nước ko thôn tính Tần vì ko thôn tính được. Tỷ như có những cô gái trông tưởng dễ nhưng chinh phục được lại khó vô cùng

2. Về hợp tung các nước chống Tần:
Đúng như bạn lý giải, do các nước tham lợi, bị Tần mua chuộc, chia rẽ nên chẳng bao giờ hợp tung được để mà chống Tần
Thời đó có Tô Tần đi du thuyết các nước để kêu gọi hợp tung hẹn rằng đánh Tần rồi sẽ chia đất. Nhưng các nước chưa thấy nguy cơ và nếu các nước hợp tung đánh Tần thật thì Tô Tần còn làm gì, nên y kêu ông bạn đồng môn là Trương Nghi đi thuyết 1 số nước theo kế liên hoành, theo Tần đánh các nước khác rồi cũng được chia đất. Triều đình các nước ngu muội, tham lợi nên bọn họ thuyết kiểu gì cũng theo và cuối cùng chẳng biết theo ai. Về tư cách cá nhân của 2 ng đó cũng có nhiều điều đáng nói nhưng tóm lại chỉ là 1 bọn vinh thân phì gia mà thôi và nhận kết cục thảm hại
Thời đó nở rộ các triết gia gọi là Bách gia chư tử. Khổng tử với thuyết nhân nghĩa, Mặc tử thuyết kiêm ái, Dương tử thuyết vị kỷ, Hàn phi tử thuyết pháp trị... chưa kể Lão, Trang... Họ cũng đi khắp các nước truyền bá học thuyết của mình mong được tiếp nhận nhưng vì chả có lợi lộc trực tiếp gì (chưa nói bị thiệt) nên chả có vua nào theo. Hàn phi tử còn bị chết thảm nhưng các học trò của ông đã áp dụng pháp trị ở Tần làm cho nước Tần giàu mạnh. Ngày nay bài học đó vẫn còn có y nghĩa với chúng ta.
Tóm lại như m nói các nước ko đoàn kết được để mà hợp tung. Như các cụ nói, nếu thuận vợ thuận chồng thì tát biển Đông cũng cạn. Nhưng vợ chồng có bao giờ thuận thảo được đâu, chỉ thấy đánh cãi chửi nhau tùm lum tà la. Hai ng còn khó thế nữa là 6 nước?
Chữ ký của Thanhsamkhach





Trung quốc cổ đại I_icon_minitimeFri Nov 12, 2010 12:20 pm

vuonhoang
suốt đời này tôi chỉ yêu lịch sử

Thành viên mới gia nhập

vuonhoang

Thành viên mới gia nhập

Họ & tên Họ & tên : Nguyễn Minh Tuấn
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 09/11/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 18
Đến từ Đến từ : 1.000 năm về trước
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : suốt đời này tôi chỉ yêu lịch sử
Điểm thành tích Điểm thành tích : 25
Được cám ơn Được cám ơn : 4

Bài gửiTiêu đề: Re: Trung quốc cổ đại

 
mình cũng có vài ý kiến cùng bạn!!
Hàm Cốc Quan là cửa ải vào Lạc Dương, vốn trước đây là của Nhà Chu, nhưng sau bị Tần chiếm Trường An luôn cả Hàm Cốc Quan.
đất Tây Hà là Tần chiếm lại từ tay Ngụy.
Hán Trung là Tần chiếm của Sở.
nhưng vùng đất này dều là Tần chiếm được từ nửa sau Chiến quốc.
kể từ khi Tần thôn tính được Ba Thục thì đất đai rộng thêm, kinh tế giàu mạnh, lương thực dồi dào.
thực ra trong số các nước thời chiến quốc, mình có cảm tình nhất là nước Triệu, không biết có phải mình thiên kiến hay không. nhưng mình cảm thấy Triệu là một nước có phong cách của một cường quốc.
từ khi Triệu lập quốc, mình đã có cảm tình với Triệu Tương Tử, một người trí dũng song toàn.
suốt giai đoạn chiến quốc, Triệu vẫn giữ được vị trí anh cả so với Tam Tấn, hùng cường so với lục quốc và "khó nhai" đối với Tần.
đến thời kỳ cuối của chiến quốc, trong khi lục quốc hết vua u mê rồi lại bầy tôi hèn yếu thì Triệu vẫn có nhưng tướng lĩnh tài ba như Triệu Xa, Lan Tương Như, Liêm Pha, Lý Mục. vua Triệu cũng không u mê như những vua chúa của lục quốc.
Chữ ký của vuonhoang





Trung quốc cổ đại I_icon_minitimeSat Nov 13, 2010 7:17 am

Thanhsamkhach
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi

Thành viên năng động

Thanhsamkhach

Thành viên năng động

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích Điểm thành tích : 679
Được cám ơn Được cám ơn : 106

Bài gửiTiêu đề: Re: Trung quốc cổ đại

 
Nước Triệu đúng là 1 cường quốc, mạnh lên từ khi Triệu tương tử học theo ng Hồ, cho dân ăn mặc theo kiểu Hồ. Ng đời sau có thơ 'Triệu khách mạn Hồ anh' (khách Triệu đội mũ Hồ) chẳng biết là khen hay chê? Nhưng vì sao Triệu ko làm nên nghiệp bá

M cũng thích câu chuyện Triệu tương tử và Dự nhượng, và cả chuyện 2 vợ chồng Bình nguyên quân, cha con, mẹ con Triệu Xa, Triệu Quát...

Nhưng chúng ta cứ mãi khâm phục những ng TQ cổ đại thế này dễ bị cho là có tư tưởng thân Tàu lắm
Chữ ký của Thanhsamkhach





Trung quốc cổ đại I_icon_minitimeSat Nov 13, 2010 8:38 pm

vuonhoang
suốt đời này tôi chỉ yêu lịch sử

Thành viên mới gia nhập

vuonhoang

Thành viên mới gia nhập

Họ & tên Họ & tên : Nguyễn Minh Tuấn
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 09/11/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 18
Đến từ Đến từ : 1.000 năm về trước
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : suốt đời này tôi chỉ yêu lịch sử
Điểm thành tích Điểm thành tích : 25
Được cám ơn Được cám ơn : 4

Bài gửiTiêu đề: Re: Trung quốc cổ đại

 
hj!!
mình vẫn thích những vị anh hùng, những người hiền tài, bất kể là TQ, VN hay châu Âu.
còn việc có thân Tàu hay không thì phải chờ khi nào Tàu đánh vào nước mình cái đã.
lúc đó thì ai chống giặc, ai gọi giặc là cha thì mới biết được, chứ bây giờ hô hào, nói nọ nói kia mà thực phẩm Tàu vẫn ăn, xe Tàu vẫn chạy,điện thoại hay mặt hàng khác của Tàu vẫn xài, gái đẹp của Tàu vẫn thèm giỏ dãi . . . thì nói đến chuyện bài xích Tàu mà làm gì.
mình thấy bạn rất am hiểu về thời Đông Chu, mình cũng thích thời kỳ này, thì có sợ gì mà mình không bàn luận.
Chữ ký của vuonhoang





Trung quốc cổ đại I_icon_minitimeSat Nov 13, 2010 10:32 pm

B754

Thành viên cấp 2

B754

Thành viên cấp 2

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 13/11/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 48
Điểm thành tích Điểm thành tích : 51
Được cám ơn Được cám ơn : 4

Bài gửiTiêu đề: Re: Trung quốc cổ đại

 
Nước Triệu có nhiều tướng tài những một trận Trường Bình làm thiệt hại biết bao nhiêu quân sĩ là do đâu; Trong Tam Tấn thì không thể hơn nổi Nguỵ, có chăng lấn át đc Hàn, ngoài ra so với Tề ở phía Đông, Sở ở phía Nam, Tần ở phía Tây thì đâu thể gọi là mạnh đc
Chữ ký của B754





Trung quốc cổ đại I_icon_minitimeSun Nov 14, 2010 8:14 am

vuonhoang
suốt đời này tôi chỉ yêu lịch sử

Thành viên mới gia nhập

vuonhoang

Thành viên mới gia nhập

Họ & tên Họ & tên : Nguyễn Minh Tuấn
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 09/11/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 18
Đến từ Đến từ : 1.000 năm về trước
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : suốt đời này tôi chỉ yêu lịch sử
Điểm thành tích Điểm thành tích : 25
Được cám ơn Được cám ơn : 4

Bài gửiTiêu đề: Re: Trung quốc cổ đại

 
vào thời kỳ đầu chiến quốc, Ngụy là nước mạnh nhất TQ. Văn Hầu, Vũ Hầu là hai vị minh quân, Ngụy lớn mạnh là nhờ trong nước có nhiều nhân tài. Tướng Ngô Khởi trấn thủ Tây Hà làm cho Tần không dám nhìn về phía đông.
Tuy nhiên Ngụy cho rằng Tần không phải là mối đe dọa lớn, nên chỉ muốn mở rộng lãnh thổ về phía đông. trước tiên là đánh bại nước Vệ và biến nước này thành phụ dung, Với ý đồ thống nhất Tam Tấn, Ngụy liên tiếp gây chiếnvới Triệu và Hàn, nhưng cả hai lần đều bị viện binh của Tề đánh bại, tướng Ngụy là Bàng Quyên tử trận tại Mã Lăng.
Tần nhân cơ hội Ngụy bại trận, theo kế của Thương Ưởng, lừa công Tử Ngang của Ngụy đánh chiếm đất Tây Hà, Ngụy phải dời đô về Biện Lương (sau này là thành Biện Kinh). kể từ đây Ngụy bị suy yếu.
Triệu là một nước yếu thời đầu chiến quốc. Tuy nhiên sau cải cách của Vũ Linh Vương, Triệu trở lên hùng mạnh trông thấy. so về địa thế, Triệu hoàn toàn thảnh thơi ở phía bắc và đông với hai nước Trung Sơn và Yên nhỏ bé. sau khi diệt nước Trung Sơn Triệu mở thêm lãnh thổ hơn năm trăm dặm vuông (khoảng ba trăm km2), Triệu nhiều lần đánh bại Yên, lãnh thổ lại được mở rộng thêm. với diện tích lớn nhất Tam Tấn, kết hợp từ sức mạnh quân sự nước Tấn cũ (quân đội Tấn vô cùng dũng mãnh, thiện chiến, gặp nguy mà không hoảng, rối loạn nhưng vẫn có thể tự đánh) với chiến thuật sử dụng kỵ binh của người Hồ. kỵ binh của Triệu tung hoành khắp TQ, phía Tây đánh bại Tần, giúp Tề đánh Sở, đông đánh bại Yên, nam đánh bại Ngụy.
tướng tài của Triệu khiến cả TQ lo sợ, Liêm Pha trấn giữ phía Tây khiến Tần không tiến về đông được, Triệu Xa nỏi tiếng phía đông nam, Lý Mục giữ phía bắc chống nhau với rợ Hồ.
vua Triệu yêu cái sự dũng mãnh của Triệu Quát, lại nghe Quát chém gió hay quá nên gọi tướng Liêm Pha về, bổ nhiệm Quát làm thượng tướng chống nhau với Tần. Quát tuy dũng mãnh (ra trận luôn đi đầu, dù chết cũng không hàng) nhưng hành động sơ suất, không chịu nghe lời phải, thay đổi hết thúc ước của Liêm Pha, hợp quân làm một, lại đóng trại ở nơi bất lợi, nên đại bại ở Trường Bình thiệt hại hơn bốn mươi vạn quân. tuy Tần thất bại trong chiến dịch tấn công Hàm Đan, nhưng nội bộ của Triệu bất hòa, tướng Lý Mục bị cách chức, kể từ đây Triệu suy yếu.
Trong số các nước tồn tại đến cuối thời chiến quốc thì chỉ có Triệu là nước duy nhát có thể đơn độc mà chống được Tần.
Chữ ký của vuonhoang





Trung quốc cổ đại I_icon_minitimeSun Nov 14, 2010 10:50 am

Thanhsamkhach
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi

Thành viên năng động

Thanhsamkhach

Thành viên năng động

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích Điểm thành tích : 679
Được cám ơn Được cám ơn : 106

Bài gửiTiêu đề: Re: Trung quốc cổ đại

 
vuonhoang đã viết:
hj!!
mình vẫn thích những vị anh hùng, những người hiền tài, bất kể là TQ, VN hay châu Âu.
mình thấy bạn rất am hiểu về thời Đông Chu, mình cũng thích thời kỳ này, thì có sợ gì mà mình không bàn luận.

Bạn ạ, m chẳng bao giờ tự tin được như bạn

Thiếp như cái én lạc đàn
Phải tên rày đã sợ làn cây cong
Phận bồ dù tính chữ tòng
Biết ng biết mặt biết lòng làm sao
Nữa khi muôn một thế nào
Bán hùm buôn sói chắc vào lưng đâu?


Nhưng mà '...bỉ vô kỵ ngã diệc vô kỵ', nếu bạn ko sợ thì m cũng ko sợ, có vấn đề gì cứ post lên, mình cùng trao đổi
Chữ ký của Thanhsamkhach





Trung quốc cổ đại I_icon_minitimeWed Nov 17, 2010 6:46 pm

vuonhoang
suốt đời này tôi chỉ yêu lịch sử

Thành viên mới gia nhập

vuonhoang

Thành viên mới gia nhập

Họ & tên Họ & tên : Nguyễn Minh Tuấn
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 09/11/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 18
Đến từ Đến từ : 1.000 năm về trước
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : suốt đời này tôi chỉ yêu lịch sử
Điểm thành tích Điểm thành tích : 25
Được cám ơn Được cám ơn : 4

Bài gửiTiêu đề: Re: Trung quốc cổ đại

 
Yên là một nước nhỏ từ thời Tây Chu, nằm ở vùng đông bắc (Liêu Đông), thủ đô là Kế Thành(sau này là Bắc Kinh).
nước Yên vốn là của người Khiết Đan, không phải là người Hán, nhưng lại là chư hầu của nhà Chu và tiếp thu nhiều văn hóa của Trung Quốc, nên cũng được nhà Chu và chư hầu xem như là một nước của TQ.
đầu thời Xuân Thu nước Yên rất nhỏ bé và yếu ớt, lại thường bị những quốc gia của người Khuyển Nhung (sau này phân hóa thành người Hung Nô và Tiên Ti) xâm lược. thời Yên trang Công, bốn nước Khuyển Nhung(bao gồm Sơn Nhung, Cô Trúc, Lệnh Chi, Vô Chung) tấn công và bao vây Yên Kinh. Yên Trang Công hoảng sợ sai người xin cầu viện nước Tề.
Tại nước Tề, do Tề Hoàn Công đang có mộng bá chủ nên đồng ý đem quân cứu nước Yên. Khi Tề Hoàn Công đem quân đến nơi thì Yên Kinh đã bị người Khuyển Nhung tàn phá, thu vét tài vật rồi rút quân về. Tề Hoàn Công tức giận kéo quân lên phía Bắc tiêu diệt bốn nước Khuyển Nhung, và giao vùng đất mới thu được này cho Yên cai quản, Tề lại giúp Yên xây dựng lại kinh đô và đắp thành phòng giữ phía bắc. kể từ đây Yên trở thành một nước Lớn.
Tuy nhiên sang thời chiến quốc thì nước Yên so với các nước chư hầu vẫn chỉ là một nước nhỏ bé, lạc hậu.
Kinh tế của nước Yên chủ yếu là chăn thả gia súc như cừu, ngựa.... vì không trồng được lúa nước nên phải nhập khẩu lúa gạo từ nước Tề. Tuy nước Yên có ranh giới giáp biển, nhưng vì thiếu thốn về kỹ thuật nên ngành hàng hải cũng kém phát triển. quân đội của nước Yên lại không được huấn luyện bài bản, vũ khí lại thô sơ, thường xuyên phải nhập vũ khí của nước Tề, chủ yếu là chiến xa. có thể thấy từ kinh tế đến quân sự nước Yên đều phụ thuộc vào nước Tề.
Đến thời Yên Vương Khoái học theo lý tưởng thánh hiền của Nghiêu Thuấn nên nhường ngôi lại cho tướng quốc Tử Chi. Thái Tử Bình và hầu hết các quý tộc không phục nên đem quân tấn công tử Chi. kết quả là Thái tử Bình thất bại và chết trong đám loạn quân, nước Yên đã yếu lại thêm suy yếu.
Nhân cơ hội nước Yên đại loạn, nước Tề tấn công và bao vây kinh đô nước Yên, Yên vương Khoái cùng Tử Chi đều bị giết. nước 3Trung Sơn ở phía bắc cũng đem quân tấn công và chiếm một phần đất đại của Yên.
Các nước chư hầu gây áp lực buộc Tề phải rút quân khỏi nước Yên và lập công tử Chức lên làm vua tức là Yên Chiêu Vương.
Yên Chiêu Vương lên ngôi liền thực heện cải cách quốc gia về mọi mặt, sau hai mươi tám năm, nước Yên trở lên cường thịnh.
Chữ ký của vuonhoang





Trung quốc cổ đại I_icon_minitimeThu Nov 18, 2010 8:15 am

Thanhsamkhach
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi

Thành viên năng động

Thanhsamkhach

Thành viên năng động

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích Điểm thành tích : 679
Được cám ơn Được cám ơn : 106

Bài gửiTiêu đề: Re: Trung quốc cổ đại

 
Kinh tế của nước Yên chủ yếu là chăn thả gia súc như cừu, ngựa.... nên Điền Đan đã từng dùng trận hoả ngưu để phản công quân Tề thắng lợi
Tuy nhiên kinh tế lạc hậu và phụ thuộc chỉ là một phần nguyên nhân làm cho nước Yên là 1 nước yếu. Nguyên Mông cũng khởi đầu là một tập hợp các bộ tộc du mục và xa biển nhưng đã phát triển thành một đế quốc lớn nhất thế giới. Có thể thấy vai trò của người lãnh đạo là cực kỳ quan trọng

Nước Tề trước giúp Yên mà sau lại xâm lược Yên (chả khác gì TQ-VN), đều tuỳ vào tham vọng của họ biểu hiện ra thế nào. Khi muốn dựng nghiệp bá thì giúp ng để lấy tiếng cho mình, khi ko làm bá nữa thì chiếm luôn để thu lợi trực tiếp. Chuyện này đâu có lạ, ai cũng có lòng tham hết.

Về mặt này nước Cô Trúc tuy bị coi là 1 nước Khuyển Nhung mà xem ra còn khá hơn nhiều anh tự coi là dân Hoa hạ Trung nguyên. Khi Võ vương đem quân đánh Trụ thì Bá di, Thúc tề con vua Cô trúc đã đón đường khuyên ngăn. Can ko được họ lên núi Thú dương ăn rau vi (bất thực cốc Chu) rồi nhịn đói mà chết. Đời sau có ng khen là giữ nghĩa, có kẻ chê là ngu trung

Câu chuyện Yên vương Khoái bắt chước vua Nghiêu, Thuấn nhường ngôi cho Tử chi là do ông ta gàn dở, ngu muội hay bị kẻ kia lừa dối thì chưa rõ nhưng đã để lại một trò cười cho hậu thế, thành một giai thoại kiểu như 'bắt chước Tây thi nhăn mặt'. Nhân nghĩa giả của Yên vương, cùng với đạo đức gàn của Tống tương công (ra trận ko bắt ng 2 thứ tóc, đợi đich bày trận xong mới đánh...) hay tính chấp nê của Tử lộ (đánh nhau rơi mũ, xuống ngựa nhặt mũ đội vào mới đánh tiếp...) trở thành những điển cố giàu ý nghĩa trong văn học TQ

Nước Yên và Tần ở vùng sâu vùng xa sau này trở thành những tên gọi có ý nghĩa tượng trưng chỉ nơi xa xôi, khó khăn

Yên thảo như thanh ty
Tần tang đê lục chi
Đương quân hoài quy nhật
Thị thiếp đoạn trường thì
(thơ Đường)

Thi nhân trong cảm hứng vẫn nhớ đặc trưng của nước Yên là cỏ (để chăn nuôi) của nước Tần là dâu (chăn tằm). Nước Tần vẫn nổi tiếng về tơ lụa, (như Giao châu sau này) khởi đầu con đường tơ lụa Đông Tây và Tq ngày nay còn mang tên Tần ngày xưa (Chin)

Thi nhân VN cũng thường nhắc đến nước Yên

Lòng này gởi gió đông có tiện
Ngàn vàng xin gởi đến non Yên
Non Yên dù chẳng tới miền
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời
(CP ngâm)

Sau này Yên kinh, nước Yên với tộc Tiên ti, họ Mộ dung Tiên ti còn có lịch sử thăng trầm nhưng hình như ra ngoài topic TQ cổ đại rồi

Nước Yên về cuối thời chiến quốc có những câu chuyện hay về thái tử Đan, Kinh Kha, Cao tiệm ly... nhưng thôi để dịp khác

Kinh Kha giữa chợ sầu nghiêng chén
Ai kẻ dâng vàng kẻ biếu tay


Đúng vậy chăng bạn VH? Vậy thì, bạn ạ:

Thế nhân mắt trắng như ngân nhũ
Ta với nhà ngươi cả tiễng cười
Ngươi ơi! hề, ngươi ơi!
Ngươi sang bên ấy sao mà lạnh
Nhịp trúc ta về lạnh mấy mươi
Chữ ký của Thanhsamkhach





Trung quốc cổ đại I_icon_minitime



Sponsored content

Bài gửiTiêu đề: Re: Trung quốc cổ đại

 
Chữ ký của Sponsored content




 

Trung quốc cổ đại

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: LỊCH SỬ THẾ GIỚI :: Lịch sử thế giới trung đại-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất