CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA  I_icon_minitimeSat Oct 23, 2010 8:28 pm

Khánh Trang
Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Khánh Trang

ĐIỀU HÀNH VIÊN

https://www.facebook.com/khanhtrangpi
Họ & tên Họ & tên : Trang
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ - Trưởng ban Điều hành Diễn đàn
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA  36 CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA  6 CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA  40CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA  43
Ngày tham gia Ngày tham gia : 20/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 743
Đến từ Đến từ : Đăk Lăk
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1281
Được cám ơn Được cám ơn : 208

Bài gửiTiêu đề: CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

 
Cách mạng xã hội chủ nghĩa là một quy luật khách quan của quá trình chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản.

I- Tính tất yếu của cách mạng xã hội chủ nghĩa :

Mọi cuộc cách mạng trong lịch sử đều là kết quả tất yếu của quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất phát triển đến lúc nào đó mâu thuẫn gay gắt với quan hệ sản xuất và biểu hiện thành mâu thuẫn giữa các giai cấp đối kháng trong đời sống xã hội. Mâu thuẫn cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mang tính chất xã hội hoá cao với quan hệ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Mâu thuẫn ấy biểu hiện thành mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản. Nó diễn ra ngày càng sâu sắc không thể điều hoà và đòi hỏi phải được giải quyết.

Khi chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc , những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản càng trầm trọng bao gồm : mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản trong từng nước; mâu thuẫn giữa các nước đế quốc và các dân tộc thuộc địa; mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau.

Chủ nghĩa đế quốc là kẻ thù của giai cấp công nhân, nhân dân lao động ở các chính quốc và cũng là kẻ thù của nhân dân các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc. Để đánh đổ chủ nghĩa đế quốc, cách mạng vô sản ở các chính quốc phải liên hiệp với cách mạng ở các nước thuộc địa, hình thành một mặt trận thống nhất quốc tế rộng lớn, chống lại liên minh phản cách mạng của giai cấp tư sản thế giới.

Đến giai đoạn này, cách mạng xã hội chủ nghĩa đã chín muồi trên phạm vi thế giới. Lênin chỉ rõ : Chủ nghĩa đế quốc là đêm trước, là phòng chờ của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tất yếu sẽ nổ ra và có thể nổ ra ở những khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền đế quốc chủ nghĩa.

Cách mạng xã hội chủ nghĩa không thể diễn ra tự phát mà là kết quả của quá trình đấu tranh giai cấp lâu dài, gian khổ, đầy hi sinh của giai cấp vô sản và nhân dân lao động chống giai cấp tư sản. Cuộc cách mạng đó diễn ra với nhiều hình thức, bước đi phong phú và đa dạng.

Dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Mác-Lênin, giai cấp vô sản trong mỗi nước từng bước đưa cách mạng tiến lên. Khi đã có tình thế cách mạng, khi những điều kiện khách quan và chủ quan đã chín muồi, nếu phát động được phong trào quần chúng rộng rãi, chọn đúng thời cơ thì cuộc đấu tranh sẽ “ nổ bùng thành cách mạng công khai”. Giai cấp vô sản sẽ dùng cách mạng, dưới hình thức này hoặc hình thức khác, lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản, giành lấy chính quyền; tiến hành cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới.

II- Mục đích, nội dung, tính chất, đặc điểm và động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa :

1- Mục đích, nội dungcủa cách mạng xã hội chủ nghĩa :

Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Mác và Ăng-ghen chỉ rõ “ người cộng sản có thể tóm tắt lí luận của mình trong công thức duy nhất này là xoá bỏ chế độ tư hữu”. Để xoá bỏ triệt để chế độ tư hữu phải lật đổ chủ nghĩa tư bản, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Đó là mục đích của cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Giành chính quyền là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội. Giai cấp vô sản không thể thực hiện được mục đích của mình, nếu trước hết không tiến hành một cuộc cách mạng chính trị lật đổ giai cấp tư sản, đập tan bộ máy nhà nước tư sản, thiết lập chuyên chính vô sản. Mác và Ăng-ghen nói : “ ... giai đoạn thứ nhất trong cuộc cách mạng công nhân là xây dựng giai cấp vô sản thành giai cấp thống trị ...”. Thiêt lập chuyên chính vô sản là nội dung chính trị cơ bản của cách mạng cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Cách mạng xã hội chủ nghĩa còn có nhiệm vụ xoá bỏ chế độ sở hữu tư bản chủ nghĩa, xác lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất; xoá bỏ phương thức quản lí tư bản chủ nghĩa, xây dựng phương thức quản lí xã hội chủ nghĩa; xoá bỏ phương thức phân phối tư bản chủ nghĩa, thực hiện phương thức phân phối xã hội chủ nghĩa, giải phóng hoàn toàn lực lượng sản xuất xã hội khỏi những xiềng xích của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ; xoá bỏ giai cấp bóc lột và chế độ người bóc lột người, tiến tới xoá bỏ giai cấp nói chung. Đó là nội dung kinh tế - xã hội cơ bản của cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Mác và Ăng-ghen nêu rõ : “ Cách mạng cộng sản chủ nghĩa là sự đoạn tuyệt triệt để nhất với chế độ sở hữu cổ truyền; không có gì là lạ nếu trong tiến trình phát triển của nó, nó đoạn tuyệt một cách triệt để nhất với những tư tưởng cổ truyền”. Cách mạng tư tưởng và văn hoá gắn liền với cách mạng chính trị, với công cuộc cải tạo nền kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới, hợp thành nội dung toàn diện của cách mạng xã hội chủ nghĩa.

2- Đặc điểm và tính chất của cách mạng xã hội chủ nghĩa:

Cách mạng xã hội chủ nghĩa có những đặc điểm khác hẳn với cách mạng tư sản.

Cách mạng tư sản bùng nổ khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã hình thành trong lòng xã hội phong kiến. Ngược lại, cách mạng xã hội chủ nghĩa nổ ra khi quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa và những nhân tố khác của chủ nghĩa xã hội chưa có trong lòng xã hội tư bản.

Cách mạng tư sản kết thúc sau khi giành được chính quyền. Cách mạng xã hội chủ nghĩa giành được chính quyền chỉ là bước đầu. Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng xã hội chủ nghĩa là phải đập tan bộ máy nhà nước phản động của giai cấp tư sản, thiết lập chính quyền mới của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, tiến hành xây dựng xã hội mới.

Cách mạng tư sản chủ yếu nhằm đem lại quyền lợi cho giai cấp tư sản. Vì vậy, sau khi nhờ lực lượng quần chúng mà đoạt được quyền thống trị, giai cấp tư sản lập tức phản bội họ. Trái lại cách mạng xã hội chủ nghĩa chẳng những giải phóng giai cấp vô sản mà còn giải phóng toàn thể những người lao động khỏi ách áp bức, bóc lột. Lợi ích của giai cấp vô sản và toàn thể nhân dân lao động về cơ bản là nhất trí. Cho nên sau khi giành được chính quyền, giai cấp vô sản, nông dân lao động, tầng lớp trí thức có liên hệ với công nông và quần chúng lao động khác trở thành người chủ tập thể của xã hội, đoàn kết với nhau xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa.

Cách mạng xã hội chủ nghĩa, do nội dung và đặc điểm của nó, nên nó là một cuộc cách mạng sâu sắc triệt để nhất, khó khăn, phức tạp và lâu dài.

Sau khi giành chính quyền, giai cấp vô sản tiến hành cải tạo xã hội xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội trên mọi lĩnh vực.

Cách mạng xã hội chủ nghĩa xoá bỏ mọi hình thức bóc lột, mọi sự thống trị giai cấp, xây dựng một xã hội không còn giai cấp và chế độ người bóc lột. Sau khi bị lật đổ, giai cấp tư sản phản động trong từng nước cũng như trên phạm vi quốc tế cấu kết với nhau chống nhà nước vô sản, tìm mọi cách phục hồi chủ nghĩa tư bản. Giai cấp tư sản trong từng nước, ngoài những mối quan hệ với bọn tư sản quốc tế, còn có những lực lượng, những cơ sở xã hội. Nền sản xuất nhỏ cùng với những tâm lí và xu hướng tự phát tư bản chủ nghĩa là “ mảnh đất” mà giai cấp tư sản có thể lợi dụng hòng dựng lại cái “ thiên đường” đã mất. Cải tạo nền sản xuất nhỏ với thói quen, tập quán, nếp sống của từng con người gắn liền với nó là một quá trình khó khăn, lâu dài. Cuộc đấu tranh giai cấp để giải quyết vấn đề “ ai thắng ai” giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản diễn ra gay go, phức tạp trong suốt cả thời kì quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.

Cách mạng xã hội chủ nghĩa mang tính nhân dân sâu sắc. Mác và Ăng-ghen nói: “ Tất cả những phong trào lịch sử từ trước đến nay đều là do thiểu số thực hiện hoặc mưu lợi ích cho thiểu số. Phong trào vô sản là phong trào độc lập của tuyệt đại đa số mưu lợi ích cho tuyệt đại đa số”. Không có cuộc cách mạng nào trong lịch sử có thể động viên được tất cả nghị lực và khả năng sáng tạo vốn có của quần chúng như cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cách mạng xã hội chủ nghĩa thực sự là một quá trình hoạt động tự giác của quần chúng lao động dưới sự lãnh đạo của chính đảng của giai cấp công nhân cải tạo triệt để xã hội cũ và xây dựng xã hội mới.

Cách mạng xã hội chủ nghĩa mang tính chất quốc tế . Chủ nghĩa tư bản sau khi ra đời, từng bước phát triển thành hệ thống thế giới. Tình hình đó khiến cho giai cấp vô sản ở mỗi nước đều bị giai cấp tư sản ở trong nước cùng với các tập đoàn tư bản lũng đoạn trên thế giới áp bức, bóc lột. Giai cấp tư sản thế giới là kẻ thù chung của giai cấp vô sản ở bất cứ nước nào. Vì vậy, cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản tuy diễn ra trong phạm vi từng dân tộc nhưng bản chất là cuộc đấu tranh có tính quốc tế, phong trào vô sản ở từng nước là một bộ phận khăng khít của phong trào vô sản thế giới.



3- Động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa là giai cấp vô sản.



Do vị trí kinh tế - xã hội của mình, giai cấp vô sản vừa là động lực, vừa là người tổ chức và lãnh đạo chân chính của nhân dân lao động trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Trong thời đại thắng lợi của chủ nghĩa xã hội và tan rã của chủ nghĩa đế quốc, cách mạng xã hội chủ nghĩa có thể nổ ra và thắng lợi ở những nước chậm phát triển về kinh tế. Ở các nước này, nông dân lao động là một lực lượng sản xuất và một lực lượng cách mạng hết sức to lớn. Vì vậy, giai cấp vô sản cùng với nông dân lao động hợp thành động lực trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản, thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ đồng thời là sự mở đầu của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, giai cấp nông dân tập thể và tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa được hình thành. Giai cấp công nhân, giai cấp nông dân tập thể, tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa hợp thành động lực mạnh mẽ của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đồng chí Lê Duẩn nói: “ Là một động lực cực kì quan trọng của cuộc cách mạng đưa sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn, khối liên minh giữa giai cấp công nhân, giai cấp công nhân, giai cấp nông dân tập thể và tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa ngày càng được tăng cường. Đó là cơ sở xã hội vững chắc của chế độ nhà nước ta, là cơ sở của sự thống nhất về chính trị và tinh thần của xã hội chúng ta”. Giai cấp nông nhân tập thể và tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, thông qua chính đảng của nó mới phát huy đươc tác dụng to lớn đối với quá trình phát triển của xã hội. Mặt khác, có liên minh chặt chẽ với giai cấp nông dân tập thể và tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa, thì vai trò tiên phong lãnh đạo của giai cấp công nhân mới ngày càng được củng cố và không ngừng được nâng cao.

( Theo: Chủ nghĩa Cộng sản khoa học )

Chữ ký của Khánh Trang




 

CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: BÌNH LUẬN TÌNH HÌNH XÃ HỘI :: Triết học-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất