CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Tư sản dân quyền
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Trần Quý Cáp

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Trần Quý Cáp I_icon_minitimeMon Jun 30, 2008 10:07 pm

Khai Tam hungson

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

Khai Tam hungson

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

Họ & tên Họ & tên : Nguyễn Hùng Sơn
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Uỷ viên danh dự Ban Điều hành Câu lạc bộ
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Trần Quý Cáp 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Trần Quý Cáp 40 Trần Quý Cáp 68

Ngày tham gia Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 138
Đến từ Đến từ : Bình Dương
Điểm thành tích Điểm thành tích : 330
Được cám ơn Được cám ơn : 20

Bài gửiTiêu đề: Trần Quý Cáp

 

Trần Quý Cáp (chữ Hán: 陳貴合, 1870 - 1908), tự Dã Hàng, Thích Phu, hiệu là Thái Xuyên. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo ở thôn Thái La, làng Bát Nhị, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Lúc tuổi trẻ, ông đã nổi tiếng là một trong sáu học trò lỗi lạc của cụ Đốc học Mã sơn Trần Đình Phong tại trường Thanh Chiêm cùng với Phạm Liệu, Nguyễn Đình Hiến, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, và Phan Quang. Ông tham gia phong trào Duy Tân chống Pháp, sau đó bị bắt giam và vào năm 1908, ông chịu án chém ngang lưng. Hiện nay vẫn còn đền thờ ông ở thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa.

Tiểu sử

Trần Quý Cáp người làng Bất Nghị, thuộc tỉnh Quảng Nam (Trung Phần), hiệu là Thái Xuyên. Mặc dù ông thông minh, học giỏi nhưng lại lận đận trong khoa trường. Năm 1903 ông vẫn còn Tú tài trong khi các bạn đồng môn người thì Tiến sĩ, kẻ thì Phó bảng, hay Cử nhân. Mãi đến năm 1904 ông mới được đặc cách cho thi Hội rồi thi Đình, đỗ Tiến sĩ khoa Giáp Thìn, cùng khoa với Huỳnh Thúc Kháng.

Là một người cầu tiến và vì chịu ảnh hưởng của các học giả Trung Hoa là Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi, ông cực lực đả kích lối từ chương khoa cử, đề nghị một lối học mới có tinh thần cứu quốc. Năm 1905, ông cùng với các đồng chí là Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng định vào Nam hô hào công cuộc Duy Tân.

Tới Bình Định gặp lúc quan tỉnh mở kỳ thi khảo hạch, ra đầu bài thơ là Chí thành thông thánh và bài phú Danh sơn Lương Ngọc, cả 3 ông định nhân dịp cổ động việc nước, liền nộp quyển làm bài. Những bài của 3 ông khiến quan tỉnh phải điên đầu, báo cáo về triều đình Huế để quyết định.

Vào đến vịnh Cam Ranh, nhân có chiến hạm Nga vào đó lánh nạn, 3 ông thuê thuyền ra tận nơi xem.

Năm 1907, ông làm Giáo thọ ở phủ Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, ông mở một lớp chữ Pháp trong trường, rước thầy về dạy học sinh. Bọn quan lại cựu học không ưa, liền tìm cách đổi ông vào Khánh Hòa.

Năm 1908, xảy ra cuộc kháng thuế ở Quảng Nam, phần lớn thân sĩ trong tỉnh bị bắt. Việc này làm chấn động các giới trong nước. Tại Khánh Hòa, Trần Quý Cáp làm một bức thư gửi cho các bạn hữu tại Quảng Nam, trong đó có những lời lẽ dí dỏm như sau:
“ Cận văn ngô châu cử nhứt khoái sự, ngô văn chi, khoái nhậm, khoái thậm ”

Nghĩa là:
“ Gần đây nghe trong tỉnh nhà làm một việc rất thú, tôi nghe tin lấy làm thích lắm. ”

Sau đó ông bị bắt giam và bị khép vào tội mưu phản, lãnh án bị chém ngang lưng tại Khánh Hòa.

Tưởng nhớ

* Trước cái chết của Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng có làm bài thơ khóc như sau:

“ Thư kiếm tiêu nhiên độc xuất môn

Nhứt quan thác lạc vị thân tồn

Trực lương tân học khai nô lũy

Thùy tín dân quyền chủng họa côn.

Bồng đảo xuân phong huyền viễn mộng,

Nha Trang thu thảo khấp anh hồn

Khả liên nhứt biệt thành thiên cổ

Đà Nẵng phân trầm tửu thượng ôn.



Dịch:

“ Gươm xách xăm xăm tách dặm miền

Làm quan vì mẹ há vì tiền

Quyết đem học mới thay nô kiếp

Ai biết quyền dân nảy họa nguyên.

Bồng đảo gió chưa đưa giấc mộng,

Nha Trang cỏ đã khóc hồn thiêng,

Chia tay chén rượu còn đương nóng,

Đà Nẵng đưa nhau lúc xuống thuyền.



* Hiện có một đền thờ ông tại nơi ông bị xử chém, được các nhân sĩ, thân hào, trí thức và nhân dân địa phương xây dựng nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông (1970).



Chữ ký của Khai Tam hungson




 

Trần Quý Cáp

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: NHÂN VẬT LỊCH SỬ :: Nhân Vật Lịch sử Việt Nam-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất