CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Về một nguyên nhân làm suy thoái đất nước vào giữa thế kỉ XIX

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Về một nguyên nhân làm suy thoái đất nước vào giữa thế kỉ XIX I_icon_minitimeTue Sep 07, 2010 7:38 pm

ly.thu2412
Lịch sử thế giới, lịch sử Việt Nam cổ trung đại

Thành viên mới gia nhập

ly.thu2412

Thành viên mới gia nhập

Họ & tên Họ & tên : Lý Thị Lệ Thu
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 06/09/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 5
Đến từ Đến từ : Thừa Thiên Huế
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Lịch sử thế giới, lịch sử Việt Nam cổ trung đại
Điểm thành tích Điểm thành tích : 7
Được cám ơn Được cám ơn : 0

Bài gửiTiêu đề: Về một nguyên nhân làm suy thoái đất nước vào giữa thế kỉ XIX

 
Sự đánh giá triều Nguyễn đã diễn ra từ giữa thế kỉ XIX, ngay lúc triều đình này suy yếu, với những nhân vật đương thời như: Cao Bá Quát, Đoàn Trưng, Nguyễn Trường Tộ, Phan Thanh Giản, Trần Tiễn Thành, Phạm Phú Thứ, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh v.v…, hoặc là toàn diện, hoặc là trên một vài phương diện.
Chỉ giới hạn trong giai đoạn từ thế kỉ XX cho đến nay, tựu trong có hai xu hướng:
- Hoặc là chối bỏ sạch trơn những thành tựu và đóng góp của triều Nguyễn, quy Gia Long là cõng rắn cắn gà nhà, là bán nước, các vua khác là chuyên chế, bảo thủ, lạc hậu, bất lực…mà người đọc thường thấy trong sách báo cho đến năm 1985.
- Hoặc là ca ngợi, nhìn thấy sự cống hiến trên nhiều lãnh vực của các vua Nguyễn trên sách báo từ 1985 trở lại đây.
Hai xu hướng đó đã rơi vào cực đoan, có thể vì nhiều lí do, nhưng cái chính là chưa phân lập nhiều yếu tố khi đánh giá triều Nguyễn.
Theo thiển kiến, để có thể bình giá với tiệm cận sự thực lịch sử, cần phân lập mấy yếu tố:
- Tư cách đạo đức của giới cầm quyền.
- Năng lực hành động, quản lý nhà nước trong tình huống bình thường
- Năng lực hành động, quản lý nhà nước trong tình huống thử thách.
Về yếu tố 1, ít nhiều dư luận có chỉ trích về tính bội ơn của Gia Long: quên ơn công thần như vụ Nguyễn Văn Thành, tính trả thù của Minh Mạng trong vụ xử án Lê Văn Duyệt, Lê Chất khi hai ông này đã chết, tính tàn nhẫn của Tự Đức khi xử vụ âm mưu của anh ruột là Hồng Bảo và các cháu như Ưng Đạo.
Tuy thế, phải thừa nhận rằng các vua Nguyễn, đặc biệt là các vua đầu, như Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức đều thấm nhuần các tín điều Nho giáo: kinh thiên, pháp tổ cần chính, ái dân. Đều không phải là hạng vua lười biếng việc nước, hưởng lạc sa đọa, mất tư cách, quên trách nhiệm.
Không phải là căn cứ vào lời tự tuyên bố của các vua này, mà có thể thể thấy rõ trong hành động cụ thể của các vua.
Về yếu tố 2, vua quan nhà Nguyễn tỏ rõ khả năng cầm quyền trị nước trong diễn tiến hòa bình. Dù nhiều lúc ở nơi này, nơi khác diễn ra phong trào chống đối, nhưng vương triều vẫn có thể vãn hồi trật tự, ổn định đời sống nhân dân. Và nhất là đã chấm dứt được xu hướng phân liệt, phân tranh cát cứ của nhiều lực lượng.
Nhìn chung, qua 2 yếu tố này, vua quan nhà Nguyễn đã thể hiện phẩm chất, tư cách, năng lực của giới cầm quyền. Điều đó đã tạo ra một chuyển biến thực sự theo chiều hướng đi lên của đất nước trên các lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chính trị, đem lại một vị thế xứng đáng cho nước Việt Nam vào nữa đầu thế kỉ XIX
Thế nhưng, tại sao cũng vào giữa thế kỉ XIX, sau chưa đầy 10 năm lên kế vị của vua Tự Đức, tình hình đất nước lại dễ dàng suy thoái, đưa đến sự thất bại?
Điều đó xuất phát từ một tình huống mới: sự xâm lược của thực dân Pháp, tiêu biểu cho một phương thức sản xuất mới, làm bộc lộ những nhược điểm của phương thức sản xuất cũ của Việt Nam và các nước khác trong vùng. Đó là một thử thách quyết liệt, không cân sức. Muốn chế ngự được, giới cầm quyền Việt Nam phải chuyển đổi toàn diện kịp thời, như Nhật Bản thời Minh Trị Thiên Hoàng.
Mong ước đổi mới, mong ước canh tân là điều mà vua Tự Đức, cũng như các quan lớn, đặt biệt là các quan Cơ Mật viện đều trăn trở. Tâm niệm này có thể thấy rõ qua lời phê bình của vua Tự Đức trên các văn bản của triều thần như Trần Tiễn Thành, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Văn Tường v.v…Thế mà mong ước đó, tâm nguyện đó vẫn không thành tựu. Nguyên nhân vì sao? Theo chúng tôi, là do một nguyên nhân căn bản: nguyên nhân tư tưởng. Đó là một nguyên nhân nền tảng tạo ra sự suy yếu của đất nước trong khúc quanh lịch sử đầy thử thách vào giữa thế kỉ XIX. Nguyên nhân này đã tồn tại từ trong gốc rể của triều Nguyễn, kể từ vị vua sáng lập trở đi, hằn sâu trong vương triều Minh Mạng, và đến triều Tự Đức thì bộc lộ rõ trong cuộc đối đầu lịch sử giữa ta và thực dân Pháp.
Có thể tạm chia nguyên nhân tư tưởng này( cũng có thể gọi là nguyên nhân tư tưởng – triết học), ra nhiều bình diện, mà đáng kể là: tư tưởng giáo dục, tư tưởng chính trị, tư tưởng kinh tế, tư tưởng quân sự, và dĩ nhiên còn nhiều bình diện khác nữa.
1.Tư tưởng giáo dục
Tư tưởng giáo dục chủ yếu là bắt chước thánh hiền cổ đại Trung Quốc. Từ đó mà nội dung giáo dục chỉ là hư văn, là khuôn thước lỗi thời của Nho giáo Trung Quốc.
Ngay từ năm 1803, Gia Long đã chuẩn y lời bàn của đình thần về mục đích của giảng tập như sau: “Trường nhất dùng kinh nghĩa, trương nhì dùng chiếu chế biểu, trương ba dung thơ phú, trường 4 dùng sách vấn”.
Đến năm Minh Mạng thứ 6(1825) nhà vua cũng chuẩn y lời bàn về mục đích giảng tập như sau: “ Đầu tiên giảng kinh truyện cho rõ nghĩa lý, sau giảng chính sử cho hiểu sự tích; nên dạy bảo những điều vinh, nhục, liêm, sỉ, giải rõ nghĩa hiếu để trung tín”.
Rõ ràng mục tiêu chỉ để rèn luyện đạo đức, tư cách, mà nội dung chỉ để diễn giải kinh sách thánh hiền, tứ thư, ngũ kinh. Và tứ thư, ngũ kinh này lại được hiểu theo chú giải của những nhà triết học bảo thủ của Tống Nho. Bài dụ năm Minh Mạng thứ 13 (1832) đã quy định về kinh truyện như sau: “Kinh Dịch chủ yếu theo ông Trình tử và Chu tử, Kinh Thư chủ yếu theo nghĩa Sái truyện, Kinh thư chủ yếu theo Chu tử tập chú, Kinh Xuân Thu chủ yếu theo bản sử Tả thị, có tham khảo Công Dương, Cốc Lương (…). Lễ kí chủ yếu theo tập thuyết họ Trần. Ý nghĩa tứ thư chủ yếu theo Chu tử tập chú”.
Các thể tài văn thơ cũng nô lệ vào Trung Quốc. Như quy định về thơ phú dùng “Thể thơ phú thi của các nhà Đường, Minh, Thanh, hoặc lấy những chữ về chính sự, điển cố, hoặc chính văn của Kinh sử, hoặc câu răn của người xưa, hoặc núi sông cảnh vật..”.
Về văn sách “thi Hương, thi Hội đều dùng bài hỏi văn sách phỏng theo trong nguyên sách của nhà Minh, nhà Thanh”
Con đường hẹp hòi và nô lệ đó lại là con đường chủ yếu đã tạo nhân tài ra giúp nước, làm sao có mẫu nhân tài đáp ứng được thời thế đổi thay, làm sao có thể có những tập thể đường quan có tầm nhìn vượt giới hạn để nhất trí tích cực đổi mới theo đề xuất của một vài nhân vật kiệt xuất như Nguyễn Trường Tộ.
2.Tư tưởng chính trị
Về tư tưởng chính trị lại chủ trương tôn quân quyền một cách tuyệt đối, đề cao đức trị mà yếu về pháp trị.
Mọi kế sách của nhà nước đều trông cậy vào cá nhân ông vua. Vua lại không đủ tầm nhìn để quyết đoán, mà lại dao động giữa lời bàn tư biện của triều thần, xu hướng thông thường cũng chỉ là chiết trung, dung hòa, theo đạo Trung dung của thành hiền.
Thỉnh thoảng vua cũng nhiệt thành cầu lời nói thẳng, vấn kế đình thần, nhưng qua đình nghị thì không còn sức sáng tạo, quyết đoán.
Đường lối cai trị chủ yếu là giáo hóa nhân dân bằng cải thiện phong tục lễ nghi, hô hào đức trị mà ít tính chất pháp chế. Quyền lực của triều đình, quan lại chỉ ngang tới chánh tổng, còn hương lý các làng lại cai trị dân làng theo lệ làng, chỉ hoàn tất chỉ tiêu thuế, sưu dịch do nhà nước phân bổ, còn cường hào, hương lý hành hạ nhân dân thế nào cũng không có biện pháp giải quyết. Bao nhiêu tấu sớ kêu gào về tệ cường hào vẫn không có kế sách giải quyết được. Nạn kiêm tính ruộng đất, dĩ công vi tư, chỉ giải quyết nữa vời. Dân đói khổ phải làm giặc chỉ việc đem quân trấn áp. Lòng dân vì thế mà mất, đất nước vì thế mà lung lay từ gốc. Khi gió thường thì còn đứng được, nhưng khi cơn xoáy lốc tất yếu sụp đổ.
Khuôn mẫu trị nước bao giờ cũng hô hào lấy Nghiêu, Thuấn, Vũ, Thang, Văn làm lý tưởng, mà mô hình đâu, kinh nghiệm đâu, thực tiễn đâu thì chỉ mù mờ trong hoang tưởng về một thời cổ đại huy hoàng của Trung Quốc.
3.Tư tưởng kinh tế
Tư tưởng kinh tế lại được chỉ đạo bằng đường lối trọng nông ức thương. Thế mà nông nghiệp vô cùng lạc hậu, chỉ trông cậy vào sức lao động chân tay cần cù của người dân và chờ đợi mưa thuận gió hòa, trên một địa bàn khí hậu nhiệt đới khắc nghiệt đầy mưa bão hạn hán bất thường. Ruộng đất lại nằm trong tay cường hào, hương lý, quan quyền, lính tráng. Dân làm ruộng thực sự phải làm rẻ, trả tô tức, thì còn đâu để vươn lên. Hai vựa lúa lớn, thì một đầu bị đe dọa bởi lụt lội gió bão làm vỡ đê, mất mùa, đói kém, còn một đầu thì bị nhiễm phèn, chua mặn. Mọi nỗ lực về đê điều, đào kênh chỉ đáp ứng rất thấp.
Nghề buôn thì bị dư luận chê bai bởi vì quan niệm “ vi phú bất nhân”. Nội thương thì từ đời vua Gia Long, qua Minh Mạng cho đến Tự Đức ngày càng suy yếu, bởi đường xá, bởi hải tặc, bởi nhu cầu trưng mua cho nhà nước, cho quân sự. Ngoại thương có thể làm giàu cho đất nước thì không vươn tay tổ chức, chỉ trông cậy vào ý thích của dân buôn miền Nam Trung Quốc, hầu như bỏ trống cho họ, chỉ ngồi thu thuế hải quan. Vương triều thỉnh thoảng chỉ cử những thuyền sứ đi vài nước Đông Nam Á mua hàng xa xỉ cho hoàng gia, hay một số đồ quân dụng.
Một số canh cải về nông nghiệp, như làm xe đạp nước, làm guồng nước, về thương nghiệp, như lập ty Bình chuẩn, đặt tổng lý Thương chánh sự vụ đại thần thì không triệt để.
Do đó, với tư tưởng kinh tế như vậy, nền kinh tế Việt Nam đặt biệt dưới thời Tự Đức càng nghèo nàn, kiệt quệ, làm cho nước yếu dân nghèo.
4.Tư tưởng quân sự
Về tư tưởng quân sự chủ yếu là phòng bị, giữ thế thủ. Khi giặc Pháp xâm lược thì chỉ lo đắp đường lũy, đại đồn để thủ, chú không tổ chức phản công triệt để. Lại chỉ quan tâm tổ chức lực lượng quân đội chuyên nghiệp, mà không xây dựng huấn luyện tốt dân binh.
Quân đội thì đông mà đầu tư vũ khí, đạn dược, huấn luyện sơ sài, sợ tốn kém. Việc tuyển chọn võ quan thông qua khảo sát, thi cử 18 ban võ nghệ, chủ yếu là võ tay không, võ bằng vũ khí thô sơ: đao, gươm, côn, kích. Mưu kế, phương lược, đồ trận theo binh thư thì ngay cả sĩ quan trung cấp, từng đỗ cử nhân vỗ vẫn không đọc được vì không biết chữ.
Trãi qua nữa thế kỉ thanh bình, quân dân không có điều kiện tập dượt, tổ chức chiến đấu. Quan tướng càng chưa có kinh nghiệm đối đầu với vũ khí tây phương.
Khi chiến tranh lan rộng thì không biết sử dung phương lược chiến tranh nhân dân. Lại còn thơ ngay, hiếu hòa, bắt nhân dân giải giáp. Khi phòng thủ lại đặt nặng thành trì. Thành mất thì xem như mất tỉnh mất đất, không còn khả năng cầm cự, đề kháng.
Với tư tương quân sự chủ đạo như vậy, tình hình quân sự suy yếu thì thất bại là tất nhiên.
Nói tóm lại, bốn phương diện: Tư tương giáo dục, tư tưởng chính trị, tư tưởng kinh tế, tư tưởng quân sự xuất phát từ một phương diện căn bản: tư tưởng triết học nho giáo thủ cựu mô phỏng Tống Nho đã không còn phù hợp để duy trì đất nước yên lành trong cơn lốc chiếm đất giành thị trường của thực dân cũ từ giữa thế kỉ XIX.
Nguyên nhân này phát sinh tai họa trầm trọng trong đời vua Tự Đức, giữa thế kỉ XIX, nhưng nó tiềm ẩn trong những triều vua trước với những cấp độ khác nhau. Có điều khi duyên chưa hội tụ, thì nhân chưa phát tác. Cho nên dầu thông minh, hiểu biết, nhiệt thành, yêu nước, tận tụy với dân, làm được một số công tích cụ thể, vua quan triều Nguyễn vẫn chịu trách nhiệm góp phần hoặc trực tiếp làm cho đất nước suy thoái vào giữa thế kỉ XIX. Đó cũng là trách nhiệm của tầng lớp sĩ phu( tầng lớp trí thức) Việt Nam đương thời.

Nguồn: Trung tâm nghiên cứu Huế. Nghiên cứu Huế. Tập 2 – 2001.

Chữ ký của ly.thu2412





Về một nguyên nhân làm suy thoái đất nước vào giữa thế kỉ XIX I_icon_minitimeWed Sep 08, 2010 7:56 am

Thanhsamkhach
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi

Thành viên năng động

Thanhsamkhach

Thành viên năng động

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích Điểm thành tích : 679
Được cám ơn Được cám ơn : 106

Bài gửiTiêu đề: Re: Về một nguyên nhân làm suy thoái đất nước vào giữa thế kỉ XIX

 
Đúng là đánh giá về nhà Nguyễn cần xem xét cả hai mặt công và tội có tính đến hoàn cảnh LS lúc đó mới công bằng.
Thường có câu làm lãnh đạo phải có 3T: tâm, tầm và tài. Có lẽ các vua Nguyễn (đặc biệt là các đời sau) thiếu tầm và tài như Meiji của Nhật

Về Nguyễn Trường Tộ gần đây có 1 số ý kiến yêu cầu đánh giá lại tư tưởng của ông thực sự muốn đổi mới, canh tân đất nc hay muốn theo Pháp
Chữ ký của Thanhsamkhach





Về một nguyên nhân làm suy thoái đất nước vào giữa thế kỉ XIX I_icon_minitimeWed Sep 08, 2010 10:33 pm

ly.thu2412
Lịch sử thế giới, lịch sử Việt Nam cổ trung đại

Thành viên mới gia nhập

ly.thu2412

Thành viên mới gia nhập

Họ & tên Họ & tên : Lý Thị Lệ Thu
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 06/09/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 5
Đến từ Đến từ : Thừa Thiên Huế
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Lịch sử thế giới, lịch sử Việt Nam cổ trung đại
Điểm thành tích Điểm thành tích : 7
Được cám ơn Được cám ơn : 0

Bài gửiTiêu đề: Re: Về một nguyên nhân làm suy thoái đất nước vào giữa thế kỉ XIX

 
Nguyễn Trường Tộ đã đưa ra hàng loạt sáng kiến duy tân đất nước bao gồm nhiều linh vực, từ kinh tế đến chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa, giáo dục...và tất cả đều nhằm vào một mục đích "hiến mưu hiến sức phấn đấu phòng ngừa để mà giữ nước giữ nhà". Từ năm 1863 đến 1871, Nguyễn Trường Tộ đã kiên trì gửi lên triều đình 58 bản điều trần, đề cập một cách hệ thống các vấn đề cấp thiết nhất của Tổ quốc trước nguy cơ mất nước ngày một đến gần. Những bản điều trần đó có thể nói là toàn bộ tâm huyết của ông, là máu và nước mắt của ông trước sự sống còn của dân tộc. Bản điều trần cuối cùng được viết trên giường bệnh. Khi tử thần đang chờ cướp đi sinh mạng của ông, ông vẫn dành toàn bộ sinh lực còn lại để hiến kế cứu nguy dân tộc. Nhưng thật đâu buồn, điều trần của ông, nhiệt huyết của ông đã vấp phải sự thờ ơ lãnh đạm của vua và các đình thần.
Chữ ký của ly.thu2412





Về một nguyên nhân làm suy thoái đất nước vào giữa thế kỉ XIX I_icon_minitimeThu Sep 09, 2010 1:23 am

Khánh Trang
Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Khánh Trang

ĐIỀU HÀNH VIÊN

https://www.facebook.com/khanhtrangpi
Họ & tên Họ & tên : Trang
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ - Trưởng ban Điều hành Diễn đàn
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Về một nguyên nhân làm suy thoái đất nước vào giữa thế kỉ XIX 36 Về một nguyên nhân làm suy thoái đất nước vào giữa thế kỉ XIX 6 Về một nguyên nhân làm suy thoái đất nước vào giữa thế kỉ XIX 40Về một nguyên nhân làm suy thoái đất nước vào giữa thế kỉ XIX 43
Ngày tham gia Ngày tham gia : 20/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 743
Đến từ Đến từ : Đăk Lăk
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1281
Được cám ơn Được cám ơn : 208

Bài gửiTiêu đề: Re: Về một nguyên nhân làm suy thoái đất nước vào giữa thế kỉ XIX

 
nhưng oy NTT cũng thất bại vì nhà Nguyễn quá bảo thủ nhu nhược hèn yếu nên mới đưa nước ta vào bước lầm than cơ cực
Chữ ký của Khánh Trang





Về một nguyên nhân làm suy thoái đất nước vào giữa thế kỉ XIX I_icon_minitimeThu Sep 09, 2010 9:55 am

Thanhsamkhach
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi

Thành viên năng động

Thanhsamkhach

Thành viên năng động

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích Điểm thành tích : 679
Được cám ơn Được cám ơn : 106

Bài gửiTiêu đề: Re: Về một nguyên nhân làm suy thoái đất nước vào giữa thế kỉ XIX

 
Gần đây hình như có phát hiện 1 số thư của NTT gửi các giám mục (ông theo đạo) yêu cầu người Tây dương đến chiếm lấy nước Nam (theo báo Hồn Việt)

Có thể vì vậy mà Tự Đức do dự k0 theo các bản điều trần của ông
Chữ ký của Thanhsamkhach





Về một nguyên nhân làm suy thoái đất nước vào giữa thế kỉ XIX I_icon_minitimeThu Sep 09, 2010 10:33 pm

haminh8x
Lịch sử thế giới... du lịch... tìm hiểu văn hóa... uống trà... :)

Thành viên cấp 1

haminh8x

Thành viên cấp 1

Họ & tên Họ & tên : Bùi Minh Hà
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 05/09/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 28
Đến từ Đến từ : K52Lịch Sử thế giới- Khoa Lịch Sử- Trường USSH
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Lịch sử thế giới... du lịch... tìm hiểu văn hóa... uống trà... :)
Điểm thành tích Điểm thành tích : 35
Được cám ơn Được cám ơn : 5

Bài gửiTiêu đề: Re: Về một nguyên nhân làm suy thoái đất nước vào giữa thế kỉ XIX

 
hờ hờ... nếu có thư như thế thì NTT sẽ bị chém đầu... :))... chứ đừng nói là điều trần cái j... :(
Chữ ký của haminh8x





Về một nguyên nhân làm suy thoái đất nước vào giữa thế kỉ XIX I_icon_minitimeThu Sep 09, 2010 10:39 pm

ly.thu2412
Lịch sử thế giới, lịch sử Việt Nam cổ trung đại

Thành viên mới gia nhập

ly.thu2412

Thành viên mới gia nhập

Họ & tên Họ & tên : Lý Thị Lệ Thu
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 06/09/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 5
Đến từ Đến từ : Thừa Thiên Huế
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Lịch sử thế giới, lịch sử Việt Nam cổ trung đại
Điểm thành tích Điểm thành tích : 7
Được cám ơn Được cám ơn : 0

Bài gửiTiêu đề: Re: Về một nguyên nhân làm suy thoái đất nước vào giữa thế kỉ XIX

 
Nguyễn Trường Tộ là người “chủ hòa”, trong các bản điều trần của mình, ông đã đề nghị với triều đình hòa với Pháp. Bởi vì, xuất phát từ sự phân tích, so sánh lực lượng giữa địch – ta thì theo ông ta chưa đủ điều kiện để đuổi Pháp. Có thể thấy rõ vào thời điểm lúc bấy giờ thực dân Pháp là một đế quốc mạnh, đại diện cho một thế lực mạnh đang lên của chủ nghĩa đế quốc, Pháp có âm mưu xâm lược từ lâu và quyết tâm chiếm bằng được Việt Nam. Vi thế, hòa là để chúng ta có thời gian để chuẩn bị về mọi mặt. Hơn nữa, hòa là để khống chế họ, buộc họ phải tập trung quân ở một số điểm và theo dõi tình hình để đánh úp Pháp lấy lại sáu tỉnh Nam kì.
Trong 58 bản điều trần của mình, Nguyễn Trường Tộ đã đưa ra hàng loạt sáng kiến duy tân đất nước trên nhiều lĩnh vực. Chẳng hạn như:
-Trong nông nghiệp, ông cho rằng tuy là “trọng nông” nhưng khoa học nông nghiệp nước ta không có, kĩ thuật nông nghiệp nước ta không có cho nên ông đề nghị lập ra bộ Nông chính để trông coi chăm sóc nông nghiệp và mở trường nông chính để phổ biến khoa học nông nghiệp, nghiên cứu nông nghiệp và tìm cách nâng cao trình độ nghề nông ở nước ta.
Sáng kiến đột xuất nhất của ông trong nông nghiệp là vấn đề trị thủy sông Hồng nói riêng và vấn đề thủy lợi nói chung. Sáng kiến này có tính chất đấu tranh và ý nghĩa lịch sử của nó. Triều đình nhà Nguyễn bất lực trong vấn đề trị thủy sông Hồng và đến năm 1861 thì từ bỏ hẳn việc quản lý hệ thống đê sông Hồng mà các triều đại trước ít nhiều lưu tâm, coi đó là một chức năng của nhà nước. Thế là cả vùng đồng bằng Bắc kì trù phú cứ thường xuyên bị nạn ngập lụt đe dọa. Một số đình thần của Tự Đức lại chủ trương phá bỏ đê sông Hồng. Đứng về phía “dân gian thiệt hại không kể xiết”, Nguyễn Trường Tộ đã đấu tranh để bác bỏ chủ trương tai hại đó và đưa ra những sáng kiến khoa học sử dụng tổng hợp nguồn nước chống thủy tai theo nguyên lý “khơi nước chứ không cản nước” đến nay vẫn còn giá trị về phương pháp lẫn nội dung.
-Liên quan đến vấn đề “quyền nghi mở đường giao thông với thiên hạ” trong lĩnh vực kinh tế, ông đã đề ra trong các tập điều trần là những ý kiến của ông về ngoại giao và quốc phòng
Ông nhận định rằng, trong thực trạng thế giới và trong nước thời bấy giờ, cần phải “giữ nước giữ nhà” đối phó với “đại biến” ở cả hai mặt. Mặt thứ nhất là phải gấp rút “cương quyết trong việc tự cường tự lập” để nuôi thực lực, “tiền của mà nhiều, lương thực sẽ đủ, khí giới sẽ tinh, thành trì sẽ bền, của kho sẽ thừa thải; bao nhiêu sự lợi tiến lần, bao nhiêu sự hại đều giảm bớt đi”. Mặt thứ hai là phải “lĩnh hội thời biến” rồi từ đó, sử dụng cái thế cạnh tranh và mâu thuẫn giữa các nước phương Tây để tìm cách chống “ngoại dịch” chứ không nên bó hẹp ngoại giao một cách không bình đẳng với Pháp. Bản thân ông cũng rất chú ý theo dõi “thời biến” và đã nhiều lần đề nghị những biện pháp tự lập về ngoại giao.
-Về văn hóa giáo dục, ông công kích nền giáo dục phong kiến lâu đời ở nước ta, từ mục đích, nội dung đến cả phương pháp. Ông đã đưa ra những sáng kiến cải tổ lại học chế nước ta lúc bấy giờ. Đáng chú ý là ông đề cao việ học thực dụng và việc học tiếng nước ngoài để đáp ứng kịp thời yêu cầu kinh tế và ngoại giao lúc bấy giờ. Ông tích cực đề nghị lấy “Quốc âm”(tiếng Việt) làm ngôn ngữ chính trong trường học. Nguyễn Trường Tộ là người đầu tiên đưa ra sáng kiến dùng tiếng Việt Nam trong trường học Việt Nam, trong bái chí Việt Nam, trong khoa học Việt Nam.
-V.v….
Như vậy, chương trình canh tân đất nước mà Nguyễn Trương Tộ gửi lên triều đình Huế nhằm mục đích là làm cho đất nước phú cường, bảo vệ được những vùng đất còn lại và giành lại được những vùng đất đã mất

Chữ ký của ly.thu2412





Về một nguyên nhân làm suy thoái đất nước vào giữa thế kỉ XIX I_icon_minitimeThu Sep 09, 2010 10:55 pm

Khánh Trang
Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Khánh Trang

ĐIỀU HÀNH VIÊN

https://www.facebook.com/khanhtrangpi
Họ & tên Họ & tên : Trang
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ - Trưởng ban Điều hành Diễn đàn
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Về một nguyên nhân làm suy thoái đất nước vào giữa thế kỉ XIX 36 Về một nguyên nhân làm suy thoái đất nước vào giữa thế kỉ XIX 6 Về một nguyên nhân làm suy thoái đất nước vào giữa thế kỉ XIX 40Về một nguyên nhân làm suy thoái đất nước vào giữa thế kỉ XIX 43
Ngày tham gia Ngày tham gia : 20/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 743
Đến từ Đến từ : Đăk Lăk
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1281
Được cám ơn Được cám ơn : 208

Bài gửiTiêu đề: Re: Về một nguyên nhân làm suy thoái đất nước vào giữa thế kỉ XIX

 
Ham học hỏi và lĩnh hội tri thức

Từ nhỏ ông đã được Giám mục Ngô Gia Hậu (Gauchier) dạy cho tiếng Pháp cùng với các môn khoa học thường thức của Tây phương. Ngoài ra, ông lại được cho đi du học ở nhiều nơi như Singapore, Malaisia, Pháp, La Mã... Trong những chuyến đi đó, ông đã tìm tòi và lĩnh hội được nhiều tri thức khoa học mới, trong lòng nung nấu đem những điều mình đã học hỏi được về phục vụ cho lợi ích nước nhà.

Tháng 6 năm 1864 (tức tháng 5 năm Tự Đức thứ 17), ông có bài viết bày tỏ mục đích về những lần xuất ngoại của mình: "Từ 15 năm nay, tôi đã biết rõ tất phải có mối lo như ngày hôm nay, nên tôi đã ra sức tìm tòi học hỏi trí khôn của mọi người để thêm sự hiểu biết cho mình".

Trong bản Trần tình (8/5/1863) ông lại viết: "Về việc học thì không môn nào không để ý tới, cái cao của thiên văn, cái sâu của địa lý, cái phiền toái của nhân sự, cho đến luật lịch, binh quyền, tạp giáo, dị nghệ, các môn cách trí, thuật số, không môn nào tôi không khảo cứu".

Ngày mùng 9 tháng 3 năm 1867 (tức ngày 16 tháng 2 năm Tự Đức thứ 21), ông lại viết tiếp: "Mấy chục năm nay tôi bôn ba trong thiên hạ, thu thập những tình thế biến đổi xưa nay, đem những điều đã học trong sách nghiệm ra việc đời. Đã trao đổi với ai một lời nói, một câu chuyện thì thâm tâm tôi cũng có ý muốn thu lấy sự hiểu biết của người làm của mình". Nhờ có lòng ham học hỏi và ý thức học tập một cách nghiêm túc nên Nguyễn Trường Tộ đã có một sự hiểu biết rất sâu rộng.

Những bản điều trần và khát vọng canh tân

Cũng vì mến mộ tâm lực của ông trong việc xây cất tu viện ở Sài Gòn nên trong Ký sự của dòng thánh Paul (Phao Lô) đã có những đoạn chép hết lòng ca ngợi: "Ông rất thông minh linh hoạt và vô vị lợi đến mức tuyệt đối, vì ông không nhận một đồng lương nào, chỉ ăn cơm không và tiêu vặt chút ít. Không có ông chúng tôi không bao giờ xây dựng được những tu viện, nguyệt đường...". Đó là chưa kể đến việc ông giúp tổng đốc Hoàng Kế Viêm (khi ông đã về Nghệ An) hoàn thành việc đào Kênh Sắt, xây dựng các cơ sở Nhà chung Xã Đoài (1868) và giúp dân làng Xuân Mỹ dời dân tránh khỏi vùng khí hậu khắc nghiệt.

Tháng 5 năm 1863 ông đã soạn xong ba văn bản để gửi lên Triều đình Huế: bản thứ nhất là Tế cấp luận, bản thứ hai là Giáo môn luận, bản thứ ba là Thiên hạ phân hợp đại thế luận. Trong ba bản đó, bản Tế cấp luận là văn bản quan trọng nhất. Nội dung của bản này đề cập đến việc canh tân và phát triển đất nước. Với Tế cấp luận ông đã khẳng định: "Tế cấp luận thâu tóm trí khôn của thiên hạ 500 năm nay... bài Tế cấp luận của tôi nếu đem ra thực hành hàng trăm năm cũng chưa hết".

Ở bản Giáo môn luận, ông dùng những lý lẽ của trời đất và các chứng cớ lịch sử để kêu gọi Triều đình phải có chính sách bao dung, nhân ái đối với những tín đồ Công giáo. Thế nhưng đứng trước tình thế bất lợi (Triều đình Huế đã kí hòa ước 5/6/1862 nhưng không muốn thi hành hay sửa đổi), Nguyễn Trường Tộ nhận thấy rằng chúng ta cần phải tạm thời hòa hoãn để củng cố mọi mặt đất nước, sau đó sẽ dốc lực đấu tranh, trong bối cảnh đó, ông đã viết Thiên hạ phân hợp đại thế luận.

Sau ba bản điều trần trên, Nguyễn Trường Tộ liên tục gửi nhiều bản khác lên Triều đình Huế (có 58 di thảo gửi cho Triều trình, liên tục trong vòng 10 năm). Những bản điều trần của ông là những đề nghị tâm huyết nhằm góp phần xây dựng đất nước, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng phong bế, lạc hậu và tạo nên sự thay đổi lớn lao bên trong, đánh đuổi giặc ngoại xâm. Nhìn vào nội dung các bản điều trần, chúng ta nhận thấy Nguyễn Trường Tộ đã đi trước, và vượt lên trình độ của các tầng lớp trí thức nho sỹ đương thời.

Song thật tiếc, những dòng tâm huyết ấy lại không được chấp nhận do hạn chế của thời đại. Trước hết, do đất nước đang ở trong tình thế nước sôi, lửa bỏng: bên ngoài giặc đánh Đà Nẵng, chiếm Gia Định, chiếm ba tỉnh miền Đông rồi ba tỉnh miền Tây, nội tình thì loạn lạc (loạn Đoàn Trưng khiến Tự Đức suýt mất ngôi).

Mặt khác, do cái nhìn hạn hẹp của các quan chức đầu triều lúc bấy giờ (kể từ thời Gia Long, bộ phận đầu não của Triều đình đều là những người già bảo thủ nên bất cứ việc gì vua hỏi cũng đều phân vân không dám quyết, hoặc quyết theo hướng đóng cửa, làm tăng thêm những mâu thuẩn, xung đột). Và kết cuộc sự đợi chờ của ông cũng chỉ là vô vọng. Không những thế, ông lại còn bị Triều đình nghi ngờ là có quan hệ với Pháp (vì ông là tín đồ Công giáo, lại có thời gian làm việc cho Tây soái ở Nam Kỳ).

Ngày mùng 8 tháng 5 năm 1863 ông đã viết bản Trần tình bộc lộ những suy nghĩ và khát vọng của mình về thế cuộc, giãi bày tấm lòng mình, một hai đều vì nước nhà, dù công danh, tiền bạc cũng không làm lay chuyển được tấm lòng của ông.

Trần tình có đoạn viết: "Sau đó, tướng Bonard sang, tôi thấy ông ta có những hành động ngược lại sự bàn hòa, tình thế đã khó lại khó thêm, tôi mới quyết ý xin thôi không làm nữa. Họ không chịu xét. Tôi nhất định từ, không nhận bổng lộc, ai cũng cười là ngu. Mặc dầu họ có sai người đến cố nài ép trao cho tôi, tôi cũng bỏ đi. Thấy lòng tôi quyết định, chí tôi vững, họ lại đem quan chức ra dụ tôi. Tôi nói: Nhận quan chức thì được bổng lộc, không nhận thì dù bần cùng đến phải làm đứa ăn xin chứ không chịu theo mà phụng sự cho họ".

Mặc dù không được Triều đình trọng dụng, nhưng lòng ông vẫn luôn hướng về, vẫn mong được phò vua, cứu dân. Tấm lòng ấy thể hiện rất rõ qua những bài thơ mà ông để lại: "Mặt trời cho dẫu không soi đến/Hướng dương xin vẫn nếp hoa quỳ" và ở hai câu thơ khác: "Ngụy Tào sống gửi Từ Nguyên Trực/Tần Lã không thờ Lỗ Trọng Tiên".

Nguyễn Trường Tộ cả một đời vì đất nước, vì nhân dân nhưng khao khát của ông không hề được toại nguyện. Ông ra đi giữa tuổi xanh tràn đầy nhiệt huyết (ông mất ở tuổi 43, trên quê hương mình tại Giáo xứ Xã Đoài). Thiết nghĩ rằng nếu ông chưa vội ra đi, nếu những bản điều trần đó được thực thi thì lịch sử Việt Nam sẽ có những bước ngoặt lớn: không lâm vào cảnh mất nước và đời sống nhân dân thời bấy giờ phải khốn khổ, tình hình phát triển đất nước không bị tụt hậu như đã có trong lịch sử.

Và để khi vĩnh biệt cõi đời này, ông đã không phải nuối tiếc mà than thở rằng: "Một lỡ bước đi, muôn thuở hận/Ngoảnh đầu nhìn lại đã trăm năm".

Chữ ký của Khánh Trang





Về một nguyên nhân làm suy thoái đất nước vào giữa thế kỉ XIX I_icon_minitimeSat Sep 11, 2010 8:00 am

Thanhsamkhach
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi

Thành viên năng động

Thanhsamkhach

Thành viên năng động

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích Điểm thành tích : 679
Được cám ơn Được cám ơn : 106

Bài gửiTiêu đề: Re: Về một nguyên nhân làm suy thoái đất nước vào giữa thế kỉ XIX

 
Đánh giá 1 con ng rất khó, chúng ta cần tìm hiểu kĩ các bản điều trần và thư từ ông để lại.

Lời than của ông ngày nay vẫn còn giá trị, với cả đất nước và mỗi người

Nhất thất túc thành thiên cổ hận
Tái hồi đầu thị bách niên thân
Chữ ký của Thanhsamkhach





Về một nguyên nhân làm suy thoái đất nước vào giữa thế kỉ XIX I_icon_minitime



Sponsored content

Bài gửiTiêu đề: Re: Về một nguyên nhân làm suy thoái đất nước vào giữa thế kỉ XIX

 
Chữ ký của Sponsored content




 

Về một nguyên nhân làm suy thoái đất nước vào giữa thế kỉ XIX

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: VIỆT SỬ :: Lịch sử Việt Nam cận – hiện đại :: Giai đoạn 1858 – 1918-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất