CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Tư sản dân quyền
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Khái niệm Trung Quốc và Trung Hoa

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Khái niệm Trung Quốc và Trung Hoa I_icon_minitimeSun Sep 26, 2010 9:33 am

Khánh Trang
Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Khánh Trang

ĐIỀU HÀNH VIÊN

https://www.facebook.com/khanhtrangpi
Họ & tên Họ & tên : Trang
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ - Trưởng ban Điều hành Diễn đàn
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Khái niệm Trung Quốc và Trung Hoa 36 Khái niệm Trung Quốc và Trung Hoa 6 Khái niệm Trung Quốc và Trung Hoa 40Khái niệm Trung Quốc và Trung Hoa 43
Ngày tham gia Ngày tham gia : 20/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 743
Đến từ Đến từ : Đăk Lăk
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1281
Được cám ơn Được cám ơn : 208

Bài gửiTiêu đề: Khái niệm Trung Quốc và Trung Hoa

 
Tên gốc Hán Tại Trung Quốc ngày nay, tên gọi Trung Quốc thường được dùng để chỉ toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc, bao gồm Trung Quốc bản thổ (tính cả Đài Loan), Mãn Châu, Nội Mông, Tân Cương, Tây Tạng. Ngược lại, Hán thường chỉ nhóm sắc tộc Hán, là dân tộc đông nhất tại Trung Quốc bản thổ, Mãn Châu, và một phần tại ba vùng còn lại. Không có từ nào dành riêng để chỉ Trung Quốc bản thổ, hay lãnh thổ có người Hán sinh sống.
Trung Hoa thì lại là một từ mang tính chất văn chương hơn, có thể dùng thay thế cho Trung Quốc như trong tên gọi chính thức của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân Quốc. Đường (唐) cũng được coi như tương đương với Hán đối với người miền Nam Trung Quốc, mặc dù ở góc độ hạn hẹp nó thường chỉ tiếng Quảng Đông hoặc các nhóm ngôn ngữ khác ở miền Nam.Trung Quốc
"Trung Quốc" viết theo kiểu giản thể ngày nay là 中国, còn kiểu phồn thể truyền thống là 中國. Nếu chiết tự thì 中 là một trục cắt giữa một hình chữ nhật, biểu thị "ở giữa"; 國 thuộc bộ "vi" (囗) để chỉ một lãnh thổ có bao bọc, chữ nhất 一 là một bức tường, và chữ qua 戈 là một lưỡi "qua"; nôm na là "vùng đất ở giữa"; nghĩa bóng là "quốc gia ở dưới gầm trời" ("thiên hạ"), ý nói rằng Trung Quốc là trung tâm thế giới và có sức mạnh văn hóa và quân sự hơn hẳn các nước chung quanh.

Tuy nhiên, trong suốt lịch sử Trung Quốc, tên gọi này không được dùng một cách thống nhất, nó mang một số ý nghĩa văn hóa và chính trị tích cực lẫn tiêu cực, thậm chí còn có tính sô vanh, và các quốc gia thuộc lịch sử Trung Quốc thì ban đầu không được gọi là "Trung Quốc". Vào thời Xuân Thu, nó chỉ được dùng để chỉ các quốc gia kế thừa từ nhà Tây Chu, ở lưu vực sông Hoàng Hà, để phân biệt với các nước như Sở và Tần. Do vậy, "Trung Quốc" là định nghĩa thể hiện trung tâm thế giới và sự khác biệt về văn hóa và chính trị với các nước xung quanh; một khái niệm tiếp tục tồn tại đến thời nhà Thanh, mặc dù liên tục được định nghĩa lại khi thế lực chính trị trung ương bành trướng lãnh thổ ra xung quanh, và khi văn hóa của nó đồng hóa các ảnh hưởng ngoại lai.

Trung Quốc cũng nhanh chóng chiếm các vùng đất phía nam vượt qua các con sông lớn bao gồm Dương Tử Giang và Châu Giang thành một thực thể văn hóa và chính trị (có lẽ không hợp lý khi gọi nó là một "nước" hay "quốc gia" theo nghĩa hiện đại); và đến thời nhà Đường nó còn thâu tóm cả các chế độ "dã man" như Tiên Ti và Hung Nô. Ngày nay CHNDTH quản lý Nội Mông Cổ, Tân Cương và Tây Tạng, còn THDQ hiện nay quản lý Đài Loan, các khu vực này cũng được coi là một bộ phận không thể tách khỏi của "Trung Quốc", mặc dù việc chấp nhận hay phản đối vẫn còn là vấn đề chính trị gây tranh cãi, đặc biệt khi Trung Quốc đồng nghĩa với CHNDTH.

Vào thời các nước phân tranh sau khi nhà Hán sụp đổ, tên gọi "Trung Quốc" thay đổi ý nghĩa khi các sắc dân du mục ở biên giới phía bắc trỗi dậy và chiếm được lưu vực sông Hoàng Hà, cái nôi của văn minh Trung Quốc. Chẳng hạn như người Tiên Ti gọi chế độ Bắc Ngụy của họ là "Trung Quốc", để phân biệt với Nam Triều, mà họ gọi là "Di" nghĩa là "mọi rợ". Nam Triều, về phía họ, sau khi tách khỏi phía bắc thì gọi Bắc Ngụy là "Lỗ" nghĩa là "tội phạm" hay "tù binh". Theo nghĩa này "Trung Quốc" được dùng để thể hiện tính hợp pháp chính trị. Nó được các triều đại tranh giành nhau là Liêu, Tấn và Tống dùng theo nghĩa này từ thế kỷ thứ 10 trở đi. Tên gọi "Trung Quốc" từ đó cũng được dùng để chỉ một thực thể địa lý, văn hóa và chính trị mà không nói đến nguồn gốc sắc tộc nữa.

Trung Hoa Dân Quốc thời Tôn Trung Sơn (THDQ) và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH), khi quản lý đại lục Trung Hoa, đều sử dụng tên gọi "Trung Quốc" như là một thực thể tồn tại trên lý thuyết để chỉ tất cả các vùng đất và con người nằm trong (kể cả bên ngoài) tầm kiểm soát chính trị của nó. Trung Hoa Dân quốc thời Tưởng Giới Thạch sau năm 1949 thường dùng từ "Trung Quốc" là để chỉ THDQ thời Tôn Trung Sơn bao gồm cả Đại lục và quần đảo Đài Loan, Hải Nam và gọi "Đài Loan" là để nói riêng về đảo quốc này). Ngày nay CHNDTH chính thức công nhận có 56 dân tộc và gọi chung là "Trung Quốc nhântức "người Trung Quốc". Và lịch sử của các dân tộc này hợp chung lại gọi là lịch sử "Trung Quốc".
Nguồn: trích từ Wikipedia
Chữ ký của Khánh Trang





Khái niệm Trung Quốc và Trung Hoa I_icon_minitimeSun Sep 26, 2010 10:42 am

Thanhsamkhach
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi

Thành viên năng động

Thanhsamkhach

Thành viên năng động

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích Điểm thành tích : 679
Được cám ơn Được cám ơn : 106

Bài gửiTiêu đề: Re: Khái niệm Trung Quốc và Trung Hoa

 
Chữ 'trung' trong giáp cốt văn viết một vòng tròn và một gạch dọc (chứ k0 phải hình chữ nhật)

Chữ 'quốc' viết theo phép 'hài thanh' trong lục thư (sáu cách cấu tạo chữ Tàu) gồm bộ 'vi' bên ngoài chỉ nghĩa là một vùng đất (vi là vây quanh) và chữ 'hoặc' bên trong chỉ âm đọc (quốc). Còn viết kiểu giản thể là chữ 'ngọc' bên trong cũng chỉ âm đọc

Thơ Bác Hồ "Tù nhân xuất khứ hoặc vi quốc" nghĩa là chữ 'tù' thay chữ nhân bằng chữ hoặc thành chữ 'quốc'

Chữ Hoa chỉ dân tộc Hoa Hạ, có thể thay bằng chữ hoa chỉ hoa lá

Khái niệm TQ cứ mở rộng theo sự bành trướng của người Tàu. Thời Xuân thu, nước Tần, Sở k0 được coi là thuộc TQ còn thời Thương thì nhà Chu cũng chỉ là một bộ tộc phía tây bắc dần dần tiến vào Trung nguyên. Hậu thiên Bát quái được cho là của Chu văn vương đặt ra, đặt quẻ Càn (tượng Trời ở phương Tây bắc)

Thời Xuân Thu phía nam Trường giang (kể cả nước Sở, Ngô, Việt...) là vùng đất của các dân tộc goi chung là Bách Việt
Chữ ký của Thanhsamkhach




 

Khái niệm Trung Quốc và Trung Hoa

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: LỊCH SỬ THẾ GIỚI :: Tập san lịch sử các nước-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất