CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Tư sản dân quyền
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Việt Nam giai đoạn 1954-1965

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Việt Nam giai đoạn 1954-1965 I_icon_minitimeSun Sep 26, 2010 9:39 am

Khánh Trang
Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Khánh Trang

ĐIỀU HÀNH VIÊN

https://www.facebook.com/khanhtrangpi
Họ & tên Họ & tên : Trang
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ - Trưởng ban Điều hành Diễn đàn
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Việt Nam giai đoạn 1954-1965 36 Việt Nam giai đoạn 1954-1965 6 Việt Nam giai đoạn 1954-1965 40Việt Nam giai đoạn 1954-1965 43
Ngày tham gia Ngày tham gia : 20/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 743
Đến từ Đến từ : Đăk Lăk
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1281
Được cám ơn Được cám ơn : 208

Bài gửiTiêu đề: Việt Nam giai đoạn 1954-1965

 
MIỀN NAM ĐẤU TRANH CHỐNG CHẾ ĐỘ MĨ-DIỆM, GIỮ GÌN VÀ PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG, TIẾN TỚI “ĐỒNG KHỞI” (1954-1960) VÀ MIỀN BẮC XÂY DỰNG BƯỚC ĐẦU CƠ SỞ VẬT CHẤT - KỈ THUẬT CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1961 - 1965)

1. Đấu tranh chống chế độ Mĩ - Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng (1954-1959)

- Chủ trương:

+Từ giữa 1954 cách mạng miền Nam chuyển từ đấu tranh vũ trang chống Pháp sang đấu tranh chính trị chống Mĩ – Diệm.
+Đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ, đòi hiệp thương tổng tuyển cử, đòi các quyền dân sinh dân chủ, chống khủng bố, chống chính sách tố cộng – diệt cộng của Mĩ– Diệm.

- Diễn biến:
+ Mở đầu là “Phong trào hoà bình” của trí thức và các tầng lớp nhân dân ở Sài Gòn - Chợ Lớn vào tháng 8-1954.
+ Mĩ– Diệm đàn áp – khủng bố nhưng vẫn tiếp tục và dâng cao lan ra các nơi khác thu hút được nhiều tầng lớp nhân dân tham gia.
+ Từ 1958 – 1959, có thay đổi về mục tiêu và hình thức đấu tranh: từ đấu tranh chính trị hoà bình sang dùng bạo lực, kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, chuẩn bị cho cao trào cách mạng mới.

2. Phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960)
a. Nguyên nhân:
- Do sự tàn bạo của chính quyền Mĩ – Diệm, cách mạng miền Nam gặp nhiều khó khăn và tổn thất lớn (1957 – 1959)

- Tháng 1- 1959, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng để lật đổ chính quyền Mĩ– Diệm. Hội nghị còn nhấn mạnh: phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang đánh đổ ách thống trị của Mĩ-Diệm.

b. Diễn biến:
- Phong trào nổ ra lẻ tẻ một số địa phương như Vĩnh Thạnh (Bình Định), Bắc Ái ( Ninh Thuận ) tháng 2 -1959, ở Trà Bồng (Quảng Ngãi) 8-1959. Sau đó lan ra khắp miền Nam thành một cao trào, tiêu biểu là cuộc “Đồng khởi” ở Bến Tre.

- Ngày 17-1-1960, cuộc “Đồng khởi” đầu tiên nổ ra ở 3 xã: Định Thuỷ, Phước Hiệp, Bình Khánh thuộc huyện Mỏ Cày, rồi lan nhanh ra toàn huyện Mỏ Cày và nhiều huyện khác ở Bến Tre.

- Phong trào sau đó lan ra khắp các tỉnh Nam Bộ, Tây Nguyên và Trung Trung Bộ

c. Kết quả – ý nghĩa :
- Phong trào “Đồng khởi” đã làm cho chính quyền của địch ở địa phương bị tan ra từng mảng lớn, cuối 1960 ta làm chủ : 600/ 1298 xã Nam Bộ, 904/ 3829 thôn Trung Trung Bộ, 3200/ 5721 thôn Tây Nguyên.
- Phong trào đã giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ – Diệm, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
- Đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
- Từ khí thế của “Đồng khởi”, ngày 20-12-1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời do Luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ tịch.

3. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960)
a- Hoàn cảnh
- Đất nước bị chia cắt làm hai miền
- Cách mạng miền Bắc hoàn thành thắng lợi công cuộc khôi phục kinh tế, cải tạo XHCN.
- Cách mạng miền Nam có bước phát triển mới từ sau phong trào “Đồng khởi”
- Đại hội họp từ ngày 5 đến 10-9-1960, tại Hà Nội.

b- Nội dung:
-Đại hội đã đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và nhiệm vụ cách mạng cho từng miền, chỉ rõ mối quan hệ cách mạng hai miền.

+ Cách mạng XHCN ở miền Bắc giữ vai trò quyết định nhất đối với cách mạng cả nước

+ Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam

+ Cách mạng hai miền có mối quan hệ mật thiết, gắn bó và tác động lẫn nhau để hoàn thành công cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà

- Đại hội thông qua kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965) nhằm xây dựng bước đầu cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.
- Bầu ra Ban chấp hành Trung ương mới của Đảng, bầu bộ Chính trị . Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Đảng. Lê Duẩn làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

4. Miền Bắc thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm (1961 - 1965)

- Nhiệm vụ của kế hoạch là phát triển công nghiệp, nông nghiệp, tiếp tục cải tạo XHCN, củng cố tăng cường thành phần kinh tế quốc doanh, cải thiện đời sống nhân dân, củng cố quốc phòng, tăng cường trật tự và an ninh xã hội.
- Kết quả:
+ Nông nghiệp:áp dụng những thành tựu KHKT. Nhiều công trình thuỷ nông được xây dựng.
Nhiều hợp tác xã đạt và vượt 5 tấn thóc/ ha
+ Công nghiệp:được ưu tiên vốn đầu tư phát triển. Sản lượng công nghiệp năm 1965 tăng 3 lần so với năm 1960. Nhiều cơ sở công nghiệp được xây dựng. Công nghiệp quốc doanh chiếm 93%, trong tổng giá trị công nghiệp miền Bắc, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.
+ Thương nghiệp quốc doanh chiếm lĩnh thị trường, góp phần ổn định tình hình kinh tế, xã hội.
+ Về giao thông cũng được củng cố và phát triển đường bộ, đường sắt, đường hàng không…
+ Hệ thống giáo dục từ phổ thông đến đại học được đầu tư phát triển nhanh chóng
+ Hệ thống y tế phát triển để chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.
- Từ năm 1961-1965 miền Bắc tích cực chi viện cho miền Nam một khối lượng vũ khí, đạn dược, thuốc men …Nhiều cán bộ, chiến sĩ được đưa vào miền Nam chiến đấu và phục vụ chiến đấu.

- Chủ trương:
+Từ giữa 1954 cách mạng miền Nam chuyển từ đấu tranh vũ trang chống Pháp sang đấu tranh chính trị chống Mĩ – Diệm.
+Đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ, đòi hiệp thương tổng tuyển cử, đòi các quyền dân sinh dân chủ, chống khủng bố, chống chính sách tố cộng – diệt cộng của Mĩ– Diệm.
- Diễn biến:
+ Mở đầu là “Phong trào hoà bình” của trí thức và các tầng lớp nhân dân ở Sài Gòn - Chợ Lớn vào tháng 8-1954.
+ Mĩ– Diệm đàn áp – khủng bố nhưng vẫn tiếp tục và dâng cao lan ra các nơi khác thu hút được nhiều tầng lớp nhân dân tham gia.
+ Từ 1958 – 1959, có thay đổi về mục tiêu và hình thức đấu tranh: từ đấu tranh chính trị hoà bình sang dùng bạo lực, kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, chuẩn bị cho cao trào cách mạng mới.

5. Phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960)
a. Nguyên nhân:
- Do sự tàn bạo của chính quyền Mĩ – Diệm, cách mạng miền Nam gặp nhiều khó khăn và tổn thất lớn (1957 – 1959)
- Tháng 1- 1959, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng để lật đổ chính quyền Mĩ– Diệm. Hội nghị còn nhấn mạnh: phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang đánh đổ ách thống trị của Mĩ-Diệm.

b. Diễn biến:
- Phong trào nổ ra lẻ tẻ một số địa phương như Vĩnh Thạnh (Bình Định), Bắc Ái ( Ninh Thuận ) tháng 2 -1959, ở Trà Bồng (Quảng Ngãi) 8-1959. Sau đó lan ra khắp miền Nam thành một cao trào, tiêu biểu là cuộc “Đồng khởi” ở Bến Tre.
- Ngày 17-1-1960, cuộc “Đồng khởi” đầu tiên nổ ra ở 3 xã: Định Thuỷ, Phước Hiệp, Bình Khánh thuộc huyện Mỏ Cày, rồi lan nhanh ra toàn huyện Mỏ Cày và nhiều huyện khác ở Bến Tre.
- Phong trào sau đó lan ra khắp các tỉnh Nam Bộ, Tây Nguyên và Trung Trung Bộ

c. Kết quả – ý nghĩa :
- Phong trào “Đồng khởi” đã làm cho chính quyền của địch ở địa phương bị tan ra từng mảng lớn, cuối 1960 ta làm chủ : 600/ 1298 xã Nam Bộ, 904/ 3829 thôn Trung Trung Bộ, 3200/ 5721 thôn Tây Nguyên.
- Phong trào đã giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ – Diệm, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
- Đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
- Từ khí thế của “Đồng khởi”, ngày 20-12-1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời do Luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ tịch.
Chữ ký của Khánh Trang




 

Việt Nam giai đoạn 1954-1965

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: VIỆT SỬ :: Lịch sử Việt Nam cận – hiện đại :: Giai đoạn 1954 – 1975-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất