CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Tư sản dân quyền
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 KHÁI QUÁT VỀ PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC Ở ĐÔNG NAM Á TỪ NHỮNG NĂM 20 ĐẾN 1945

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
KHÁI QUÁT VỀ PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC Ở ĐÔNG NAM Á TỪ NHỮNG NĂM 20 ĐẾN 1945 I_icon_minitimeSun Aug 15, 2010 12:02 am

Khánh Trang
Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Khánh Trang

ĐIỀU HÀNH VIÊN

https://www.facebook.com/khanhtrangpi
Họ & tên Họ & tên : Trang
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ - Trưởng ban Điều hành Diễn đàn
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : KHÁI QUÁT VỀ PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC Ở ĐÔNG NAM Á TỪ NHỮNG NĂM 20 ĐẾN 1945 36 KHÁI QUÁT VỀ PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC Ở ĐÔNG NAM Á TỪ NHỮNG NĂM 20 ĐẾN 1945 6 KHÁI QUÁT VỀ PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC Ở ĐÔNG NAM Á TỪ NHỮNG NĂM 20 ĐẾN 1945 40KHÁI QUÁT VỀ PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC Ở ĐÔNG NAM Á TỪ NHỮNG NĂM 20 ĐẾN 1945 43
Ngày tham gia Ngày tham gia : 20/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 743
Đến từ Đến từ : Đăk Lăk
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1281
Được cám ơn Được cám ơn : 208

Bài gửiTiêu đề: KHÁI QUÁT VỀ PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC Ở ĐÔNG NAM Á TỪ NHỮNG NĂM 20 ĐẾN 1945

 
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX những tư tưởng dân chủ tư sản đã xuất hiện và có ảnh hưởng mạnh mẽ ở Đông Nam Á. Sự ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản vào Đông Nam Á đi theo nhiều con đường khác nhau nhưng trực tiếp nhất vẫn là từ công cuộc duy tân của Minh Trị ở Nhật Bản, cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ và chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn ở Trung Quốc. Cùng với quá trình hình thành quan hệ tư bản chủ nghĩa ở Đông Nam Á và sự phát triển của ý thức dân tộc ở khu vực này, những tư tưởng dân chủ tư sản đã thổi vào Đông Nam Á một làn gió mới, một ý niệm mới vượt qua khuôn khổ của tư tưởng phục hồi các vương triều phong kiến, hướng tới chế độ dân chủ tiến bộ hơn. Quá trình mở cửa ra thế giới bên ngoài, tiến hành chấn hưng đất nước thông qua các cuộc cải cách của Chulalongcon(1868 - 1910) ở Thái Lan đã giúp nước này thoát khỏi địa vị thuộc địa, đồng thời cũng nói lên những ảnh hưởng của cuộc cải cách ở Nhật Bản đối với khu vực. Vương quốc Xiêm đã sử dụng con đường ngoại giao để giữ vững vương quyền, thu hồi các vùng lãnh thổ và mở đường cho Xiêm đi vào quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên, trường hợp Xiêm chỉ nói lên tính chất độc đáo của khu vực cũng như chỉ ra một khả năng thoát khỏi thân phận thuộc địa. Ở các nước khác, làn gió dân chủ tư sản đã tạo nên không khí chính trị sôi động của các cuộc đấu tranh đòi độc lập dân tộc. Cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc đã mang những nội dung mới và có những hình thức mới. Đó là sự xuất hiện các học hội hay trường học như Đông kinh nghĩa thục ở Việt Nam, Buđi Utômô ở Inđônêxia... hay việc mở rộng truyền bá nền giáo dục mới với ý thức phục hưng dân tộc, phát triển kinh tế đất nước và tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật mới... Các tổ chức chính trị được thành lập và họat động tích cực như: Ở Inđônêxia có "Hội thương nhân Hồi giáo", sau đó đổi thành "Hiệp hội Hồi giáo", ở Mãlai có phong trào cải cách tôn giáo "Kaummuda", ở Miến Điện có " Hội thanh niên Phật giáo Miến Điện ", ở Việt Nam có Duy tân hội và Quang phục hội... Những họat động này đã góp phần thức tỉnh lòng yêu nước, ý chí tự cường dân tộc của nhân dân Đông Nam Á, tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh phát triển trong giao đoạn tiếp theo.

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước đế quốc càng tăng cường chính sách khai thác và bóc lột thuộc địa để giải quyết những khó khăn trong nước, do vậy đời sống của nhân dân Đông Nam Á càng trở nên cùng cực, mâu thuẫn dân tộc với đế quốc càng thêm sâu sắc. Những biến đổi trong đời sống kinh tế, xã hội ở Đông Nam Á do chính sách khai thác thuộc địa của các nước đế quốc mang lại cùng với sự ảnh hưởng to lớn của cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga đã dẫn đến sự xuất hiện và phát triển một xu hướng mới trong cuộc đấu tranh dành độc lập Đông Nam Á: xu hướng vô sản.

Cùng với xu hướng tư sản đã xuất hiện từ trước, xu hướng vô sản trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á đã nhanh chóng phát triển. Trong giai đoạn này nhiều đảng cộng sản đã xuất hiện trong khu vực. Tháng 5 năm 1920, Đảng Cộng sản Inđônêxia được thành lập và nhanh chóng trở thành một lực lượng chính trị quan trọng, đại diện cho những nguyện vọng của nhân dân Inđônêxia. Tiếp theo, tháng 2 năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và đứng ra lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ba nước Đông Dương (tháng 10 năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam đổi thành Đảng Cộng sản Đông Dương). Cũng trong năm 1930, Đảng Cộng sản Xiêm, Mã lai và Philippin được thành lập (vào tháng 4 và tháng 11). Ở Miến Điện, Đảng Cộng sản được thành lập năm 1939... Dưới sự lãnh đạo của những người cộng sản, giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở một số nước trong khu vực đã vùng dậy đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc (Inđônêxia, Việt Nam, Miến Điện...).

Cùng với xu hướng vô sản, trong những năm 20,30, phong trào dân tộc tư sản đã có những bước tiến rõ rệt. Mục tiêu của phong trào không chỉ là họat động chính trị để khai trí, chấn hưng quốc gia mà nó được đề xuất rõ ràng: đòi quyền tự chủ về chính trị, quyền tự do kinh doanh... đồng thời, các chính đảng của tư sản dân tộc đã được thành lập, có tôn chỉ, mục đích rõ ràng thay cho các hội, nhóm của tầng lớp sỹ phu phong kiến tiến bộ ở giai đoạn trước. Lực lượng đóng vai trò nổi bật trong phong trào dân chủ tư sản ở giai đoạn này là tầng lớp trí thức. Với những ảnh hưởng của các tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây cũng như của các phong trào dân tộc ở Ấn Độ, Trung Quốc, tầng lớp trí thức tiểu tư sản trở thành bộ phận cấp tiến trong giai cấp tư sản và tiểu tư sản, là ngòi nổ trong những cuộc đấu tranh ở Đông Nam Á. Chẳng hạn như: các cuộc đấu tranh đòi cải cách quy chế đại học đòi tự trị của sinh viên Miến Điện trong những năm 30 đã dẫn đến "Phong trào Thakin'', (có nghĩa là những người chủ đất nước); phong trào đấu tranh chống thực dân Anh, đòi quyền tự trị của nhân dân Mãlai cũng phát triển từ phong trào đòi cải cách Hồi giáo và dùng tiếng Mãlai trong nhà trường ; ở Inđônêxia, Đảng Dân tộc được thành lập năm 1927, do Xucácnô đứng đầu, đã nhanh chóng thu hút các lực lượng dân tộc để tổ chức Đại hội nhân dân Inđônêxia (gồm 90 đảng phái và tổ chức chính trị) vào năm 1931, biểu thị sự thống nhất dân tộc, thông qua các nghị quyết về ngôn ngữ, quốc huy, quốc ca...

Mặc dù có sự khác biệt về ý thức hệ nhưng cả xu hướng vô sản và tư sản cùng song song tồn tại trong phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á, trong một chừng mực nhất định, cả hai xu hướng đã có lúc kết hợp với nhau. Sở dĩ có điều đó là vì đối với nhân dân Đông Nam Á, mục tiêu giải phóng dân tộc là lớn nhất và kẻ thù lớn nhất của tất cả các lực lượng là chủ nghĩa đế quốc. Đây là tiền đề khách quan cho sự ra đời các mặt trận dân tộc thống nhất sau này.

Năm 1940, phát xít Nhật tràn vào Đông Nam Á. Lợi dụng ''chính sách Muy-ních phương Đông'', Nhật bản đã nhanh chóng chiếm trọn khu vực này từ nay các nước Âu, Mỹ. Cuộc sống của nhân dân Đông Nam Á càng trở nên khốn quẫn hơn do những chính sách phát xít của Nhật Bản. Cũng từ đây, nhân dân Đông Nam Á chĩa mũi nhọn của cuộc đấu tranh vào phát xít Nhật. Do vậy, nét mới trong phong trào giải phóng ở Đông Nam Á giai đoạn này là sự ra đời mặt trận dân tộc thống nhất và lực lượng vũ trang cách mạng ở hầu hết các nước. Chẳng hạn như: ở Việt Nam có Việt Nam độc lập đồng minh và các đội cứu quốc quân, sau đó là Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, ở Philippin có Đồng minh dân chủ Philippin với đội quân Húcbalaháp trong những năm 1942 -1944, ở Mãlai có Liên hiệp Mãlai chống Nhật cùng các đơn vị Quân đội nhân dân, ở Miến Điện có Liên hiệp tự do nhân dân chống phát xít cùng với Quân đội quốc gia Miến Điện...

Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc của các nước trong khu vực Đông Nam Á là yếu tố quyết định để nhân dân các nước này đứng lên chớp thời cơ, tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do cho đất nước. Thời cơ đó xuất hiện với sự thất bại của chủ nghĩa phát xít trên thế giới, đặc biệt là thời điểm phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh. Nhân dân các nước Inđônêxia, Việt Nam và Lào đã đứng lên chớp thời cơ, tiến hành thắng lợi cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, tuyên bố nền độc lập của mình. Đặc biệt, với tầm vóc vĩ đại của cuộc Cách mạng tháng Tám và bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945, cuộc cách mạng ở Việt Nam trở thành một trường hợp điển hình của phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á và trên thế giới. Ở các nước khác, các lực lượng yêu nước và quân đội vũ trang đã anh dũng chống phát xít Nhật, giải phóng phần lớn đất đai trong nước. Tuy nhiên, thời cơ giành độc lập ở các nước này đã bị bỏ lỡ bởi quân đội các nước đế quốc đã quay trở lại dưới danh nghĩa (hoặc nấp bóng) các nước Đồng minh. Dã tâm của chủ nghĩa đế quốc cùng với những thỏa thuận của các nước Đồng minh đã buộc nhân dân Đông Nam Á phải tiếp tục cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trong nhiều năm.

Chữ ký của Khánh Trang




 

KHÁI QUÁT VỀ PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC Ở ĐÔNG NAM Á TỪ NHỮNG NĂM 20 ĐẾN 1945

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: LỊCH SỬ THẾ GIỚI :: Lịch sử thế giới hiện đại-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất