CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Tư sản dân quyền
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Nhà lao An Nam ở Guyane

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Nhà lao An Nam ở Guyane I_icon_minitimeSat Jun 28, 2008 9:23 pm

Khai Tam hungson

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

Khai Tam hungson

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

Họ & tên Họ & tên : Nguyễn Hùng Sơn
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Uỷ viên danh dự Ban Điều hành Câu lạc bộ
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Nhà lao An Nam ở Guyane 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Nhà lao An Nam ở Guyane 40 Nhà lao An Nam ở Guyane 68

Ngày tham gia Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 138
Đến từ Đến từ : Bình Dương
Điểm thành tích Điểm thành tích : 330
Được cám ơn Được cám ơn : 20

Bài gửiTiêu đề: Nhà lao An Nam ở Guyane

 

(Kỳ 1): Con cháu các tù nhân biệt xứ

TT - Năm 1931, sau khi khởi nghĩa Yên Bái thất bại, 525 tù nhân Việt Nam bị bắt đày đi Côn Đảo, sau đó bị đày biệt xứ sang Guyane thuộc Pháp và giam tại một trong những nhà lao ở Cayenne, gọi là nhà lao An Nam. Gần 80 năm qua, sự kiện đó dường như ít còn được mấy ai nhắc đến nữa.

Vừa qua, có mặt tại Guyane nhân dịp VN phóng vệ tinh Vinasat-1, phóng viên Tuổi Trẻ đã tìm đến nhà lao An Nam, vùng đất khổ sai của nhiều tù nhân biệt xứ người Việt trước đây. Con cháu những cựu tù ái quốc năm xưa lần đầu tiên có dịp nói về cội nguồn của mình.

Từ khi lên kế hoạch sang Guyane để đưa tin sự kiện VN phóng vệ tinh Vinasat-1, tôi cứ ám ảnh làm sao tìm lại được con cháu của những người tù khổ sai đi đày ở đây từ năm 1931, sau khởi nghĩa Yên Bái. Những tưởng mọi chuyện không thể, vì gần 80 năm đã qua…

Những người Việt ở Guyane

Trong cơn mưa như trút nước, tôi đứng tại địa điểm quan sát dịch chuyển tên lửa Ariane-5 chở vệ tinh Vinasat-1 ra đến bãi phóng, bất chợt nghe ai đó hỏi bằng tiếng Pháp: "Ông là người Việt à?". Hóa ra là một nhân viên an ninh của Trung tâm không gian Kourou từ xa quan sát các nhà báo đang tác nghiệp. Đó là một người đàn ông đứng tuổi, da hơi ngăm đen, trong ánh mắt ông hiện lên nét mừng rỡ. "Đúng thế. Chào ông", tôi trả lời. "Tôi tên là Trân Van Cân", ông ta phát âm không dấu, song cũng phát âm được chữ "â”, "Cha tôi, ông nội tôi là người Việt. Tất cả đều tên là Trân Van Cân". Thật mừng rỡ! Một trong những "đối tượng tìm kiếm" của tôi đây rồi.

Và ông đưa tôi đi gặp những người Việt ấy. Họ sống rải rác ở Guyane. Họ tự giới thiệu là con cháu của những tù nhân biệt xứ năm xưa. Bác sĩ Kim, một bác sĩ chuyên khoa dạ dày - đường ruột, sinh sống ở Guyane từ tám năm qua, nồng hậu tiếp đón tôi trong nhà ông. Ông cho biết: "Ở đây có nhiều người mang họ tên Việt, song da thì đen và không nói được một từ tiếng Việt. Hỏi họ, họ chẳng nhớ gì về gốc gác Việt của mình. Họ là con cháu của các tù nhân thuở trước".

Bác Vũ, một chuyên gia nông nghiệp quốc tịch Pháp về hưu, sang Pháp cùng gia đình từ thời Ngô Đình Diệm, sau này dọn sang Guyane, cũng nói: "Họ không biết nhiều về gốc gác Việt. Song cũng có một số người tết đến là đón tết Việt". Ông Nghĩa, chủ một nhà hàng ở Kourou, kể: "Mỗi năm, chúng tôi đều tổ chức đón tết. Cũng có những người da đen họ Việt đến ăn tết cùng chúng tôi".

Không chỉ có 525 tù nhân biệt xứ?

Đầu tháng 3-2008, lục lọi trên các website của Pháp tìm tài liệu chuẩn bị cho chuyến đi Guyane, bất ngờ tôi tìm được không ít tài liệu về việc có đến 525 tù nhân người Việt đi đày sang nhà lao Guyane năm 1931, sau khi khởi nghĩa Yên Bái thất bại trước đó một năm. G.Marchal, một nhà sử học Pháp, có lưu lại trên website của mình bức ảnh chụp tài liệu sau:

"Chủ nghĩa dân tộc và nổi dậy ở Đông Dương.

- Các nhóm cực đoan nổi lên tại các xứ bảo hộ của Pháp ở Đông Dương.

- Tháng hai, đồn binh Yên Bay nổi dậy, ném bom trong các phố phường Hà Nội. Cuộc thử sức đẫm máu này thất bại trong trứng nước và các nhà dân tộc chủ nghĩa bị bắt sau đó bị gửi ra Côn Đảo.

- Quan toàn quyền e sợ một cuộc nổi dậy mới, đã quyết định tống các phần tử khuynh đảo đến một vùng đất xa thẳm. Tháng 4-1931, 525 tù chính trị Đông Dương xuống tàu sang Cayenne".

Tôi gửi thư điện tử cho nhà sử học G. Marchal hỏi thăm về con số 525 tù chính trị Đông Dương này, một tháng sau nhận được câu trả lời vắn tắt: "Danh sách các tù nhân này hiện đang lưu tại văn khố ở Aix-en-Provence. Đường mòn đến nhà lao An Nam đã được san ủi và đánh dấu mũi tên". Chìm đắm trong mớ thông tin mới tìm ra về "hậu khởi nghĩa Yên Bái" và nhà lao Guyane, tôi cứ đinh ninh rằng những tù nhân biệt xứ VN đầu tiên sang Guyane là vào năm 1931, cho đến khi gặp ông Trần Văn Cân ở bãi phóng tên lửa Ariane:

- Ông năm nay bao nhiêu tuổi?

- Tôi sinh năm 1948.

- Có phải cha ông đã sang đây vào khoảng những năm 1930 không?

- Không, vì cha tôi sinh năm 1922 ở Guyane này. Ông nội tôi, cũng tên Trân Van Cân, phải đến đây trước đó. Đến lúc nào thì tôi không biết, chỉ biết rằng sau đó ông lấy bà nội tôi rồi sinh ra cha tôi năm 1922.

Chợt nhớ lại một tài liệu của Pháp ghi rằng vào cuối thế kỷ 19 đã có những tù chính trị người Việt bị đưa sang Guyane. Trần Văn Cân bằng xương, bằng thịt trước mặt tôi là con cháu của những người tù ái quốc người Việt đầu tiên đi đày biệt xứ ở Guyane này, từ cuối thế kỷ 19, trước cả khởi nghĩa Yên Bái. Nếu đúng như ông Cân nói, nhà lao An Nam đã "đón" tù nhân VN từ trước năm 1931, và ở đó sẽ không chỉ là mảnh đất khổ sai của 525 tù nhân người Việt.

Khởi nghĩa Yên Bái

Ngày 26-1-1930, tại Mỹ Xá (Nam Sách, Hải Dương), hội nghị đại biểu toàn quốc của Việt Nam Quốc dân đảng quyết định khởi nghĩa đồng loạt ở một số tỉnh Bắc kỳ vào đêm 9 rạng ngày 10-2-1930. Do quá trình chuẩn bị gặp nhiều trắc trở, Nguyễn Thái Học quyết định hoãn ngày khởi nghĩa đến 15-2. Nhưng ở nhiều địa phương, khởi nghĩa vẫn bắt đầu vào đêm 9 rạng 10-2. Nơi nổ súng đầu tiên và quyết liệt nhất là Yên Bái (do đó có tên gọi chung là khởi nghĩa Yên Bái).

Ở Yên Bái, Phú Thọ, nghĩa quân chiếm một số nơi nhưng không giữ được, ngay sáng 10-2 bị dập tắt. Ở Hà Nội chỉ kịp tạo ra một số vụ nổ bom ở sở cảnh sát, sở mật thám... Ở Kiến An, Hải Dương, mãi đến ngày 15-2 mới nổi dậy, chiếm được Vĩnh Bảo (Hải Dương) và Phụ Dực (Thái Bình), nhưng không đánh chiếm được Phả Lại, Hải Dương. Khởi nghĩa Yên Bái thất bại, những người lãnh đạo chủ chốt (Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính, Đoàn Trần Nghiệp...) bị bắt và bị kết án tử hình.


(Nguồn: Từ điển Bách khoa Việt Nam)

DANH ĐỨC


Chữ ký của Khai Tam hungson





Nhà lao An Nam ở Guyane I_icon_minitimeSun Jun 29, 2008 9:29 pm

Khai Tam hungson

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

Khai Tam hungson

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

Họ & tên Họ & tên : Nguyễn Hùng Sơn
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Uỷ viên danh dự Ban Điều hành Câu lạc bộ
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Nhà lao An Nam ở Guyane 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Nhà lao An Nam ở Guyane 40 Nhà lao An Nam ở Guyane 68

Ngày tham gia Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 138
Đến từ Đến từ : Bình Dương
Điểm thành tích Điểm thành tích : 330
Được cám ơn Được cám ơn : 20

Bài gửiTiêu đề: Re: Nhà lao An Nam ở Guyane

 

Kỳ 2: Những số phận lưu lạc

TT - Trong số 525 tù nhân người Việt bị đưa đi đày sang Guyane năm 1931 sau khởi nghĩa Yên Bái, ngoài những người bỏ mình trong thời gian bị giam giữ, còn có những người trong sổ ghi là được trả tự do, thậm chí có người ghi là được trả về VN như ông Vũ Văn Ninh.

Khai hoang

Theo Danielle Donet-Vincent (Trung tâm nghiên cứu khoa học Pháp) trong "Nhà tù cho người Đông Dương tại Guyane" (Les bagnes des Indochinois en Guyane 1931-1963), tù nhân Đông Dương đến Cayenne (thủ phủ của Guyane) ngày 30-6-1931. Theo Daniel Ballof trong sách Hiện tượng đày biệt xứ tù nhân Đông Dương và các cơ sở lao tù (La deportation des Indochinois en Guyane et les etablissements penitentiaires), khi tàu cập bến có hai trường hợp tử vong trong chuyến hành trình dài 35 ngày. Ngay khi đến đó, có 30 tù nhân bị bệnh quai bị được phát hiện. Rồi các bệnh đường hô hấp, đường ruột khiến 137 người phải nhập viện, sáu người trong số họ không qua khỏi. Trong hai năm 1934-1936, 20 người đã chết vì bệnh, một số khác tự tử.

Cũng theo Danielle Donet-Vincent, nghị định ngày 18-9-1936 ấn định việc cấp đất rừng cho tù nhân mãn hạn khai hoang canh tác. Qua năm sau, bảy tù nhân trại Crique Anguille (Suối Lươn) được trả tự do, được giao đất để phá rừng canh tác. Bốn tù nhân khác của trại Saut Tigre (Cọp Vó) cũng được cấp rừng để khai hoang canh tác. Một người được cho phép làm việc trong các mỏ vàng của Công ty Société Nouvelle de Saint-Élie (Guyane ngày nay cũng đang khai thác vàng). Bốn người khác đi làm thuê cho các đồn điền (nông trường) và làm nghề đánh cá.

Tuy được trả tự do song họ bị hạn chế di chuyển, tạo ra tâm lý bi quan về chương trình cấp đất rừng để khai hoang canh tác. Tôi đọc thấy trên một tấm biển trong trại Crique Anguille thông điệp đại ý như sau: Chương trình cấp đất rừng khai hoang là để cho các tù nhân có cơ hội làm lụng sinh nhai sau khi mãn hạn tù. Họ hi vọng sẽ có ngày hồi hương với chút ít của cải dành dụm. Nhưng do không thấy ngày về nên sau này họ bỏ bê việc canh tác.

Danielle Donet-Vincent cho biết khi chính phủ Mặt trận Bình dân nắm quyền ở Pháp sau cuộc bầu cử năm 1936, 19 người được trả về nguyên quán. 19 trên tổng số gần 500 người còn lại là quá ít, khiến họ càng thêm thất vọng. Tuy vậy, trong thực tế đã chỉ có 15 người được về quê hương, qua ngả các cảng Saint-Nazaire và Marseilles của Pháp. Rồi Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra. Tình hình quản lý tù tại Guyane có phần khó khăn nên đây cũng là giai đoạn các tù nhân mọi quốc tịch trốn trại nhiều nhất. Chính quyền Pháp quyết định giải thể các nhà tù hải ngoại bằng nghị định ngày 4-5-1944. Các tù nhân trước kia được phân tán trong ba trại Crique Anguille, Saut Tigre và La Forestière sau đó được tập trung về Le Bagne (nhà lao An Nam).

Khu người Đông Dương

Guyane là một tỉnh hải ngoại của Pháp, nằm ở bờ bắc của Nam Mỹ. Nhà lao An Nam nay chỉ là một trong số 30 nhà lao rải rác trên lãnh thổ Guyane. Trong gần một thế kỷ, từ khi được thành lập vào năm 1854, các nhà lao ở Guyane đã chứa tổng cộng khoảng 70.000 người, đa số là người Pháp. Đến Thế chiến thứ hai, do chiến tranh và đường sá xa xôi không có tiếp tế nên công tác quản lý bị thả nổi. Nhiều tù nhân đã bỏ trốn qua nước láng giềng Surinam, lúc đó là thuộc địa Hà Lan. Năm 1953, không còn tù nhân biệt xứ nào ở Guyane nữa.

Giám đốc Sở Văn khố lưu trữ tỉnh Guyane, ông Guyot, cho tôi biết: "Một số sau này ra trại, sống tập trung ở khu vực Saint-Laurent du Maroni, tạo thành khu gọi là Quartier chinois (khu người Hoa) mà thật ra là rút ngắn từ cụm từ quartier Indochinois nghĩa là khu người Đông Dương. Họ trồng trọt, chăn nuôi, trồng lúa... Họ lập gia đình với người bản xứ, thường là người da đen hay người lai. Lần hồi, khu người Đông Dương bị pha trộn dòng máu, không còn "nguyên thủy" nữa. Con cháu họ cứ mang tên họ cha ông mà không nhớ gì về cha ông. Hiện tại trong hội đồng thành phố có một người mang họ Việt". Danielle Donet-Vincent viết về một đặc điểm của những người tù Đông Dương sau khi ra trại như sau: "Tại Guyane ngày nay, các phương pháp đánh cá của tù nhân Đông Dương vẫn còn được sử dụng".

Rồi thì tất cả cũng qua đời. Theo tác giả nêu trên, người tù của chuyến tàu năm 1931 cuối cùng sống cho đến đầu năm 2000. Sau khi ra tù, ông làm lụng vất vả trong các mỏ vàng và nhận Guyane là quê hương thứ hai. Năm 2006, các đài truyền hình ARTE - RFO và France 3 của Pháp có chiếu một bộ phim tư liệu tựa đề là Bóng tối của ngục tù (Les ombres du bagne) của Patrick Barberis và Tancrède Ramonet. Bộ phim nói về các trại tù ở Guyane qua số phận bốn tù nhân tên là Charles Hut (người Bỉ), René Belbenoit (người Pháp), Jassek Baron (người Ba Lan gốc Do Thái) và Tran Khac Man (người Việt). Đây có thể là tù nhân cuối cùng còn sống sót ở Guyane mà Danielle Donet-Vincent đã nêu ở trên.

Bác Đinh Vũ, một chuyên viên nông nghiệp của Pháp sang Guyane sau khi về hưu, nói với tôi: "Có lẽ người Việt thuần túy ở Guyane là những người mới đến, còn con cháu các cụ thì dù mang họ tên Việt nhưng không còn nhớ nhiều về tổ tiên". Chủ nhật, chúng tôi lên chợ Cacao. Một chị tuổi xấp xỉ 60 lặng lẽ bán bánh cuốn cho chúng tôi. Chợt nghe chị nói tiếng Việt với một ai đó, mới hay chị cũng là người Việt. Hỏi chuyện, chị cho biết chị từ Hà Nội sang Lào năm 1954, rồi sang Pháp, rồi sang đây phụ bán cho cô em vài tháng. Gần chợ có một ông thầy dạy võ Việt cổ truyền, miệng hô "Dam thang. Dam vong" không bỏ dấu cho nhóm trẻ ngoại quốc, nghe cũng ấm lòng khi thấy có VN ở nơi xa xôi này.

Quả là những số phận lưu lạc!

DANH ĐỨC

Chữ ký của Khai Tam hungson





Nhà lao An Nam ở Guyane I_icon_minitimeSun Jun 29, 2008 9:39 pm

Khai Tam hungson

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

Khai Tam hungson

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

Họ & tên Họ & tên : Nguyễn Hùng Sơn
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Uỷ viên danh dự Ban Điều hành Câu lạc bộ
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Nhà lao An Nam ở Guyane 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Nhà lao An Nam ở Guyane 40 Nhà lao An Nam ở Guyane 68

Ngày tham gia Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 138
Đến từ Đến từ : Bình Dương
Điểm thành tích Điểm thành tích : 330
Được cám ơn Được cám ơn : 20

Bài gửiTiêu đề: Re: Nhà lao An Nam ở Guyane

 

Kỳ 3: Đường vào nhà lao

TT - Bác sĩ Kim và bác sĩ Danh, hai bác sĩ Việt kiều Pháp tại Guyane, là hai người đồng hành quí báu của tôi. Từ cả tháng trước, qua liên lạc thư điện tử, tôi đã hỏi thăm bạn bè ở Guyane về địa danh nhà lao An Nam.

Bác sĩ Hi, tháng 11-2007 còn sinh sống tại Guyane trước khi dời sang đảo La Réunion tận châu Phi, đã giới thiệu tôi cho bác sĩ Kim và dặn dò: "Hãy đến thăm nhà lao An Nam và viết bài cho dân VN biết". Bác sĩ Kim cho biết ông có nghe nói đến nhà lao song chưa đi đến đó, ông nhắc: "Làm sao đưa hài cốt các cụ về nước". Sau đó, ông liên lạc với bác sĩ Danh (sang Pháp năm 1990 làm thực tập bác sĩ nội trú) và trả lời với tôi: "Anh Danh đã từng đi đến nhà lao An Nam rồi, nên sẽ dẫn đường cho chúng ta".

Giữa rừng già

Suốt từ trưa 16-4 đến sáng 18-4, trời mưa tầm tã không ngớt trên khắp Guyane. Bác sĩ Kim bảo: "Mưa này không tài nào vô rừng đến nhà lao được". Đến tối 18-4, tên lửa Ariane chở vệ tinh Vinasat-1 phóng lên không gian trong bầu trời trong vắt, chả bù với sáng hôm trước phải di chuyển vệ tinh ra bãi phóng trong cơn mưa tầm tã. Vụ phóng vừa được loan báo thành công, mọi người từ phòng chỉ huy của trung tâm không gian xuống đất, chưa kịp nâng ly rượu mừng trời đã lại mưa. Trong bụng chúng tôi lại thầm lo. Kim bảo: "Điệu này thua rồi". Nào ngờ, trên suốt con đường về lại Cayenne thấy thật khô ráo, chẳng thấy một giọt mưa.

Sáng 19-4 cũng thế, không hẳn là trời quang mây tạnh, song không có gì đe dọa rằng sẽ có mưa. 10 giờ, bác sĩ Danh đưa chúng tôi đi trên chiếc xe Peugeot phục chế của anh: "Đi xe này các anh ạ. Chú đi xe BMW của anh Kim, đến đó bỏ xe ngoài đường, tránh bị kẻ xấu lấy mất xe giữa rừng". Trước đó, lúc 8 giờ, trời còn mưa vài hạt. Giờ thì trời quang mây tạnh trên con đường từ Cayenne đi Kourou.

Đường vào nhà lao An Nam là một con đường mòn giữa rừng già Amazon, tại một khu vực mang tên Montsinéry - Tonnégrande. Montsinéry là tên của một làng ở bìa rừng, còn Tonnégrande là tên của một dòng sông, nghĩa là "sấm to, sét lớn". Đến ngã ba Montsinéry cách Cayenne 30km thì quẹo trái. Chạy được 3km, qua hai cái cầu thì đến lối vào nhà lao.

Phải loay hoay tìm tới tìm lui mới tìm ra lối vào nhà lao An Nam. Một tấm bảng chữ được chữ mất "Bagne des Anamites" ở gần cửa rừng. Ai đó ghi thêm "45 phút đi bộ", bên cạnh một tấm bảng khác ghi "Propriété privée. Defense dentrer", xác định đây là "tài sản tư nhân, cấm vào". Nghĩa là giữa cánh rừng già bao la, nhà lao này thuộc về một ai đó và ai đó ra lệnh cấm vào. Nhưng đã vượt cả nửa vòng trái đất qua đây rồi, không ai ngăn được chúng tôi vai đeo balô, tay cầm gậy và mã tấu mà xông vào rừng. Rừng già Amazon là đây. Nhà lao An Nam là đây. Ráng lội bộ vào thôi.

"Chuồng cọp"

Từ cửa rừng đi vào là những bãi sình lầy lội. Muốn di chuyển cho dễ phải tránh đi vào giữa đường mòn bùn sình nhão nhoẹt, mà đi sát vào ven đường. May là hôm nay không mưa nên bùn không qua mắt cá chân.

Sau những bãi sình còn có thể lội qua được là những đoạn sình lầy nhất được phủ bằng những thanh gỗ ngang khoảng 60cm, như một con đường bằng gỗ. Càng vào sâu đường mòn càng hẹp lại. Có những đoạn trên nền cát và đất không sình lầy nên bước chân không vất vả.

Thỉnh thoảng một thân cây to trốc gốc vắt ngang đường, những cành cây nằm ngang mặt đường tạo thành một mạng lưới chằng chịt. Bác sĩ Danh dùng mã tấu chặt những cành nhỏ dọn đường cho tôi leo qua dễ dàng hơn. Con đường thoai thoải xuống dốc. Đi mãi, hơn một giờ rưỡi thấy một tấm bảng chỉ dẫn vẽ bản đồ nhà lao, khu vực nhà lao nay còn được gọi là La crique danguille (suối Lươn). Danh cho biết người ta hay gọi đây là những con lươn điện (anguilles electriques) có thể phóng ra những tia điện lên đến 700volt. Rẽ trái chúng ta sẽ đến khu vực nhà lao. Chẳng còn gì ngoài dãy chuồng cọp bằng bêtông từng nhốt các tù nhân VN bất khuất.

Khu vực nhà lao An Nam xuất hiện trước chúng tôi bằng một hiện vật khá bất ngờ: hai hố xí (cầu tiêu) bằng ximăng xây cao khoảng 1m, không có vách, "trần truồng" để lính canh có thể quan sát xem tù nhân đang làm gì, có giấu giếm gì không, có mưu đồ gì không... Gần đó là hai dãy "chuồng cọp". Mỗi bên 16 cái, mỗi "chuồng cọp" kích thước 1x2m, cao 2m. Trên trần là song sắt, không có mái che, để lính canh có thể đi bộ phía trên mà quan sát tù nhân. Quang cảnh lạnh lẽo thê lương, nhất là trong một buổi trưa trời muốn mưa giữa rừng già.

Sau khởi nghĩa Yên Bái, có 525 người Việt bị bắt và đưa đi đày ở Côn Đảo, sau đó họ bị đưa sang tận Guyane. Đó là lý do giải thích trong truyện Papillon, người tù khổ sai, Henri Charrière có nhắc đến các bạn tù Đông Dương của mình tên là Chang và Văn Huê cùng các tù nhân An Nam khác.

"- Anh là bạn thân của Chang à?

- Phải, anh ấy báo tôi đến kiếm Quých - Quých để cùng vượt ngục với nhau. Tôi đã có lần vượt ngục đi rất xa, đến tận Colombia. Tôi đi biển giỏi lắm, vì vậy Chang muốn tôi đưa anh của anh ấy đi. Anh ấy tin tôi.

- Tốt lắm. Chang xăm những gì trên người?

- Ở ngực, một con rồng; bàn tay trái, ba dấu chấm. Anh nói ba cái dấu đó chỉ rõ anh ấy là một trong các thủ lĩnh cầm đầu cuộc nổi loạn ở Côn Đảo. Người bạn thân nhất của anh ấy cũng là một người chỉ huy cuộc nổi loạn, anh này tên là Văn Huê, anh này bị cụt một tay".

(Trích Papillon - người tù khổ sai)


DANH ĐỨC

Chữ ký của Khai Tam hungson





Nhà lao An Nam ở Guyane I_icon_minitimeSun Jun 29, 2008 9:45 pm

Khai Tam hungson

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

Khai Tam hungson

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

Họ & tên Họ & tên : Nguyễn Hùng Sơn
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Uỷ viên danh dự Ban Điều hành Câu lạc bộ
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Nhà lao An Nam ở Guyane 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Nhà lao An Nam ở Guyane 40 Nhà lao An Nam ở Guyane 68

Ngày tham gia Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 138
Đến từ Đến từ : Bình Dương
Điểm thành tích Điểm thành tích : 330
Được cám ơn Được cám ơn : 20

Bài gửiTiêu đề: Re: Nhà lao An Nam ở Guyane

 

Kỳ 4: Hương khói giữa rừng Amazon

TT - "Chúng ta chia nhau thắp hương từng chuồng cọp. Chắc đã từng có tù nhân qua đời trong các chuồng cọp này", tôi nói và mọi người đồng ý ngay. Tôi lấy từ trong balô bó nhang Bắc chia cho các bạn đồng hành. Các chiến sĩ tham gia khởi nghĩa Yên Bái phần lớn là người Bắc nên tôi mang nhang Bắc sang. "Cắm nhang vào các bản lề ở cửa dãy này", bác sĩ Kim bảo.

Gần 80 năm rồi, mục nát hết, chỉ những bản lề bằng sắt này còn lại. Các cánh cửa đâu mất hay là người ta đã tháo gỡ đi, chỉ còn trơ lại các bản lề to tướng này? Nhà lao An Nam đã bị đóng cửa từ năm 1945. Vào thời điểm đó, xứ Guyane còn thưa thớt, hoang sơ, những cánh cửa bằng sắt đó có thể đã bị gỡ để dùng vào việc khác. Trong "chuồng cọp" thứ ba bên trái còn sót lại những tấm ván mục mà trước đây là "giường" cho các tù nhân ngủ. "Theo bài báo cáo của một Việt kiều lâu năm ở Guyane mà tôi từng được nghe ở một hội nghị, trong nhà lao có một nghĩa địa chôn các tù nhân qua đời, song lâu quá cỏ mọc đầy nên mất dấu luôn", bác sĩ Danh nói.

Ở nhà lao An Nam, chẳng mấy tù nhân tin rằng mình có thể quay lại quê nhà, đạo luật "gấp đôi bản án" (Ll loi du "doublage") buộc các tù nhân sau khi được phóng thích phải ở lại châu lục này một khoảng thời gian dài bằng thời gian thi hành án phạt, nếu như họ chỉ bị án dưới 8 năm. Còn nếu bị kêu án trên 8 năm thì phải bị biệt xứ suốt đời.

(Trích "Le bagne de Guyane", tư liệu của đài phát thanh nước Pháp hải ngoại RFO)


Tôi lấy từ trong balô ra cái lư hương mang từ quê nhà sang. Hôm nọ, qua đến nơi lấy ra từ vali, tuột tay nên lư hương rơi xuống đất vỡ thành chục mảnh. Sáng nay 6 giờ thức dậy lấy băng keo dán lại. Tôi lấy nhang cắm vào lư hương. Khói hương nghi ngút từ cửa "chuồng cọp", mỗi "chuồng cọp" ba cây nhang. Trong chốc lát, cả khu vực "chuồng cọp" trở nên ấm cúng hẳn. Mùi nhang Bắc xông lên thơm phức đánh bạt cái mùi ngai ngái của lá cây mục, thật ấm áp, xua đi cái lạnh lẽo của rừng già và sự lãng quên suốt gần thế kỷ qua.

Lúc nãy trên đường vào nhà lao, chúng tôi gặp hai người đàn ông Tây phóng xe từ bên trong đi ra. Một người quốc tịch Ireland, tên John McLellan, sống và làm việc ở Paris, rôm rả trò chuyện với chúng tôi. Người kia quốc tịch Tây Ban Nha; không nói được tiếng Pháp nên không tham gia câu chuyện. "Các anh vào thăm đồng hương của các anh là đúng lắm đấy. Tôi làm việc trong thế giới nhà tù nên hiểu thế nào là lao tù”, ông John McLellan bảo như thế trước khi chia tay.

Quả thật, nếu không có chuyến đi Guyane để đưa tin về phóng vệ tinh Vinasat-1, có lẽ chẳng bao giờ tôi lục lọi trên Internet để phát hiện ra có một nhà lao An Nam ở xứ Guyane này đã từng là nơi giam cầm 525 tù nhân ái quốc Việt Nam và hầu hết đã bỏ xương nơi đất khách quê người trong cô độc.

Từ trong balô tôi lôi ra chai rượu nếp mới Hà Nội mang từ quê nhà sang, rót vào ba cái chung cùng một bộ với lư hương. Tất cả chúng tôi chỉ biết khấn thầm trong lòng: "Các cụ sống khôn chết thiêng, xin về nhấm chút rượu thành kính con cháu mang sang kính các cụ”.

Cả một trại tù năm xưa nay chỉ còn lại hai dãy chuồng cọp và vài mảnh vụn của các nền nhà cùng mấy cái hố xí! Thế còn các cựu tù nhân đâu, các cụ đang nằm ở nơi nào?

DANH ĐỨC

Chữ ký của Khai Tam hungson





Nhà lao An Nam ở Guyane I_icon_minitimeSun Jun 29, 2008 9:51 pm

Khai Tam hungson

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

Khai Tam hungson

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

Họ & tên Họ & tên : Nguyễn Hùng Sơn
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Uỷ viên danh dự Ban Điều hành Câu lạc bộ
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Nhà lao An Nam ở Guyane 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Nhà lao An Nam ở Guyane 40 Nhà lao An Nam ở Guyane 68

Ngày tham gia Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 138
Đến từ Đến từ : Bình Dương
Điểm thành tích Điểm thành tích : 330
Được cám ơn Được cám ơn : 20

Bài gửiTiêu đề: Re: Nhà lao An Nam ở Guyane

 

Kỳ 5:Vượt ngục về nước tiếp tục đấu tranh

TT - "Địa ngục trần gian" ở Guyane giam cầm không chỉ 525 chí sĩ ái quốc của cuộc khởi nghĩa Yên Bái năm 1931. Trước đó, vào ngày 15-12-1930, một trong các cựu tù người Việt từng vượt ngục Guyane qua đời tại tỉnh Bạc Liêu.

Ông là Đỗ Văn Phong, lãnh đạo địa phương của phong trào Đông Kinh nghĩa thục tại tỉnh Phúc Yên (nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc), và cũng là người khai sinh thương hiệu Mai Lĩnh một thời lừng lẫy.

Bí mật từ cuốn gia phả

Kỹ sư Đỗ Thái Bình (trái) và nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn với các tấm ảnh về gia đình Mai Lĩnh và ông Đỗ Văn Phong

Nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn còn giữ cuốn sách Nhà xuất bản Mai Lĩnh viết về một thương hiệu in ấn - xuất bản có tên tuổi giai đoạn 1936-1945. Trong một bài viết in trong sách, cố GS.TS Đỗ Tất Lợi - nguyên chủ tịch Hội Dược liệu VN - đề cập câu chuyện vượt ngục Guyane của chính ông nội mình là Đỗ Văn Phong.

Ông Đỗ Thái Bình - kỹ sư đóng tàu ngụ ở đường Nguyễn Tất Thành (quận 4, TP.HCM) và cũng là cháu nội của ông Phong, người đang giữ cuốn gia phả của đại gia đình Mai Lĩnh - cho biết ông Phong sinh năm 1860 trong một gia đình Nho giáo tại xã Xuân Mai (Kim Anh, Phúc Yên cũ). Ông thường giao du với các nhà nho yêu nước và đã tham gia phong trào Đông Kinh nghĩa thục.

Thời bấy giờ, Đông Kinh nghĩa thục là phong trào chấn hưng dân trí bằng cách thay đổi tư tưởng, cách thức học tập do các nhà nho có tư tưởng tiến bộ khởi xướng vào đầu năm 1907. Nhận thấy đây là một mối nguy đối với chế độ thuộc địa, thực dân Pháp thẳng tay đàn áp, ông Phong và một số đồng chí bị lưu đày sang Guyane.

Cuốn gia phả ghi rằng vào năm 1924, gia đình nhận được tin ông Phong đã về lại Việt Nam. Hai người con trai Đỗ Văn Kiêm và Đỗ Văn Năm cùng cháu đích tôn Đỗ Văn Thụ (con ông Đỗ Văn Nghệ - con trai trưởng của ông Phong) lên đường tìm gặp ông Phong tại nhà ông Võ Hoành - một trong các nhân vật quan trọng của phong trào Đông Kinh nghĩa thục tại khu vực núi Sập (tỉnh Long Xuyên, nay thuộc tỉnh An Giang).

Ông Phong đã cùng 12 người khác vượt ngục trên một chiếc bè và trôi dạt vào đảo Trinitrad (lúc bấy giờ là thuộc địa của Anh), sau đó được một số người Hoa che chở. Sau khi bắt được liên lạc với tổ chức, tổ chức thu xếp cho ông nhập quốc tịch Trung Hoa và cải dạng như một người Hoa sang VN hành nghề chữa bệnh. Trên chuyến tàu hỏa từ Vân Nam (Trung Hoa) về Hải Phòng, khi ngang qua Phúc Yên, ông ứa nước mắt dõi trông cánh đồng làng, lũy tre xanh, nhà cửa, vợ con sau hơn 10 năm biệt xứ. Từ Hải Phòng, ông đi tàu thủy vào Sài Gòn và được tổ chức đưa về nhà ông Võ Hoành.

Nhưng hoạt động của các nhà nho yêu nước tại Long Xuyên không qua mắt được mật thám Pháp. Thấy không ổn, các ông bèn xé lẻ xuống nhiều địa phương: Vĩnh Long, Rạch Giá, Châu Đốc, Trà Vinh, Mỹ Tho, Cần Thơ, Bạc Liêu… Khi ông Phong được phân công xuống tỉnh Bạc Liêu hoạt động, ông Đỗ Văn Năm cùng vợ tiếp tục đi theo làm lụng mua bán, hỗ trợ cha mình tổ chức hoạt động yêu nước cho đến lúc ông Phong trút hơi thở cuối cùng vào ngày 15-12-1930 tại Bạc Liêu. đến năm 1943, gia đình về Bạc Liêu bốc mộ, sau đó tổ chức cải táng và thờ phụng tại Xá Lợi Phật Đài (Sài Gòn).

Nỗi khắc khoải hậu thế

Ông Đỗ Văn Phong cải dạng người Trung Hoa khi trở về VN hoạt động cách mạng

Không chỉ dành cả cuộc đời hoạt động yêu nước, nhà nho Đỗ Văn Phong còn là người sáng lập thương hiệu Mai Lĩnh nổi tiếng. Theo các ghi chép của con cháu ông Đồ Chưng (một thành viên của phong trào Đông Kinh nghĩa thục), trong thời gian cùng ở tù, biết mình mang án nặng không biết sống chết ra sao nên ông Phong có ý gửi gắm ông Đồ Chưng cưu mang, dẫn dắt con cháu mình đừng bỏ chính theo tà.

Ông Phong mong muốn mọi hoạt động của con cháu đều thống nhất mang một tên chung là Mai Lĩnh để nhắc nhở đùm bọc lấy nhau, nhớ về nguồn cội (thôn Mai, núi Lĩnh) và xây dựng cơ nghiệp bền vững lâu dài (đọc ngược lại thành Linh Mãi).

Thương hiệu Mai Lĩnh lần đầu tiên xuất hiện với một tiệm tạp hóa ở khu phố chợ thị xã Phúc Yên. Cách đó khoảng 200m là Trường tư thục Mai Lĩnh do người con thứ sáu của ông Phong là Đỗ Xuân Mai đứng tên hiệu trưởng. Đến năm 1932, thêm cửa hiệu Mai Lĩnh ra đời ở Hải Phòng. Vào năm 1936, ông Mai cho ra tờ Hải Phòng Tuần Báo, đến khi nhà Mai Lĩnh "lấn sân" lên Hà Nội thì Nhà in - xuất bản Mai Lĩnh chính thức ra đời.

Sách của Mai Lĩnh được độc giả đón nhận nồng nhiệt bởi hướng mạnh về văn hóa dân tộc, khơi gợi lòng yêu nước. Đó là những cuốn Đông Kinh nghĩa thục, Đời cách mạng Phan Bội Châu của Đào Trinh Nhất; đó là Tắt đèn, Việc làng của Ngô Tất Tố; là hàng loạt tác phẩm nặng ký khác gắn với các tên tuổi lớn như Trần Trọng Kim, Nguyễn Lân, Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng… Sau năm 1944, vì nhiều lý do, sách của Mai Lĩnh không còn được xuất bản.

Một ngày giữa tháng 4-2008, trong lúc vệ tinh Vinasat-1 đang sắp được phóng lên quĩ đạo từ vùng đất khi xưa là "địa ngục trần gian" Guyane, thì tại một căn nhà ở quận Phú Nhuận (TP.HCM) có hai người đàn ông đang khắc khoải hướng về phương trời xa lắc đó: kỹ sư Đỗ Thái Bình và nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn, thế hệ thứ 3 và thứ 4 của nhà Mai Lĩnh.

Bên tấm bản đồ thế giới trải trên bàn, hai ông chụm đầu vẽ lộ trình thực hiện ước mơ được một lần trong đời đặt chân đến nhà tù ở Guyane. Nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn bộc bạch: "Đến lúc từ giã cõi đời, ông ngoại, mẹ và cả bố tôi vẫn ôm ấp ước mơ một ngày nào đó cụ Đỗ Văn Phong không còn vô danh nữa, và đóng góp của nhà Mai Lĩnh cho kháng chiến, cho ngành xuất bản cũng được ghi nhận".

HUỲNH THANH BÌNH

Chữ ký của Khai Tam hungson





Nhà lao An Nam ở Guyane I_icon_minitimeSun Jun 29, 2008 9:55 pm

Khai Tam hungson

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

Khai Tam hungson

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

Họ & tên Họ & tên : Nguyễn Hùng Sơn
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Uỷ viên danh dự Ban Điều hành Câu lạc bộ
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Nhà lao An Nam ở Guyane 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Nhà lao An Nam ở Guyane 40 Nhà lao An Nam ở Guyane 68

Ngày tham gia Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 138
Đến từ Đến từ : Bình Dương
Điểm thành tích Điểm thành tích : 330
Được cám ơn Được cám ơn : 20

Bài gửiTiêu đề: Re: Nhà lao An Nam ở Guyane

 

Kỳ 6: Từ Thái Bình đến Guyane

TT - Nằm bình yên giữa cánh đồng lúa ở rìa thôn Tứ, xã Hồng Việt, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình là một nghĩa trang nhỏ. Trong nghĩa trang ấy có ngôi mộ của một số phận lớn - ông Lương Duyên Hồi, sinh năm 1903, người tù từng bị đày đi Guyane. Cách mộ chừng 500m là ngôi nhà ông ngày trước (hiện con trai thứ sáu của ông đang ở).

Con nhà nho

Tại ngôi nhà đó, vào năm 1925, ông Hồi đã cùng hai người bạn mở thư viện làm nơi trao đổi thông tin, kiến thức, thể hiện tinh thần yêu nước, lấy tên là Đông Anh thư viện. Đông Anh thư viện từng tổ chức lễ truy điệu nhà yêu nước Phan Chu Trinh (năm 1926), sắp xếp những cuộc nói chuyện bổ ích cho người dân quanh vùng. Sau đó, vào năm 1927, ông Hồi xin mẹ bán đi hai mẫu ruộng để mở trường tư thục lấy tên là Minh Thành học hiệu ở thị xã Thái Bình, nhận dạy cho học sinh nghèo bậc tiểu học và trung học. Trường cũng là nơi ra đời chi bộ đầu tiên của VN Thanh niên cách mạng đồng chí hội vào nửa cuối năm 1927.

Họ kết bạn từ khi trọ học cùng nhau ở thị xã Thái Bình. Mối quan hệ giữa họ được thể hiện trong bút tích hồi ký của ông Lương Duyên Hồi do gia đình ông còn lưu lại được. Việc ông Hồi đi theo cách mạng có thể được báo trước, không chỉ do ông được những người bạn hướng đạo, mà còn do ông vốn xuất phát từ một dòng họ có truyền thống chống giặc ngoại xâm. Ông nội của Lương Duyên Hồi là cụ Lương Quy Chính, thông minh ham học, thi đậu cử nhân, làm đến chức quan thượng thư văn võ song toàn, trải qua các đời vua Tự Đức, Hàm Nghi, Đồng Khánh và Thành Thái. Cha ông là nhà nho học, thông hiểu chữ Hán, uất hận vì đất nước bị Pháp chiếm đoạt, thường lưu bạn Đông Du trong nhà, không muốn con theo học và làm việc với Pháp. Từ nhỏ, ông Hồi được học chữ nho và chữ quốc ngữ từ các ông giáo lân cận. Cha ông bắt cưới vợ, ông bèn ra điều kiện: "Đồng ý cưới vợ sau khi được lên tỉnh học để mở mang đầu óc, nắm được tình hình trong nước và thế giới". Năm 1920, ông lên tỉnh học và gặp các bạn Diên, Năng. Chuyện cưới vợ gác qua một bên.

Biểu tình, bị bắt và bị đi đày

"Bắt Pháp đế quốc phải giảm thuế, miễn sưu! Năm nay cho cấp thóc gạo cho dân! Tha những người bị bắt ra! Đền tiền các làng bị tàn phá! Để tự do đi lại và hội họp!", đó là những dòng khẩu hiệu nổi bật trong cuộc biểu tình ở Thái Bình vào ngày 1-5-1930 với gần 1.000 người tham gia, được ghi lại trong cuốn Lịch sử Đảng bộ Thái Bình giai đoạn 1927-1954.

Cuộc biểu tình do ông Lương Duyên Hồi tổ chức và lãnh đạo, đây là cuộc biểu tình nông dân lần đầu tiên của hai huyện Duyên Hà - Tiên Hưng do ông Hồi làm bí thư liên chi ủy. Đoàn biểu tình đã bị đàn áp, hơn 200 người bị bắt. Tháng 9-1930, tòa thượng thẩm Pháp đã tiến hành xử vụ "Cộng sản ở Thái Bình", ba người lãnh đạo cuộc biểu tình là Bùi Hữu Diên, Lương Duyên Hồi và Trần Văn Ngọ bị kết án nặng nhất: mười năm phóng trục do tội "âm mưu đánh đổ chính phủ bảo hộ và Nam triều". Không chỉ có vậy, theo hồi ký của ông Lương Duyên Hồi, sau khi bị áp giải lên Hỏa Lò (Hà Nội), ông và các đồng chí cấp ủy, các đảng viên bị tăng lên án khổ sai và án tù, mỗi người kèm thêm năm năm quản thúc.

Bị giam ở Hỏa Lò một thời gian, họ bị đày ra Côn Đảo vào đầu tháng 1-1931. Số tù chính trị ở Côn Đảo tăng lên nhanh chóng trong cao trào cách mạng 1930 - 1931. Ông Lương Duyên Hồi ghi: "Không đủ chỗ chứa tù, Pháp chuẩn bị đưa tàu Martinière từ Pháp sang để đưa chúng tôi sang đày Nam Mỹ. Tàu M. được dùng để chở tù Âu Phi và tù Đông Dương sang Guyane. Tàu M. dài vài trăm mét, có bảy tầng; hàng rào chắn song sắt bao quanh, còn kiên cố hơn chỗ nhốt thú dữ ở vườn Bách thảo Hà Nội".

Rồi cuộc đi đày khổ ải đã đến: "Chiều 17-5 -1931, tàu M. đi lấy tù từ Bắc kỳ, qua Trung kỳ, vào Nam kỳ đã xong. Tàu ghé vào gần Côn Đảo để lấy bọn chúng tôi thì bắt đầu vượt biên đi đày sang châu Mỹ Latin. Chiều hôm ấy, tại Côn Đảo như sắp có chiến tranh xảy ra. Chúng bố trí súng máy gác các ngả đường như dàn thành trận thế. Rồi từng đơn vị lính lê dương súng gắn lưỡi lê và nạp đạn sẵn, đưa anh em tù đến tận sà lan, cho ca nô máy dẫn sà lan ra tàu Martinière. Khổ cực cho anh tù khi ấy vừa bước chân xuống sà lan xong thì trời đổ mưa như trút nước, quần áo mỗi người chỉ có nhất bộ đều bị ướt cả”.

Thế là tám người anh em trong vụ án biểu tình cùng bị đày ra Côn Đảo. Đến đây, năm người loại nhẹ hơn ở lại, ba người loại mười năm phải đi Nam Mỹ.

UYÊN LY


Một nhà nho yêu nước bị giam cầm hơn 24 năm ở Guyane

Anh Lương Như Khôi (sinh 1968, ở quận 3, TP.HCM) cung cấp cho Tuổi Trẻ sổ passport và một xấp hồ sơ tiếng Pháp và Việt về cha ruột của mình là nhà nho Lương Như Truật (sinh năm 1905, người Trà Kiệu), tham gia khởi nghĩa Yên Bái bị kết án chung thân khổ sai đày đi Côn Đảo, sau đó bị lưu đày sang Guyane năm 1931.

Do nói giỏi tiếng Pháp nên sau một thời gian bị giam cầm, ông Truật được đặc cách cho đến phục dịch tại nhà các công chức Pháp. Trong thời gian này, ông được cho lập gia đình với vợ góa một sĩ quan Pháp. Đến ngày 22-1-1955, ông được trả tự do. Cũng trong năm 1955, ông đưa vợ và sáu con về nhà tại 329/6D đường Phan Thanh Giản (nay là 329/29 đường Điện Biên Phủ, quận 3, TP.HCM).

Từ khi trở về VN, ông Truật được chế độ Sài Gòn tuyển dụng làm công chức tại Bộ Cải tiến nông thôn. Đặc biệt, do đã từng tham gia khởi nghĩa Yên Bái và bị lưu đày biệt xứ nên ông còn được chính quyền Sài Gòn cho hưởng "biệt lệ mặc nhiên lưu dụng cho đến khi nào không còn đủ sức khỏe". Ông Truật mất vào tháng 2-1984 tại địa chỉ nói trên. Ngoài sáu con ở Guyane, ông còn hai con trai ở quê Quảng Nam và năm con ở TP.HCM, trong đó có cậu út Lương Như Khôi.


THÁI BÌNH

Chữ ký của Khai Tam hungson





Nhà lao An Nam ở Guyane I_icon_minitimeSun Jun 29, 2008 9:57 pm

Khai Tam hungson

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

Khai Tam hungson

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

Họ & tên Họ & tên : Nguyễn Hùng Sơn
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Uỷ viên danh dự Ban Điều hành Câu lạc bộ
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Nhà lao An Nam ở Guyane 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Nhà lao An Nam ở Guyane 40 Nhà lao An Nam ở Guyane 68

Ngày tham gia Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 138
Đến từ Đến từ : Bình Dương
Điểm thành tích Điểm thành tích : 330
Được cám ơn Được cám ơn : 20

Bài gửiTiêu đề: Re: Nhà lao An Nam ở Guyane

 

Kỳ 7: Cuộc đày ải giữa đại dương

TT - Chiều 17-5-1931, con tàu Martiniere chở Lương Duyên Hồi cùng bạn bè đồng chí rời Côn Đảo ra đi. Dưới đây là những trang viết thuật lại hàng chục ngày lênh đênh trên sóng nước được trích từ hồi ký viết tay Từ Đảng ra đời cho đến khi đi đày Guyane của ông Lương Duyên Hồi, sau khi nhận được đề nghị kể lại cuộc đi đày từ Ban nghiên cứu lịch sử Đảng trung ương vào tháng 12-1969.

Giữ tư thế người Việt Nam

Chuyến tàu này tất cả có 537 người. Anh em chính trị phạm có hơn 100 người, đa số là anh em tham gia các vụ bạo động Yên Bái, Phú Thọ, Kiến An, Vĩnh Bảo, Phụ Dực... Hầu hết bị kết án tù chung thân, 20 năm, 15 năm cho đến 10 năm.

Lên tàu xong, vào chuồng xí tôi thấy có máy nước biển đưa lên bèn cởi quần áo ướt ra, giũ cho hết nước mưa. Vô tình cái quần bị nước biển cuốn đi mất! Thế là duy nhất tôi còn một cái áo. Đang lúc khó nghĩ thì anh Uẩn, một bạn tù người Vĩnh Bảo, để lại quần cho tôi. Rồi chúng phát cho chúng tôi mỗi người một chăn đơn, một võng dệt có vòng sắt mắc lên mạn tàu. Cứ sau bữa ăn xong hoặc khi có sóng gió to mới được mắc võng lên nằm. Anh em còn tự động nhắc nhở nhau về cách giữ vệ sinh và đối xử với binh lính địch phải giữ tư thế con người Việt Nam trong cao trào mới.

Tàu Martiniere có bảy tầng, chúng tôi ở tầm ngang mặt biển, có ba khoang. Toa tầng dưới là chỗ chứa đồ vật để thức ăn, nuôi dê, cừu, bò, lợn... Ba tầng trên là chỗ đại đội lính thủy đóng, có một quan năm chỉ huy và đại đội lính lê dương do một tên quan ba điều khiển, là đơn vị áp tải chúng tôi.

Đội lính thủy là đơn vị làm chủ tàu, mỗi khi đi sửa chữa máy móc trên tàu phải qua chỗ chúng tôi ở, không tỏ thái độ gì. Còn đội lê dương đa số là người có tư tưởng phân biệt màu da, có đầu óc chính quốc với bản xứ, nhất là bộ phận quân y thiếu lương tâm nhà nghề. Chẳng hạn như tên đội thuốc, mỗi khi đến lấy, anh em tù khai ốm, đi khám bệnh, nó hoạnh họe đủ trò, nói năng thô bỉ. Tụi canh gác đa số ra vẻ cừu thị anh em. Có đêm chúng tiêu khiển bằng lối múc nước hắt vào võng anh em đang ngủ. Mỗi tuần lễ một lần chúng vào khám chỗ anh em nằm, chúng nắn từng củ tỏi của anh em trong túi.

Không quên tuyên truyền vận động

Tàu Martiniere của Pháp chuyên chở tù nhân sang Mỹ châu, không chở thuê hành khách. Khi ấy chúng sợ anh em thợ thuyền các bến ghé qua biểu tình phản đối việc đưa chúng tôi đi đày nên chúng không dám cho tàu cập bến nào cả.

Tàu khởi hành từ Côn Đảo trong bờ biển Đông (Thái Bình Dương), qua Ấn Độ Dương sang Đại Tây Dương, chiếu đường biển đi Cayenne, thủ phủ của Guyane, ròng rã 45 ngày đêm, 25.920 cây số mới tới. Khi còn trên mặt biển Ấn Độ Dương, chúng đậu lại ngoài khơi, phía nam châu Phi gần thuộc địa Anh, độ hai cây số để chuyển than và lấy nước ngọt.

Sóng biển Đại Tây Dương thật là hùng vĩ, không sóng biển đại dương nào bì kịp. Qua Đại Tây Dương có rất nhiều anh em bị say sóng. Có người không ăn uống mà vẫn bị nôn mửa. Có người nằm yên trên võng không sao, trở dậy đi ngoài, đi tiểu lại bị nôn mửa. Bản thân tôi bấy giờ tuy còn tuổi thanh niên, nhưng không phải là loại tráng kiện gì, nghe nói đến bị say sóng biển cũng thấy hoang mang. Hay đâu tôi vẫn bình thường, không bị say sóng, không bỏ bữa cơm nào. Có một số anh em cũng tương tự.

Sóng biển càng to thì số phận anh em trên tàu càng bị đe dọa, cả tụi lính gác cũng vậy. Những đồ vật trên tàu nếu không có cữ, có nắp hãm lại, thì nó vẫn bị xô đẩy hoài, tiếng va chạm vào nhau gây thành náo động cả tàu, làm cho người bị say sóng cảm thấy rất khó chịu.

Bạn cùng thuyền, cùng bến, cùng đi, nhiều anh em bị đau ốm, phần nhiều do say sóng bị nôn mửa sinh bệnh. Thân tù đày bị bệnh nặng, gặp tụi quân y không phải là lương y, không quan tâm cứu chữa, cho nên đã xảy ra tình trạng mấy người bị thiệt mạng. Khi chết rồi, chúng cho bó người cùng thanh sắt rồi thổi một hồi còi tàu chào vĩnh biệt, thả cần cẩu từ từ đưa người xấu số xuống biển! Thật là "Tây tha sa miệng cá” kiếp tù đày!

Chuyến đi này ba anh em chúng tôi (Lương Duyên Hồi, Bùi Hữu Diên, Trần Văn Ngọ - tức Cận) cùng chung một vụ án biểu tình, cùng ở chung với nhau trong khoang mũi, thường để tâm vào công tác tuyên truyền vận động anh em chính trị phạm cũng như thường phạm, cùng nhau trao đổi tâm tình ý thức, để cùng nhau giữ gìn phẩm cách con người trong lúc phương trời đày đọa.

Sáng sớm nào cũng vậy, ba khoang trại đều có người đi lấy bánh mì và nước uống về để anh em ăn sáng thì bạn Diên nảy ra một ý nghĩ: nếu chúng ta biết đoàn kết gây thành lực lượng chặt chẽ, chúng ta có thể nhân cơ hội buổi sáng sớm, chúng có tình trạng sơ hở, chúng ta cùng nhau nổi dậy, tính việc chớp nhoáng, chiếm lấy tàu này, bắt chúng phải quay tàu trở lại, theo lệnh của ta điều khiển. Anh em bàn tính lại thấy rằng lực lượng chúng ta còn non yếu, chưa cho phép chúng ta làm được việc táo bạo này.

Sang ngày thứ 45, trông ra xa vẫn thấy còn xa, chưa in rõ màu xanh của cỏ cây đất nước. Anh em đều mong muốn được chóng vào bờ, cho gần khí đất với cỏ cây. Vì đã trải qua nhiều ngày đêm lênh đênh trên mặt biển dưới trời, trong đầu óc người nào cũng hình như thiếu một vật gì mà chưa có thể hình dung ra được.

Rồi sóng biển Đại Tây Dương dịu lại, lộ rõ màu đất nước với cỏ cây.

UYÊN LY ghi

Chữ ký của Khai Tam hungson





Nhà lao An Nam ở Guyane I_icon_minitimeSun Jun 29, 2008 10:00 pm

Khai Tam hungson

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

Khai Tam hungson

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

Họ & tên Họ & tên : Nguyễn Hùng Sơn
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Uỷ viên danh dự Ban Điều hành Câu lạc bộ
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Nhà lao An Nam ở Guyane 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Nhà lao An Nam ở Guyane 40 Nhà lao An Nam ở Guyane 68

Ngày tham gia Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 138
Đến từ Đến từ : Bình Dương
Điểm thành tích Điểm thành tích : 330
Được cám ơn Được cám ơn : 20

Bài gửiTiêu đề: Re: Nhà lao An Nam ở Guyane

 

Kỳ 8: Tranh đấu trong rừng già

TT - (Trích hồi ký Lương Duyên Hồi)
Rồi sóng biển Đại Tây Dương dịu lại, lộ rõ màu đất nước với cỏ cây. Thủ phủ Cayenne của Guyane thuộc Pháp đã hiện ra trước mặt mọi người. Tàu cập bến, ba tên đội mặt đen, răng và mắt trắng dã ra hiệu tay chỉ trỏ để anh em lên. Lên hết rồi, chúng xếp vào hàng năm người một, cho lính đen đi kèm dẫn về trại giam đã bố trí sẵn trong thủ đô Cayenne.

Đấu tranh phủ đầu

Anh em nhiều người bỡ ngỡ, vào trại rồi còn đứng lại nhìn, một bạn tù bị tên đội xếp đen tát cho một cái điếng người. Thái độ tàn nhẫn ấy đã gây nên một làn sóng căm phẫn trong anh em bạn tù, đều đồng thanh nhao nhao phản đối: "Nếu không đuổi tên đội xếp này đi, chúng ta sẽ bãi thực để phản đối lại". Sau tên toàn quyền Guyane buộc phải can thiệp khéo, đổi tên đội xếp kia đi, bầu không khí căng thẳng trong anh em mới được trở lại bình thường.

Nhà tù Guyane trong các đô thị như Cayenne, Xanh-lô-răng, Xanh-giăng… để nhốt những tù Âu Phi và tù ta đày sang ba chuyến trước. Chuyến chúng tôi có lẽ do cao trào cách mạng 1930-1931 có tầm quan trọng hơn, cũng như có nhiều người Đông Dương hơn, cho nên chúng bố trí vào khu vực riêng biệt trong rừng rú (Y-ni-ni) thuộc khu rừng của Guyane, chúng không cho chúng tôi gần gũi với tù Âu Phi và tù người Việt sang trước.

Đáng lẽ ra anh em chúng tôi còn được nghỉ lại Cayenne một thời gian nữa chúng mới phân bố đi đến chỗ ở nhất định. Nhưng vì mới bước chân lên đất, chúng tôi đã tổ chức đấu tranh phủ đầu ngay thì chúng lấy làm hoảng sợ sự đoàn kết đấu tranh của anh em lắm, cho nên mặc dù là nơi ở nhất định chưa chuẩn bị kịp, chúng đã vội chia rẽ lực lượng đoàn kết của anh em bằng cách chuyển 200 anh em (trong đó có bạn Bùi Hữu Diên và tôi, còn bạn Trần Văn Ngọ ở lại) đi Phô-rét-che, là một khu vực riêng biệt ở phía tây Guyane. Còn hơn 300 anh em tù các loại (thường phạm) còn ở lại Cayenne một thời gian, rồi chúng cho chuyển đi Kích-ăng-ghi, gần Cayenne hơn so với chỗ chúng tôi.

Vì chuẩn bị chỗ ở chưa kịp, trên đường đi Phô-rét-che, chúng tạm cho anh em vào Xanh-lô-răng nghỉ mấy tuần. Trong lúc này, bạn Diên thấy có hoàn cảnh mới đề ra việc viết báo Nhân Hòa để giáo dục anh em.

Trên phi lộ của Nhân Hòa có đoạn viết: "Nhân Hòa ra đời kêu gọi tất cả anh em bạn tù chúng ta bị đọa đày sang xứ này, dù là chính trị phạm hay thường phạm, là người theo chủ nghĩa quốc gia hay chủ nghĩa xã hội có khác nhau, nhưng tất cả chúng ta đều bị bọn thực dân Pháp áp bức và bạc đãi. Vậy chúng ta phải đoàn kết lại, không thể vì tư hiềm, vì chính kiến có khác nhau mà chia lìa Nam Bắc, ngại bước đấu tranh để cho chúng khinh thường!"... Sau khi đến Phô-rét-che, bị hoàn cảnh ngặt nghèo hơn, tờ báo Nhân Hòa không còn tiếp tục ra mắt anh em nữa.

Tổ quốc - mãi mãi một con đường

Những dòng hồi ký của Lương Duyên Hồi do gia đình lưu giữ ngừng lại trước thời điểm năm 1938, là năm ông và những người bạn được ân xá sau khi Mặt trận Bình dân Pháp lên nắm quyền. Nhưng Bùi Hữu Diên, bạn thân của Lương Duyên Hồi, đã không còn được chứng kiến ngày tự do, ông đã mất do ốm đau tại Guyane chỉ vài năm sau khi bị đi đày. Một số bạn tù đã quyết định ở lại Guyane. Tuy mỗi người một sự lựa chọn, những cựu tù VN cùng hướng về tình yêu lớn: Tổ quốc.

Ông Hồi tích cực hoạt động cách mạng sau khi về nước, ông tham gia phong trào mặt trận Việt Minh khởi nghĩa cướp chính quyền tại phủ lỵ Tiên Hưng, rồi trở thành ủy viên Huyện ủy Tiên Hưng (1948-1949), lãnh đạo chống càn tại địa phương (1950-1954), được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thái Bình đề cử và trúng cử đại biểu Quốc hội khóa II (1960-1964). Về hưu năm 1964, ông từ chối tiêu chuẩn căn nhà riêng được cấp ở thị xã Thái Bình, về quê sống giản dị và tiếp tục tham gia công tác mặt trận tại xã nhà (Hồng Việt) và bốn khóa ủy viên mặt trận huyện Đông Hưng. Ông qua đời năm 1986.

Gia đình ông Lương Duyên Hồi cho biết một người được thả về cùng với ông Hồi là Trần Văn Ngọ sau này trở thành phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Vĩnh Phú. Ở lại Guyane, một người bạn của ông Hồi là ông Nguyễn Đắc Bằng đã lập gia đình, sinh con đẻ cái với người bản xứ nhưng vẫn tiếp tục cùng với các cựu tù Việt Nam tổ chức và tham gia các hoạt động yêu nước. Căn cứ vào những tấm ảnh ông Nguyễn Đắc Bằng gửi tặng gia đình ông Hồi trong những năm 1960, những người Việt tại Guyane đã thành lập Hội liên hiệp Việt kiều, tổ chức kỷ niệm ngày Quốc khánh 2-9, ký quyết nghị phản đối vụ thảm sát Phú Lợi, đả đảo chính sách tàn bạo của Mỹ - Diệm... Gia đình hai người bạn Lương Duyên Hồi và Nguyễn Đắc Bằng thư từ qua lại cho nhau đến khoảng năm 1968-1969 thì chấm dứt do chiến tranh chống Mỹ.

Câu chuyện cuộc đời, quá trình đấu tranh cách mạng do Lương Duyên Hồi viết trong hồi ký cho thấy ông và những người bạn coi sự nghiệp chung là lẽ sống, nghĩ đến Tổ quốc trước khi nghĩ đến bản thân mình. Có lẽ bởi vậy mà con cháu ông còn nhớ mãi cách sống của ông: nghiêm khắc, liêm khiết, tiết kiệm, không ngừng học hỏi.

UYÊN LY

Chữ ký của Khai Tam hungson





Nhà lao An Nam ở Guyane I_icon_minitimeSun Jun 29, 2008 10:04 pm

Khai Tam hungson

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

Khai Tam hungson

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

Họ & tên Họ & tên : Nguyễn Hùng Sơn
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Uỷ viên danh dự Ban Điều hành Câu lạc bộ
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Nhà lao An Nam ở Guyane 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Nhà lao An Nam ở Guyane 40 Nhà lao An Nam ở Guyane 68

Ngày tham gia Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 138
Đến từ Đến từ : Bình Dương
Điểm thành tích Điểm thành tích : 330
Được cám ơn Được cám ơn : 20

Bài gửiTiêu đề: Re: Nhà lao An Nam ở Guyane

 

Kỳ 9: Một kiếp thề ghi với nước non

TT - Trong cuốn Đông Kinh nghĩa thục, học giả Nguyễn Hiến Lê viết một đoạn ngắn nhưng có khả năng gây xúc động mạnh về ông Nguyễn Quang Diêu: "Người nghe nói có phong trào Đông Du thì hăm hở xuất dương, tới Hương Cảng bị Pháp bắt rồi đày đi Guyane ở Nam Mỹ.

Sau cụ Diêu trốn thoát, về Trung Hoa, rồi cả gan dám về ngay Cao Lãnh, tổ chức một đảng cách mạng. Việc thất bại, phải trốn lên dạy học ở một miền giáp ranh Miên - Việt. Về sức vùng vẫy và tính mạo hiểm của cụ, ít ai bì kịp". Lần theo lịch sử, ông Diêu quả là người như thế.

Chí tang bồng

Ông Nguyễn Quang Diêu sinh năm 1880 trong một gia đình khá giả lại có truyền thống Nho học ở Cao Lãnh (Đồng Tháp). Năm 6 tuổi, ông học vỡ lòng chữ Nho. Năm 10 tuổi học chữ quốc ngữ. Cụ thân sinh và các thầy dạy đều là người yêu nước. Được tiếp xúc với những người có chí khí, thương nòi yêu nước, ông Diêu sớm thấm thía được nỗi nhục mất nước của cả dân tộc, sớm mang lấy mộng dời non lấp bể vào mình. Ông ngày đêm đèn sách, nhưng cũng nhận ra việc theo đòi từ chương sẽ không cứu được nước. Tính tình sôi nổi và có phần nóng nảy, cậu Năm Diêu để tâm theo dõi thời cuộc để tìm một con đường mới.

Vừa khi ấy, phong trào Đông Du lan đến miền Nam.

Nguyễn Quang Diêu lập tức thâm nhiễm những tư tưởng và chủ trương của Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục, và ngay lập tức đứng vào hàng ngũ những người đi tiên phong trên đường đấu tranh cứu nước. Có tài hùng biện và giao du rộng, việc đầu tiên của Năm Diêu là tham gia cùng với Nguyễn Thần Hiến vận động tài lực, vật lực ủng hộ phong trào Đông Du. Được nhiều người hưởng ứng, Năm Diêu càng hăng hái. Các buổi nhóm họp bí mật trong các đình chùa, các buổi vận động trong các cửa tiệm, các chợ không thỏa chí ông nữa, ông muốn xuất ngoại. Thân phụ đã đồng ý nhưng các đồng chí muốn giữ ông lại để thúc đẩy phong trào tại địa phương, ông sốt ruột thổ lộ trong một bài thơ tự thuật: Tuổi tác đã vừa ba chục chẵn/Công danh chưa có ít nhiều khi/Rừng cao yến đỗ nương nhờ chô/Gió thuận hồng mong gặp gỡ khi/Xem khắp thế tình rồi nghĩ nghị/ Muốn noi thánh trước cưỡi bè đi.

Cơ hội đến vào đầu năm 1913, Cường Để, một hậu duệ của hoàng tử Cảnh, về Nam bộ tìm cách khơi cho phong trào bùng nổ. Tài liệu của Nguyễn Văn Hầu tìm được cho biết: "Cuối tháng năm, sau khi giáp mặt cụ Cường Để tại một địa điểm bí mật ở Long Xuyên, một nhóm cán bộ trong đó có Nguyễn Quang Diêu, Đinh Hữu Thuật chỉ định ngay một phái đoàn sang Trung Hoa với mục đích lãnh "chỉ lệ tín phiếu", mua vũ khí, đưa thêm học sinh đi du học và tìm gặp cụ Nguyễn Thần Hiến. Phái đoàn khởi hành trong tháng ấy, gồm mười người lớn và hai thiếu niên. Nguyễn Quang Diêu được cử làm lãnh đạo". Luôn bị lính kín Tây theo dõi sát sao, không thể về từ biệt gia đình, Năm Diêu tìm cách gửi về cho vợ mấy vần thơ mang tâm nguyện: Trăm năm ngồi đứng trong trời đất/Một kiếp thề ghi với nước non/Ai ôi hãy nếm mùi ly biệt/Có nếm ra rồi mới biết ngon.

Đến Hong Kong, cả đoàn dành mấy ngày cho việc bàn định quốc sự với Nguyễn Thần Hiến và Huỳnh Hưng. Mấy ngày sau mua được một ít tạc đạn, đoàn người dự định chia làm hai: một tốp đi Hàng Châu để hội kiến các lãnh tụ cách mạng, một tốp chờ tàu để mang tạc đạn và tín phiếu về Sài Gòn. Chưa kịp lên đường thì cảnh sát Anh bao vây nhà Huỳnh Hưng, tất cả bị bắt.

Tìm phương về nước

Ra tòa của Anh ở Hong Kong, bị trục xuất, áp giải về nhà lao Hỏa Lò ở Hà Nội. Năm 1913, khởi nghĩa Yên Thế kết thúc, Pháp tăng cường đàn áp, bắt bớ, Hỏa Lò chật những người yêu nước. Năm 1914, cùng với các đồng chí, Nguyễn Quang Diêu bị kết án 10 năm khổ sai và bị đày đi Guyane. Qua muôn trùng sóng gió, đặt chân lên xứ sở xa lạ, ông cảm tác thành thơ: Bể rộng mênh mông dòng nước biển/Nội bằng mờ mịt mạn rừng xanh/Dã man thảm hại cho người đo/Tân khổ nài bao cái lũ mình.

Những ngày tháng dài nhọc nhằn, thỉnh thoảng niềm hi vọng lại lóe sáng lên cùng những tin tức bạn tù nghe ngóng được mang về. Nhưng vận hội chưa tới, những tin tức lạc quan ấy mau chóng vỡ tan như bong bóng. Cố quốc vẫn cứ mù xa mà lòng yêu nước trong các bậc chí sĩ ngày một thêm cháy bỏng. Mọi người bàn nhau tìm cách vượt ngục.

Trong nhóm có Lý Liễu thông minh, tháo vát, lại biết tiếng Anh, tiếng Pháp nên được cai tù vị nể cho đi lại tự do, làm nhiệm vụ quản lý nhà lao An Nam. Ông nhân đó tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của một số kiều dân người Hoa, tổ chức những cuộc vượt ngục đơn lẻ vài người một bằng cách gửi bạn tù xuống thuyền đánh cá của thổ dân, giong buồm sang đảo Trinidad. Nguyễn Quang Diêu hăng hái làm người tiên phong đi chuyến đầu tiên.

Lần lượt từng người một đến đảo và tìm kế sinh nhai dưới vỏ bọc người Hoa, cuộc sống dần ổn định. Lý Liễu còn lấy được vợ Anh và sinh được hai con. Tình hình cách mạng ở VN vẫn cứ mãi im hơi lặng tiếng, mọi người họp nhau lại, Năm Diêu đưa ý kiến: "Chúng ta vượt ngục sang đây, nay thể chất được sung túc mà tâm hồn thì quằn quại khổ đau không hơn gì ở Guyane, phỏng có ích gì. Tôi đề nghị anh em tìm phương về nước".

Nói là làm, Nguyễn Quang Diêu lại là người ra đi đầu tiên. Năm 1920, ông đáp tàu vượt qua hai đại dương mênh mông về tới Trung Quốc, gia nhập ngay các nhóm đấu tranh yêu nước. Năm 1927, ông bí mật về nước, tiếp tục gây dựng cơ sở, sáng tác thơ văn ái quốc, mở trường học khai thông dân trí...

Ông được người dân, nhân sĩ địa phương kính phục và hết lòng che chở, bảo bọc. Những hoạt động chính trị và thơ văn yêu nước của Nguyễn Quang Diêu trong 10 năm hoạt động bí mật ở Nam bộ đã trở thành những pho sách để đời. Nhà cách mạng Duy Tân - Đông Du qua đời ngày 15-5 năm Bính Tý (1936), chưa kịp nhìn thấy những ngày rực rỡ của lịch sử VN. Câu thơ ông khóc Nguyễn Thần Hiến trong lao tù năm nào nay vận vào chính mình: Chín suối có thiêng hồn tổ quốc/Trăm năm còn tạc gánh tang bồng.

[b]NGUYỄN ĐÌNH ĐẦU
[b]
Chữ ký của Khai Tam hungson





Nhà lao An Nam ở Guyane I_icon_minitimeSun Jun 29, 2008 10:07 pm

Khai Tam hungson

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

Khai Tam hungson

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

Họ & tên Họ & tên : Nguyễn Hùng Sơn
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Uỷ viên danh dự Ban Điều hành Câu lạc bộ
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Nhà lao An Nam ở Guyane 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Nhà lao An Nam ở Guyane 40 Nhà lao An Nam ở Guyane 68

Ngày tham gia Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 138
Đến từ Đến từ : Bình Dương
Điểm thành tích Điểm thành tích : 330
Được cám ơn Được cám ơn : 20

Bài gửiTiêu đề: Re: Nhà lao An Nam ở Guyane

 

(Kỳ 10): Nghĩa quân Đề Thám đi đày ở Guyane

TT - Đầu năm 1913, nghĩa quân Đề Thám bị bắt giam chật cứng Hỏa Lò Hà Nội. Đó là lúc lãnh tụ Hoàng Hoa Thám - mệnh danh Đề Thám - vừa bị tay sai thực dân Pháp ám hại hèn hạ trong rừng Yên Thế thuộc tỉnh Bắc Giang đương thời.

Trong hơn một phần tư thế kỷ kháng chiến trường kỳ, Đề Thám đã lãnh đạo nghĩa quân, chỉ huy đánh Pháp nhiều trận ác liệt, tiêu biểu là các trận ở thung lũng Hố Chuối (12-1890) và Đồng Hom (2-1892). Pháp phải hai lần giảng hòa với Đề Thám vào năm 1894 và 1897.

Những năm 1898-1908, Đề Thám xây dựng Phồn Xương thành căn cứ kháng chiến vững mạnh. Đồng thời Đề Thám bí mật liên hệ với các lực lượng yêu nước ở ngoài Phồn Xương. Nhiều sĩ phu như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Phạm Văn Ngôn, Lê Văn Huân, Nguyễn Đình Kiên... đã hội kiến với Đề Thám và tìm cách phối hợp hành động.

Đầu năm 1909, Pháp mở cuộc tấn công qui mô lớn nhằm tiêu diệt nghĩa quân, vì Pháp căm phẫn nghĩa quân Đề Thám đã liều về Hà Nội đánh thuốc độc quân nhân Pháp và mưu tính chiếm cứ thủ phủ thực dân. Đề Thám vừa tổ chức đánh trả, vừa phải rút lui khỏi Yên Thế, di chuyển lên Thái Nguyên, Tam Đảo. Lực lượng nghĩa quân suy giảm dần và tới cuối năm 1909 thì tan rã. Đề Thám phải sống ẩn náu trong rừng Yên Thế, rồi bị tay sai của Pháp sát hại ngày 10-2-1913.

Từ 1909-1913, Pháp bắt bớ được nhiều nghĩa quân, kể cả cán bộ chỉ huy và thành viên gia đình Đề Thám. Pháp không phân biệt tù binh hay hàng binh mà đem nhốt chung vào nhà pha Hà Nội, rồi đưa ra xử cho có hình thức pháp lý và đưa sang đày tại Guyane.

Nhiều sách báo đã nghiên cứu về cuộc khởi nghĩa Đề Thám với những thông tin và hình ảnh khá phong phú. Tuy nhiên, còn cần thêm những thông tin để biết rõ thân phận các nghĩa quân bị lưu đày ở Guyane rồi một phần trở về đời sống thường nhật ra sao.

NGUYỄN ĐÌNH ĐẦU

Chữ ký của Khai Tam hungson





Nhà lao An Nam ở Guyane I_icon_minitimeSun Jun 29, 2008 10:10 pm

Khai Tam hungson

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

Khai Tam hungson

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

Họ & tên Họ & tên : Nguyễn Hùng Sơn
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Uỷ viên danh dự Ban Điều hành Câu lạc bộ
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Nhà lao An Nam ở Guyane 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Nhà lao An Nam ở Guyane 40 Nhà lao An Nam ở Guyane 68

Ngày tham gia Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 138
Đến từ Đến từ : Bình Dương
Điểm thành tích Điểm thành tích : 330
Được cám ơn Được cám ơn : 20

Bài gửiTiêu đề: Re: Nhà lao An Nam ở Guyane

 

Kỳ 11: Con đường xương máu

TT - Tại Guy-An, Pháp dự định làm một con đường dài chừng 300km xuyên I-ni-ni nối liền khu La-Phô với Ăng-Ghi xuyên qua Xanh-Ti thẳng về Cay-En. Đây là con đường chiến lược và là con đường đá lớn thứ nhì ở Guy-An.

Có con đường này sẽ giúp việc khai thác tài nguyên các cánh rừng ở I-ni-ni tiện lợi hơn, các lâm đặc sản được vận chuyển ra tàu biển nhanh chóng hơn. Đặc biệt, nhờ con đường này mà các lực lượng vũ trang của Pháp khỏi lo bị bắt sống trọn ổ mỗi khi có chiến tranh.

500 mạng người đổi 8km đường

Bài này được trích từ sách Từ Yên Bái đến các ngục thất Hỏa-Lò, Côn-Nôn, Guy-An của tác giả Hoàng Văn Đào, do NXB Sống Mới (Sài Gòn) ấn hành cuối năm 1957.

Cuốn sách này do ông Nguyễn Sinh Duy (Đà Nẵng) cung cấp cho Tuổi Trẻ sau khi đọc loạt bài "Nhà lao An Nam tại Guyane". Ông Duy cho biết ngay sau khi NXB Sống Mới phát hành cuốn sách này, chính quyền Ngô Đình Diệm đã ban lệnh thu hồi và tiêu hủy cuốn sách. "Là một người yêu sử nên tôi đã tìm mọi cách lùng mua. Cuối cùng tôi cũng sở hữu được cuốn tư liệu lịch sử quí hiếm này" - ông Duy nói.

ĐẮNG NAM


Chính vì lẽ đó, chính quyền Pháp tại Guy-An đã huy động tất cả các sắc phạm nhân từ đen, trắng, đỏ, vàng tại bốn ngục thất bắt tay vào mở đường. Riêng số phạm nhân tại ngục thất Ăng-Ghi (dành riêng cho phạm nhân thuộc địa Đông Dương) được chia làm 12 kíp, mỗi kíp 50 người. Nhóm một gồm sáu kíp đầu bắt đầu từ hướng La-Phô, nhóm hai gồm sáu kíp còn lại bắt đầu từ bờ sông Sin-Na-Ma-Ri. Cả hai nhóm sẽ gặp nhau trên bờ sông Ma-Ra để cùng kiến thiết cây cầu cuối cùng của tuyến đường.

Mỗi phạm nhân được phát cho một dụng cụ lao động để mở đường. Cứ thế kẻ phát cỏ, cưa gỗ, người cuốc đất phá đá, những mét đường đầu tiên bắt đầu hé lộ. Nhưng vì gai góc quá nhiều, khí hậu lại ẩm thấp, lương thực chỉ là cơm nắm ăn với lá chua, trái đắng rừng... nên chẳng bao lâu đã có vài người bắt đầu gục ngã. Người sình bụng lên như cái trống. Chỉ cần thế, đám lính Pháp lập tức ném xuống sông làm mồi cho cá sấu.

Để khủng bố tinh thần, bọn lính da đen còn dùng lưỡi lê đâm xuyên qua bụng những người bị ốm không làm được việc một cách tận lực rồi dìm xuống suối cho cá sấu, lươn điện (một loại lươn phóng ra điện) ăn, rỉa. Trong quá trình lao động khổ sai, không ít người đã bỏ mạng giữa rừng sâu vì bị rắn độc cắn, cọp, beo vồ ăn thịt mất xác.

Công việc đang tiến hành thì phát sinh một bệnh dịch kỳ quái. Trước hết người bệnh bị nóng hầm, mắt đỏ ngầu, sau đó đi tiểu ra nước đỏ như máu. Bệnh dịch không trừ một ai từ phạm nhân da màu đến lính Pháp da trắng. Cứ thế ngày nào cũng có canô chở xác phạm nhân và lính về Cay-En. Một bác sĩ đã được phái đến tìm hiểu bệnh tình nhưng rồi cũng đành bó tay.

Thời gian trôi qua, vì dịch bệnh mà chẳng mấy chốc người vơi đi trông thấy. Đầu năm 1938, khi viên toàn quyền mới của Guy-An tên Masson de Saint Félix nhận thấy số phạm nhân bị sút mất quá nhiều, nhất là số lính trông coi phạm nhân, nên ông ra lệnh đình chỉ việc phá rừng mở con đường nói trên. Tính ra con đường ấy mới làm xong chưa đầy 8km nhưng số phạm nhân bỏ mạng lên đến gần 500 người.

"Khẩu hiệu của ngục thất Guy-An là phải làm cho phạm nhân biết làm việc bằng chân tay, làm việc cho mệt nhừ, cho ê ẩm thân xác. Có như thế, chúng mới im cái mồm nói chính trị, xúi giục dân chúng làm loạn" - một tên lính da đen rạch mặt đã nói với chúng tôi như vậy.

Đi đào vàng

Vàng, vàng ở trong nước suối, vàng lẫn vào cát ở hai bên bãi con sông, vàng chìm trong đất sỏi ở các đồi cao, ở khe đá. Vàng ở khắp nơi I-ni-ni, Guy-An. Vào thời ấy, từng đoàn người dân xứ Guy-An đã lần ngược theo các con sông Ma-rô-ni, Ma-Na, Approvagne, Oyapek để đãi cát tìm cho bằng được thứ kim loại ấy. Lợi nhuận kếch sù từ vàng đã hối thúc viên toàn quyền Guy-An hạ lệnh cho Chúa ngục bắt tất cả phạm nhân phải đi đãi cát tìm vàng.

Nhưng nước suối lạnh như băng giá, tất cả mọi người phải đứng ngâm nửa thân mình dưới nước. Ngày nào cũng từ sáng đến tối và chỉ được nghỉ 15 phút vào hồi 12 giờ trưa để ăn cơm mà thôi. Trên đầu, từng đàn mòng xanh, mòng đỏ, mòng vàng bay như ong vỡ tổ, chỉ cần chờ cơ hội là xông xuống ghim vào đầu, vào cổ mọi người để hút máu.

Ngoài lũ mòng hút máu thì giống muỗi vàng cũng là nỗi ám ảnh kinh hoàng của các phạm nhân xứ Đông Dương. Chỉ cần 20 giây, nếu không cử động, lập tức những cánh tay dùng để đãi vàng sẽ nhuốm một màu vàng của muỗi. Đến nước đó chỉ còn cách dìm mình xuống dòng suối mới mong thoát khỏi nạn ruồi vàng. Cứ làm việc ròng rã như thế suốt đúng một tuần lễ thì có đoàn người khác đến thay.

Chúng tôi được phép nghỉ xả hơi hai tuần nhưng không quên đem vàng về cống nạp cho chúa ngục. Cứ thế mỗi tuần chúng gửi về chính quốc 50-60kg vàng do phạm nhân kiếm được. Cứ mỗi ngày, mỗi phạm nhân mang về một gram vàng cống nộp thì sẽ thoát khỏi mười hèo mây quất túi bụi vào đầu, cổ. Còn nếu không sẽ bị chúa ngục xua chó béc-giê cắn đến tử thương. Xác phạm nhân chết chúng đem ra làm mồi nhử cọp hoặc cá sấu để bắt lấy da đem bán nhằm bù vào số tiền thiếu hụt của chúng. Với chúng, "không lấy được vàng thì da cọp vậy".

Trước cảnh tàn bạo dã man ấy, chúng tôi nhiều lần bàn tính với nhau tìm biện pháp thoát khỏi tai nạn đãi cát tìm vàng. Và rồi, trong một lần ngồi quan sát lũ chim bồ câu, một người trong hội đã phát hiện loài chim này thường xuyên ăn những vật dụng có màu sáng tựa mạt vàng. Lập tức chiêu thức "tìm vàng bằng chim bồ câu" đã được tính đến. Một kế hoạch huấn luyện lũ chim bồ câu tìm vàng thay người đã được vạch ra. Theo đó, chúng tôi lén lút lấy 150 gram vàng đãi được dụ mua một đôi chim bồ câu từ một tên giám thị Pháp - chủ nhân của 50 con chim bồ câu. Dần dần hắn ta đồng ý cho chúng tôi toàn quyền sử dụng lũ chim. Có chim, cả nhóm bắt tay vào việc.

Trước tiên là đi lượm lặt sái thuốc phiện của các quan Pháp vứt, đem về nấu thành nước rồi trộn lẫn với gạo sau đó cho lũ chim ăn. Dần dần chim quen hơi. Cứ thế sau một ngày đi kiếm ăn trên khắp các bãi vàng, đúng 5 giờ chiều khi tiếng kẻng nhà tù vang lên, lập tức lũ chim tụ bay về không thiếu một con. Phân chim được thu dọn kỹ càng, sau đó đem ra ngâm nước đãi lọc lấy vàng. Nhưng rồi số vàng mà lũ chim đem về vẫn kém nên con người vẫn phải tiếp tục đi đãi vàng. Nhưng dù sao lũ chim cũng đã làm giúp bớt một phần việc nặng nhọc cho chúng tôi.

HOÀNG VĂN ĐÀO

Chữ ký của Khai Tam hungson





Nhà lao An Nam ở Guyane I_icon_minitimeSun Jun 29, 2008 10:15 pm

Khai Tam hungson

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

Khai Tam hungson

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

Họ & tên Họ & tên : Nguyễn Hùng Sơn
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Uỷ viên danh dự Ban Điều hành Câu lạc bộ
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Nhà lao An Nam ở Guyane 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Nhà lao An Nam ở Guyane 40 Nhà lao An Nam ở Guyane 68

Ngày tham gia Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 138
Đến từ Đến từ : Bình Dương
Điểm thành tích Điểm thành tích : 330
Được cám ơn Được cám ơn : 20

Bài gửiTiêu đề: Re: Nhà lao An Nam ở Guyane

 

(Kỳ 12): Tuyệt thực để tranh đấu

TT - Chủ trương của thực dân Pháp ở xứ Guy-An là phải giữ lại tất cả những phạm nhân bị lưu đày trong xứ để có công nhân khai thác thuộc địa Guy-An, dù đó là phạm nhân đã được ân xá hay mãn hạn tù đày. Bởi vậy một số phạm nhân người Việt dù được ân xá ra khỏi khám đường nhưng vẫn bị bắt buộc ở trên phần đất Guy-An để lập gia đình sinh sống đồng hóa với dân bản xứ. Trên thực tế con số ấy không ít.

Phải trả lại tù nhân cho Việt Nam

Quá phẫn uất, cuối năm 1934 đầu năm 1935, toàn thể phạm nhân người Việt đã tổ chức một cuộc tuyệt thực kéo dài hơn một tháng để phản đối nhà cầm quyền Pháp yêu cầu phải trả lại những người Việt đã mãn án tù đày để họ được trở về bản xứ. Sở dĩ cuộc tuyệt thực kéo dài là nhờ chúng tôi dự trữ được một phần lương thực.

Trước đó, trong những ngày bị giam cầm ở ngục thất Ăng-Ghi, dù hoàn cảnh vô cùng đau thương, tột bậc, nhưng tất cả anh em vẫn giữ vững tinh thần cách mạng. Mỗi buổi tối, mọi người ở các lao tù đều tổ chức nói chuyện, tranh luận về các vấn đề chính trị, học tập thêm văn hóa, tu dưỡng đạo đức, giữ vững tinh thần. Mọi sinh hoạt trong nhà lao đều được phân công trách nhiệm rõ ràng. Dần dần những hình ảnh ấy đã lấy được cảm tình của lính cai ngục.

Ngay sau đó Chính phủ Mặt trận bình dân Pháp lên nắm quyền đã ân xá và giảm án cho một số phạm nhân, đồng thời cho phép họ được trở về Đông Dương. Đầu năm 1935, hơn 30 anh em vừa tù chính trị, vừa thường phạm được đáp tàu trở về xứ sở. Tiếp đến trong các năm từ 1936-1938, triều đình Huế liên tục gửi thư đòi Chính phủ Pháp phải trả lại cho Việt Nam những phạm nhân đã mãn hạn tù hoặc đã được ân xá. Nhưng rồi Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ đã khiến đường về quê mẹ của nhiều người con đất Việt trở nên xa mù hơn.

Dù nhiều lần tranh đấu đòi được trở về nước, thế nhưng trên thực tế số người Việt được đáp tàu trở về xứ sở chiếm không bao nhiêu. Phần lớn họ phải tiếp tục lao động khổ sai trong sâu thẳm những cánh rừng già để khai thác gỗ quí hay đi đào vàng, kim cương. Không chịu nổi sự khổ ải tù đày, nhiều người trong số đó đã nung nấu ý chí vượt ngục.

Những cuộc vượt ngục

Một đêm tối trời vào cuối mùa thu năm 1940, hai chiến sĩ cách mạng Việt Nam tên là H. và C. vượt ngục, đi sâu vào rừng thẳm. Ngày đi đêm nghỉ, hai người cứ thế cắt rừng già mà đi. Mọi việc đều suôn sẻ. Nhưng sang ngày thứ 11 thì cả hai bị lạc giữa khu rừng già, không hề tìm được hướng đi. Đúng lúc ấy thì C. lên cơn sốt cực độ. Đến lúc bệnh tình của C. thuyên giảm, cả hai tiếp tục cuộc hành trình. Nhưng khi vừa đặt chân lên đất Hà Lan (thuộc địa của Pháp lúc bấy giờ) thì bất ngờ cảnh sát xuất hiện.

Không giấy tờ tùy thân, không người bảo lãnh lại thêm lệnh tróc nã phạm nhân trốn tù được phát đi từ xứ Guy-An đến khắp các thuộc địa. Lập tức chính phủ Hà Lan tống cổ C. và H. trở lại ngục thất Cay-En. Tại đây chúa ngục đã "ban" cho hai người những chiếc gông gỗ đeo cổ và những cặp xích xiềng nặng cả 10kg đeo vào chân. Bảy ngày sau, tòa án Cay-En tuyên án khổ sai chung thân đối với hai người.

Không hề nản chí, cả hai tiếp tục bàn kế tìm cách vượt ngục lần hai. Một sớm mai, nhân cơ hội được đi làm ngoài, cả hai người đã tìm đường trốn thoát và được một vị thương khách Trung Hoa quen biết giới thiệu xuống gặp một đầu bếp làm việc cho một thương thuyền Hà Lan đang cập tại Cay-En. Nghe qua tình cảnh của hai người, vị đầu bếp liền đồng ý nhận lời sẽ giấu họ xuống hầm tàu: "Sáng mai tàu sẽ nhổ neo đi Tinh-Châu (Singapore)". Nghe vậy cả hai mừng rỡ khôn xiết. Nhưng rồi đến phút cuối, một trục trặc đã xảy ra, vị đầu bếp chỉ đồng ý tiếp nhận một trong hai người. Thương bạn sức lực quá yếu, C. đã nhường cho H. đi trước, còn mình đợi chuyến sau. Buổi chia tay nghẹn ngào đầy nước mắt.

Xuống tàu, vị đầu bếp người Trung Hoa đã giấu H. trong một bao bố đặt cạnh bếp. Trên đường về Tinh-Châu, tàu ghé đảo Mác-ti-ních (Martinique) để chở mật mía. Tại đây sau khi nghe bảo "nhà đương cuộc trên đảo sắp xuống kiểm tàu", H. liền được vị đầu bếp "tốt bụng" cho chui vào hòm rương của mình ẩn trốn. Nhưng đen đủi thay, sau 10 giờ nằm trong rương, khi mở ra, trước mắt H. là hàng trăm lính da đen. "Con khỉ ốm này mà thằng Tàu kia bán đến 150 quan. Nếu vài tháng sau nó chết thì lỗ vốn bỏ mẹ”. Thì ra H. đã bị gã đầu bếp lừa bán cho một sở trồng mía ở đảo Mác-ti-ních.

Làm nô lệ đằng đẵng 18 tháng trời, một ngày kia H. được ông chủ gọi lên: "Ông không muốn dùng mày nữa. Giờ mày muốn đi đâu?". Như mở cờ trong bụng, H. ấp úng: "Cho xin được trở về quê hương xứ sở". Nghe vậy viên chủ sở mía mỉm cười một cách chế nhạo. Đúng một tuần sau, H. được "mãn nguyện" trở về nhưng không phải là quê hương An Nam bản quán mà chính là ngục thất Guy-An ngày nào.

HOÀNG VĂN ĐÀO


Nguyễn Hữu Huân - người Việt đầu tiên bị đày ở Guyane?

Tượng Thủ Khoa Huân hiện tại công viên Thủ Khoa Huân, thành phố Mỹ Tho

Nguyễn Hữu Huân sinh năm 1830 tại thôn Tịnh Giang, huyện Kiến Hưng, phủ Kiến An, trấn Định Tường (nay là xã Hòa Tịnh, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang). Năm 1852, ông đỗ thủ khoa kỳ thi tại trường thi hương Gia Định. Sau đó, ông ra làm quan, được bổ làm giáo thọ phủ Kiến An.

Sau khi Pháp hạ thành Gia Định (tháng 2-1859), giữa năm 1859, ông hợp lực với Võ Duy Dương chiêu mộ nghĩa dũng, phất cờ khởi nghĩa. Tháng 7-1862, ông đến căn cứ Tân Hòa (Gò Công) bàn việc thống nhất lực lượng nghĩa quân với Trương Định nhằm nâng cao sức mạnh chiến đấu chống quân Pháp.

Tháng 7-1864, quan tổng đốc An Giang là Phan Khắc Thận đã nhu nhược bắt ông giao nộp cho quân giặc. Ngày 22-8-1864, ông bị chính quyền thực dân kết án khổ sai chung thân, đày đi Cayenne thuộc Guyane. Phải chăng lãnh tụ nghĩa quân Nguyễn Hữu Huân là người Việt đầu tiên bị đày ở Guyane?

Tháng 2-1869, ông được thả về nước tìm cách liên lạc với những người yêu nước và mưu tính phát động một cuộc khởi nghĩa mới. Rồi ông bị bắt, bị xử chém ngày 15-4 năm Ất Hợi (19-5-1875). Tấm gương sáng ngời của ông vẫn được lưu giữ mãi trong ký ức của nhân dân và của hồn thiêng sông núi, đúng như một câu ca dao ở địa phương ca ngợi: Một lòng đền nợ nước non, Ngàn năm vẫn đỏ tim son anh hùng.


TS sử học NGUYỄN PHÚC NGHIỆP



Chữ ký của Khai Tam hungson





Nhà lao An Nam ở Guyane I_icon_minitime



Sponsored content

Bài gửiTiêu đề: Re: Nhà lao An Nam ở Guyane

 
Chữ ký của Sponsored content




 

Nhà lao An Nam ở Guyane

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: BÌNH LUẬN TÌNH HÌNH XÃ HỘI :: Việt Nam ngày nay-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất