CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Tư sản dân quyền
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Thượng tướng Hoàng Minh Thảo: Vị tướng văn võ song toàn

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Thượng tướng Hoàng Minh Thảo: Vị tướng văn võ song toàn I_icon_minitimeSun Jun 26, 2011 2:23 pm

manh hung

Thành viên mới gia nhập

manh hung

Thành viên mới gia nhập

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 13/06/2011
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 16
Điểm thành tích Điểm thành tích : 54
Được cám ơn Được cám ơn : 24

Bài gửiTiêu đề: Thượng tướng Hoàng Minh Thảo: Vị tướng văn võ song toàn

 
Thượng Tướng
Hoàng Minh Thảo
Tên thật: Tạ Thái An
Sinh năm: 1921
Tại xã Bảo Khê Huyện Kim Động Tỉnh Hưng Yên
Mất ngày: 8 tháng 9 năm 2008
Tại: Bệnh viện Quân y 108 Hà Nội

Vị tướng lẫy lừng

Về tướng võ, ông đã từng giữ chức khu trưởng chiến khu 3 sau ngày toàn quốc kháng chiến, rồi phó tư lệnh Liên khu 3, tư lệnh Liên khu 4. Đầu năm 1950, ông được cử giữ chức đại đoàn trưởng Đại đoàn 304, đứa con chung của Liên khu 3 và Liên khu 4, một trong những đại đoàn đầu tiên của quân đội ta, lúc đó ông mới 30 tuổi.

Ông đã cùng đồng cam cộng khổ với cán bộ, chiến sĩ đi suốt chiều dài các chiến dịch trong những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp, đặc biệt đáng chú ý là các chiến dịch Hòa Bình, Điện Biên Phủ. Các chiến công của đại đoàn gắn liền với tên tuổi của ông và trong thực tế chiến đấu đã hình thành trong ông những ý tưởng và những cách đánh nghệ thuật quân sự.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông được cấp trên tín nhiệm cử vào miền Nam từ cuối năm 1966 đảm nhiệm chức vụ phó tư lệnh rồi tư lệnh mặt trận Tây nguyên, phó tư lệnh Quân khu 5. Sự gian khổ, ác liệt của chiến trường Tây nguyên đã rèn đúc tâm hồn và tính cách của một nhà chỉ huy quân sự quyết đoán, táo bạo, mưu trí.

Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975, ông là tư lệnh chiến dịch Tây nguyên. Sự nổi tiếng về tài nghi binh lừa địch, tập trung lực lượng ưu thế hơn kẻ thù trong trận đánh mở màn vào thị xã Buôn Ma Thuột giành thắng lợi đã gắn liền với tên tuổi của ông.

Ông được mệnh danh là vị tướng của thế, lực và thời cơ, có nghĩa là phép dùng binh của ông không chỉ dựa vào sự áp đảo về quân số, về trang bị, về hỏa lực mà còn phải dựa vào mưu trí, vào cách đánh sáng tạo, bất ngờ. Cuốn sách của ông Tìm hiểu về tổ tiên ta đánh giặc đã cho thấy ông thấu hiểu và vận dụng rất tài giỏi truyền thống và nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta.

Người thầy của nghệ thuật đánh giặc

Về tướng văn, là một vị tướng có tri thức uyên thâm về khoa học quân sự mà nguồn gốc của tri thức này được đúc kết từ thực tiễn mấy chục năm cầm quân của ông trong hai cuộc kháng chiến. Chính vì nhìn thấy khả năng tri thức khoa học quân sự của ông nên cấp trên đã giao cho ông đảm đương các cương vị như giám đốc các học viện quân sự, Học viện Quân sự cấp cao (nay là Học viện Quốc phòng), Viện Chiến lược quân sự.

Ở những nhà trường và viện nghiên cứu này trong nhiều năm, ông đã dồn hết tâm sức và tinh lực để đào tạo ra các thế hệ cán bộ quân sự chính trị tài năng của quân đội.

Ông là người đã chủ trì biên soạn nhiều sách giáo khoa, giáo trình dùng cho học viên trong các học viện, nhà trường và bản thân ông cũng trực tiếp viết sách về các vấn đề của khoa học và nghệ thuật quân sự VN. Với trọng trách là phó chủ tịch Hội đồng khoa học quân sự Bộ Quốc phòng 1987-1995, ông là người đã tham gia đào tạo, hướng dẫn các cán bộ quân đội đạt trình độ chuyên sâu về khoa học và nghệ thuật quân sự. Có lần ông đã tâm sự với tôi: “Làm anh nghiên cứu phải có cái tâm, phải chịu khó đào sâu suy nghĩ để tìm ra cái hay của nghệ thuật đánh giặc.

Thực tế hai cuộc kháng chiến đã chứng tỏ anh em mình rất giỏi về vận dụng cách đánh, thế mới thắng được Pháp, được Mỹ. Nếu chỉ đi theo lối mòn, chỉ học trên bản đồ, sơ đồ mà không có thực tiễn thì người cán bộ ra chỉ huy bộ đội sẽ bị lệch, chỉ nặng về lý thuyết”. Chính vì những công lao cống hiến của ông cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo nên Nhà nước đã phong hàm giáo sư cho ông năm 1986 và danh hiệu nhà giáo nhân dân năm 1988 để tôn vinh một trong những nhà khoa học hàng đầu của quân đội ta.

Giáo sư Hoàng Minh Thảo cũng là một trong những người đầu tiên nhận giải thưởng Hồ Chí Minh cho toàn bộ sự nghiệp nghiên cứu lịch sử quân sự của mình.

Vĩnh biệt ông, quân đội nhân dân VN nhớ thương một vị tướng văn võ song toàn.

(ftu.edu.vn)
Chữ ký của manh hung




 

Thượng tướng Hoàng Minh Thảo: Vị tướng văn võ song toàn

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: NHÂN VẬT LỊCH SỬ :: Nhân Vật Lịch sử Việt Nam-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | Khoa học | Lịch sử | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất