CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Tư sản dân quyền
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Lý Nhân Tông – vị vua tài đức

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Lý Nhân Tông – vị vua tài đức I_icon_minitimeFri Jun 27, 2008 8:19 am

avatar

Thành viên cấp 1

Phương Uyên

Thành viên cấp 1

Ngày tham gia Ngày tham gia : 18/06/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 23
Điểm thành tích Điểm thành tích : 10
Được cám ơn Được cám ơn : 4

Bài gửiTiêu đề: Lý Nhân Tông – vị vua tài đức

 
Vua Lý Nhân Tông (sinh năm 1066, trị vì từ 1072 đến 1128) là vị vua đặt ra nhiều chính sách nhằm chấn hưng đất nước, định quan chế, khuyến nông, đắp đê chống lụt. Đặc biệt, ông là người đầu tiên khởi xướng và thực hiện chế độ thi cử và giáo dục đại học của Đại Việt như tổ chức khoa thi Minh Kinh (1075), lập Quốc Tử Giám (1076), tổ chức "thi lại viên" nhằm lựa chọn quan chức cao cấp cho bộ máy nhà nước.


Lý Nhân Tông là một vị vua nhân ái và có tài. Lúc lên ngôi tuy còn nhỏ tuổi, nhưng được mẹ Ỷ Lan là một phụ nữ giỏi trị việc nước và các đại thần tài giỏi như Thái sư Lý Đạo Thành, Phụ quốc Thái úy Lý Thường Kiệt cùng nhân dân hết lòng ủng hộ. Bởi vậy, dưới triều đại Lý Nhân Tông, nước Đại Việt đã làm nên những chiến công lừng lẫy cả về nội trị lẫn ngoại giao, và ngày càng trở nên hùng mạnh.



Lý Nhân Tông có nhiều chính sách nhằm chấn hưng đất nước.



Trong lĩnh vực chính trị, ngoài việc định quan chế, chia văn võ làm chín phẩm từ trung ương đến các địa phương, Lý Nhân Tông là vị vua đầu tiên ban hành lệ dân chủ với "Chiếu cầu lời nói thẳng" (tháng 4 Bính Thìn - 1076) nhằm huy động trí tuệ của mọi tầng lớp nhân dân đóng góp vào công cuộc "trị quốc, bình thiên hạ". Và kể từ đấy, các triều đại đã kế thừa một kế sách trị quốc an dân.



Về kinh tế, ông là người rất quan tâm đến công việc nhà nông. Việc bảo vệ trâu bò, phương tiện sản xuất của cư dân nông nghiệp Đại Việt, lần đầu được Lý Nhân Tông đưa vào luật pháp. Lý Nhân Tông đã hai lần xuống chiếu ra lệnh cấm giết trộm trâu.



Lý Nhân Tông là người đầu tiên khởi xướng việc đắp đê phòng lũ, đã huy động dân "đắp đê ở phường Cơ Xá" (nay là đoạn đê sông Hồng ở gần cầu Long Biên, Hà Nội), năm 1108.



Trong việc bảo vệ thiên nhiên, môi trường sinh thái đối với cư dân làm nông nghiệp, tháng Giêng năm 1126, ông đã xuống chiếu "Cấm dân chúng mùa Xuân không được chặt cây" và việc bảo vệ môi trường thiên nhiên thành pháp lệnh.



Nhưng điều lớn lao, đáng kể hơn cả của Lý Nhân Tông, của triều đại ông, là sự mở đầu nghiệp thi cử và nền giáo dục cao cấp của nước nhà.



Tiếp tục sự nghiệp mong mỏi của vua cha, người đặt nền móng xây dựng Trường đại học quốc gia vào năm 1070 với việc lập Văn Miếu để biểu dương Nho giáo, thờ Chu Công, Khổng Tử và các vị tiên hiền. Năm, sáu năm sau, Lý Nhân Tông là người đầu tiên khởi xướng và thực hiện chế độ thi cử và giáo dục đại học của Đại Việt để từ đó về sau, ngày càng được các triều đại nối tiếp hoàn thiện.



Khoa thi đầu của nền giáo dục cao cấp Việt Nam được mở vào tháng 2 năm Ất Mão, hiệu Thái Ninh năm thứ tư (1075), là khoa thi Minh kinh bác học nhằm tuyển chọn người có tài văn học. Khoa này chọn được mười người.



Một năm sau, năm Bính Thìn (1076), vua cho lập Quốc Tử Giám ở kế sau Văn Miếu (ban đầu là cho các hoàng tử, sau mở rộng cho những người giỏi trong thiên hạ vào học), và chọn những người giỏi, những nhà khoa bảng cho vào dạy học. Đây là trường đại học đầu tiên của nước nhà.



Tháng 2 năm Đinh Tỵ (1077) lại tổ chức "thi lại viên bằng phép viết chữ, phép tính và hình luật", nhằm lựa chọn quan chức cao cấp cho bộ máy nhà nước. Đây là kỳ thi chọn quan lại đầu tiên với nội dung kiến thức tương đối toàn diện: văn, toán, luật pháp (chính trị).



Tháng 8 năm Bính Dần (1086) mở khoa thi chọn người có tài văn học trong nước, sung làm việc ở Hàn lâm viện. Khoa thi này Mạc Hiển Tích đỗ đầu, được bổ chức Hàm lâm học sĩ.



Là một minh quân, Lý Nhân Tông cũng là một tấm gương khổ luyện, phấn đấu đạt đến độ "học thức cao minh, hiểu sâu đạo lý" (Phan Huy Chú). Chính vì vậy, đánh giá tổng quát về ông, các sử gia từ Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên, đến Phan Huy Chú, Lê Quý Đôn... đều cho rằng, ông là "vị vua giỏi", "vị anh quân" của triều Lý.



Viên Ngọc Lưu
Chữ ký của Phương Uyên




 

Lý Nhân Tông – vị vua tài đức

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: NHÂN VẬT LỊCH SỬ :: Nhân Vật Lịch sử Việt Nam-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất