CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Tư sản dân quyền
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 ông Gorbachev hồi tưởng về sự kiện năm 1991

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
ông Gorbachev hồi tưởng về sự kiện năm 1991 I_icon_minitimeTue Apr 06, 2010 8:16 pm

tam510

Thành viên cấp 1

tam510

Thành viên cấp 1

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Cộng tác viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 29/03/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 25
Điểm thành tích Điểm thành tích : 67
Được cám ơn Được cám ơn : 24

Bài gửiTiêu đề: ông Gorbachev hồi tưởng về sự kiện năm 1991

 
Đây là tư liệu tôi tham khảo trên mạng, mọi người đọc nhé





Boris Yeltsin và Mikhail Gorbachev, hai nhân chứng quan trọng của nước Nga năm 1991.
Nhân 10 năm xảy ra cuộc đảo chính (19/8/1991), ông Gorbachev, nhà lãnh đạo cuối cùng của Liên Xô cũ, đã dành những lời tốt đẹp cho Tổng thống Nga Putin: “Tôi rất có ấn tượng với những gì ông Putin làm trong năm qua. Tôi thích sự thận trọng của Putin khi tiến hành cải cách kinh tế - xã hội”.
Đồng thời, Gorbachev cũng chê trách cựu tổng thống Boris Yeltsin và nói đôi lời về cuộc đảo chính năm xưa.
Theo ông Gorbachev, Vladimir Putin đã ban hành những chính sách đúng đắn và thực sự “vì lợi ích của quốc gia và đa số nhân dân Nga”. Cựu tổng thống Liên Xô khẳng định Đảng Dân chủ Xã hội của ông sẽ ủng hộ Vladimir Putin, nếu ông Putin ra tranh cử trong lần bầu tổng thống tiếp theo.
Tuy nhiên, Mikhail Gorbachev cũng nói rằng vì phải giải quyết những khó khăn mà chính quyền Yeltsin còn để lại, nên Vladimir Putin khó tránh khỏi sai lầm. Ông không đề cập đến một lỗi cụ thể nào của đương kim tổng thống, nhưng phê bình việc quốc hữu hóa Đài Truyền hình NTV hồi đầu năm. Ông cũng cảnh báo rằng cuộc cải cách của Vladimir Putin đang bị một số người ủng hộ Yeltsin cùng nhiều đối thủ chống phá.
Vài người tham gia cuộc đảo chính tháng 8/1991 ca ngợi Tổng thống Putin với những lời lẽ tương tự, nhưng Mikhail Gorbachev cho rằng họ làm điều đó không phải vì thực lòng nghĩ thế mà là xuất phát từ chủ nghĩa cơ hội.
Phê phán Boris Yeltsin
Tại cuộc họp báo ngày 16/8, ông Gorbachev đã kịch liệt phê phán những người tham gia vào cuộc đảo chính năm 1991, đặc biệt là một nhân vật quan trọng thời kỳ đó, Boris Yeltsin, người sau đó đã thế chỗ Gorbachev ở Điện Kremlin.
Trong một buổi trả lời phỏng vấn AP nhân 10 năm sự kiện tháng 8/1991, ông có nói về Yeltsin: “Cần phải khách quan. Khi ông ấy xuất hiện và dẫn đầu phe phản đối đảo chính, tình hình rất nguy hiểm và có thể diễn biến xấu theo bất kỳ chiều hướng nào. Tôi nghĩ trong trường hợp này, chúng ta phải khen ngợi Yeltsin. Ông ta đã đóng một vai trò lịch sử trong việc ngăn chặn những kẻ âm mưu đảo chính giành chính quyền”. Nhưng cũng như mọi lần, Gorbachev phê phán Yeltsin đẩy nhanh sự tan rã của Liên bang Xô Viết: “Yeltsin là một con bạc, một người lắm mưu đồ, đấy là những nét tính cách ăn sâu trong con người ông ta. Ông ta có hai ước nguyện rõ ràng và không biết bao giờ mới ngừng hẳn, là được nắm quyền, được ở vị trí cao nhất. Và tất nhiên, Yeltsin háo danh vô cùng”.
Gorbachev cũng chê trách vai trò của Yeltsin trong thời kỳ lãnh đạo đất nước. Theo ông, suốt 8 năm cầm quyền (1991-1999), Yeltsin đã không củng cố những thành tựu về dân chủ đạt được sau quá trình cải tổ (perestroika). Các chính sách không ra gì của cựu tổng thống đã gây ra nhiều khó khăn cho nước Nga hiện nay, làm Vladimir Putin phải vất vả. Gorbachev lấy làm tiếc là mình đã không kiểm soát tham vọng của Yeltsin khi hai người đối đầu nhau vào những năm 80: “Lẽ ra tôi nên gửi ông ta đến một nước cộng hòa chuối nào đó làm đại sứ. Thế giới này rộng lớn lắm”.
Gorbachev cũng lên án những người gây ra vụ đảo chính năm 1991, nói rằng họ theo đuổi lợi ích cá nhân và lấy việc cứu Liên bang Xô Viết làm bình phong che đậy những mưu đồ vị kỷ đó.
Sự kiện “tháng 8/1991”
Ngày 19/8/1991, những người tổ chức cuộc đảo chính đã tìm gặp Mikhail Gorbachev, lúc đó đang nghỉ ở một biệt thự tại Biển Đen. Họ yêu cầu ông từ chức, giao quyền cho phó tổng thống Yanaev. Khi đề nghị bị từ chối, họ giam lỏng ông, sau đó, tuyên bố tình trạng khẩn cấp và đưa xe tăng vào thủ đô Matxcơva ngay hôm đó. Đúng vào thời điểm này, Boris Yeltsin đã xuất hiện, dẫn đầu hàng nghìn người Matxcơva phản đối đảo chính. Đứng trên chiếc xe tăng số hiệu 110 của sư đoàn Taman nổi tiếng, Yeltsin lớn tiếng kêu gọi bình tĩnh, bảo vệ Quốc hội Liên Xô. Sau 3 ngày, cuộc đảo chính thất bại. Mikhail Gorbachev được giải thoát và trở về thủ đô, nhưng thế và lực của ông xuống hẳn vì uy tín Yeltsin đang lên như diều gặp gió. Dùng sức mạnh của mình, Yeltsin cấm Đảng Cộng sản của Gorbachev hoạt động. Tháng 12, Liên bang Xô Viết tan rã và Gorbachev từ chức.


Boris Yeltsin dõng dạc kêu gọi người dân phản đối đảo chính.
Bây giờ khi nhớ lại, Mikhail Gorbachev cho biết, vào lúc đó ông đang bận chuẩn bị cho việc ký một thỏa thuận phân thêm quyền cho các nước cộng hòa của Liên bang Xô Viết, hạn chế sự tập trung quyền lực vào chính quyền trung ương ở Matxcơva, nên bị phân tán tư tưởng. Ngoài ra, ông đã quá tự tin, đánh giá thấp sự thèm khát quyền lực của một số nhân vật. Gorbachev phủ nhận suy luận của một số người tham gia đảo chính, rằng ông đã biết kế hoạch của họ và thậm chí còn bật đèn xanh cho mọi người tự do hành động. “Họ tự lừa dối mình, lừa dối mọi người lâu quá đến mức bắt đầu tin điều đó là đúng sự thật”, Gorbachev nói, đầy vẻ mỉa mai. Được hỏi tại sao ông không tìm cách thoát khỏi tình cảnh bị giam lỏng, ông cho biết đó là vì tòa nhà bị canh giữ rất cẩn mật: “Chẳng nhẽ tôi lại leo rào ra ngoài?”.
10 năm trôi qua, những suy nghĩ có phần cay đắng của Gorbachev về cuộc chính biến năm nào đã dịu đi, tuy đôi mắt nâu của ông vẫn ánh lên vẻ mỉa mai chua xót khi nhắc đến những người “đã phản bội” mình. Giờ đây, ngày càng có nhiều người Nga đánh giá cao những việc làm của Gorbachev, coi đó như bước đi mở đường cho một cuộc cải cách lâu dài. Tổng thống Vladimir Putin cũng hay tham khảo ý kiến ông trong quá trình chèo lái con thuyền nước Nga.
Chữ ký của tam510




 

ông Gorbachev hồi tưởng về sự kiện năm 1991

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: TRI THỨC PHỔ THÔNG :: Lịch sử :: Khối Trung học phổ thông :: Lớp 12-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất