CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Tư sản dân quyền
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Tôn giáo Việt Nam với tục thờ thánh Mẫu và Đức Thánh Trần

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tôn giáo Việt Nam với tục thờ thánh Mẫu và Đức Thánh Trần I_icon_minitimeWed Dec 02, 2009 4:07 pm

Thành Hưng
Sử học , Sinh Học và Địa lý

Thành viên năng động

Thành Hưng

Thành viên năng động

http://truongtructuyen.vn/
Họ & tên Họ & tên : Nguyễn Thành Hưng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Cộng tác viên
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Tôn giáo Việt Nam với tục thờ thánh Mẫu và Đức Thánh Trần 32
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Tôn giáo Việt Nam với tục thờ thánh Mẫu và Đức Thánh Trần 102
Ngày tham gia Ngày tham gia : 09/11/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 585
Đến từ Đến từ : Thành phố Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Sử học , Sinh Học và Địa lý
Điểm thành tích Điểm thành tích : 627
Được cám ơn Được cám ơn : 108

Bài gửiTiêu đề: Tôn giáo Việt Nam với tục thờ thánh Mẫu và Đức Thánh Trần

 
Giải thích về sự có mặt của cả nam thần lẫn nữ thần trong các vị thần của Đạo Mẫu, các nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết rằng: Do xã hội Việt Nam cổ xưa theo chế độ mẫu hệ, nên phụ nữ có vị thế quan trọng trong xã hội. Tuy nhiên, người phụ nữ chỉ có được quyền lực khi họ đã kết hôn. Do đó, nam giới cũng được xem là có vai trò quan trọng trong cuộc sống, và họ cũng được thờ cúng.
Cấu trúc thờ t­­ụ đơn giản nhất bao gồm các cung thờ sau đây :
A. Hậu cung ( cung cấm ) là nơi thâm nghiêm đặt ban thờ Mẫu , thuờng là TAM TÒA THÁNH MẪU
_ Một tượng Mẫu ở vị trí cao nhất , chính giữa , thường có sắc phục mầu đỏ. Đó là tượng Bà Chúa Liễu Hạnh , hay còn gọi là MẪU Đệ Nhất Thượng Thiên ( Mẫu Nghi Thiên Hạ )
_ Một Tượng bên phải có sắc phục mầu xanh , đó là MẪU Đệ Nhị Thượng Ngàn (cai quản rừng xanh )
_ Tương ứng về phía trái là MẪU Đệ Tam Thoải Phủ ( cai quản sông nước ).
B. Mặt Tiền của Hậu Cung là một ban thờ lớn ( CÔNG ĐỒNG TỨ PHỦ ) ban thờ này gồm 3 lớp tính từ phía hậu cung trở ra
- Lớp thứ nhất giữa là NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ hai bên là Quan Nam Tào và Bắc Đẩu
- Lớp thứ 2 là gồm 5 vị Quan lớn ( Ngũ vị Tôn Quan )
Đệ nhất Thượng Thiên (áo đỏ)
Đệ nhị Giám Sát quyền cai thượng Ngàn (áo xanh)
Đệ Tam Thoải Phủ cai bản mệnh Thanh Đồng (áo trắng)
Đệ Tứ Khâm sai quyền cai tứ phủ (áo vàng)
Đệ Ngũ Tuần Tranh ,quyền cai quản âm binh nhà trời (áo tím)
- Lớp thứ 3 là hai Ông HOÀNG , ÔNG BẨY sắc phục mầu xanh , ÔNG MƯỜI sắc phục mầu vàng, giữa hai ông Hoàng là lư hương
Hai bên tả hữu của cung thờ nêu trên là ĐỘNG SƠN TRANG và Cung ĐỨC THÁNH TRẦN
Phía dưới của ban thờ CÔNG ĐỒNG TỨ PHỦ thường là thờ Quan Ngũ Hổ cùng Thanh Xà Bạch Xà. Đạo thờ MẪU phức tạp đa dạng , phải tùy từng nơi mới có thể nói cụ thể hơn. Song khái quát lại thì thường cấu trúc thờ tự như nêu trên . Bạn có thể hỏi cụ thể một Đền Phủ nào đó nếu tôi biết , tôi trả lời cho bạn một cách chính xác.

Trong các đền thờ của Đạo Mẫu có nhiều vị thần được sắp xếp theo các thứ bậc. Đầu tiên là Ngọc Hoàng. Đây là vị thần tối cao và được đặt ở vị trí danh dự, nhưng lại ít được thờ cúng. Vị thần cao nhất của Đạo Mẫu là Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Các vị khác được đặt tại các ban thờ tam phủ hoặc tứ phủ. Các Chư Linh của ban Tứ Phủ được phân chia như dưới đây:
Bảo Dân Hộ Quốc Thánh Mẫu
Mẫu Âu Cơ (Thiên Phủ & Nhạc Phủ)
Mẫu Đệ Nhất (Thiên Phủ). Danh hiệu: Mẫu Liễu Hạnh
Mẫu Đệ Nhị (Nhạc Phủ). Danh hiệu: Mẫu Thượng Ngàn
Mẫu Đệ Tam (Thoải Phủ). Danh hiệu: Mẫu Thoải
Mẫu Đệ Tứ (Địa Phủ). Danh hiệu: Lê Mại Đại Vương
Phụ Vương Đại Thánh
Lạc Long Quân (Thoải Phủ)
Bát Hải Long Vương (Thoải Phủ). Danh hiệu: Vua Cha
Trần Triều Hiển Thánh
Đức Thánh Trần. Danh hiệu: Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo - Tiết chế quốc công Hưng Đạo Đại vương)
Đệ Nhất Vuong Cô - Con gái thứ nhất của Hưng Đạo Vương
Đệ Nhị Vương Cô - Con gái thứ hai của Hưng Đạo Vương
Đệ Tam Ông Cửa Suốt - Con trai thứ ba của Hưng Đạo Vương
Đức Thánh Phạm. Danh hiệu: Phạm Ngũ Lão - Con rể của Hưng Đạo Vươn
Ngũ Vị Thánh Bà
là năm vị Chúa Bà chuyên về đáp giải bói bốc. Danh hiệu của ngũ vị này là "Chúa Bói" trong Nhạc Phủ (trên thượng ngàn). Có từ "Chúa Bà Đệ Nhất" đến "Chúa Bà Đệ Ngũ".
Ngũ Vị Tôn Quan
Trách nhiệm của ngũ vị này là giáng vào thanh đồng để bắt đầu "mở phủ" cho các giá đồng sau được theo vào người đồng.
Quan Đệ Nhất quyền cai Thiên Phủ trên trời, theo thần thoại là thần làm mưa làm gió, và cũng là Quan Lớn ở trong cung điện Ngọc Hoàng. Mặc bào mầu đỏ.
Quan Đệ Nhị (Quan Giám Sát) ngày cúng của Đức Giám Sát là Âm Lịch mùng Ba tháng Ba. Châu văn ràng: Quyền cai rừng núi Lâm Cung, lên rừng suống biển tâu về Bát Hải Long Vương. Lúc đánh trận cho nhà vua thánh, Ông Quan là vị giám sát trước để đánh thuận xông pha. Mặc bào mầu xanh lá cây. Lúc lên giá này, ông cầm khăn phủ diện để minh giám hoàn cảnh.
Quan Đệ Tam (Quan Tam Phủ) là con vua Bát Hải Long Vương, ra trận cầm đối đao vệ dân hộ quốc. Mặc bào mầu trắng. Lúc lên giá này, ông cầm đôi bạch kiếm đi xông pha quỉ thế tà giới.
Quan Đệ Tứ (Quan Khâm Sai) là một ông quan Địa Linh quyền cai đất bằng. Ông có trách nhiệm đi khâm sai các vùng các dân, giữ an lành của nước Việt. Mặc bào mầu vàng.
Quan Đệ Ngũ (Quan Tuần Tranh) là một ông Quan anh hùng hào kiệt có kể là tướng đi tuần ở Sông Tranh. Mặc bào mầu xanh biển. Lúc lên giá này, ông cầm cái thanh long đao to như của ông Quan Công của thời Tam Quốc.
Tứ Phủ Chầu Bà
Chầu Đệ Nhất (Thiên Phủ)
Chầu Đệ Nhị (Nhạc Phủ). Danh hiệu: Ngôi Kiều Công Chúa
Chầu Đệ Tam (Thoải Phủ). Danh hiệu: Thuỷ Điện Công Chúa
Chầu Thác Bờ (Thoải Phủ & Nhạc Phủ) Có người hầu là giá thứ ba, tức là Chầu Đệ Tam, Bà chúa Thác Bờ
Chầu Đệ Tứ (Địa Phủ). Danh hiệu: Chiêu Dung Công Chúa

Đình Cốc Thượng là nơi tôn thờ Chiêu Dung công chúa Lý Thị Ngọc Ba, đã có công với dân, với nước. Bà đã cùng Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa đánh tan quân xâm lược Nam Hán phương Bắc, đem lại thái bình cho dân tộc vào thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên (năm 40)
Chầu Năm (Nhạc Phủ). Danh hiệu: Ngũ Phương Công Chúa
Chầu Lục (Nhạc Phủ). Danh hiệu: Lục Cung Công Chúa
Chầu Bẩy
Chầu Tám (Nhạc Phủ). Danh hiệu: Nữ Tướng Bát Nàn

Bà họ Vũ, ở làng Phượng Lâu, huyện Kim Động, trấn Sơn Nam (nay thuộc tỉnh Hưng Yên). Thân phụ của bà là thầy thuốc làm nhiều việc phước đức. Bà nổi tiếng là phụ nữ xinh đẹp và giỏi võ nghệ.
Chầu Chín
Chầu Mười(Nhạc Phủ). Danh hiệu: Nữ Tướng Đồng Mỏ Chi Lăng
Chầu Mười Một
Chầu Bé (Nhạc Phủ). Danh hiệu: Bắc Lệ Công Chúa
Chầu Bà Ngũ Hành
Đệ Nhất Chầu Bà Kim Tinh Thần Nữ
Đệ Nhị Chầu Bà Mộc Tinh Thần Nữ
Đệ Tam Chầu Bà Thuỷ Tinh Thần Nữ
Đệ Tứ Chầu Bà Hoả Phong Thần Nữ
Đệ Ngũ Chầu Bà Thổ Đức Thần Nữ
Lục Phủ Tôn Ông
Đệ Nhất Vương Quan. Danh hiệu: Quan Điều Thất
Đệ Nhị Vương Quan. Danh hiệu: Quan Hoàng Triệu
Thập Vị Thủy Tế
Ông Hoàng Cả (Thiên Phủ). Danh hiệu: Ông Hoàng Quận/Lê Lợi
Ông Hoàng Đôi (Nhạc Phủ)
Ông Hoàng Bơ (Thoải Phủ)
Ông Hoàng Đệ Tứ (Địa Phủ). Danh hiệu: Ông Hoàng Khâm Sai
Ông Hoàng Năm
Ông Hoàng Sáu
Ông Hoàng Bảy (Nhạc Phủ). Danh hiệu: Ông Bảo Hà
Ông Hoàng Tám (Thoải Phủ)
Ông Hoàng Chín (Nhạc Phủ). Danh hiệu: Ông Cờn Môn
Ông Hoàng Mười (Địa Phủ). Danh hiệu: Ông Nghệ An
Thập Nhị Triều Cô
Thập Vị Triều Cậu
Quan Ngũ Hổ
Đông Phương Giáp Ất Mộc Đức Thanh Hổ Thần Quan
Nam Phuong Bính Đinh Hoả Đức Xích Hổ Thần Quan
Trung Ương Mậu Kỷ Thổ Đức Hoàng Hổ Thần Quan
Tay Phuong Canh Thân Kim Đức Bạch Hổ Thần Quan
Bắc Phuong Nhâm Quý Thuỷ Đức Hắc Hổ Thần Quan
Ông Lốt
Thanh Xà Đại Tướng Quân
Bạch Xà Đại Tướng Quân


Đó là những vị thần thánh mà vẫn đựoc nhân dân Việt thờ tụng và coi la những bậc siêu linh, họ có thể trừ ma sát quỷ, cải lão hoàn đồng, chữa những bệnh cho dù người bệnh thập tử nhất sinh. Đây là tục thờ của người Việt Cổ. Một phong tục hay và đầy chất tâm linh của văn hóa tín ngưỡng Việt
Chữ ký của Thành Hưng




 

Tôn giáo Việt Nam với tục thờ thánh Mẫu và Đức Thánh Trần

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT :: VĂN HOÁ - NGHỆ THUẬT VIỆT NAM :: Không gian Việt-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất