CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 TRUYỀN THUYẾT KINH AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ HỒNG BÀNG THỊ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
TRUYỀN THUYẾT KINH AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ HỒNG BÀNG THỊ I_icon_minitimeThu Mar 18, 2010 11:02 am

nguyenductoan
Thể thao, Online, Nghe nhạc.

Thành viên cấp 2

nguyenductoan

Thành viên cấp 2

http://diendanlichsu.fairtopic.com
Họ & tên Họ & tên : Nguyễn Đức Toàn
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 06/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 48
Đến từ Đến từ : Trường Đại học Cần Thơ
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Thể thao, Online, Nghe nhạc.
Điểm thành tích Điểm thành tích : 122
Được cám ơn Được cám ơn : 40

Bài gửiTiêu đề: TRUYỀN THUYẾT KINH AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ HỒNG BÀNG THỊ

 
TRUYỀN THUYẾT KINH AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ HỒNG BÀNG THỊ
(2879-258 trước Công nguyên)
Theo truyền thuyết thì thuỷ tổ dân tộc ta là Kinh Dương Vương, hiện còn có mộ tại làng An Lữ , Thuận Thành, Bắc Ninh.
Nguyên Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam đến núi Ngũ Linh (Hồ Nam, Trung Quốc) đóng lại đó rồi lấy con gái bà Vũ Tiên, sau đó sinh được một người con trai tư chất thông minh đặt tên là Lộc Tục. Sau Đế Minh truyền ngôi cho con trưởng là Đế Nghi, làm vua phương Bắc và phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam xưng là Kinh Dương Vương. Kinh Dương Vương làm vua vào quãng nǎm Nhâm Tuất (2879 trước công nguyên) và lấy con gái Thần Long là vua hồ Động Đình sinh được một con trai đặt tên là Sùng Lãm, nối ngôi làm vua xưng là Lạc Long Quân, sau lấy con gái Đế Lai là Âu Cơ sinh một bọc trǎm trứng, trǎm trứng ấy nở thành trǎm con trai. Một ngày Long Quân nói với Âu Cơ rằng: "Ta là giống Rồng, mình là giống Tiên, thuỷ hoả khác nhau, không ở cùng nhau được". Hai người bèn chia con mà ở riêng. Nǎm chục người theo mẹ về núi, nǎm chục người theo cha về biển, chia nhau thống trị các xứ đó, đó là thuỷ tổ của các nhóm Bách Việt. Người con trưởng trong số các con theo mẹ lên Phong Sơn, được tôn làm vua gọi là Hùng Vương.
NƯỚC VĂN LANG VÀ CÁC VUA HÙNG
Theo sử cũ thì nước Vǎn Lang chia làm 15 bộ:
1. Vǎn Lang (Bạch Hạc, Phú Thọ)
2. Châu Diên (Sơn Tây)
3. Phúc Lộc (Sơn Tây)
4. Tân Hưng (Hưng Hoá - Tuyên Quang)
5. Vũ Định (Thái Nguyên - Cao Bằng)
6. Vũ Ninh (Bắc Ninh)
7. Lục Hải (Lạng Sơn
8. Ninh Hải (Quảng Ninh)
9. Dương Tuyến (Hải Dương)
10. Giao Chỉ (Hà Nội - Hưng Yên, Nam Đình, Ninh Bình)
11. Cửu Chân (Thanh Hoá)
12. Hoài Hoan (Nghệ An)
13. Cửu Đức (Hà Tĩnh)
14. Việt Thường (Quảng Bình, Quảng Trị)
15. Bình Vǎn (?)
Hùng Vương đóng đô ở Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ) đặt tướng vǎn là Lạc Hầu, tướng võ gọi là Lạc Tướng, con trai vua gọi là Quang Lang, con gái vua gọi là Mỵ Nương, các quan nhỏ gọi là Bồ Chính.
Thông qua những truyền thuyết trong 15 bộ lạc trên, bộ lạc Vǎn Lang mạnh nhất. Bộ lạc này có vị thủ lĩnh tài ba, thu phục được các bộ lạc khác và trở thành thủ lĩnh liên minh các bộ lạc rồi chuyển thành người cầm đầu cả 15 bộ lạc. Vĩ thủ lĩnh lỗi lạc ấy gọi là vua Hùng, cha truyền con nối.
Cả nước hồi ấy chia ra 15 bộ. Đứng đầu mỗi bộ là Lạc tướng, cũng cha truyền con nối. Dưới bộ là các công xã nông thôn, đứng đầu là Bồ Chính (già làng). Mỗi công xã có một ngôi nhà chung để làm nơi hội họp và sinh hoạt vǎn hoá, tín ngưỡng.
Nhà nước Vǎn Lang của các vua Hùng đơn giản, mới hình thành nhưng đã cố kết được lòng người. Từ tình cảm cộng đồng dẫn đến ý thức cộng đồng. Họ bước đầu hiểu được mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người, thấy được sức mạnh của cộng đồng trong việc làm thuỷ lợi, trao đổi sản phẩm, và đấu tranh giữ gìn làng bản, đất nước.
Trong thời Hùng Vương có hai truyền thuyết được lưu truyền rộng rãi trong dân gian thể hiện tinh thần này:
• Phù Đổng Thiên Vương
• Sơn Tinh Thuỷ Tinh
NHÀ THỤC VÀ NƯỚC ÂU LẠC
(257 - 207 trước Công nguyên)
Theo truyền thuyết và sử cũ thì An Dương Vương tên là Thục Phán là chúa vua nước Thục. Nước Thục này không phải là nước Thục ở vùng Tứ Xuyên đời Chiến Quốc (Trung Quốc) mà là một bộ tộc đã tới vùng Bắc Bộ từ lâu, sống xen kẽ với người Lạc Việt và người Thái. Tục gọi là người Âu Việt. Chuyện xưa kể rằng: Vua Hùng Vương có người con gái nhan sắc tuyệt vời tên là Mỵ Nương. Vua nước Thục nghe tin, sai sứ sang cầu hôn. Vua Hùng Vương muốn gả nhưng Lạc hầu can rằng: Thục muốn lấy nước ta, chỉ mượn tiếng cầu hôn đó thôi. Không lấy được Mỵ Nương, Thục Vương cǎm giận, di chúc cho con cháu đời sau thế nào cũng phải diệt nước Vǎn Lang của Vua Hùng. Đến đời cháu là Thục Phán mấy lần đem quân sang đánh nước Vǎn Lang. Nhưng vua Hùng có tướng sĩ giỏi, đã đánh bại quân Thục. Vua Hùng Vương nói: ta có sức thần, nước Thục không sợ hay sao? Bèn chỉ say sưa yến tiệc không lo việc binh bị. Bởi thế, khi quân Thục lại kéo đến đánh nước Vǎn Lang, vua Hùng còn trong cơn say. Quân Thục đến gần, vua Hùng trở tay không kịp phải bỏ chạy rồi nhảy sông tự tử. Tướng sĩ đầu hàng. Thế là nước Vǎn Lang mất.
Nǎm Giáp Thìn (257 trước Công nguyên). Thục Phán dẹp yên mọi bề, xưng là An Dương Vương, cải quốc hiệu là Âu Lạc, (tên hai nước Âu Việt là Lạc Việt ghép lại) đóng đô ở Phong Châu (Bạch Hạc, Phú Thọ).
NHÀ TRIỆU VÀ NƯỚC NAM VIỆT
(Nǎm 207-111 trước Công nguyên)
Nhà Triệu được lập từ nǎm 207, đến nǎm 111 trước Công nguyên thì bị nhà Tây Hán thôn tính, trải qua 5 đời vua:
- Triệu Vũ Vương (207-137 trước Công nguyên)
- Triệu Vǎn Vương (137-125 trước Công nguyên)
- Triệu Minh Vương (125-113 trước Công nguyên)
- Triệu Ai Vương (113-112 trước Công nguyên)
- Triệu Dương Vương (112-111 trước Công nguyên)
Nǎm 111 trước Công nguyên nhà Triệu mới mất nhưng từ nǎm 113 nội tình nhà Triệu đã rất rối ren. Lúc đó, vua nhà Hán cho An quốc Thiếu Quý sang dụ Nam Việt về chầu. Thiếu Quý nguyên là tình nhân của Cù Thị (Hoàng hậu của vua Minh Vương) nên họ tư thông với nhau và dụ dỗ Triệu Ai Vương dâng nước Nam Việt cho nhà Hán. Việc làm đó bị tể tướng Lữ Gia phát hiện. Lữ Gia đã truyền hịch đi mọi nơi nói rõ sự thật rồi cùng một số đại thần đem quân cấm binh vào giết chết sứ nhà Hán, Cù Thị và vua Ai Vương, tôn Kiến Đức, con trưởng của Minh Vương lên làm vua, hiệu là Triệu Dương Vương. Dương Vương làm vua được một nǎm thì bị vua Vũ Đế nhà Hán sai Phục ba tướng quân Lộ Bác Đức và Dương Bộc đem 5 đạo binh sang đánh lấy Nam Việt. Tể tướng Lữ Gia chống không nổi bèn đem vua Dương Vương chạy trốn. Quân Hán đuổi theo bắt được, vua tôi đều bị hại. Nhà Hán thôn tính nước Nam Việt, đổi là Giao Chỉ bộ.
Chữ ký của nguyenductoan





Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (1 vote)

 

TRUYỀN THUYẾT KINH AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ HỒNG BÀNG THỊ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: TRI THỨC PHỔ THÔNG :: Lịch sử :: Khối Trung học cơ sở-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất