CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Tư sản dân quyền
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Lễ Hội Truyền Thống Ở Mảnh Đất 1000 NĂM VĂN HIẾN !!!!

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Lễ Hội Truyền Thống Ở Mảnh Đất 1000 NĂM VĂN HIẾN !!!! I_icon_minitimeSun Mar 14, 2010 9:47 am

tyt_nnl_3994
Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...

ĐIỀU HÀNH VIÊN

tyt_nnl_3994

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Họ & tên Họ & tên : [...La Li La Li...]
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Ban Điều Hành Diễn đàn
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Lễ Hội Truyền Thống Ở Mảnh Đất 1000 NĂM VĂN HIẾN !!!! 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Lễ Hội Truyền Thống Ở Mảnh Đất 1000 NĂM VĂN HIẾN !!!! 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 16/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 346
Đến từ Đến từ : THPT Chu Văn An- Hà Nội
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...
Điểm thành tích Điểm thành tích : 2476
Được cám ơn Được cám ơn : 2046

Bài gửiTiêu đề: Lễ Hội Truyền Thống Ở Mảnh Đất 1000 NĂM VĂN HIẾN !!!!

 
P/S: Hà Nội là vùng đất ngàn năm văn hiến, một trung tâm văn hóa lớn của Việt Nam. Là vùng đất cổ xưa nên cũng lưu truyền rất nhiều văn hóa lễ hội, là món ăn tinh thần để nhân dân ta nhớ nhớ lại truyền thống hào hùng, anh dũng của dân tộc. Các lễ hội tiêu biểu: Lễ hội đền Cổ Loa, lễ hội Đống Đa, hội Lệ Mật, lễ hội Phù Đổng, hội thổi cơm thi Thị Cấm, lễ hội đền Đồng Nhân...
Lễ Hội Phù Đổng:hiều địa phương thuộc Hà Nội tổ chức lễ hội suy tôn Thánh Dóng: Phù Đổng, Chi Nam (Gia Lâm), Xuân Đỉnh (Từ Liêm), đền Sóc (Sóc Sơn). Trong số bốn hội trên thì hội Dóng ở Phù Đổng (Gia Lâm, Hà Nội) có quy mô, tổ chức chặt chẻ và công phu nhất. Chính hội vào ngày 9/4 âm lịch hằng năm. Trước đó ngày 6/4 là lễ rước nước từ giếng trước đền thờ Mẫu.Lễ tế có phường Ải Lao múa hát thờ thần; diễn trận tái hiện sự tích ông Dóng đánh giặc Ân với các cuộc múa cờ “ba ván thuận” và “ba ván nghịch” được cách điệu, người xem có thể hiểu tài đánh giặc của ông Dóng. Những ngày tiếp theo có nhiều trò vui như lễ cắm cờ, mừng thắng trận, cáo đất trời và nhiều trò vui khác.

Lễ Hội Đền Cổ Loa:Lễ hội diễn ra tại xã Đông Anh, ngoại thành Hà Nội. Lễ hội hằng năm diễn ra từ ngày 6 đến 16 tháng giêng âm lịch (chính hội ngày 6) để tưởng nhớ Thục Phán An Dương Vương người đã được vua Hùng thứ 18 nhường ngôi.Ông đã có công xây thành Cổ Loa, trị vì Âu Lạc trong 50 năm vào thế kỷ thứ 3 trước công nguyên. Trong dịp lễ hội tái hiện nhiều tích xưa như rước vua sống, lễ ươm gươm tại đền Sái, rước cỗ bỏng…
Lễ hội đền Cổ Loa có đám rước thần uy nghiêm của 12 xóm. Trong phần hội có nhiều trò chơi vui: chơi đu, thổi cơm thi, hát ca trù, hát chè ..

Hội Lệ Mật:Làng Lệ Mật nay thuộc phường Việt Hưng, quận Long Biên. Hằng năm mở hội vào ngày 23/3 âm lịch, tưởng nhớ Hoàng Đức Trung (thành hoàng làng Lệ Mật). Là người đã có công được vua Lý ban đất lập 13 trang trại. Hội Lệ Mật có trò múa rắn nhằm tôn vinh nghề bắt và nuôi rắn ở đây.Hội Lệ Mật còn là dịp để cư dân trong làng và những người đi xa có dịp về quê, ôn lại lịch sử dựng làng đầy gian nan thử thách từ xa xưa, cùng chung niềm vui và lòng biết ơn với tổ tiên.

Lễ Hội Đống Đa:Lễ hội Đống Đa (thuộc quận Đống Đa – Hà Nội) hằng năm diễn ra vào ngày 5 tết Nguyên Đán (5/1 âm lịch).
Đây là nơi lễ hội chiến thắng, mừng công tích lẫy lừng trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, do hoàng đế Quang Trung (Nguyễn Huệ), người anh hùng áo vải Tây Sơn lãnh đạo.
Cuộc tế diễn ra ở đình Khương Thượng, lễ cầu siêu ở chùa Đồng Quang. Sau đám rước “rồng lửa Thăng Long” là lễ dâng hương, lễ đọc văn. Hội còn có nhiều trò vui, đua tài, đua trí trên sân bãi tại gò Đống Đa lịch sử.
Chữ ký của tyt_nnl_3994





Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (2 votes)


Lễ Hội Truyền Thống Ở Mảnh Đất 1000 NĂM VĂN HIẾN !!!! I_icon_minitimeSun Mar 14, 2010 9:49 am

tyt_nnl_3994
Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...

ĐIỀU HÀNH VIÊN

tyt_nnl_3994

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Họ & tên Họ & tên : [...La Li La Li...]
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Ban Điều Hành Diễn đàn
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Lễ Hội Truyền Thống Ở Mảnh Đất 1000 NĂM VĂN HIẾN !!!! 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Lễ Hội Truyền Thống Ở Mảnh Đất 1000 NĂM VĂN HIẾN !!!! 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 16/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 346
Đến từ Đến từ : THPT Chu Văn An- Hà Nội
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...
Điểm thành tích Điểm thành tích : 2476
Được cám ơn Được cám ơn : 2046

Bài gửiTiêu đề: Re: Lễ Hội Truyền Thống Ở Mảnh Đất 1000 NĂM VĂN HIẾN !!!!

 
Hà Nội có 200 di tích Văn hoá - Lịch sử - Kiến trúc được công nhận xếp hạng “Sắc phong” mới của chế độ Cộng hoá xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Gắn liền với các di tích đó, hàng trăm lễ hội dân gian truyền thống đã được khôi phục.
Con số ấy nói lên Thăng Long – Hà Nội là một trong ba vùng tập trung nhiều hội lễ của miền Bắc nước ta, cùng với xứ Kinh Bắc và vùng đất tổ Vĩnh Phú. Có điều khác là lễ hội ở Thăng Long – Hà Nội mang dấu ấn của dân cư kinh đô, ngoài phong tục của nền nông nghiệp lúa nước có tính chất phường hội, hình thức hào hoa phong nhã, lối ứng xử thanh lịch và cách tổ chức tinh tế hơn.
Chữ ký của tyt_nnl_3994





Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (2 votes)


Lễ Hội Truyền Thống Ở Mảnh Đất 1000 NĂM VĂN HIẾN !!!! I_icon_minitimeSun Mar 14, 2010 9:50 am

tyt_nnl_3994
Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...

ĐIỀU HÀNH VIÊN

tyt_nnl_3994

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Họ & tên Họ & tên : [...La Li La Li...]
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Ban Điều Hành Diễn đàn
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Lễ Hội Truyền Thống Ở Mảnh Đất 1000 NĂM VĂN HIẾN !!!! 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Lễ Hội Truyền Thống Ở Mảnh Đất 1000 NĂM VĂN HIẾN !!!! 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 16/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 346
Đến từ Đến từ : THPT Chu Văn An- Hà Nội
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...
Điểm thành tích Điểm thành tích : 2476
Được cám ơn Được cám ơn : 2046

Bài gửiTiêu đề: Re: Lễ Hội Truyền Thống Ở Mảnh Đất 1000 NĂM VĂN HIẾN !!!!

 
Nét trang nhã trong trang phục người Hà Nội xưa..
Trang phục của người Hà Nội cổ thời kỳ "tiền Thăng Long" chưa có gì khác biệt so với trang phục của người dân Văn Lang - Âu Lạc nói chung: Nam mình trần, đóng khố, thân thể, chân tay đều có xăm hình giao long (rồng) và các hình khác. Nữ mặc áo ngắn đến bụng, xẻ ngực bó sát vào người, phía trong mặc yếm che kín.

Hai loại áo này có thể là chui đầu hoặc cài khuy bên trái, trên áo cũng có hoa văn trang trí. Thắt lưng có ba hàng chấm trang trí cách đều nhau quấn ngang bụng làm cho thân hình tròn lẳn. Đầu và cuối thắt lưng thả xuống phía trước và sau người, tận cùng bằng những tua rủ. Váy bó sát thân với mô típ chấm tròn, những đường gạch chéo song song và hai vòng tròn có chấm ở giữa. Màu sắc thường là màu vàng, đen, đỏ nâu, xám nhạt, vàng nhạt.

Các loại vòng tay, vòng cổ chân và vòng tai bằng đá, bằng đồng cũng là những vật liệu trang sức phổ biến cả ở nam và nữ. Đặc biệt, có những vòng hoa tai bằng đá gắn quả nhạc hay hình con thú. Những chuỗi hạt thường thấy gồm các hạt hình trụ, trái xoan hay hình cầu. Đàn ông đàn bà đều nhuộm răng đen và có tục ăn trầu cho đỏ môi.

Đến thời kỳ độc lập tự chủ (kỷ nguyên Đại Việt) do điều kiện ổn định cả về chính trị, xã hội và đặc biệt là về kinh tế, Hà Nội đã trở thành kinh đô và là một trung tâm kinh tế chính trị của cả nước. Các cơ sở chăn tằm dệt lụa ra đời, việc bang giao với bên ngoài cũng làm cho thì trường vải vóc phục vụ cho nhu cầu mặc ngày một phong phú. Trong xã hội cũng đã có sự phân biệt đẳng cấp, trên có vua, quan, dưới có sĩ- nông- công -thương. Cách ăn mặc của người Hà Nội thời kỳ này cũng theo đó mà phân ra các phong cách và kiểu dáng, chất liệu khác nhau.

Vua mặc áo bào vàng, quần tía, búi tóc, cài trâm vàng đội mũ triều thiên. Quan lại từ ngũ phẩm đến cửu phẩm mặc áo bào gấm, từ cửu phẩm trở lên mặc áo bào bằng vóc. Màu sắc của trang phục cũng được phân rõ: quan nhất phẩm màu tía, nhị phẩm màu đại hồng, tam phẩm màu đào hồng. Khi vào triều phục phải đi tất, đi hia và đội mũ phác đầu (mũ cánh chuồn).

Quan liêu, sĩ phu mặc áo dài tứ thân, màu thâm, có cài khít, quần thâm, búi tóc, cài trâm sắt, đầu quấn khăn sa đen, đội nón chóp, đi dép ta, tay cầm quạt lông hạc. Trang phục võ tướng áo dài đến đầu gối, cánh tay áo may gọn gàng chật bó sát cổ tay, toàn thân áo được phủ lên những mảnh giáp hoặc những diềm vải trang trí hình xoắn ốc lớn, có trang trí thêm những quả cầu nhạc nhỏ hoặc tua rủ. Đai lưng bằng da thắt sát bụng làm nổi lên đường nét khoẻ khoắn của cơ thể. Các thành phần khác như phi tần, cung nữ mặc xiêm, người hầu trong cung mặc váy mở, ca công, vũ công hay nhạc công trong cung đình cũng có những lối ăn mặc riêng: váy nhiều nếp, tóc búi cao, điểm những bông hoa, chân quấn xà cạp có trang trí hoạ tiết hoa văn. Binh lính chỉ mặc một áo xanh rộng tay, không có giáp, trụ (điển chế thời Lý -Trần- Lê sơ).

Tầng lớp thứ dân trong kinh thành, nữ thường mặc áo tứ thân cổ tròn, quần thâm, khăn the bóng, thắt lưng lụa, đi giày dép bằng da, cấm không được sử dụng màu vàng và búi tóc như cung nhân. Đàn ông thường cởi trần hoặc mặc áo tứ thân màu đen bằng the, quần mỏng bằng lụa thâm, đa số cạo trọc đầu.

Sang thời Lê mạt do cơ cấu chính trị trong triều đình có nhiều thay đổi và trở nên phức tạp bởi hệ thống cung vua phủ chúa nên lối phục sức của tầng lớp quý tộc cũng ít nhiều thay đổi: Vua mặc long cổn, đội mũ tam sơn hay áo hoàng bào mang đai ngọc; Chúa mặc áo bào tía, đội mũ xung thiên mang đai ngọc; Hoàng thái tử (con vua) mặc áo xanh đội mũ dương đường; Vương thế tử (con chúa) mặc áo đỏ đội mũ cánh chuồn dát vàng, bố tử kỳ lân... Học trò và người thường khi có công việc đều mặc áo thâm, dân quê mặc áo vải thô màu trứng. Đến cuối thời Lê thì ai cũng mặc áo thanh cát màu thâm, xanh sẫm, màu sừng, màu trắng ít dùng. Có thời kỳ màu sừng là màu của tầng lớp vương, công, khanh, sĩ. Nhưng về sau bất kể người sang hèn đều mặc màu này. Còn các màu xanh sẫm, xanh nhạt thì lại cho là quê không dùng nữa (Phạm Đình Hổ (Vũ Trung tuỳ bút).

Cuối thế kỷ XIIX đầu XIX, trang phục của người Hà Nội đã có nhiều thay đổi cả về chất liệu lẫn kiểu dáng. Những loại vải như the, lĩnh, lượt, là được sử dụng khá phổ biến với những kiểu dáng chính như tứ thân cho nữ, áo dài cài chéo vạt cho nam. Sang trọng nữa, đàn ông, đàn bà mặc áo dài lụa trắng bên trong, ngoài lồng áo may bằng sa, xuyến hoặc băng (là những loại vải mỏng có độ bóng, đôi khi có hoa). Vương hầu, quan chức thì dùng hàng đoạn, gấm, vóc. Đoạn gần như lĩnh nhưng dày hơn. Vóc là thứ đoạn mỏng có hoa đồng màu, còn gấm có hoa dệt màu sặc sỡ hoặc bằng kim tuyến.

Hà Nội xưa còn có loại áo mặc trong đám cưới, do nhà chủ giàu có may cho tất cả các khách đến ăn cưới. Xong việc, những áo ấy được nhuộm lại, đem bán rẻ, gọi là “Cố y”. Dân lao động thì chủ yếu dùng áo vải nhuộm nâu, vải mỏng nhuộm nâu non lại là mặt hàng ưa thích của các cô gái bình dân để may áo cánh. Người khá giả cũng dùng màu nâu nhưng là lụa, đũi nhuộm nâu. Thế hệ người già thường thích màu tiết dê, tam giang. Phường Đồng Lầm (nay là làng Kim Liên, quận Đống Đa) có nghề nhuộm nâu nổi tiếng.

Màu vàng vẫn bị cấm chỉ dành riêng cho nhà vua và áo khoác các tượng Thần, Phật. Màu đỏ chủ yếu dùng trong tầng lớp công, hầu, khanh, tướng. Vóc đỏ hay gấm đỏ tươi còn được gọi là màu đại hồng. Con quan to mới sinh ra cũng mặc áo đỏ. Còn nhà giàu chỉ khi bố mẹ khao thượng thọ mới được con cháu mừng cho chiếc áo the đỏ. Phường Hàng Đào chuyên làm nhuộm điều. Màu hoa đào bị coi là lẳng lơ, không đứng đắn, thường dùng cho người múa hát. Màu xanh nhạt “hồ thuỷ” hoặc “thiên thanh” được dùng nhuộm áo mặc lót trong hoặc để lót lần trong áo kép, áo bông. Các cô gái vùng ngoại thành lại thích màu hoa hiên. Mặc áo cánh nâu non, yếm lụa, thắt lưng màu hoa hiên, cũng là “mốt” một thời của các cô gái Hà Nội. Chị em nhỏ nhắn thì ưa thắt một dây lưng màu quan lục, hay tam giang cho nổi rõ cái lưng ong. Kiểu áo phổ biến vẫn là tứ thân, thắt lưng bằng dải lụa màu, còn gọi là “ruột tượng”. Nhà buôn thành thị, nhà giàu xứ quê, còn đeo vào thắt lưng một bộ “xà tích” bằng bạc với chiếc ống vôi nhỏ, quả đào xinh xinh đựng thuốc lào cũng bằng bạc và chùm chìa khoá.

Ngoài ra kiểu áo 5 khuy, tay rộng cũng được giới chị em 36 phố phường chấp nhận. Khi mặc, các cô chỉ cài 4 chiếc, để hở khuy cổ, khoe cái yếm cổ xây, ôm lấy cái cổ trắng nõn nà, cao ba ngấn. Phụ nữ phố phường hay dùng yếm trắng. Phụ nữ ngoại thành dùng yếm nâu. Hội hè mặc yếm đào, yếm hoa hiên. Các bà đứng tuổi ưa cổ xẻ, từ cổ yếm có 3 đường khâu xoè ra. Nam giới mặc áo dài năm thân, vải thâm, có khuy tết chỉ hoặc khuy đồng, khuy bạc, khuy ngọc... người hào hoa phong nhã thì mặc áo sa trơn, áo trong và quần màu trắng. Mùa rét, dùng áo kép, có thêm lần vải lụa lót màu tươi, áo bông cộc, trần quân cờ. Ngoài trang phục ra thì trong cách ăn mặc của người Hà Nội còn có nhiều thứ phụ trang đi kèm như giày dép, mũ, nón, ô, lại thên chút đồ trang sức bằng vàng, bạc như vòng, nhẫn, dây, xuyến... để làm tăng vẻ đẹp ngoại hình.

Nhìn lại quá trình lịch sử, trang phục của người Thăng Long - Hà Nội đã có nhiều thay đổi qua từng thời đại. Tuy nhiên cái vẻ đẹp lịch sự, tranh nhã trong phong cách ăn mặc và trong kiểu cách quần áo thì vẫn được bảo tồn như là một đặc điểm riêng của trang phục Hà Nội. Có nhà văn nói rằng, người Hà Nội trong bộ quần áo cần lao giản dị mà vẫn đượm vẻ phong lưu. Đó quả là một nhận định tinh tế.
Chữ ký của tyt_nnl_3994





Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (2 votes)


Lễ Hội Truyền Thống Ở Mảnh Đất 1000 NĂM VĂN HIẾN !!!! I_icon_minitimeSun Mar 14, 2010 9:54 am

tyt_nnl_3994
Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...

ĐIỀU HÀNH VIÊN

tyt_nnl_3994

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Họ & tên Họ & tên : [...La Li La Li...]
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Ban Điều Hành Diễn đàn
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Lễ Hội Truyền Thống Ở Mảnh Đất 1000 NĂM VĂN HIẾN !!!! 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Lễ Hội Truyền Thống Ở Mảnh Đất 1000 NĂM VĂN HIẾN !!!! 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 16/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 346
Đến từ Đến từ : THPT Chu Văn An- Hà Nội
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...
Điểm thành tích Điểm thành tích : 2476
Được cám ơn Được cám ơn : 2046

Bài gửiTiêu đề: Re: Lễ Hội Truyền Thống Ở Mảnh Đất 1000 NĂM VĂN HIẾN !!!!

 
Lễ hội làng gốm Bát Tràng
Bát Tràng là một làng cổ nằm ở bờ bắc sông Hồng, nay thuộc xã Bát Tràng huyện Gia Lâm. Hơn 600 năm trước, có người họ Nguyễn từ Vĩnh Ninh (Thanh Hóa) đến đây lập nghiệp. Tiếp đó, 5 cụ họ Lê, Trần, Vương, Phạm, Nguyễn đem gia đình đến vùng 72 gò đất trắng lập phường sản xuất gốm gọi là Bạch Thổ phường. Trải theo năm tháng, nghề gốm ngày càng phát đạt và những người ở Bồ Bát (Ninh Bình) kéo ra ngày càng đông.

Vào thời cuối Lê, làng Bát Tràng đã có 20 họ. Cùng với sản xuất gốm sứ, làm ruộng, buôn bán, việc học ở làng cũng được người dân hết sức coi trọng. Trong hơn 5 thế kỷ, dưới thời học chữ Nho, Bát Tràng có 364 người đỗ đạt, trong đó có Trạng nguyên Giáp Hải (1506-1586), 8 người đậu tiến sĩ cùng nhiều quan võ.

Ban đầu, làng chỉ có một ngôi miếu nhỏ làm bằng tranh tre ở ngoài bãi sông. Năm 1720, đình được làm với quy mô lớn. Đình xây kiểu chữ nhị, phía trong là tòa hậu cung 3 gian; phía ngoài là tòa đại bái 5 gian 2 chái. Cột đình bằng gỗ lim người ôm không hết vòng tay. Gian giữa thấp bày hương án. Các gian bên đều lát gỗ thành bục cao. Mặt đình hướng ra sông Hồng. Trong kháng chiến, đình đã bị bom Mỹ phá hủy. Năm 1993, dân làng đã góp tiền của dựng lại đình theo kiến trúc truyền thống. Tại đình còn giữ được một số đồ tế khí như ngai thờ, bát bửu, chuông đồng, kiệu bát cống, hai biển gỗ tạo vào thời Minh Mạng, cùng nhiều hoành phi, câu đối cỡ lớn, mỗi chữ có thể coi là một tác phẩm thư pháp độc đáo. Đình Bát Tràng còn giữ được 50 đạo sắc phong thần có niên đại thời Lê, thời Tây Sơn, thời Nguyễn.

Bát Tràng là một điểm tụ cư, vì thế ngoài Thành hoàng bản địa, nhân dân nơi khác đến cũng rước thành hoàng cũ của mình đến thờ. Đó là thần Bạch Mã Đại vương; Trang Thuận Nghi Dung; Phan Đại tướng…

Trước đây, Bát Tràng vào đám từ ngày 15 đến ngày 22 tháng hai âm lịch. Trước Tết, vào ngày 25 tháng Chạp, làng đem lễ vật đến làng Đuốc (làng kết chạ với Bát Tràng) xin chặt tre làm cây nêu. Ngày 7 tháng Giêng làm lễ hạ nêu. Cây tre làm nêu được dùng để chẻ tăm, vót đũa. Trước khi vào đám độ 10 ngày, làng tổ chức lễ rước nước từ sông Hồng để bao sái bài vị thần ở ngôi miếu bên sông. Sau đó dân làng rước bài vị thần ra đình tế lễ. Khi tế, các họ được rước Tổ của mình ra phối hưởng. Họ Nguyễn Ninh Tràng (họ đầu tiên đến làng Bát Tràng) được rước bát hương có lọng che vàng đi ở giữa. Các họ khác rước bát hương có lọng che xanh đi né sang hai bên. Khi tế, chỉ có các vị khoa mục (những người đỗ đạt) mới được vào đình, còn các hào mục (những chức dịch trong làng) đứng ngoài hầu lễ. Bát Tràng còn lệ giữ nghiêm ngôi thứ. Tại đình trải 4 chiếu cạp điều. Có chiếu dành cho các vị đậu tiến sĩ, có chiếu dành cho võ quan được phong tước công, có chiếu dành cho các cụ thọ từ 100 tuổi trở lên. Có năm không đủ người, chiếu nào trống thì làng đặt một cây đèn, chai rượu, đĩa trầu cau vào giữa chiếu để thờ vọng. Hằng năm vào ngày Rằm tháng hai, ngày đầu tiên vào đám, làng biện lễ cúng Thành hoàng gồm một con trâu tơ thật béo, thui vàng rồi đặt lên một chiếc bàn lớn sơn son, kèm theo 6 mâm cỗ và 4 mâm xôi. Tế xong, các quan viên chức sắc, đại diện 20 dòng họ cùng thụ lộc.

Hội Bát Tràng có nhiều trò diễn, độc đáo nhất là trò chơi cờ người và hát thờ. Theo lệ, trước hội, làng chọn lấy 2 bà tướng cờ là những người phẩm hạnh, giàu có nhất trong làng. Mỗi bà tướng nhận 16 thiếu nữ tuổi từ 10 đến 15 xinh đẹp, nết na nuôi ăn uống và may cho áo quần thật đẹp. Các cô được rèn tập làm quân cờ trong một tháng mới được ra biểu diễn thi đấu ở sân đình.

Công việc chuẩn bị cho hát thờ cũng công phu không kém. Làng tổ chức 3 chầu thi và 4 chầu cầm để chọn bài và người vào hát thờ, sau đó mời các đội đàn hát ở các làng xung quanh đến tập để kén giọng. Đội nào vượt lên nhất qua “4 chầu cầm” sẽ được hát thờ trong lễ hội năm đó.

Hội làng năm Giáp Thân diễn ra trong 2 ngày 15 và 16 tháng hai âm lịch. Cùng với nghi lễ rước nước, tế lễ và các trò chơi dân gian, làng nghề sẽ trưng bày những sản phẩm gốm đặc sắc nhất của mình tại “Chợ gốm Bát Tràng” nằm ở vị trí trung tâm của làng.
Chữ ký của tyt_nnl_3994





Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (2 votes)


Lễ Hội Truyền Thống Ở Mảnh Đất 1000 NĂM VĂN HIẾN !!!! I_icon_minitimeSun Mar 14, 2010 9:54 am

tyt_nnl_3994
Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...

ĐIỀU HÀNH VIÊN

tyt_nnl_3994

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Họ & tên Họ & tên : [...La Li La Li...]
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Ban Điều Hành Diễn đàn
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Lễ Hội Truyền Thống Ở Mảnh Đất 1000 NĂM VĂN HIẾN !!!! 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Lễ Hội Truyền Thống Ở Mảnh Đất 1000 NĂM VĂN HIẾN !!!! 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 16/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 346
Đến từ Đến từ : THPT Chu Văn An- Hà Nội
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...
Điểm thành tích Điểm thành tích : 2476
Được cám ơn Được cám ơn : 2046

Bài gửiTiêu đề: Re: Lễ Hội Truyền Thống Ở Mảnh Đất 1000 NĂM VĂN HIẾN !!!!

 
LỄ HỘI TRIỀU KHÚC
Nằm tại km số 8, trên đoạn đường Hà Nội - Hoà Bình, làng Triều Khúc còn có tên gọi là Kẻ Đơ, nay thuộc xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Kẻ Đơ xưa vốn đã là một vùng quê nổi tiếng với nghề làm nón quai thao, vì thế, làng còn được gọi là làng Đơ Thao. Ngoài quai thao, làng còn nổi tiếng bởi nghề thêu may những đồ thờ như: lọng, tàn, trướng, y môn, tán tía.

Tương truyền, nghề này do một người họ Vũ truyền dạy lại. Do có nghề thủ công nên từ xưa dân làng Triều Khúc đã sống tương đối phong lưu. Để nhớ ơn người đã đem lại cuộc sống ấm no cho mình, dân làng đã thờ ông tổ nghề tại đình Lớn cùng với vị Thành hoàng là Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng (770 -798). Hằng năm, làng tổ chức lễ hội tại đình Lớn để ghi nhớ công ơn tổ nghề và thao diễn lại trận đánh oanh liệt của vị Đại vương mà dân làng vẫn tôn kính phụng thờ.


Lễ hội Triều Khúc được tổ chức trong ba ngày từ 9 đến 12 tháng Giêng. Mở đầu là lễ rước long bào - triều phục của Hoàng đế Phùng Hưng từ đình Sắc về đình Lớn (Triều Khúc có hai đình) để bắt đầu cuộc tế gọi là lễ “hoàn cung”. Khi cuộc tế lễ trong đình bắt đầu thì ngoài sân đình các trò vui cũng được tổ chức, một trong những trò vui được nhiều người ưa thích nhất là trò “đĩ đánh bồng”. Đây là một điệu múa cổ do hai chàng trai đóng giả gái biểu diễn, trong bộ quần áo mớ ba mớ bẩy, cộng với hoá trang má phấn môi son, răng đen hạt huyền, mắt lá răm, khăn mỏ quạ, hai “cô gái” vừa nhún nhảy vừa vỗ trống Bồng đeo trước bụng một cách nhí nhảnh, nom rất vui mắt và cũng gây cười. Tiết mục này thường thu hút người dự hội nhiều nhất và cũng là tiết muc sinh động và độc đáo nhất trong lễ hội Triều Khúc.


Ngoài ra, trong hội làng Triều Khúc còn có nhiều trò vui khác như múa lân hí cầu, đấu vật, hát Chèo Tàu. Sới vật Triều Khúc cũng là một trong những sới nổi tiếng, thu hút khá đông các đô vật nơi khác về tham dự: Bắc Ninh, Gia Lâm, Mai động... Múa rồng trong hội Triều Khúc cũng có nhiều nét độc đáo, kỹ thuật điêu luyện. Tương truyền đây là điệu múa có từ thời Bố Cái Đại Vương. Do múa hay, múa đẹp như vậy nên hằng năm đội múa rồng Triều Khúc thường được mời về tham dự và múa rồng ở hội Đống Đa.


Ngày 12 là ngày rã hội. Trong ngày này có lễ rã đám, và kết thúc bằng điệu múa cờ (còn gọi là chạy cờ). Điệu múa phản ánh sự tích Phùng Hưng kén chọn người tài để bổ sung quân ngũ trước lúc lên đường quyết chiến với quân xâm lược. Khi mọi nghi lễ kết thúc, cũng là lúc mọi người cùng ngồi vào chiếu hưởng lộc thánh. Họ cùng nhau chia vui chén rượu, miếng trầu. Hội kết thúc trong niềm vui tươi phấn khởi và hy vọng của dân làng về một năm mùa màng bội thu, nghề nghiệp sẽ thịnh đạt, dân làng sẽ khoẻ mạnh hơn trước
Chữ ký của tyt_nnl_3994





Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (2 votes)


Lễ Hội Truyền Thống Ở Mảnh Đất 1000 NĂM VĂN HIẾN !!!! I_icon_minitimeSun Mar 14, 2010 9:55 am

tyt_nnl_3994
Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...

ĐIỀU HÀNH VIÊN

tyt_nnl_3994

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Họ & tên Họ & tên : [...La Li La Li...]
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Ban Điều Hành Diễn đàn
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Lễ Hội Truyền Thống Ở Mảnh Đất 1000 NĂM VĂN HIẾN !!!! 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Lễ Hội Truyền Thống Ở Mảnh Đất 1000 NĂM VĂN HIẾN !!!! 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 16/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 346
Đến từ Đến từ : THPT Chu Văn An- Hà Nội
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...
Điểm thành tích Điểm thành tích : 2476
Được cám ơn Được cám ơn : 2046

Bài gửiTiêu đề: Re: Lễ Hội Truyền Thống Ở Mảnh Đất 1000 NĂM VĂN HIẾN !!!!

 
HỘI ĐỀN AN DƯƠNG VƯƠNG
Đền thờ An Dương Vương toạ lạc trên mảnh đất thuộc làng Cổ Loa, huyện Đông Anh Hà Nội, cách trung tâm thủ đô khoảng 17 km nằm trên quốc lộ Hà Nội đi Phúc Yên. Đền nằm trong vị trí khu Thành Cổ, bao gồm một cụm các di tích: Đình Ngự Triều Di Quy, tương truyền đây là nơi ngự triều của vua Thục; Am Bà Chúa - nơi thờ công chúa Mỵ Châu, con gái vua Thục. Trong am vẫn còn pho tượng đá cụt đầu, dấu tích của nỗi lòng oan khiên hận tình nợ nước của nàng công chúa vì nhẹ dạ mà mắc mưu kẻ địch để nỗi nước mất nhà tan.

Từ Am Bà Chúa sang thăm đền Thượng, còn gọi là Đền Vua Chủ. Đây chính là nơi thờ An Dương Vương. Trong đền có thờ đôi ngựa Hồng và trống đồng vua Thục. Trước đền có giếng Ngọc, nơi Trọng Thuỷ tự tử vì hối hận. Trong cụm di tích này còn có một miếu nhỏ thờ thần Kim Quy. Hội đền Cổ Loa cử hành hằng năm vào ngày mồng 6 tháng Giêng và kéo dài trong khoảng 10 ngày. Trong ngày lễ hội có sự tham dự của dân 12 xóm trong vùng Cổ Loa. Lễ hội mở đầu bằng đám rước Văn Chỉ và kiệu Thành hoàng các xóm sáng mồng 6 tháng Giêng sang đền thờ Vua chủ. Đền Thượng sẽ là nơi cử hành tế lễ, sân đền có cắm cờ ngũ sắc và bày các khí tự: đôi ngựa hồng, ngựa bạch hai bên tả hữu, chính giữa là hương án có bày đồ lễ, hộp kính đựng hia vàng và các đồ ngũ sự cùng với các khí giới của nhà vua.


Tuy nhiên tượng nhà vua và chiếc mũ bình thiên vẫn để trong gian thờ. Khi đám rước tới, các tiên chỉ sẽ sắp xếp theo chánh hội tế và cử hành nghi thức tế cổ truyền. Lễ tế thường kéo dài từ lúc quá Ngọ sang Mùi mới xong (12 giờ - 1 giờ). Sau khi đội tế của làng Cổ Loa tế xong lần lượt sẽ đến các đội tế khác (nếu có). Cuối cùng là dân làng và du khách vào lễ cầu nguyện nhà vua phù hộ cho thịnh vượng bình yên.


Sau buổi tế, dân làng tổ chức rước kiệu thần của 12 xóm và kiệu long đình của nhà vua cùng cung tên, kiếm nỏ, phường bát âm, cờ quạt đi một vòng quanh giếng Trọng Thuỷ về đình Ngự Triều (tới cửa điếm làng Cổ Loa thì kiệu làng nào về làng ấy, chỉ có kiệu làng Cổ Loa được rước về đình Ngự Triều). Đám rước xong cũng là lúc dân làng tham dự hội với những trò vui cổ truyền: đánh đu, đáo, đĩa, các cụ thì chơi tổ tôm, cờ bỏi... Hội cứ thế kéo dài cho tới 16 tháng Giêng mới làm lễ tạ trời đất và đóng đám.
Chữ ký của tyt_nnl_3994





Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (2 votes)


Lễ Hội Truyền Thống Ở Mảnh Đất 1000 NĂM VĂN HIẾN !!!! I_icon_minitimeSun Mar 14, 2010 9:55 am

tyt_nnl_3994
Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...

ĐIỀU HÀNH VIÊN

tyt_nnl_3994

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Họ & tên Họ & tên : [...La Li La Li...]
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Ban Điều Hành Diễn đàn
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Lễ Hội Truyền Thống Ở Mảnh Đất 1000 NĂM VĂN HIẾN !!!! 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Lễ Hội Truyền Thống Ở Mảnh Đất 1000 NĂM VĂN HIẾN !!!! 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 16/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 346
Đến từ Đến từ : THPT Chu Văn An- Hà Nội
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...
Điểm thành tích Điểm thành tích : 2476
Được cám ơn Được cám ơn : 2046

Bài gửiTiêu đề: Re: Lễ Hội Truyền Thống Ở Mảnh Đất 1000 NĂM VĂN HIẾN !!!!

 
HỘI ĐỀN BÀ TẤM
Đền Bà Tấm nay thuộc xã Dương Xá, huyện Gia Lâm ngoại thành Hà Nội, xưa thuộc làng Thổ Lỗi, huyện Siêu Loại, phủ Thuận An, tỉnh Bắc Ninh. Dương Xá gồm ba thôn là Dương Đình, Dương Đá và Dương Đanh (Tam Dương), xa nữa là ba ngõ trong một làng, đền Bà Tấm nằm trên đất của thôn Dương Đá . Trước đây riêng Dương Xá là một xã, nhưng nay hợp với Thuận Quang và Yên Bình thành xã Dương Xá mới.

Trong hậu cung đền có tượng bà Tấm (Nguyên Phi Ỷ Lan) và sáu tượng nữ khác gọi là lục bộ. Gian ngoài có đặt một số đồ thờ và chiếc ngai, trên ngai có bài vị ghi "Lý triều đệ tam hoàng thái hậu" và một vài bia ký ở hai gian bên cạnh. Đặc biệt có bộ khám long đình rất đẹp mang niên đại thời Mạc. Hàng năm ngày tiệc lệ chính là 19-2 âm lịch - ngày hội lớn là 25-7, tương truyền là ngày giỗ bà. Ngoài ra vào các dịp xuân thu, những ngày sóc vọng đều có lễ trong đền. "Xưa kia hội đền bà Tấm rất lớn, không phải chỉ có Dương Xá và Thuận Quang tổ chức, mà cả tổng Dương Quang cũ (gồm chín xã suốt từ xã Sủi (Phú Thị) cho tới xã Văn Lâm (Hảí Hưng) và những làng cấy ruộng hậu của đền. Trong đền còn giữ được tấm bia ghi rõ tên các làng cấy ruộng hậu của đền với số lượng cụ thể. Do hội khá lớn, nên thường phải năm năm mới tổ chức một lần. Hội cuối cùng, theo trí nhớ của dân làng, được tổ chức vào năm 1939, nhiều người còn nhớ cả tên người được giải cờ người năm đó là ông Trần Nhật Tân. Trước đây chính hội là từ 19 đến 22 tháng 2 âm lịch, nhưng thực chất người ta đã rục rịch từ ngày 16 và đến tận 25 tháng 2 mới hết hội. Ngay từ tiệc đầu xuân dân làng đã tụ hội tại đền để chuẩn bị hội xuân tế lễ cẩn cáo với Bà, mong phù hộ cho làng. Dân làng chọn cử các tiên chỉ, tổng cờ, ban tế cùng các việc khác cho ngày hội. Ngày 19-2 âm lịch tương truyền là ngày sinh của bà Tấm. Ngày hội được mở đầu bằng một đám rước long trọng - rước nước. Đám rước khởi hành từ đền Bà Tấm lên tới giếng nước cạnh chùa làng Sủi (Phú Thị) cách đền khoảng 2km. Đi đầu đám rước là cờ ngũ hành, tiếp đến là Tổng cờ, rồi đến chiêng, trống, bát bửu. Liền sau đó là long đình rước bà Ỷ Lan (bài vị), có những người phục dịch theo kiệu. Đường đi từ đền theo đường 179 ngày nay lên làng Sủi. Sau kiệu Bà là kiệu đựng chóe dùng lấy nước. Các cụ già còn nhớ trước kia trong đền có một chiếc chóe bằng sứ Nhật Bản rất cao và to, nhưng nay đã bị mất. Ngoài ra là kiệu của các thôn thuộc Dương Xá và tất cả các làng cấy ruộng nhà đền. Do vậy mà đám rước rất lớn và dài, bởi vì ruộng đất lộc của bà trải rộng tới tận Nghĩa Trai, Bình Trù, Liên Mỹ. . . Bà cũng được coi là Mẫu nghi thiên hạ. Do qui mô của đám rước dài và lớn như vậy nên nó kéo dài tới bốn năm tiếng đồng hồ mới rước được nước về tới đền.


Trong lúc diễn ra cuộc rước nước, thì từ các thôn cũng tiến hành rước lễ vật ra đền để tế lễ. Sau khi kiệu Bà và nước được đưa vào đền yên vị, cuộc tế lễ bắt đầu. Các bô lão năm thôn được cử vào ban tế tiến hành kiểm tra lễ vật rất nghiêm ngặt. Lễ vật để tế lễ trong ngày hội hoàn toàn là trầu, rượu. Từ thượng cổ năm nào cũng vậy có chăng thêm thì chỉ có bánh gai, bánh mật mà thôi. Tương truyền việc làm oản xôi thờ cũng phải rất tinh khiết. Phải dùng nước ở giếng Quán Đôi, đầu thôn Dương Đình, gánh về nhà trước đó ba bốn ngày để thật trong, khi đó mới đem ra vo gạo và thổi xôi, như vậy mới đảm bảo độ tinh khiết. Sau khi đã xem xét lễ vật một cách kỹ lưỡng, cuộc tế lễ bắt đầu. Trong "Lý triều đệ tam hoàng đế” bản chữ Hán còn chép rõ bản văn tế Hoàng thái hậu về mùa xuân ở đền. Chúng tôi xin ghi lại ở đây làm cứ liệu tham khảo: "Rằng: Năm nay là. . . tháng . . . ngày mồng một. Tỉnh-phủ-huyện-tổng-xã, toàn dân kính dâng lễ vật mong được chiếu cố. Triều Lý, Hoàng đế thứ ba Ỷ Lan linh ứng, dung mạo thơm tho, đức hạnh đoan trang, trí hòa hiền hậu, trinh tiết phép lành, lừng danh nhân hậu. . . giúp nước đầy phúc, nghĩa đẹp, một mực hiền hòa đôn hậu, dẹp hết nạn, yêu nước; đoan trang điềm lành, cứu đời yên dân, giúp nước bảo vệ sự nghiệp, gây dựng cơ đồ, vun trồng nền ơn, ban phúc, phát của. . . đức lớn lừng danh, hành vi tao nhã, giữ nề nếp, yên dân giữ nước, lòng nhân đức mở rộng kéo dài không nghỉ. Rất linh Hoàng thái hậu ngôi trên, rằng có lễ tế trong mùa xuân. Kính mong Hoàng thái hậu xét đến chỗ tối tăm, Đoan trang thuần túy công ơn ấy ghi lại ức năm, muốn kỷ. Nay gặp thời lành, tế mùa xuân, lễ mọn, tình thâm, kính cẩn, xin được chiếu cố, ban phúc, giúp nước thịnh vượng, giúp cứu vớt dân cư ấm no.

Xin tâu trình" Chắc chắn văn tế này được làm về sau và tới nay không rõ vào ngày hội nội dung bài tế có giống như trên không, song ít nhất đó cũng là cứ liệu để thấy được niềm mong ước cầu xin của dân làng đối với Bà. Sau cuộc lễ chính thức của các cụ trong hội đồng, ra vào không ngớt là các cuộc dâng lễ của dân làng và khách thập phương. Ngày hội đầu tiên kéo dài cho đến khuya trong không khí nghiêm trang tại đền cùng các cuộc vui ngoài sân và khu vực xung quanh. Tương truyền sau khi tế lễ xong ngày hôm đó cũng như buổi hôm sau, lễ vật được chia ra làm đôi, riêng Dương Đá (là nơi sinh ra Bà) được một nửa, nửa kia mới được chia cho các thôn còn lại trong xã. Riêng ông chủ tế được biếu 60 phẩm oản và 60 quả chuối. Những cụ già được chúng tôi hỏi đều khẳng định hội xưa không có chi tiết về kiệu và võng lọng của ông bán dầu trong đám rước ngày hội (người mà theo truyền thuyết đã báo trước cho Ỷ Lan biết sẽ trở thành hoàng hậu). Tuy nhiên theo Bắc Ninh dư địa chí của Đỗ Trọng Vĩ, (mục cổ tích) khi nói về miếu Lý Thái hậu lại nhắc đến chi tiết này như sau: “Người con gái làng Dương Xá hái dâu trong nương. Có một ông lão bán dầu trông thấy trên đầu cô có đám mây tía liền đến bảo cô ta đi gặp vua. Người con gái từ chối nói: "Mẹ tôi sai tôi đi hái dâu chứ không sai đi xem vua" . Ông lão nài thêm, nói "sau này nếu quả cô được quí hiển thì cho tôi võng lọng đi trước". Đến lúc đó, cô ta mới chịu nghe theo ông lão đến chỗ vua ngự. . . Lý Nhân Tông lên ngôi, tôn làm hoàng thái hậu. Nhớ lời ông bán dầu, mỗi khi ngự giá lại cho võng lọng (của ông - LHL) đi trước. Nên về sau, dân vẫn giữ lệ cũ. Hàng năm ngày nhập tịch mở hội, vẫn rước một cái kiệu đỏ để không và một đôi lọng xanh đi trước kiệu thần, không dám thay đổi". Ngày 20 tháng 2 hội cũng bắt đầu bằng những cuộc rước. Song lần này là rước Thành hoàng và lễ vật của các thôn thuộc Dương Xá và những nơi ăn lộc ruộng của đền bái vọng dâng lễ. Trừ kiệu của bốn thôn thuộc Dương Xá và Thuận Quang được vào trong đền, còn tất cả các kiệu của những làng khác đều phải đứng bên ngoài cổng đền (chỗ đường 5 bây giờ) bái vọng vào. Lễ vật được chuyển vào trong đền. Tại sân đền còn có tục phất cờ tổng, truyền rằng nhất là vào những năm trời âm u, múa cờ là để xua tan mây ám cho trời quang mây tạnh. Thuận Quang là làng được quyền lựa chọn tổng cờ cho hội hàng năm. Tổng cờ cũng được lựa chọn cẩn thận, là người không tang chế, đẹp người, khỏe mạnh và nhanh nhẹn.

Ngoài ra còn có hai thủ hiệu trống và chiêng. Cả thủ hiệu cờ và thủ hiệu trống, chiêng đều mặc đẹp và phải tập luyện từ trước. Các động tác và điệu múa của họ cũng giống như hiệu cờ, hiệu trống và hiệu chiêng ở hội Dóng. Hiệu cờ cũng quì, nhảy múa ba lần như ba ván ở hội Dóng. Lá cờ cũng dài như ở hội Dóng, nhưng tổng cờ phải tập luyện cẩn thận, thuần thục, tránh để cờ lùng nhùng mà cuốn vào cán, như vậy sẽ bị phạt vạ rất nặng và có lỗi với Thánh. Do đó mà các tổng cờ luôn luôn phải chú ý trong khi luyện tập.. . . Tại bãi Xây ở trong đền, ngày trước rất rộng và cây cối um tùm, mát mẻ, là nơi diễn ra cuộc đấu cờ người. Người đẹp nhất được chọn làm tướng. Mỗi quân cờ đều có một chiếc ghế đầu để ngồi. Riêng tướng cờ được che thêm một chiếc lọng. Người chơi đánh nước nào thì người đóng vai quân cờ chuyển chỗ theo nước đánh. Cứ như vậy ván cờ diễn ra căng thẳng với sự đấu trí của người chơi, nhưng lại hấp dẫn người xem không chỉ vì các nước cờ tài ba mà còn bởi các màu sắc và sự thanh tú của các nam nữ đóng quân cờ. Cuộc đánh cờ phân thắng bại cho các địch thủ kéo dài cho tới hết hội. Đến cuối hội người ta mới xác định rõ người thắng và trao giải cho người nhất cuộc . Mỗi năm hội đều có phường hát ở các nơi đến đăng cai hát giữ cửa đền, suốt từ 19-2 đến hết hội. Thường thường các phường hát đến xin, địa phương tín nhiệm phường nào thì cho phép họ tới hát giữ cửa đền cho đến khi rã đám mới thanh toán tiền cho họ. Ngoài ra các phường chèo, tuồng khác cũng đến góp vui cho hội thêm sôi nổi. Trong hội còn có các trò chơi khác như tổ tôm điếm, đấu vật, chọi gà, đốt pháo và thời pháp thuộc có cả hát cô đầu. . . Cứ như vậy lễ hội đền bà Tấm kéo dài cho đến hết ngày 2l tháng 2 âm lịch. Ngày 22 tháng 2 là ngày tế rã đám và kết thúc hội. Cũng vào ngày đó các giải vật, giải cờ mới phân ngôi nhất nhì và làm lễ trao giải .

Qua khảo sát lễ hội ở Dương Xá và những làng có liên quan ta thấy một số điểm sau: l. Trong các làng thờ Nguyên phi ỷ Lan thì hội ở Dương Xá có qui mô lớn nhất. Hội có rước nước từ trên Sủi (Phú Thị) với đám rước lớn gồm cả tổng Dương Quang xưa và các làng ăn lộc đền Bà Tấm. Nếu như ở Như Quỳnh (Hải Hưng) hay chùa Dạm (Nam Sơn, Quế Võ, Bắc Ninh), Phú Thị (Gia Lâm, Hà Nội) nhất mực mọi người đềucho chỉ thờ Nguyên Phi ỷ Lan, thì tại Dương Xá, bà Tấm và Nguyên Phi chỉ là một và có một quá trình lịch sử dài từ một hình tượng cô Tấm lam lũ và thông minh đến vị Nguyên phi tài ba, tháo vát. Chỉ có Dương Xá kiêng chữ Tấm gọi là bổi, cám gọi là đớn . 2. Vào dịp hội, cả Dương Xá, Như Quỳnh và Phú Thị đều rước giao hiếu và cả ba nơi đều trân trọng yêu quí thần tượng Mẫu nghi thiên hạ của mình. Cũng dễ nhận ra điều đó vì Thổ Lỗi trang xưa bao gồm đất đai suốt từ Sủi (Phú Thị) cho tới Văn Lâm, Văn Giang, Hải Hưng ngày nay. Cả ba làng trên đều thuộc trang Thổ Lỗi ấy. Do vậy không lấy làm lạ khi xuất hiện tâm thức kính trọng, cả ba làng đều coi Nguyên Phi ỷ Lan là người của quê mình. 3. Ghép các chi tiết hội ở cả ba làng ta sẽ có được một lễ hội trọn vẹn với nội dung là toàn bộ truyền thuyết về sự thực lịch sử về Nguyên Phi ỷ Lan. Đó là các tục lệ, nghi thức liên quan đến cô Tờm đền Bà Tấm. Chi tiết ông bán dầu ở hội làng Ghênh (Như Quỳnh) nhắc đến đoạn cô Tấm dựa bên khóm lan khi đi hái dâu và gặp vua để thành hoàng hậu sau này. Tục bông sòng ở hội làng Phú Thị (Sủi) nhằm kể lại sự tích đầu thai của vua Lý Nhân Tông và cuối cùng là những nghi thức và lễ vật của ngày hội nói lên quãng đời cuối cùng của Nguyên Phi chuyên tâm vào việc xây dựng chùa chiền, chuyên tâm làm điều thiện, tu nhân tích đức nơi cửa phật. Toàn bộ lịch sử của một nhân vật được biểu tượng hóa trong các nghi thức, tục lệ ở lễ hội của cả ba làng. Do vậy việc tổ chức tốt lễ hội ở đây sẽ phát huy được tình đoàn kết, tương trợ lẫn nhau giữa các địa phương như truyền thống tốt đẹp của các làng mạc Việt Nam vốn đã có từ xa xưa.

4. Những năm gần đây, hội đền Bà Tấm ngày càng trở thành một lễ hội lớn. Khu vực đền đã được tu sửa khang trang hơn, đẹp hơn. Ngày hội được sự tổ chức khá chu đáo của chính quyền địa phương và nhân dân trong xã. Nhiều trò vui dân gian được khôi phục lại như tổ tôm điếm, chọi gà. . . Một số sinh hoạt mới được tổ chức. . . Trong một khu vực đền hơn hai hécta, các trò chơi được bố trí hợp lý cho nên đã thu hút người xem rất đông. Dương Xá lại là nơi gần Thủ đô, nằm cạnh đường quốc lộ số 5, do đó khách trẩy hội cũng rất tiện lợi. Vì vậy khách đến hội mỗi năm một đông thêm./.
Chữ ký của tyt_nnl_3994





Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (2 votes)


Lễ Hội Truyền Thống Ở Mảnh Đất 1000 NĂM VĂN HIẾN !!!! I_icon_minitime



Sponsored content

Bài gửiTiêu đề: Re: Lễ Hội Truyền Thống Ở Mảnh Đất 1000 NĂM VĂN HIẾN !!!!

 
Chữ ký của Sponsored content




 

Lễ Hội Truyền Thống Ở Mảnh Đất 1000 NĂM VĂN HIẾN !!!!

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: VIỆT SỬ :: Nghìn năm Thăng Long-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất