CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Tư sản dân quyền
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Mot so noi dung on tap LSVN giai doan co trung dai

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Mot so noi dung on tap LSVN giai doan co trung dai I_icon_minitimeFri Mar 05, 2010 8:07 pm

avatar

Thành viên mới gia nhập

nguyenvanlam

Thành viên mới gia nhập

Ngày tham gia Ngày tham gia : 31/12/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 3
Điểm thành tích Điểm thành tích : 19
Được cám ơn Được cám ơn : 12

Bài gửiTiêu đề: Mot so noi dung on tap LSVN giai doan co trung dai


Mot so noi dung on tap LSVN giai doan co trung dai I_icon_minitimeSun Mar 07, 2010 11:33 am

gamiriki
sing , dance , xem show hàn , yêu VN

Thành viên cấp 2

gamiriki

Thành viên cấp 2

Họ & tên Họ & tên : Thu Chi
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 28/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 51
Đến từ Đến từ : Thái Bình hiện học ở Hà Nội
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : sing , dance , xem show hàn , yêu VN
Điểm thành tích Điểm thành tích : 65
Được cám ơn Được cám ơn : 12

Bài gửiTiêu đề: Re: Mot so noi dung on tap LSVN giai doan co trung dai

 
sao em không tải được về à . hixxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx vấn đề này em rất thích
Chữ ký của gamiriki





Mot so noi dung on tap LSVN giai doan co trung dai I_icon_minitimeSun Mar 07, 2010 5:18 pm

AntonBinh
Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền tự do.. nhưng rồi................. một số họ đi lấy "vợ".

ĐIỀU HÀNH VIÊN

AntonBinh

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Họ & tên Họ & tên : Tháp Thác Thiên Vương
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : PHÓ CHỦ NHIỆM CLB SỬ HỌC TRẺ
Ngày tham gia Ngày tham gia : 11/09/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 110
Đến từ Đến từ : Binh Đoàn Phù Thủy
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền tự do.. nhưng rồi................. một số họ đi lấy "vợ".
Điểm thành tích Điểm thành tích : 186
Được cám ơn Được cám ơn : 57

Bài gửiTiêu đề: Re: Mot so noi dung on tap LSVN giai doan co trung dai

 
Chữ ký của AntonBinh





Mot so noi dung on tap LSVN giai doan co trung dai I_icon_minitimeSun Mar 07, 2010 5:20 pm

AntonBinh
Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền tự do.. nhưng rồi................. một số họ đi lấy "vợ".

ĐIỀU HÀNH VIÊN

AntonBinh

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Họ & tên Họ & tên : Tháp Thác Thiên Vương
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : PHÓ CHỦ NHIỆM CLB SỬ HỌC TRẺ
Ngày tham gia Ngày tham gia : 11/09/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 110
Đến từ Đến từ : Binh Đoàn Phù Thủy
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền tự do.. nhưng rồi................. một số họ đi lấy "vợ".
Điểm thành tích Điểm thành tích : 186
Được cám ơn Được cám ơn : 57

Bài gửiTiêu đề: Re: Mot so noi dung on tap LSVN giai doan co trung dai

 
Copy bỏ lên cho ai không download hoặc lười download










Lịch
sử Việt Nam cổ trung - cận hiện đại



A. Phần
cổ trung đại:



- Quá trình hoàn thiện tổ chức bộ
máy nhà nước từ X- XV.


- Các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa từ X – XVIII.
Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử.


- Nghệ thuật quân sự thời Lý.


- Đại Việt thời Lê Sơ, tổ chức bộ máy nhà nước thời
Lê Sơ, đánh giá cải cách Lê Thánh Tông.


- Những công hiến của phong trào nông dân Tây Sơn
thế kỷ XVIII.


B.
Phần cận hiện đại.



1.
Triều Nguyễn trong lịch sử dân tộc (đánh giá trách nhiệm)



a. Những khả năng đặt ra cho
Việt Nam giữa thế kỷ XIX trước cuộc khủng hoảng trong nước và mối nguy cơ đe
dọa từ bên ngoài.



-
Các nước tư bản Phương Tây sau những cuộc cách mạng chính trị và cách mạng công
nghiệp, đang trên đà phát triển thế lực về mọi mặt, đẩy mạnh công cuộc chinh
phục thuộc địa để tìm kiếm nguyên liệu và thị trường. Nhiều nước ở Châu Á đã bị
xâm lược, Việt Nam trở thành miếng mồi béo bở cho đế quốc thực dân chủ yếu là
đế quốc Pháp.


-
Những thách thức lịch sử đó đặt ra cho Việt Nam hai con đường lựa chọn:


+
Cải cách làm cho đất nước hùng mạnh nhằm thoát khỏi tình trạng khủng hoảng
trong nước. Mở rộng quan hệ bang giao để khôn khéo bảo toàn chủ quyền độc lập.


+
Hoặc chìm đắm trong chính sách thủ cựu và tự cô lập nhằm duy trì chế độ quân
chủ chuyên chế lạc hậu và phản động.


b/ Chính sách bảo thủ, phản
động của nhà Nguyễn về đối nội và đối ngoại.



- Đối nội: Nhà Nguyễn đã cự tuyệt
những đề nghị cải cách, duy trì chính sách cai trị cũ


- Đối ngoại: Nhà Nguyễn thi hành chính
sách “bế quan toả cảng”(0.25) độc quyền ngoại thương, cấm đoán nhân dân
trong nước tiếp xúc giao lưu với thế giới bên ngoài, đặc biệt là các nước
phương Tây .


c. Nhận xét về chính sách của
nhà Nguyễn:



-
Chính sách bảo thủ phản động của nhà Nguyễn làm cho tiềm lực đất nước suy yếu,
kiệt quệ, mối nguy cơ đe dọa từ bên ngoài ngày càng gia tăng, tạo điều kiện
thuận lợi cho thực dân Pháp kiếm cớ tiến hành xâm lựơc nước ta.


-
Việt Nam bị các nước Tư bản phương Tây nhòm ngó là một tất yếu lịch sử. Nhưng
bị xâm lược, mất nước không phải là tất yếu lịch sử, hoàn toàn có khả năng
tránh được. Nhà Nguyễn không canh tân đất nước nên tiềm lực đất nước suy
yếu, thì dù có cương quyết kháng chiến cũng khó giữ được độc lập dân tộc.


-
Vì vậy trách nhiệm không phải ở chỗ không kiên quyết đánh Pháp mà nhà Nguyễn
không giải quyết tình trạng khủng hoảng xã hội, lại duy trì đường lối thủ cựu,
làm kiệt quệ đất nước dẫn đến mất nuớc.


d. Trong quá trình tiến hành chống lại sự xâm lược của
Pháp
, nhà Nguyễn đã mắc phải một số sai lầm không thể tha thứ:
từ bỏ đấu tranh vũ trang đi theo con đường thương lượng.


e. Tuy nhiên, trong quá trình chống Pháp đã có những vị
quan
, thậm chí cả Vua đãc nêu cao tinh thần quyết tâm bảo vệ
độc lập dân tộc.


KL: Việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp cuối XIX –
trách nhiệm thuộc về 1 bộ phận vua quan nhà Nguyễn.



2. Phong
trào yêu nước cuối thế kỷ XIX (phong trào Cần Vương)



* Bối cảnh



- Sau hai Hiệp ước Hác-măng năm 1883
và Pa-tơ-nốt 1884, thực dân Pháp bắt đầu thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc Kỳ và
Trung Kỳ. Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta vẫn tiếp tục phát
triển.


- Cuộc phản công của phe
chủ chiến do Tôn Thất Thuyết đứng đầu vào đêm 4 rạng 5-7-1885 thất bại…


- Trong bối cảnh hổn
loạn Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi rời khỏi kinh thành Huế.


- Ngày 13-7-1885 tại Tân Sở (Quãng Trị) chiếu
Cần vương lần thứ nhất được phát ra và đến ngày 20 – 9 – 1885 tại Hương Khê (Hà
Tĩnh) chiếu Cần vương lần 2 được phát ra kêu gọi văn thân, sỹ phu và nhân dân
cả nước giúp vua đánh đuổi thực dân Pháp.


* Diễn biến:


+
Từ năm 1885 đến 1888:


- Lãnh đạo: Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, các văn
thân sĩ phu yêu nước.


- Lực lượng: Đông đảo nhân dân, có cả dân tộc
thiểu số.


- Địa bàn: rộng lớn từ Bắc vào Nam, sôi nổi nhất
là Trung Kỳ (từ Huế trở ra) và Bắc Kỳ.


- Diễn biến: Các cuộc khởi nghĩa vũ trang bùng
nổ tiêu biểu có khởi nghĩa Ba Đình, Hương Khê, Bãi Sậy.


- Kết quả: Cuối 1888, Hàm Nghi bị thực dân Pháp
bắt và bị lưu đày sang An-giê-ri.


+
Từ năm 1888 - 1896


- Lãnh đạo: Sĩ phu, văn thân yêu nước tiếp tục
lãnh đạo.


- Địa bàn: Thu hẹp, quy tụ thành trung tâm lớn.
Trọng tâm chuyển lên vùng núi và trung du, tiêu biểu có khởi nghĩa Hồng Lĩnh,
Hương Khê.


- Kết quả: Năm 1896 phong trào thất bại.


Tên cuộc


khởi
nghiã


Thời gian

Lãnh đạo

Địa bàn
hoạt động chủ yếu


Khởi nghĩa Bãi Sậy

1883 - 1892

Đinh Gia Quế,

Nguyễn Thiện Thuật

Hưng Yên, Hải Dương

Khởi nghĩa Ba Đình

1886 - 1887

Phạm Bành,

Đinh Công Tráng

Nga Sơn – Thanh Hóa

Khởi nghĩa Hùng Lĩnh

1887 - 1892

Tống Duy Tân

Vĩnh Lộc – Thanh Hóa

Khởi nghĩa Hương Khê

1885 -1896

Phan Đình Phùng,

Cao Thắng

Miền núi Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình


* Nhận xét: + Diễn ra ở nhiều địa phương trong
cả nước nhưng chủ yếu ở Bắc kì và Bắc trung kì


+ Tập hợp được đông đảo văn thân, sỷ phu
và nhân dân tham gia thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta.


+ Phong trào đã gây cho thực dân Pháp nhiều
khó khăn và tổn thất trong quá trìng bình định của chúng


+ Tuy nhiên, phong trào diễn ra còn lẻ tẻ,
tổ chức chưa chặt chẻ… tạo điều kiện cho thực dân Pháp đàn áp …


* Tính chất của phong trào: Là phong trào yêu
nước chống thực dân Pháp theo khuynh hướng, ý thức hệ phong kiến thể hiện tính
dân tộc sâu sắc.


* Cuộc
khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần
Vương :



+ Kéo dài hơn 10 năm, dài nhất
trong cuộc khởi nghĩa Cần vương.


+ Địa bàn rộng khắp 4 tỉnh Bắc
Trung Bộ.


+ Căn cứ rộng lớn khắp vùng núi
4 tỉnh căn cứ chính Hương Khê, còn có nhiều căn cứ khác.


+ Chuẩn bị tương đối chu đáo:
Có thể chế tạo súng trường, tích trữ lương thảo, đào đắp công sự liên hoàn.


+ Đánh nhiều trận nổi tiếng.
Chữ ký của AntonBinh






Được sửa bởi AntonBinh ngày Sun Mar 07, 2010 5:24 pm; sửa lần 2.


Mot so noi dung on tap LSVN giai doan co trung dai I_icon_minitimeSun Mar 07, 2010 5:21 pm

AntonBinh
Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền tự do.. nhưng rồi................. một số họ đi lấy "vợ".

ĐIỀU HÀNH VIÊN

AntonBinh

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Họ & tên Họ & tên : Tháp Thác Thiên Vương
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : PHÓ CHỦ NHIỆM CLB SỬ HỌC TRẺ
Ngày tham gia Ngày tham gia : 11/09/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 110
Đến từ Đến từ : Binh Đoàn Phù Thủy
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền tự do.. nhưng rồi................. một số họ đi lấy "vợ".
Điểm thành tích Điểm thành tích : 186
Được cám ơn Được cám ơn : 57

Bài gửiTiêu đề: Re: Mot so noi dung on tap LSVN giai doan co trung dai

 
* So sánh
phong trào Cần Vương (1885-1896) và khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913) trên các
mặt: mục tiêu đấu tranh, lực lượng lãnh đạo, qui mô phong trào và phương thức
đấu tranh.



1. Vào cuối thế kỉ XIX, bên cạnh phong trào Cần
Vương (1885 - 1896) còn có các phong trào đấu tranh tự vệ ở các địa phương, nổi
bật là cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913).


2. Mục tiêu của phong
trào Cần Vương là đấu tranh chống Pháp và tay sai để giải phóng dân tộc, khôi
phục lại chế độ phong kiến độc lập. Mục tiêu trực tiếp của cuộc khởi nghĩa Yên
Thế là đấu tranh chống Pháp và tay sai bảo vệ cuộc sống của nhân dân địa
phương, góp phần vào cuộc đấu tranh chống Pháp, giải phóng dân tộc.


3. Lực lượng lãnh đạo
phong trào Cần Vương chủ yếu là các văn thân, sĩ phu (...). Bên cạnh đó còn có
một số thủ lĩnh nông dân (...) Lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Yên Thế chủ yếu là
nông dân (...)


4. Quy mô phong trào:
Phong trào Cần Vương diễn ra rộng khắp Trung Kỳ, Bắc Kỳ từ 1885 – 1888, đến
giai đoạn 1888- 1896 thì qui tụ thành các cuộc khởi nghĩa lớn như cuộc khởi
nghĩa Bãi Sậy, Hùng Lĩnh, Hương Khê. Khởi nghĩa Yên Thế diễn ra chủ yếu ở Yên
Thế. Nghĩa quân đã mở rộng hoạt động sang các tỉnh Bắc Ninh, Vĩnh Yên, Phúc
Yên, Thái Nguyên....


5. Phương thức đấu
tranh: cả hai phong trào đều tiến hành bằng phương thức đấu tranh vũ trang. Các
lãnh tụ của phong trào đều dựa vào địa hình hiểm trở để xây dựng căn cứ địa,
tiến hành các chiến thuật phục kích, tập kích... để tiêu diệt địch. Cuộc khởi nghĩa
Yên Thế còn sử dụng phương thức giảng hòa; phối hợp hoạt động với các sĩ phu
yêu nước tiến bộ trong phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đầu
thế kỷ XX.


6. Tuy có điểm giống
nhau và khác nhau nhưng phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế đều là biểu
hiện cụ thể, sinh động tinh thần quật khởi bất khuất của nhân dân ta, đánh dấu
một mốc son trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc và để lại nhiều bài học
kinh nghiệm quý báu.


3. Phong trào Dân tộc
dân chủ đầu thế kỷ XX



* Những điều kiện lịch sử dẫn đến
sự hình thành trào lưu Dân tộc chủ nghĩa ở Việt Nam đầu XX ?



+ Sự chuyển biến của KT – CT – XH VN đầu thế kỷ XX :


- Những thay đổi về chính
trị (chính phủ 5 xứ Đông dương,Quân đội thuộc địa,Tòa án Nam . . )


- Những thay đổi về kinh
tế - văn hóa (thực hiện khai thác tài nguyên,phát triển giáo dục, văn hóa Pháp
. . ) đã làm cho cơ cấu xã hội VN thay đổi (gc công nhân hình thành, tầng lớp thương
nhân,Tiểu tư sản thành thị ra đời . .)


- Đặc biệt là sự chuyển biến về nhận thức tư
tưởng chính trị trong giới Sĩ phu Nho học


+ Những ảnh hưởng bên ngoài tác
động vào :



-
Phong trào cải cách chính trị - văn hóa của Lương Khải Siêu – Khang Hữu
Vi ở TQ


- Những tư tưởng cách mạng Pháp qua các tác
phẩm của Montesquieur, Russeau . .


- Cách mạng Tân Hợi bùng nổ năm 1911 đã giúp
sĩ phu VN chuyển qua tư tưởng Cộng Hòa . .


- Sau 30 năm cuộc Duy Tân Minh Trị : Nhật Bản trở thành nước TBCN cường thịnh
,Chiến thắng của Nhật trong chiến tranh Nga-Nhật 1905 đã làm các sĩ phu VN bái
phục, muốn cải cách, Duy tân theo gương Nhật Bản .


* Sự ra đời của trào lưu Dân tộc
chủ nghĩa :
Đầu
thế kỷ XX xuất hiện khuynh hướng chính trị mới : Trào lưu Dân tộc chủ nghĩa , kế
tục phong trào Cần Vương nhưng mang nét mới :


- Lãnh đạo: sĩ phu yêu nước,tiến bộ (tiêu biểu
là Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh)


- Tư tưởng không còn “Trung Quân Ái Quốc” mà
chuyển sang ý thức về chủ nghĩa Quốc gia – Dân tộc vì lợi ích của đồng bào.


- Ý thức về Dân sinh – Dân chủ – Dân quyền,
không còn tin vào Quân chủ chuyên chế như trước


- Phương pháp đấu tranh không hạn chế trong
khởi nghĩa vũ trang mà kết hợp các biện pháp chính trị – ngọai giao, tiến hành
cải cách .





* Những chủ trương chính trị lớn của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.


* Phan Bội Châu: (1867 -1940),lãnh tụ nổi bật của trào lưu dân tộc
chủ nghĩa Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ông là một sĩ phu sớm có lòng yêu nước (vắn
tắt tiểu sử).


- Chủ trương vận động
quần chúng trong nước, tranh thủ sự giúp đỡ của nước ngoài (chủ yếu là Nhật
Bản). - Tổ chức bạo động để đánh đuổi
thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc, xây dựng nên chế độ chính trị dựa vào dân
- Ông đã lập Hội Duy Tân (1904), sang
Nhật mưu cầu ngoại viện (1905), tổ chức phong trào Đông Du chống Pháp (1905 – 1908) .


- Sau CM Tân Hợi ông lưu
lạc ở Trung Quốc, lập ra tổ chức VN Quang Phục hội (1912), chuẩn bị đưa quân về
nước khởi nghĩa, nhưng cũng không tránh
khỏi thất bại.


* Phan Châu Trinh: (1872 – 1926),một sĩ phu ở Quảng Nam, giương cao ngọn cờ dân chủ cải cách xã hội (vắn tắt
tiểu sử).


- Từng bôn ba ở nhiều
nước, sớm tiếp thu tư tưởng tiến bộ, chủ trương cứu nước bằng phương pháp nâng cao dân trí, dân quyền:
viết thư gởi toàn quyền Đông Dương tố cáo chế độ thuộc địa , diễn thuyết hô hào
Duy Tân cải cách, mở trường học…


- Vạch trần chế độ vua
quan phong kiến thối nát, đòi Pháp sửa đổi chính sách cai trị ở thuộc địa.


- Tư tưởng dân chủ của
Phan Châu Trinh thể hiện một tinh thần
yêu nước sâu sắc , nhưng chủ trương dùng cải cách để cứu nước của ông có phần
không hợp thời thế.


* Hãy cho
biết những nét chính về điểm giống và khác nhau của hai khuynh hướng cách mạng
Việt Nam đầu thế kỉ XX, ý nghĩa phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX.



- Những điểm giống nhau:


+ Cả hai khuynh hướng cách mạng đều xuất phát
từ tấm lòng vì dân vì nước,vì nước mạnh dân cường.


+ Cả hai khuynh hướng
đều muốn nước nhà có độc lập thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu.


+ Cả hai đều có ý muốn
cải tổ, duy tân canh tân đổi mới đất nước trên tất cả các phương diện.


- Những điểm khác nhau:


+ Một bên chủ trương
đánh đổ đế quốc Pháp, giành độc lập dân tộc, thiết lập một thể chế chính trị
mới ở Việt Nam.


+ Một bên chủ trương
đánh đổ chế độ quân chủ phong kiến đang ngày càng thối nát,coi đây là điều kiện
cần thiết để tiến tới nền độc lập.


+ Một bên chủ trương sử
dụng phương pháp bạo lực cách mạng để thực hiện mục tiêu của mình…


+ Một bên là cải cách,
ca ngợi thể chế dân chủ, đả phá chuyên chế, vận động học theo cái mới, làm theo
cái mới,hô hào chấn hưng thực nghiệp.


+ Một bên chủ trương dựa
vào sự giúp sức củ đế quốc Nhật Bản để
xây dựng lực lượng quân sự là bạo động ,một bên chủ trương dựa vào Pháp để yêu
cầu cải cách xã hội tiến tới xây dựng dân quyền.


Ä Ý Nghĩa:


- Phong trào yêu nước
đầu thế kỉ XX là sự tiếp nối truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc vì
độc lập tự do của nhân dân ta trong bối cảnh đất nước đã bị biến thành thuộc
địa.


- Ngoài yếu tố yêu nước
phong trào đã có thêm những yếu tố cách mạng (việc từ bỏ thể chế quân chủ, xây
dựng thể chế dân chủ sơ khai, đoạn tuyệt cái cũ, cái lạc hậu…)


- Phong trào đã đề xướng
những chủ trươg cứu nước mới, thoát khỏi cách thức cứu nước theo tư tưởng phong
kiến hướng theo con đường dân chủ tư sản gắn giải phóng dân tộc với cải
biến xã hội hoà nhập với trào lưu
mới.(0.25đ)


- Phong trào đã dấy lây
một cuộc vân động sâu rộng và thu hút đông đảo tầng lớp tham gia, đã làm thức
tỉnh dân tộc đã tao ra được ý thức tự lực tự cường đất nước.


- Phong trào đã đạt được
những bước tiến về trình độ tổ chức, cách thức hoạt động,quy mô…đạt cơ sở cho
việc tập hợp lực lương,đoàn kết các dân tộc chống đế quốc.


- Phong trào đã có những
đóng góp vô cùng to lớn về mặt văn hoá, tạo ra bước đột phá lớn về ngôn ngữ,
chữ viết,và cải cách nền giáo dục ở Việt Nam .


* So sánh phong trào Phong trào Cần Vương và Phong trào yêu
nước và cách mạng đầu XX



Nội dung

Phong trào Cần Vương

Phong trào yêu nước và
cách mạng đầu XX


Bối cảnh lịch sử

- Triều điình kí 2 hiệp ước 1883, 1884.

- Cuộc phản công kinh thành Huế thất bại….,
vua Hàm Nghi xuấy bôn.

- Pháp khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông
Dương….

- Sự hình thành các tầng lớp, giai cấp mới….

- Những trào lưu tiến bộ thế giới……

Mục tiêu đấu tranh

Quay về chế độ PK đã lỗi thời

Hướng tới một nền cộng hòa, một nước VN độc
lập.

Hình thức đấu tranh

Khởi nghĩa vũ trang

Đa dạng, phong phú: Đông Du, Đông Kinh nghĩa
thục……

Lực lượng tham gia

Sỹ phu, nông dân

Sỹ phu
tiến bộ, nông dân, tư sản dân tộc, tiểu tư sản.

Kết quả, ý nghĩa

- Các cuộc khởi nghĩa đều thất bại.

- Nêu cao tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh
của dân tộc

- Có nhiều đóng góp trong sự nghiệp CMGPDT.

- Mở ra một hướng của con đường cứu nước
mới…..
Chữ ký của AntonBinh





Mot so noi dung on tap LSVN giai doan co trung dai I_icon_minitimeMon Mar 08, 2010 10:48 am

tyt_nnl_3994
Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...

ĐIỀU HÀNH VIÊN

tyt_nnl_3994

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Họ & tên Họ & tên : [...La Li La Li...]
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Ban Điều Hành Diễn đàn
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Mot so noi dung on tap LSVN giai doan co trung dai 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Mot so noi dung on tap LSVN giai doan co trung dai 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 16/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 346
Đến từ Đến từ : THPT Chu Văn An- Hà Nội
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...
Điểm thành tích Điểm thành tích : 2476
Được cám ơn Được cám ơn : 2046

Bài gửiTiêu đề: Re: Mot so noi dung on tap LSVN giai doan co trung dai

 
So sánh phong trào Phong trào Cần Vương và Phong trào yêu
nước và cách mạng đầu XX- phần này trên bảng kia chưa được ổn lắm...Ai cần thì mình send cho..
Chữ ký của tyt_nnl_3994





Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (1 vote)


Mot so noi dung on tap LSVN giai doan co trung dai I_icon_minitime



Sponsored content

Bài gửiTiêu đề: Re: Mot so noi dung on tap LSVN giai doan co trung dai

 
Chữ ký của Sponsored content




 

Mot so noi dung on tap LSVN giai doan co trung dai

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: TRI THỨC PHỔ THÔNG :: Lịch sử :: Khối Trung học phổ thông :: Lớp 12-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất