CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Lịch sử Hải Phòng quê tôi !

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Lịch sử Hải Phòng quê tôi ! I_icon_minitimeSun Feb 21, 2010 11:00 am

nh0c_0nlin3_92
Con đường dài ai bước ?Con đường nhỏ ai đi ?Cho tôi hỏi ai sẽ bước cúng tôi ?

Thành viên cấp 3

nh0c_0nlin3_92

Thành viên cấp 3

http://vn.360plus.yahoo.com/halinh_lovely_miss/
Họ & tên Họ & tên : Nguyễn Phạm Hạ Yến Linh
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Lịch sử Hải Phòng quê tôi ! 32
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Lịch sử Hải Phòng quê tôi ! 36 Lịch sử Hải Phòng quê tôi ! 40
Ngày tham gia Ngày tham gia : 11/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 296
Đến từ Đến từ : Hải Phòng
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Con đường dài ai bước ?Con đường nhỏ ai đi ?Cho tôi hỏi ai sẽ bước cúng tôi ?
Điểm thành tích Điểm thành tích : 423
Được cám ơn Được cám ơn : 45

Bài gửiTiêu đề: Lịch sử Hải Phòng quê tôi !

 
Nhóm tác giả sách Tự điển bách khoa địa danh Hải Phòng (xuất bản năm 1998) cho rằng: Nguồn gốc tên gọi Hải Phòng được nghiên cứu từ lâu, nhất là cuối những năm 80. Đã có nhiều giả thiết về nguồn gốc địa danh Hải Phòng.
Tên gọi Hải Phòng có từ bao giờ

Trong cuộc thi Bảy sắc cầu vồng của một quận được phát trên truyền hình Hải Phòng, ban tổ chức cuộc thi đưa ra một câu hỏi tìm hiểu lịch sử thành phố: Em hãy cho biết nguồn gốc của tên gọi Hải Phòng? Chuyên gia lịch sử của một đội tuyển bật nhanh dậy trả lời tự tin và lưu loát rằng: Đó là tên gọi rút gọn trong cụm từ Hải tần phòng thủ - một chức tước (?)của nữ tướng Lê Chân ở thế kỷ I.

Câu trả lời này được ban tổ chức cuộc thi cho điểm tối đa nên đã gây không ít thắc mắc và tranh luận trong giới sử học, giới nghiên cứu thành phố sau đó. Vậy tên Hải Phòng được bắt nguồn từ đâu?

Đã có nhiều giả thiết về nguồn gốc địa danh Hải Phòng.

1- Cho đó là tên gọi rút ngắn trong cụm từ Hải tần phòng thủ, chức (?)của nữ tướng Lê Chân đầu thế kỷ I.

2- Hải Phòng là tên gọi rút ngắn từ tên gọi của một cơ quan đời Tự Đức trên đất Hải Dương: Hải -Dương thương chính quan phòng

3- Hải Phòng bắt nguồn từ ty sở nha Hải Phòng hoặc đồn Hải Phòng lập từ đời Tự Đức. Các luận cứ chính: "Bến cảng trên sông Cấm trước khi gọi là Hải Phòng đã được gọi là Ninh Hải, địa danh Ninh Hải được dùng chính thức trong giấy tờ, sử sách của ta từ trước khi có tên Hải Phòng cho đến khi bị tên Hải Phòng loại hẳn".

Hải Phòng vốn là tên một đồn binh bên bờ sông Cấm. Việc dùng tên gọi Hải Phòng mà không dùng tên Ninh Hải có thể do lúc đầu người Pháp chỉ được đóng quân ở đồn Hải Phòng mà không được đóng quân ở đồn Ninh Hải. Vì vậy họ quen dùng tên Hải Phòng, tên gọi này phát âm dễ hơn tên Ninh Hải (đối với người Pháp).

Chúng tôi thiên về kiến giải cho rằng nguồn gốc tên tỉnh (sau là thành phố) Hải Phòng có mạch nguồn là tên đồn Hải Phòng ở bến Ninh Hải được hình thành trên vùng đất đai thuộc làng Cấm (Gia Viên), làng Vẻn (An Biên) huyện An Dương cổ xưa. Bởi lẽ, nếu nói rằng tên Hải Phòng có nguồn cội từ cụm từ Hải tần phòng thủ thời bà Lê Chân, thì sao trong suốt 19 thế kỷ dựng nước và giữ nước của dân tộc ta lại không thấy xuất lộ một chút gì về bóng dáng của địa danh này trong thư tịch cổ. Còn cho địa danh Hải Phòng là bắt nguồn từ tên gọi của một cơ quan được đặt từ đời Tự Đức trên đất Hải Dương: Hải Dương thương chính quan phòng (hay Hải Dương quan phòng, Hải Dương phòng khẩn quan phòng - những tên được khắc trong con dấu của nha phòng khẩn ở Hải Dương). Như chúng ta đã biết, triều đình nhà Nguyễn đã cho đặt nha Hải Phòng ở nhiều địa phương ven biển hoặc có đường biên giới giáp nước ngoài với chức năng là cơ quan bảo vệ, canh phòng chủ quyền đất nước.

Qua tài liệu nghiên cứu, có thể khẳng định: Địa danh cảng Ninh Hải đã được dùng trong các văn kiện ngoại giao dưới thời Nguyễn. Trong mục 11 của bản Hoà ước do đại diện Nhà nước Cộng hoà Pháp và triều đình Huế ký ngày 15/3/1874 có đoạn ghi: Chính phủ An Nam cam kết mở cửa thông thương các cảng Thị Nại ở tỉnh Bình Định, Ninh Hải (Hải Phòng) ở tỉnh Hải Dương, thành phố Hà Nội và cho đi qua sông Nhị Hà từ biển cho tới Vân Nam.

Như vậy là năm 1874, bến Ninh Hải bên bờ sông Cấm đã được gọi là cảng. Trong văn bản của bản Hoà ước này cũng đã xuất hiện từ Hải Phòng đặt trong ngoặc đơn cạnh địa danh Ninh Hải với tư cách đồng nghĩa với từ Ninh Hải.

Bản phụ lục của Hoà ước 1874 có đoạn ghi: Ở Ninh Hải, viên lãnh sự và tuỳ tùng tiếp tục đóng ở đồn chừng nào họ thấy cần để bảo đảm an toàn cho việc buôn bán. Ông ta mai sau ở trên một khoảng đất 5 mẫu sẽ được nhượng địa.

Vậy đồn này là đồn gì? Sách Viễn Đông của Paul -Bonnetain ghi lại hiệp định ký năm 1874 có đoạn viết: Lính Pháp sẽ rời khỏi thành Hà Nội rút về Cửa Cấm ở trong đồn Hải Phòng.

Đặc biệt trong cuốn: Nguồn gốc của vấn đề Bắc Kỳ do Jean Dupuis xuất bản năm 1896 có đoạn mô tả về đồn Hải Phòng như sau:

Ngày 15 (tháng 11 - 1872), chúng tôi đổ bộ ở quãng trên, đối diện với vị trí hiện nay của Hải Phòng. Hải Phòng hồi đó chỉ là bãi lầy bùn, khi thuỷ triều lên thì bị ngập. Chúng tôi đổ bộ ngay trước mặt một cái đồn đắp bằng đất dựng ở ngã ba sông Tam Bạc và Cửa Cấm, có nhiệm vụ bảo vệ lối ra vào ở cửa biển này .

Theo chúng tôi, tên Hải Phòng ngày nay vốn có nguồn gốc từ tên của một thành đồn được gọi là Hải Phòng làm nhiệm vụ bảo vệ canh phòng cửa biển do triều đình phong kiến nhà Nguyễn xây dựng trên đất làng Cấm (Gia Viên), rồi sau thuộc phạm vi cảng Ninh Hải. Tên gọi này có trước khi người Pháp đặt chân đến. Địa danh Hải Phòng dần thay thế tên gọi Ninh Hải có lẽ do lúc đầu người Pháp chỉ được phép đóng quân ở đồn Hải Phòng nên họ quen dùng từ Hải Phòng mà thôi

Bùi Viện - Người đặt nền móng cho sự ra đời của thành phố Cảng Hải Phòng



Hải Phòng là một đô thị Cảng, có mạch nguồn tự nhiên từ một vài làng chài ven sông. Các làng đều có chợ phiên, bến thuyền tấp nập. Nhờ có vị trí thuận lợi, Hải Phòng nhanh chóng trở thành đô thị lớn. Người có công trong việc lựa chọn vùng đất cửa sông Cấm để xây dựng thương cảng, mở mang sản xuất và buôn bán, thu hút thương nhân nước ngoài là Bùi Viện.

Khoảng giữa thế kỷ 19, sau khi bình định Nam Kỳ, thực dân Pháp bắt đầu thực hiện âm mưu xâm lược Bắc Kỳ. Để đối phó, triều đình nhà Nguyễn đã giao trọng trách cho Doãn Khuê, người đang phụ trách nha doanh điền sứ tỉnh Nam Định, nhiệm vụ xây dựng gấp Ninh Hải thành một cảng lớn có thể làm cửa ngõ cho cả xứ Bắc Kỳ thông thương với bên ngoài. Doãn Khuê đã giao việc khó khăn này cho Bùi Viện. Bùi Viện liền tổ chức một cuộc thị sát bến Ninh Hải, ông cho lập hai đồn binh, lập nha Hải Phòng, trạm thuế quan ở ngã ba sông Cấm và sông Tam Bạc. Những công việc này của Bùi Viên đã đặt nền móng cho sự ra đời và phát triển của đô thị và cảng biển Hải Phòng sau này.

Bùi Viện quê ở làng Trình Phố, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Ông sinh ra trong một gia đình nho học, nền nếp (Theo tài liệu của Trường Tân và Trọng Huấn). Năm 1867, Bùi Viện vừa tròn 18 tuổi, thi hương đỗ tú tài. Ông lại được gia đình cho vào kinh ăn học. Nhờ trí thông minh, ham học, chỉ một năm sau, Bùi Viện đã thi đỗ cử nhân. Trở về quê, Bùi Viện làm việc tại doanh điền sứ Nam Định. Trong khi đang chỉ huy việc xây dựng thương cảng ở Ninh Hải (tức Hải Phòng ngày nay), do tình hình chiến sự giữa quân đội Pháp và triều đình Nguyễn ngày càng căng thẳng. Bùi Viện được vua Tự Đức điều sang làm công tác ngoại giao.

Trước sự biến đổi nhanh của thời cuộc, vua Tự Đức đã nhận thấy chính sách bế quan toả cảngggg của tiên triều là lỗi thời, cần phải cải cách và duy tân đất nước, ông quyết định phái Bùi Viện, một người có đầu óc cấp tiến ra nước ngoài để học hỏi và xem xét tình hình. Tháng 7 năm 1873, Bùi Viện bái mạng vua lên đường, mang theo một số vàng bạc, tặng phẩm, hàng hoá xuống thuyền và cùng đoàn tuỳ tùng ra khơi.

Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển, trải qua sóng gió, nhờ có hoa tiêu giỏi, dày dạn kinh nghiệm đi biển, đã từng làm cho các tàu buôn ngoại quốc, con thuyền của sứ thầnnnn Việt Nam cập bến Hương Cảng an toàn. Ở đây, Bùi Viện tìm cách kết giao với vị lãnh sự quán Hoa Kỳ và nhờ giúp đỡ cho đoàn sang Mỹ. Bùi Viện nhận được thư giới thiệu của viên lãnh sự gửi cho bạn đang làm việc tại Nhà Trắng. Đoàn thuyền của sứ thầnnnn Việt nam tiếp tục cuộc hành trình qua Hoành Tân (Nhật Bản) đến Xan Phran -xi-xcô hết sức vất vả, rồi từ đây, thẳng đường đi Oa -sinh-tơn. Nhờ bức thư giới thiệu, ông đã làm thân được với các nhân vật trong chính giới Hoa Kỳ và sau gần một năm thì được tiếp kiến tổng thống Mỹ Grant. Tuy nhiên, đây chỉ là cuộc tiếp xúc không chính thức, vì không có Quốc thư nên không thể thương thuyết và quyết định các vấn đề quan hệ giữa hai nước do Bùi Viện nêu ra.

Sau thời gian về nước chịu tang mẹ, Bùi Viện vào Huế dâng nhiều bản tâu về các vấn đề xây dựng đội tuần dương và thương mại. Năm 1878, ông xin vua cho lập Chiêu thương Cục và được cử làm Thanh biện thương chánh, nhưng bất ngờ ông bị lâm bệnh và mất.

Chiêu thương Cục của Nhà nước phong kiến nhà Nguyễn được thành lập, làm nhiệm vụ chuyên trách việc buôn bán với nước ngoài, theo đề nghị của Bùi Viện, đã mở một chi điểm ở Ninh Hải. Chi điếm này sau trở thành phố Chiêu Thương (khu vực nhà máy xi măng hiện nay) rất sầm uất.

Những năm tiếp theo, Chiêu Thương quán ở Ninh Hải đã thu hút một số đông các nhà buôn người Việt, Hoa đến sinh cơ lập nghiệp, mở cửa hàng buôn bán. Một trong những mặt hàng buôn bản chủ yếu lúc này là thóc gạo, lâm -thổ-thuỷ-hải sản. Từ đó, bộ mặt phố xá ở khu vực ngã ba sông Tam Bạc và sông Cấm dần dần thay đổi. Hoạt động buôn bán nhộn nhịp đông vui, nhà cửa mọc lên san sát. Đó là những cơ sở khởi thuỷ cho việc hình thành nên thành phố Cảng Hải Phòng sau này. Ý nguyện của Bùi Viện đã trở thành hiện thực.

Bùi Viện là người có công lớn trong việc lựa chọn vùng đất Hải Phòng ngày nay để xây dựng cảng biển và đô thị mới cho đất nước. Nên chăng, thành phố chúng ta cần có một đường phố, hay một công trình văn hoá - nghệ thuật mang tên ông, để đạo lý Uống nước nhớ nguồn của người Hải Phòng càng thêm sáng đẹp.

(Sưu tầm)

_____________________________________________________________________________________

Xem chi tiết trên http://www.haiphong
Chữ ký của nh0c_0nlin3_92




 

Lịch sử Hải Phòng quê tôi !

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT :: VĂN HOÁ - NGHỆ THUẬT VIỆT NAM :: Lễ hội dân gian-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất