CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Tư sản dân quyền
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 


 

 Cùng đọc với mình nhé

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : 1, 2  Next
Cùng đọc với mình nhé I_icon_minitimeSun Feb 21, 2010 9:36 am

tyt_nnl_3994
Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...

ĐIỀU HÀNH VIÊN

tyt_nnl_3994

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Họ & tên Họ & tên : [...La Li La Li...]
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Ban Điều Hành Diễn đàn
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Cùng đọc với mình nhé 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Cùng đọc với mình nhé 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 16/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 346
Đến từ Đến từ : THPT Chu Văn An- Hà Nội
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...
Điểm thành tích Điểm thành tích : 2476
Được cám ơn Được cám ơn : 2046

Bài gửiTiêu đề: Cùng đọc với mình nhé

 
Hiền lành là mạnh nhất (Phần 1)
Một sư hỏi Phật: Cái gì mạnh nhất và cái gì sáng tỏ nhất?
Phật nói:
Hiền lành là mạnh nhất.

Jesus nói, 'Người hiền lành là người được ân huệ, họ sẽ kế thừa trái đất này.' Phát biểu này có vẻ ngớ ngẩn, với người hiền lành sao? - họ chưa bao giờ đủ để kế thừa trái đất. Và chúng ta không thể quan niệm được rằng họ sẽ có khả năng kế thừa trái đất này. Nhưng Jesus đang nói điều gì đó rất chân lí: Người hiền lành là được ân huệ.

Và khi ông ấy nói họ sẽ kế thừa trái đất, ông ấy đang nói cùng thông điệp mà Phật nói. Hiền lành là mạnh nhất - đó là nghĩa của ông ấy khi ông ấy nói họ kế thừa trái đất.

Hiền lành là mạnh, nhưng mạnh bây giờ ngụ ý hoàn toàn khác. Hiền lành là mạnh bởi vì bây giờ chẳng có ai chống lại bạn. Hiền lành là mạnh bởi vì bạn không còn tách rời khỏi cái toàn thể - và cái toàn thể mới mạnh. Hiền lành là mạnh bởi vì bạn không còn tranh đấu, và không có cách nào để bạn bị thất bại. Hiền lành là mạnh, bởi vì với cái toàn thể bạn đã chinh phục được. Mọi thắng lợi đều là với cái toàn thể. Hiền lành là mạnh bởi vì bạn đang cưỡi trên con sóng của cái toàn thể. Bây giờ không có khả năng nào cho bạn bị thất bại.
Điều đó có vẻ như nghịch lí, bởi vì người hiền lành là người không muốn chinh phục. Người hiền lành là người sẵn sàng bị thất bại. Lão Tử nói, 'Không ai có thể đánh bại ta bởi vì ta đã chấp nhận thất bại rồi. Bây giờ làm sao ông có thể đánh bại được người đã thất bại? Lão Tử nói, 'Không ai có thể đánh bại được ta bởi vì ta đang đứng ở vị trí người cuối cùng trên thế giới này. Ông không thể đẩy ta ra lại đằng sau thêm nữa - không có chỗ "sau nữa". Ta là người cuối cùng rồi.' Jesus cũng nói, 'Những người đứng cuối cùng trên thế giới này sẽ là người đầu tiên trong vương quốc thượng đế.'

Những người ở cuối cùng mà sẽ là người đầu tiên sao? Điều đó dường như không thể có được trên thế giới này. Trong thế giới này, những người năng nổ, người bạo hành, đều có xu hướng có quyền lực, có xu hướng thắng lợi. Bạn sẽ thấy những người điên nhất ở những vị trí quyền lực nhất, bởi vì để đạt tới điểm đó người ta gần như phải phát rồ vì quyền lực, phải cạnh tranh tới mức đó. Cạnh tranh tàn bạo tới mức làm sao người hiền lành có thể đạt tới trạng thái quyền lực được? Không... nhưng điều đó không phải là ý nghĩa.

Khi Phật nói, Hiền lành là mạnh nhất, ông ấy đang nói bạn không thể đánh bại được người hiền lành bởi vì người đó không có ham muốn chinh phục. Bạn không thể ép buộc được người hiền lành phải là người thất bại bởi vì người đó chưa bao giờ muốn thành công cả. Bạn không thể ép buộc người hiền lành phải là người nghèo, bởi vì người đó không có ham muốn là người giầu. Nghèo là giầu của người đó. Không phải là bất kì ai đặc biệt chính là cách sống của người đó. Là không ai cả chính là phong cách sống của người đó.

Bạn có thể lấy được gì từ người đó? Người đó không có cái gì cả. Người đó không thể bị lừa, người đó không thể bị cướp. Thực tế, người đó không thể bị phá huỷ bởi vì người đó đã buông xuôi cái có thể bị phá huỷ. Người đó không có cái ngã, không có bản ngã của riêng mình.

Chuyện xảy ra khi Alexander quay trở về từ Ấn Độ, ông ta muốn đem theo một sannyasin về cùng. Khi ông ta tới chinh phục Ấn Độ, thầy ông ta, triết gia vĩ đại Aristotle, đã bảo ông ấy, 'Khi bệ hạ quay trở về, xin hãy đem về cho ta một món quà. Ta muốn thấy một sannyasin từ Ấn Độ.' Đó là cái gì đó rất nguyên bản của phương Đông. Đóng góp đó thuộc về phương Đông. Phương Tây đã cho những chiến binh vĩ đại, phương Đông đã cho những sannyasin vĩ đại. Aristotle bị mê mải với chính ý tưởng về tính chất sannyas, nó là gì.

Alexander, khi quay về, mới nhớ ra. Ông ta dò hỏi. Mọi người của làng nơi ông ta trú lại đã bảo ông ấy, 'Vâng, có một sannyasin đấy, nhưng chúng tôi nghĩ rằng ông ấy sẽ không thể đem ông ấy lại được đâu.' Ông ta cười to vào sự ngu xuẩn của dân làng, bởi vì ai có thể ngăn cản được Alexander? Ông ta nói, 'Nếu ta muốn đem Himalaya tới, ngay cả chúng cũng sẽ theo ta. Cho nên các ông bà đừng lo, hãy nói cho ta chỗ ông ấy ở.' Họ bảo cho ông ấy.

Người này là một nhà tu khổ hạnh trần trụi, một người trần trụi đang đứng ngay bên bờ sông bên ngoài làng... một người đẹp. Dandamis là tên ông ta - đó là cách các nhà viết sử của Alexander đã nhớ tới ông ta. Hai lính được phái tới. Họ bảo sannyasin này, 'Alexander Đại đế muốn ông đi theo ông ấy. Ông sẽ là vị khách hoàng gia. Bất kì cái gì ông cần đều sẽ được chu cấp đầy đủ, mọi tiện nghi sẽ được làm thành có thể. Xin ông hãy chấp nhận lời mời.'

Người trần trụi này bắt đầu cười. Ông ta nói, 'Ta đã vứt bỏ mọi sự lang thang rồi. Ta không đi đâu thêm nữa. Ta đã về nhà.'

Họ nói, 'Đừng ngu si. Alexander vĩ đại có thể buộc ông phải đi. Nếu ông không đi như vị khách, ông sẽ đi như tù nhân. Chọn lựa là phần của ông. Bằng cách nào đi chăng nữa thì ông cũng phải đi.'

Ông ta lại bắt đầu cười. Ông ta nói, 'Ta đã vứt bỏ mọi thứ mà có thể bị cầm tù. Không ai có thể làm ta thành tù nhân được. Ta là tự do.'

Đích thân Alexander tới. Ông ta tuốt gươm ra và ông ta bảo sannyasin, 'Nếu ông không đi cùng ta, lưỡi gươm này đang ở đây và ta sẽ chặt đầu ông.'

Sannyasin này nói, 'Ông có thể làm được điều đó. Thực tế ta đã làm điều đó rồi. Ta đã đích thân chặt đầu ta rồi. Và nếu ông chặt đầu ta, ông sẽ thấy nó rơi xuống đất và ta cũng sẽ thấy nó rơi xuống đất, bởi vì ta đã trở thành nhân chứng.'

Tương truyền rằng Alexander không thể nào thu được dũng cảm để giết chết con người này. Ông ấy hạnh phúc thế, ông ấy bạo dạn thế, ông ấy phúc lạc thế.

Khi Phật nói, hiền lành là mạnh nhất, ông ấy ngụ ý người không tồn tại như bản ngã là người hiền lành. Người không tồn tại như bản ngã không thể bị chinh phục, không thể bị đánh bại, không thể bị tiêu diệt. Người đó đã vượt ra ngoài.

Bằng cách vượt ra ngoài bản ngã, bạn vượt ra ngoài cái chết. Bằng việc vượt ra ngoài bản ngã, bạn vượt ra ngoài thất bại. Bằng việc vượt ra ngoài bản ngã, bạn vượt ra ngoài sự bất lực. Đây là khái niệm hoàn toàn khác về mạnh - mạnh của sannyasin.

Mạnh này không bắt nguồn từ xung đột. Mạnh này không được tạo ra từ cọ sát. Bạn nói điện được tạo ra từ cọ sát. Bạn có thể tạo ra điện từ việc cọ sát, bạn có thể tạo ra lửa từ cọ sát. Nếu bạn xoa hay tay, chúng sẽ trở nên nóng. Có sức mạnh thoát ra từ cọ sát - bởi xung đột. Và có sức mạnh bắt nguồn từ cộng tác - không bởi cọ sát mà bởi hài hoà. Đó là điều Phật nói - 'Người trong hài hoà với đạo là người vĩ đại.' Người trong hài hoà với đạo là mạnh. Nhưng trong hài hoà với đạo, người ta phải là người hiền lành.

Người được ân huệ là người hiền lành. Chắc chắn họ sẽ kế thừa trái đất này. Lịch sử sẽ không bao giờ biết về họ, bởi vì lịch sử chẳng liên quan gì tới họ cả. Lịch sử chỉ biết tới cọ sát, lịch sử chỉ biết tới tai hoạ. Lịch sử chỉ biết tới các lái buôn tai hoạ. Lịch sử chỉ biết tới người điên - bởi vì lịch sử chỉ ghi lại khi cái gì đó đi sai. Khi mọi thứ tuyệt đối trong hài hoà, nó ở ngoài thời gian và cũng ở ngoài lịch sử.

Lịch sử không tường trình nhiều về Jesus - thực tế chẳng có gì cả. Nếu Kinh Thánh mà không có trong sự tồn tại, thì đã không có bản ghi nào về Jesus cả. Và tôi muốn nói cho bạn rằng nhiều người như Jesus đã tồn tại, nhưng chúng ta không có bản ghi nào về họ cả. Lịch sử chưa bao giờ ghi chú thích nào. Họ hiền lành, họ im lặng, họ trong hoà hợp, sâu trong hài hoà tới mức thậm chí không một gợn sóng được tạo ra quanh họ. Họ tới rồi họ đi, và họ thậm chí đã không để lại dấu chân nào.

Lịch sử đã không ghi lại chư phật. Đó là lí do tại sao khi bạn nghe nói về vị Phật hay Mahavira hay Zarathustra, họ có vẻ như các nhân vật huyền thoại, không mang tính lịch sử. Dường như là họ chưa bao giờ tồn tại, hay họ chỉ tồn tại trong giấc mơ của con người, hay họ chỉ tồn tại trong thơ ca của vài người lãng mạn, tưởng tượng. Họ trông như người được thoả ước. Họ trông như cách con người muốn con người phải là vậy... nhưng không thực tế. Họ đã là người thực đấy. Họ thực tới mức không dấu vết nào được để lại đằng sau họ.

Chừng nào bạn còn chưa tạo ra được tai hoạ nào đó, bạn sẽ không để lại chữ kí của mình trong lịch sử. Đó là lí do tại sao lịch sử chỉ ghi lại chính trị, bởi vì chính trị là cơ chế của tai hoạ. Chính khách là trong xung đột. Người tôn giáo sống trong hài hoà. Người đó sống như cây cối. Ai ghi lại cây cối? Người đó sống như dòng sông. Ai ghi lại dòng sông? Người đó đi như mây. Ai bận tâm tới mây?

Người hiền lành là người trong hài hoà. Và Phật nói người đó là người mạnh nhất. Nhưng khái niệm mạnh này là hoàn toàn khác. Để hiểu nó, cũng tốt là cần nhớ vài điều.
p/S:Hiền lành là mạnh bởi chẳng có ai chống lại bạn. Hiền lành là mạnh bởi vì bạn không còn tách rời khỏi cái toàn thể - và cái toàn thể mới mạnh. ;dangiu ;dangiu
Chữ ký của tyt_nnl_3994





Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (3 votes)


Cùng đọc với mình nhé I_icon_minitimeSun Feb 21, 2010 9:38 am

tyt_nnl_3994
Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...

ĐIỀU HÀNH VIÊN

tyt_nnl_3994

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Họ & tên Họ & tên : [...La Li La Li...]
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Ban Điều Hành Diễn đàn
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Cùng đọc với mình nhé 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Cùng đọc với mình nhé 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 16/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 346
Đến từ Đến từ : THPT Chu Văn An- Hà Nội
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...
Điểm thành tích Điểm thành tích : 2476
Được cám ơn Được cám ơn : 2046

Bài gửiTiêu đề: Re: Cùng đọc với mình nhé

 
Hiền lành là mạnh nhất (Phần 2)
Ở Nhật Bản họ có một khoa học hay - aikido (nhu thuật). Từ 'aikido' bắt nguồn từ từ 'ki' (khí). 'Ki' nghĩa là lực. Cùng từ này trong tiếng Trung Quốc là 'chi'. Từ 'chi' mà có t'ai chi (Thái khí) - cái đó nữa cũng ngụ ý lực. Từ tương đương với ki và chi trong tiếng Ấn Độ là từ 'prana'. Đó là một khái niệm hoàn toàn khác về lực.

Trong aikido họ dạy rằng khi ai đó tấn công bạn, đừng ở vào thế xung đột với người đó - ngay cả khi ai đó tấn công bạn. Hãy hợp tác với người đó. Điều này có vẻ như không thể được, nhưng người ta có thể học được nghệ thuật này. Và khi bạn đã học được nghệ thuật này, bạn sẽ cực kì ngạc nhiên rằng điều đó xảy ra - bạn có thể hợp tác ngay cả với kẻ thù của mình. Khi ai đó tấn công bạn, aikido nói hãy đi cùng người đó.

Thông thường, khi ai đó tấn công bạn, bạn trở nên cứng rắn, bạn trở nên cứng ngắc. Bạn đang trong xung đột. Aikido nói thậm chí hãy nhận sự tấn công theo cách rất đáng yêu. Hãy tiếp nhận nó. Nó là món quà từ kẻ thù. Người đó đang đem năng lượng lớn tới cho bạn. Hãy tiếp nhận nó, hấp thu nó, đừng xung đột.

Lúc ban đầu điều đó có vẻ như không thể nào được. Làm sao được? Bởi vì trong hàng thế kỉ chúng ta đã được dạy về một ý tưởng lực, và đó là ý tưởng về xung đột, cọ sát. Chúng ta chỉ biết một lực và đó là của tranh đấu. Chúng ta chỉ biết một lực, và đó là của không, nói không.

Bạn có thể quan sát điều đó ngay cả trong trẻ nhỏ. Khoảnh khắc đứa trẻ bắt đầu trở nên độc lập chút ít, nó bắt đầu nói không. Người mẹ nói, 'Không đi chơi.' Nó nói, 'Không, con cứ đi.' Người mẹ nói, 'Im đi.' Nó nói, 'Không. Con muốn hát và nhảy.' Sao nó lại nói không? Nó đang học con đường của lực. 'Không' tạo cho nó một lực.

Aikido nói, 'hãy nói có'. Khi kẻ thù tấn công bạn, hãy chấp nhận điều đó như món quà. Hãy tiếp nhận nó, hãy trở thành xốp. Đừng trở thành cứng nhắc. Hãy trở thành linh động nhiều nhất có thể được. Hãy tiếp nhận món quà này, hấp thu nó, và năng lượng từ kẻ thù sẽ bị mất và bạn sẽ trở thành người sở hữu nó. Sẽ có cú nhảy năng lượng từ kẻ thù sang bạn.
Vị thầy về aikido, dù không đánh nhau, vẫn chinh phục. Thầy chinh phục bằng việc không đánh nhau. Thầy cực kì hiền lành, khiêm tốn. Kẻ thù bị phá huỷ bởi thái độ riêng của người đó. Người đó đang tạo ra đủ chất độc cho bản thân mình; không có nhu cầu để bạn giúp người đó. Người đó mang tính tự tử. Người đó tự tử bằng việc tấn công. Không có nhu cầu cho bạn đánh nhau với người đó.

Thỉnh thoảng bạn hãy thử điều đó đi. Bạn đã quan sát nó - cùng hiện tượng này xảy ra theo nhiều cách. Bạn thấy người say bước đi trên đường, và thế rồi anh ta ngã xuống cống. Nhưng anh ta lại không bị thương. Đến sáng bạn sẽ thấy anh ta đi tới văn phòng, hoàn toàn mạnh khoẻ và ổn thoả. Cả đêm anh ta đã nằm trong cống. Anh ta ngã, nhưng anh ta lại không làm gẫy xương sườn của mình hay xương ống, anh ta không bị gãy xương. Bạn ngã - và bạn lập tức bị gãy xương. Điều gì xảy ra khi người say ngã? Người đó ngã toàn bộ thế, người đó đi cùng điều đó. Người đó say, người đó không thể kháng cự lại được.

Người ta kể về Trang Tử... Ông ấy bắt gặp một tai nạn. Chiếc xe bò kéo bị lộn ngược, rơi xuống mương. Người lái xe bị thương nặng lắm, người chủ cũng bị thương; ông ta bị gẫy xương. Nhưng người say cũng đi trên chiếc xe bò đó cùng người chủ. Anh ta lại không bị thương chút nào. Anh ta thậm chí không nhận biết về điều đã xảy ra, anh ta đang ngáy. Anh ta ngã ra trên đất. Những người khác đều kêu khóc còn anh ta ngủ say. Trang Tử nói, 'Thấy điều này, ta hiểu điều Lão Tử ngụ ý khi ông ấy nói "hãy buông bỏ".'

Trẻ em đang làm điều này mọi ngày. Bạn quan sát trẻ em mà xem. Cả ngày chúng ngã chỗ này chỗ nọ, nhưng chúng lại không bị thương. Bạn làm cùng điều đó mà xem. Điều đó sẽ là không thể được đối với bạn - bạn sẽ phải bị đưa vào bệnh viện. Trong một ngày, hai mươi bốn giờ, bạn sẽ bị đưa vào bệnh viện. Trẻ em ngã trong sự hoà điệu. Khi chúng ngã chúng không kháng cự lại, chúng không chống lại việc ngã, chúng không cố gắng tự bảo vệ mình. Chúng không thành cứng nhắc. Thực tế, chúng ngã theo cách rất thảnh thơi.

Aikido - nhu thuật, t'ai chi - thái khí, hay điều Jesus gọi là sự hiền lành, điều Phật gọi là sự hiền lành, tuỳ thuộc vào cùng một nguyên lí - nguyên lí về sự hài hoà.

Bạn vẫn thử nó trong cuộc sống của mình đấy; bạn vẫn thử trong những thực nghiệm nhỏ. Ai đó tát vào mặt bạn. Hãy thử hấp thu nó, đón nhận nó. Hãy cảm thấy sung sướng rằng người đó đã xả ra năng lượng lên mặt bạn - và xem điều đó cảm thấy thế nào. Bạn sẽ có một cảm giác khác toàn bộ. Và điều đó đã xảy ra nhiều lần mà không có nhận biết. Một người bạn tới và vỗ lưng bạn. Bạn không biết đấy là ai - thế rồi bạn nhìn. Anh ta là bạn và bạn cảm thấy sung sướng. Đó là cái vỗ bạn bè. Bạn nhìn lại sau và anh ta là kẻ thù, và bạn cảm thấy bị tổn thương.

Phẩm chất của cái vỗ lập tức thay đổi cùng thái độ của bạn. Nếu đấy là người bạn thì bạn chấp nhận điều đó. Điều đó là đẹp, nó là việc đáng yêu. Nếu người đó là kẻ thù, thế thì điều đó không đáng yêu, điều đó đầy căm ghét. Cái vỗ vẫn vậy thôi, năng lượng vẫn vậy, cùng tác động của năng lượng, nhưng thái độ của bạn thay đổi.

Bạn có thể quan sát điều đó nhiều lần. Ngay bây giờ trời đang mưa. Bạn sắp trở về nhà. Bạn có thể nhận điều đó theo cách nhu thuật aikido, hay bạn có thể nhận nó theo cách bình thường. Cách bình thường là ở chỗ bạn sẽ thấy rằng quần áo sẽ mình bị ướt, hay bạn có thể bị cảm, hay điều này có thể xảy ra, hay điều nọ có thể xảy ra. Và bạn sẽ đối lập với cơn mưa. Bạn sẽ chạy về nhà trong tâm trạng xấu, đối kháng.

Điều này đã xảy ra nhiều lần rồi. Bạn thử nhu thuật aikido. Bạn thảnh thơi, bạn tận hưởng giọt mưa rơi lên mặt mình. Nó cực kì đẹp. Nó dịu dàng thế, sạch sẽ thế, khoan khoái thế. Cái gì sai trong việc quần áo bạn bị ướt nào? Sao lại lo lắng về điều đó thế? Chúng có thể khô đi chứ. Nhưng sao lại bỏ lỡ cơ hội này? Trời đang hội nhập với đất. Sao lại bỏ lỡ cơ hội này? Sao không nhảy múa với nó?

Đừng vội vàng và đừng chạy. Hãy đi chậm, tận hưởng. Hãy nhắm mắt lại và cảm thấy giọt nước rơi lên mi mắt mình, lăn trên khuôn mặt mình. Hãy cảm thấy việc chạm của nó. Hãy chấp nhận nó... món quà của bầu trời. Và bỗng nhiên bạn sẽ thấy - nó đẹp thật, và bạn chưa bao giờ nhìn vào nó theo cách đó.

Hãy thử điều đó trong những kinh nghiệm sống bình thường. Xung đột thì bạn bao giờ cũng ở trong nó rồi. Bây giờ hãy thử hoà hợp. Và bỗng nhiên bạn sẽ thấy - toàn thể ý nghĩa thay đổi. Thế thì bạn không còn trong đối kháng với tự nhiên. Bỗng nhiên mặt trời mọc lên, mây đã biến mất, và ánh sáng vĩ đại rơi xuống khuôn mặt bạn. Hãy nhận lấy nó một cách thoải mái, nhận lấy nó như món quà tình yêu từ mặt trời. Nhắm mắt lại, hấp thu nó. Hãy uống ánh sáng này. Hãy cảm thấy hạnh phúc, được ân huệ. Và bạn sẽ thấy - đó là một năng lượng khác toàn bộ.

Bằng không thì bạn bắt đầu vã mồ hôi. Bạn có thể vẫn vã mồ hôi, bởi vì nhiệt là nhiệt, nhưng sâu bên dưới ý nghĩa đã thay đổi. Bây giờ bạn vã mồ hôi, nhưng bạn cảm thấy vui vẻ. Chẳng có gì sai trong việc vã mồ hôi. Nó lau sạch bạn, nó đem chất độc ra ngoài, nó làm thoát chất độc từ thân thể ra. Nó là ngọn lửa làm thuần khiết. Chỉ mỗi thái độ...

Hiền lành là mạnh nhất.

Và hiền lành nghĩa là thái độ của không cọ sát, không xung đột... thái độ của hài hoà. 'Mình không có, mỗi thượng đế có' chính là điều về hiền lành. 'Mình không có, mỗi thượng đế có' - đó là ý nghĩa của hiền lành.

Thông thường chúng ta sống qua bản ngã và chúng ta khổ sở. Và bản ngã cứ diễn giải sai. Đêm hôm qua tôi mới đọc một giai thoại hay:

Vài năm trước một nghị sĩ thuộc Uỷ ban đối nội tới thăm một vùng bảo tồn người da đỏ ở Arizona, tại đó ông ta đã làm một bài diễn văn đầy những hứa hẹn về những điều tốt hơn, như các chính khách thì bao giờ cũng làm vậy. 'Chúng ta sẽ thấy,' ông ta nói, 'một kỉ nguyên cơ hội mới cho người da đỏ.' Nghe điều này những người da đỏ la hét vang 'Hoya! Hoya!'

Được động viên, vị nghị sĩ tiếp tục, 'Chúng tôi hứa sẽ làm trường học và huấn luyện kĩ thuật tốt hơn.' 'Hoya! Hoya!' thính giả lại reo vang với nhiều nhiệt tình. 'Chúng tôi cam kết có bệnh viện và trợ giúp thuốc men tốt hơn,' vị nghị sĩ nói. 'Hoya! Hoya!' người da đỏ lại kêu lên.

Với nước mắt lăn dài trên gò má, vị nghị sĩ chấm dứt, 'Chúng tôi tới với các bạn như những người bình đẳng, như những người anh em, cho nên hãy tin cậy vào chúng tôi.' Không khí rung lên với tiếng 'Hoya! mạnh và dài'

Rất lấy làm thoả mãn bởi sự đón tiếp này, vị nghị sĩ bắt đầu chuyến đi thăm khu bảo tồn. 'Tôi thấy các bạn có giống bò gia súc tốt ở đây,' ông ta nói. 'Tôi có thể xem xét chúng được không?'

'Nhất định rồi, hãy đi theo lối này,' viên tộc trưởng nói, 'nhưng phải cẩn thận đừng có dẫm vào hoya đấy.'

Bảng ngã chỉ là hoya thôi, sự hiểu lầm. Nó không tồn tại - vậy mà nó lại là thứ bẩn thỉu nhất có thể có. Chính ý tưởng rằng 'Ta tách rời với sự tồn tại', là bẩn thỉu. Chính ý tưởng rằng 'Ta phải tranh đấu với cội nguồn năng lượng riêng của mình', là ngu xuẩn và ngớ ngẩn.

Nhưng thỉnh thoảng, điều gì xảy ra? - bạn dường như chinh phục. Đó là việc diễn giải sai. Khi bản ngã bạn thấy rằng nó đang chinh phục, đấy không phải là bản ngã đang chinh phục đâu. Trong thực tế, điều đó chỉ là sự trùng hợp mà thôi. Đôi khi bạn định đi sang trái và toàn thể sự tồn tại cũng đi sang trái - bạn trùng lặp. Nhưng bạn lại tưởng bạn đang thành công, bạn nghĩ, 'Mình đang thu được sức mạnh.' Chẳng chóng thì chầy bạn sẽ trong rắc rối, bởi vì nó không phải bao giờ cũng vậy. Nó có thể bao giờ cũng vậy chỉ nếu bạn hiền lành.

Người hiền lành trở nên nhạy cảm tới mức người đó không bao giờ chống lại cái toàn thể. Người đó bao giờ cũng nhạy cảm để cảm thấy nơi cái toàn thể đang đi. Người đó cưỡi lên ngựa và đi cùng ngựa. Người đó không cố gắng chỉ hướng cho ngựa. Người đó tin cậy vào ngựa.

Chuyện xảy ra:

Với tiếng phanh ken két, viên sĩ quan dừng chiếc xe mô tô lại quát một đứa nhỏ đang chơi trên cánh đồng, 'Ta nói, cu con, cháu có thấy chiếc máy bay rơi đâu đó gần đây không?'

'Không, thưa bác,' đứa trẻ đáp, cố gắng giấu chiếc súng cao su. 'Cháu chỉ bắn vào cái chai trên hàng rào thôi.'

Đứa trẻ nhỏ có thể được tha thứ. Nó sợ rằng có thể bởi vì súng cao su của nó mà chiếc máy bay đã bị rơi. Nó có thể được tha thứ nếu nó giấu chiếc súng cao su của mình. Nhưng đây là điều cái gọi là các cá tính vĩ đại của bạn đang làm. Đó là điều tất cả các bản ngã đang làm. Họ cứ cho rằng mọi sự xảy ra bởi vì họ.

Chuyện xảy ra:

Hạn hán giáng xuống miền quê, và cha xứ của nhà thờ cầu nguyện xin mưa. Mưa tới như thác đổ tới mức ngập lụt kéo tới. Một nhóm cứu hộ trên chiếc thuyền phát hiện ra cha xứ đang ngồi trên mái nhà nhìn dòng xoáy nước trôi qua. 'Lời cầu nguyện của ông đã được đáp ứng,' một người kêu lên.

'Vâng,' người bị bỏ rơi nói. 'Tôi hình dung nó không xấu cho nhà thờ nhỏ như của chúng tôi.'

Đôi khi lời cầu nguyện của bạn được đáp ứng - không phải bởi vì lời cầu nguyện của bạn đâu, chỉ bởi vì sự trùng hợp mà cái toàn thể cũng đi theo đường đó thôi, đi theo hướng đó thôi. Lời cầu nguyện của bạn ngẫu nhiên trùng hợp. Đôi khi nỗ lực của bạn được đáp ứng bởi vì chúng trùng hợp ngẫu nhiên. Bản ngã mang tính ngẫu nhiên. Bạn cứ thu thập bản ngã mình chỉ từ những sự trùng hợp ngẫu nhiên.

Nhưng điều này không phải bao giờ cũng xảy ra, đó là lí do tại sao người ta cảm thấy khổ. Một ngày nào đó bạn thành công, ngày khác bạn thất bại. Và bạn không thể hình dung được điều đó - cái gì xảy ra? Một trí tuệ vĩ đại thế, một con người vĩ đại thế của hiểu biết, quyền lực, sức mạnh, logic, suy luận - mà lại thất bại sao? Điều gì đang xảy ra? Bạn không thể tin được vào nó, bởi vì ngay bây giờ nó đang thành công.

Bản ngã bao giờ cũng trong rắc rối bởi vì không thể bao giờ cũng có trùng hợp được. Đôi khi bạn đi cùng với cái toàn thể, một cách không chủ ý; đôi khi bạn không đi cùng với cái toàn thể. Khi bạn đi cùng với cái toàn thể, bạn thành công. Cái toàn thể bao giờ cũng thành công, bạn không bao giờ.

Trích từ "Kỉ luật của siêu việt - Tập 2"
P/S:Khi bạn đi cùng với cái toàn thể, bạn thành công. Cái toàn thể bao giờ cũng thành công, bạn không bao giờ.
Chữ ký của tyt_nnl_3994





Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (3 votes)


Cùng đọc với mình nhé I_icon_minitimeSun Feb 21, 2010 9:43 am

tyt_nnl_3994
Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...

ĐIỀU HÀNH VIÊN

tyt_nnl_3994

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Họ & tên Họ & tên : [...La Li La Li...]
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Ban Điều Hành Diễn đàn
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Cùng đọc với mình nhé 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Cùng đọc với mình nhé 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 16/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 346
Đến từ Đến từ : THPT Chu Văn An- Hà Nội
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...
Điểm thành tích Điểm thành tích : 2476
Được cám ơn Được cám ơn : 2046

Bài gửiTiêu đề: Re: Cùng đọc với mình nhé

 
Minh triết trong vốn trí tuệ và tâm linh của chúng ta không tách rời minh triết nhân loại bao gồm minh triết của nhiều nền văn minh, nhiều khu vực văn hóa, tôn giáo.... Ngay trong bản thân minh triết lưu hành ở Việt Nam có thể tìm thấy nhiều vết tích vang vọng của minh triết những nền ván hoá, văn minh khác. Người Việt không thể không tìm hiểu minh triết của những nền văn hoá khác. Công việc này giúp chúng ta thấy được rõ hơn, tinh tế hơn bản sắc riêng của mình. Đồng thời thấy được tính phổ quát của minh triết, thấy dược cái chung giữa ta và người, Cũng có thể xem đây là một sự chuẩn bị tinh thần đi vào con đường hội nhập.

Nghiên cứu minh triết ở Việt Nam bắt đầu bằng sự tổng kiểm kê và sưu tầm bổ sung những viên ngọc quý của Minh triết hiện đương rải rác khắp nơi. Chỉ có những viên ngọc quý trong ca dao tục ngữ là được sưu tầm tương đối đầy đủ, tuy vậy chưa được nghiên cứu sâu sắc ở "mặt cắt" minh triết, vả chăng vẫn còn sót ca dao tục ngữ của những dân tộc anh em.

Minh triết của Đạo giáo đã được những học giả nghiên cứu khá sâu nhưng chưa được phổ cập. Có một vốn minh triết nữa rất quan trọng: đó là những suy nghĩ, những bài học minh triết được rút ra từ hoạt động của những người hoạt động chính trị và xã hội, những người làm công tác lãnh đạo, quản lý, những doanh nhân, những người hoạt động tôn giáo- họ là những người trực tiếp và thường xuyên vật lộn với thực tiễn Việt Nam.

Minh triết văn hóa Việt trước hết là 3 nguồn Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo trong "tam giáo đồng nguyên" thời cổ.
Trong thời đại Hồ Chí Minh, minh triết Hồ chí Minh với sức thấm sâu, lan tỏa rộng trong lòng dân là một nguồn trung tâm trong đa nguồn minh triết Việt.

Có lần kể 'lục giáo'của Nguyễn Khắc Viện cho họa sĩ Lê Bá Đảng, tôi hỏi 'giáo' nào là quan trọng hơn cả. Ông cười và trả lời: 'Việt giáo là quan trọng nhất'. Không khỏi liên tưởng đến một câu nói của Hồ Chí Minh: 'Đảng của tôi là Đảng Việt Nam'. Câu nói này góp phần làm sáng tỏ gốc nguồn của minh triết Hồ Chí Minh.

Minh triết bao giờ cũng gắn với những giá trị. Có một giá trị căn cốt của minh triết mọi nơi và mọi thời: nói đi đôi với làm". Đây là giá trị của những giá trị: không có nó, tất cả những giá trị khác khó mà bền vững và dù cao siêu, tốt đẹp đến đâu, dễ trở thành "nói suông", tức là số không. "Nói đi đôi với làm" là một giá trị hằng hữu của minh triết Hồ Chí Minh.

Từ năm 1927, trong cuốn Đường cách mệnh của Nguyễn Ái Quốc, trong 23 điều phải có về tư cách của người cách mệnh thì điều thứ 10 là "Nói thì phải làm". Điều thứ 10 này đã được nhấn mạnh bằng mệnh lệnh thức. Trong cuốn "Sửa đổi lối làm việc" (1947) quan hệ phải có giữa "nói và làm" được khẳng định thông qua quan hệ phải có giữa " lý luận và thực hành".:

- "Lý luận phài đem ra thực hành..."

- "Lý luận cũng như cái tên (hoặc viên đạn). Thực hành cũng như cái đích để bắn. Có tên mà không bắn, hoặc bắn lung tung thì cũng như không có tên"

- "Lý luận cốt áp dụng vào thực tế. Chỉ học thuộc lòng, để đem lòe thiên hạ thì lý luận ấy cũng vô ích."

Giữa nói và làm Hồ Chí Minh nhấn mạnh vào "làm":

- ..."miệng nói, tay làm"... "Phải thật thà nhúng tay vào việc"

- "Nói ít, làm nhiều"

- "Các việc đáng làm, thì có khó mấy cũng cố chịu quyết làm cho kỳ được."

- "Nói miệng, ai cũng làm được. Ta cần phải thực hành..."

- "Trong Đảng ta, có một số người... chỉ biết nói là nói, nói giờ này qua giờ khác, ngày này qua ngày khác. Nhưng một việc gì thiết thực không làm được. Những người như thế cũng không thể dùng vào công việc thực tế..."

Bác đã nói thì làm. Và làm thực sự...
Ngay sau Cách mạng tháng tám 1945, nạn đói vẫn đe dọa. " Với cương vị Chủ tịch nước, Bác kêu gọi: "... Tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước, và tôi xin thực hành trước: cứ mười ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ăn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo...

"Chuyện kể rằng có một lần Tiêu Văn - trung tướng trong quân đội Tưởng Giới Thạch - mời chiêu đãi Bác đúng vào bữa cơ quan nhịn ăn để cứu đói. Khi Bác dự tiệc về , anh em báo cáo với Bác rằng phần gạo của Bác đã cho vào hũ gạo cứu đói rồi. Vậy mà Bác vẫn quyết định "nhịn bù" một bữa vào ngày hôm sau"[1]

Hồ Chí Minh đăt cao yêu cầu làm gương mẫu cho mọi người noi theo: "một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền" (Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 1, tr.253).

Chúng ta đều biết chỉ qua hành động, qua "nhúng tay vào việc", qua lăn lưng ra làm mới trở thành gương mẫu. Xưa nay chưa có ai chỉ bằng "lời nói" mà trở thành gương mẫu. Có một mối liên hệ sâu sắc giữa tư tưởng phát huy sức cảm hóa của những "tấm gương sống" và tư tưởng biểu dương "người tốt, việc tốt"của Hồ Chí Minh. Những "tấm gương sống", những "người tốt" có sức thuyết phục hồn nhiên và sâu sắc vì họ là hiện thân của công việc, của lao động, của thực hành, của "miệng nói tay làm", của " nói ít làm nhiều", họ là sự hiện thân của minh triết Hồ Chí Minh.

Mục "Chân dung Người đương thời" trên VTV1 có sức hấp dẫn mạnh mẽ vì qua đây, khán giả tiếp xúc với những con người sống động, mỗi người một vẻ, một cảnh ngộ nhưng tất cả đều bị cuốn hút bởi công việc mình làm, đều mải mê tìm tòi, sáng tạo, đều kiên trì chí hướng, "có khó mấy cũng cố chịu quyết làm cho kỳ được".

Minh triết Hồ Chí Minh được sáng tỏ trong mục Truyền hình này hơn đâu hết: "một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền". Để học tập tư tưởng, đạo đức của Bác trước hết cần tìm hiểu con người, cuộc đời và những câu nói của Bác. Nhưng không thể quên minh triết Hồ Chí Minh đương biểu hiện ngời sáng ở ngàn vạn "tấm gương sống"và "người tốt, việc tốt" đương xuất hiện khắp nơi trên đất nước,không kể trước đây họ từng ở phía nào của chiến tuyến.

Số đông trưởng thành và được tôi luyện trong thực tiễn của cuộc Cách mạng mà Hồ Chí Minh là người thiết kế và người đôn đốc gây dựng, họ phải giải quyết những nhiệm vụ mà lịch sử Việt Nam bốn ngàn năm chưa từng đặt ra, những hậu quả của những tai họa mà Lịch sử (hay là Số phận?), những nhiệm vụ mà họ phải chèo chống giữa phong ba bão táp của lịch sử trong khi Người thuyền trưởng lão luyện không còn nữa... Họ giống như những Sisyphus phải vần lên đỉnh núi những tảng đá nặng gấp ngàn lần sức lực của họ. Hòn đá to. Hòn đá nặng. Một người không vần nổi thì 3 người..., 3 trăm người..., 3 vạn người..., 3 triệu người... Cuối cùng, khác với nhân vật huyền thoại, họ đã hoàn thành nhiệm vụ. Có khi chính họ là Hồ Chí Minh mà không tự biết.

[1] Dẫn từ bài của Phạm Minh Khải, Hậu Giang On Line, số ra ngày 17/03/08
P/S:Có một giá trị căn cốt của minh triết mọi nơi và mọi thời: nói đi đôi với làm". Đây là giá trị của những giá trị: không có nó, tất cả những giá trị khác khó mà bền vững và dù cao siêu, tốt đẹp đến đâu, dễ trở thành "nói suông", tức là số không. "Nói đi đôi với làm" là một giá trị hằng hữu của minh triết Hồ Chí Minh.
Chữ ký của tyt_nnl_3994





Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (3 votes)


Cùng đọc với mình nhé I_icon_minitimeSun Feb 21, 2010 9:44 am

tyt_nnl_3994
Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...

ĐIỀU HÀNH VIÊN

tyt_nnl_3994

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Họ & tên Họ & tên : [...La Li La Li...]
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Ban Điều Hành Diễn đàn
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Cùng đọc với mình nhé 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Cùng đọc với mình nhé 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 16/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 346
Đến từ Đến từ : THPT Chu Văn An- Hà Nội
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...
Điểm thành tích Điểm thành tích : 2476
Được cám ơn Được cám ơn : 2046

Bài gửiTiêu đề: Re: Cùng đọc với mình nhé

 
Sự hẳn hoi của một chính khách lớn
Trong một chuyến thăm Ấn Độ, một phóng viên nước ngoài đặt câu hỏi về Ngô Đình Diệm, cụ Hồ đã trả lời đại ý: Tôi đến đây không phải để nói xấu ông Ngô Đình Diệm, ông là người yêu nước nhưng theo cách của ông ấy…

Aristote có phân biệt “minh triết lý thuyết” và “minh triết thực tiễn”. Minh triết thực tiễn thể hiện ở chỗ biết “suy tính những gì là tốt, là thiết thực…cho mình để có được một cuộc sống tốt, nói chung” (ở đây cần hiểu “cuộc sống tốt” một cách toàn diện:cả về vật chất và tinh thần, không chỉ có tư duy, ứng xử tốt mà ăn, ở, mặc cũng “tốt”, không những tốt trong việc công mà tốt trong cuộc sống riêng, với gia đình. bạn bè và… với cả bản thân mình).

“Cuộc sống tốt” được hiểu một cách toàn diện như vậy, thì cái đầu “minh triết” của Aristote quả là vĩ đại! Chỉ có “minh triết lý thuyết” thì người minh triết dễ biến thành một kẻ hão huyền, gàn dở, ba hoa, nhảm nhí. Trong tiếng Việt có một từ hết sức đích đáng để diễn đạt ý niệm “cuộc sống tốt” của Aristote, đó là từ “hẳn hoi”. Với từ này chúng ta có thể tóm gọn “minh triết” trong một câu: “Minh triết là biết làm thế nào sống hẳn hoi”.

“Hẳn hoi” không phải là một tiêu chuẩn quá cao: Không phải thật giỏi mới hẳn hoi, không phải thật đàng hoàng, thật dũng cảm, thật “đạo cao, đức trọng” mới hẳn hoi…

Và, “Hẳn hoi” là một phẩm chất có thể đặt ra trong mọi lĩnh vực, ở mọi bình diện: ăn mặc hẳn hoi, nhà cửa hẳn hoi, lời lẽ hẳn hoi, một người thầy hẳn hoi, một người cha hẳn hoi, một người lãnh đạo hẳn hoi, học vấn hẳn hoi, làm ăn hẳn hoi… Xã hội nào cũng có kỷ cương và lễ nghi, người hẳn hoi tiếp nhận tinh thần của kỷ cương và lễ nghi với/do lòng tự trọng chứ không bị lệ thuộc một cách mù quáng vào những quy ước của kỷ cương và lễ nghi.
Xã hội nào cũng có tôn ti trật tự, người hẳn hoi không gò mình vào trật tự này nhưng rất có ý thức về lẽ phải của thứ bậc. Vài mươi năm trước đây với bộ phim nổi tiếng về người Hà Nôi Trần Văn Thuỷ đã làm sống lại phẩm chất “tử tế” trong ý thức đạo đức của xã hội. Tuy nhiên, phẩm chất này dường như vẫn chưa được chính thức công nhận, đạo đức và hành vi được kiểm điếm theo nhiều chuẩn mực trừ chuẩn mực “người tử tế”. Phẩm chất “hẳn hoi” cũng có số phận tương tự. Một hiện tượng quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân loại là những gì không được người ta nhớ đến thì dần dà sẽ biến mất.

Xã hội không quan tâm dến “sự tử tế”, “sự hẳn hoi” thì dần dà những ngừơi tử tế, hẳn hoi sẽ biến mất; ngược lại, xã hội còn nhớ đến những phẩm hạnh này, thì những người hẳn hoi, tử tế xuất hiện khắp nơi.

Ở những mục trên chúng tôi định nghĩa minh triết bằng cách nêu lên những đặc trưng của minh triết, phân biệt nó với triết lý. Sau đây là một định nghĩa phổ thông về minh triết chúng tôi cố gắng trình bày thật ngắn gọn.

Theo cách hiểu thông thường nhất minh triét là khôn ngoan , nhưng khôn ngoan chưa phải là minh triết, chẳng hạn khôn ngoan để “ăn người” thì chưa phải là minh triết. Minh triết là biết sống khôn ngoan và hẳn hoi, nói một cách khác, sự khôn ngoan của minh triêt thường gắn với những giá trị hướng thượng, hướng thiện. Hẳn hoi là một từ rất Việt (chúng tôi chưa tìm được ở những ngôn ngữ khác từ tương ứng).

Trong xã hội Việt Nam, ở mọi nơi mọi thời, người hẳn hoi bao giờ cũng được nể trọng. Hẳn hoi có gốc rễ ở những đức tính phổ quát: đó là sự hướng thiện, sự “liêm chính”, nhìn chung sự hẳn hoi của con người không ở ngoài bốn chữ “cần, kiệm, liêm, chính” của cụ Hồ. Sự hẳn hoi có tính phổ quát, tính “liêm chính” ở người hẳn hoi thể hiên ở việc to và việc nhỏ.

Bị vu oan là “làm hư hỏng thanh niên”, Socrate bị bức tử. Khi sắp sửa uống cốc “cần độc” thì Socrate sực nhớ có mua chịu một con gà và ông nhờ một người bạn trả tiền dùm cho ông, đây là một trong những lời trăng trối cuối cùng của ông: Socrate là người hẳn hoi trong việc nhỏ. Cũng như trong việc lớn: được tin Socrate bị án bức tử, mấy người bạn của ông lập mưu kế cho ông chạy trốn, nhưng nhà hiền triết đã từ chối, lấy cớ bỏ trốn là chống lại pháp luật mà tín niệm công dân của ông là tôn trọng luật pháp bằng mọi giá, Socrate đã coi trọng tư cách công dân hẳn hoi của ông hơn cả tính mạng của ông.

Và, có một sự việc, tuy nhỏ, nhưng qua đó có thể thấy được sự hẳn hoi của Hồ Chí Minh. Chuyện là, hoạ sĩ Dương Bích Liên được cấp trên điều động đến sống với Hồ chủ tịch một thời gian để vẽ chân dung. Hoạ sĩ vẽ rất nhiều ký hoạ về bác Hồ. Một vị lãnh đạo xem những ký hoạ của Dương Bích Liên không hài lòng và quyết định đưa họa sĩ trở về cơ quan chủ quản. Dương Bích Liên ra đi mà Bác không hay. Đến lúc biết việc ra đi đột ngột của người hoạ sĩ, bác liền cho người đuổi theo và đưa hoạ sĩ trở về. Người mời Dương Bích Liên dùng cơm thân mật rồi sau đó hai bác cháu mới chia tay (thuật theo lời của Hào Hải, một bạn vong niên gần gũi với Dương Bích Liên).

Còn sự việc sau đây là một sự kiện lớn: Sau Hiệp định Geneve, trong một chuyến thăm Ấn Độ, một phóng viên nước ngoài đặt câu hỏi về Ngô Đình Diệm, cụ Hồ đã trả lời đại ý: Tôi đến đây không phải để nói xấu ông Ngô Đình Diệm, ông là người yêu nước nhưng theo cách của ông ấy… Trong cách trả lời này, có sự khôn ngoan, nhưng nổi lên vẫn là sự hẳn hoi của một chính khách lớn.
P/S:Xã hội nào cũng có tôn ti trật tự, người hẳn hoi không gò mình vào trật tự này nhưng rất có ý thức về lẽ phải của thứ bậc.
Chữ ký của tyt_nnl_3994





Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (3 votes)


Cùng đọc với mình nhé I_icon_minitimeSun Feb 21, 2010 9:46 am

tyt_nnl_3994
Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...

ĐIỀU HÀNH VIÊN

tyt_nnl_3994

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Họ & tên Họ & tên : [...La Li La Li...]
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Ban Điều Hành Diễn đàn
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Cùng đọc với mình nhé 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Cùng đọc với mình nhé 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 16/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 346
Đến từ Đến từ : THPT Chu Văn An- Hà Nội
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...
Điểm thành tích Điểm thành tích : 2476
Được cám ơn Được cám ơn : 2046

Bài gửiTiêu đề: Re: Cùng đọc với mình nhé

 
Minh triết Việt và minh triết Hồ Chí Minh
LTS: Bằng những suy nghĩ có liên quan đến chủ đề minh triết của hai học giả Việt Nam: Ngô Thời Sĩ (1740-1786) và Kim Định (1914- 1997)[i] độc giả Hoàng Ngọc Hiến đã có bài luận góp phần định nghĩa minh triết, xác định đa nguồn minh triết Việt và minh triết Hồ Chí Minh.

Theo tác giả, "minh triết là tính sáng khôn, thiên về diễn ngôn thoáng gọn, chủ yếu được sống và sống ở bình diện đạo lý đời thường, tuy vậy không xa lạ với đạo lý thánh hiền, thiên về cảm hóa lòng người hơn là quở trách thói đời".

Tuần Việt Nam xin giới thiệu bài viết bốn kỳ của ông để mọi người cùng suy ngẫm.

Bài 1: Không phải cứ muốn là thành triết gia

Ngô Thời Sĩ có phân biệt "đạo lý thánh hiền" và "đạo lý đời thường": "Đem đạo thánh hiền để quở trách thói đời không bằng đem đạo đời thường để cảm hoá lòng người".

Trên đại thể, minh triết là "đạo lý đời thường". Đạo lý này có tính chất đời thường vì, cũng như tính Phật, nó sẵn có ở mọi người. Nói cách khác, ai cũng có thể có minh triết. Nhưng triết lý thì khác, triết luận đòi hỏi năng lực tư duy đặc biệt, không phải cứ muốn thì trở thành triết gia.
Đời thường còn có nghĩa là kinh nghiệm trong cuộc sống thường nhật. Trí khôn, trí tuệ, trí thức... của minh triết bao giờ cũng gắn với kinh nghiệm sống đời thường, vốn nảy sinh từ những kinh nghiệm này. Đây là một đặc tính quan trọng của minh triết. Còn triết lý thì thiên về thuần lý và có xu hướng thoát ra khỏi "tính cục bộ", "tính cụ thể" của kinh nghiệm.

Đến đây dựa vào những đặc trưng của ý thức minh triết và nhất là tư tưởng hiền minh của Ngô Thời Sĩ, tôi mạnh dạn đưa ra một định nghĩa về minh triết như sau: "Minh triết là tính sáng khôn, thiên về diễn ngôn thoáng gọn, chủ yếu được sống và sống ở bình diện đạo lý đời thường, tuy vậy không xa lạ với đạo lý thánh hiền, thiên về cảm hóa lòng người hơn là quở trách thói đời".

Dùng từ "tính sáng khôn", tôi muốn hiểu minh triết cũng như tính Phật là tính sẵn có trong lòng người, nói như Nhất Hạnh, nó là "hạt giống tốt" vốn có ở mọi người. Cân nhắc giữa 3 từ: "trí khôn", "sự khôn ngoan", "tính sáng khôn", cuối cùng tôi chọn từ "tính sáng khôn", "tính sáng" như là một thuộc tính của "minh tâm" và Phật tính là một từ của nhà Phật được nhắc đến nhiều lần.

Trong bài "Cư trần lạc đạo phú" nổi tiếng của Trần Nhân Tông (1258-1308)[ii], "tính sáng" là "đạo", "khôn" là "đời", minh triết vừa là "đạo", vừa là "đời", nó là "tính sáng khôn". Tôi nhấn mạnh: "chủ yếu được sống và sống" bởi lẽ lẽ sống của nhà hiền triết là "sống" và "sống" minh triết chứ không phải "nói" và"nói" minh triết.

Tôi nhấn mạnh thuộc tính "thiên về cảm hóa lòng người..." vì ở trạng thái nhân thế hiện nay, ở xã hội ta cũng như trên toàn thế giới, ý thức con người thiên về "phá" hơn là "xây", những thiện chí "cảm hóa lòng người" bị "lép vế", bị lấn át, thậm chí bị áp đảo trước những cơn cuồng nộ quở trách, chửi rủa vô tội vạ "thói đời". Cảm hứng chủ đạo của minh triết là "xây dựng" bằng "sự cảm hóa lòng người".

Trong tiểu luận "Những dị biệt giữa hai nền triết lý Đông Tây"( 1960) của Kim Định (1915-1997), tác giả đề nghi ước lệ phân biệt 3 ý niệm: triết lý, minh triết, triết học. Cho đến nay vẫn lưu hành một thành kiến cho rằng chỉ phương Tây mới có triết lý, phương Đông có tư tưởng, có Đạo học, có minh triết... nhưng không có triết lý. Với một cách ước định riêng thuật ngữ "triết lý", Kim Định khẳng định: có triết lý phương Tây và có triết lý phương Đông ngay từ thời cổ (cổ đại và trung đại).

Tư duy triết lý phương Đông mang những đặc điểm của tư duy minh triết mà những nét tiêu biểu nhất là:

- "Lấy cứu cánh con người làm trọng tâm suy nghĩ, lấy sự thực hiện đến rốt ráo cái tính bản nhiên con người làm mục tiêu (tận kỳ tính) [réaliser l'humanité] " (xem tr.3)[iii]

- Những lời huấn đức minh triết được trình bày "tuy vắn tắt kiểu châm ngôn nhưng có hiệu lực muôn đời như: Pythagore, Khổng Tử, Lão Tử, Thích Ca v.v. (H.N.H.tô đậm]" (xem tr.2)

- Những nhà hiền triết "lo sống cái minh triết hơn là nghĩ đến viết ra sách vở (H.N.H.tô đặm)" (xem tr.2); họ cố gắng thực hiện minh triết "không phải ngoài cõi nhân sinh mà ngay trong đời sống, trong lối cư xử, trong cử chỉ".

- Phương pháp của tư duy minh triết "là thể nghiệm, trực giác, không dùng đến lý luận, phân tích (H.N.H.tô đậm)", "lý chứng, luận bàn" (xem tr.3), đương nhiên là không xây dựng hệ thống.

Tư duy triết lý phương Tây thiên về kiểu "tư duy triết học" mà những đặc điểm chính được Kim Định xác định như sau:

- "Không lấy con người mà lấy thiên nhiên sự vật làm trung tâm suy tư,.... con người chỉ được bàn đến một cách phụ thuộc, hay đúng hơn bằng những phạm trù của sự vật". (xem tr.4)

- "Triết Tây hầu hết là duy niệm, nghĩa là chỉ dùng có ý niệm suông, ngoài mọi tình cảm, ngoại lý (irrationnel) và tiềm thức. Những khoản này mới được chú ý đến từ ít chục năm sau đây (H.N.H. tô đậm)". (xem tr.22)

- "Phương pháp: theo lối khoa học phê phán và phân tách, cố tìm ra những ý niệm độc đáo và tích luỹ sự kiện để kết thành những hệ thống mạch lạc chặt chẽ..."

- "Mục tiêu lấy tri thức làm cùng đích."

- Trong khi minh triết "được giấu vào trong cử chỉ, thể hiện vào đời sống và trong cả sự im lặng..." thì những hệ thống triết học "kiểu nhà trường" được quăng ra, nằm "chình ình bên cạnh đời sống."

Vài thế kỷ gần đây do sự tiếp xúc Đông - Tây ngày càng mở rộng và có chiều sâu, sự tương tác giữa triết học phương Tây và minh triết phương Đông ngày càng có hệ quả rõ rệt.

Một mặt, "triết học Tây phương hiện phát động một phong trào di cư vĩ đại: di cư từ những nền móng cũ đến định cư trên những nguyên lý mới" (tìm thấy ở minh triết Đông):

- "Nguyên lý biến dịch thay vào ý niệm bản thể im lìm"

- "Nguyên lý cơ thể [iv] thay vào ý niệm cơ khí..."

- "Bớt chú trọng ...thiên nhiên để nhấn mạnh đến thân phận con người."

- Ngoài khái niệm duy lý, có chú ý đến "tình cảm, ngoại lý (irrationel), tiềm thức" (xem tr.7)

Mặt khác, "Đông phương chịu ảnh hưởng rất nhiều từ Tây phương: 1) về phương diện lý luận trình bày và chú ý đến phần lịch sử hơn; 2) đưa vào một óc phê phán được thức tỉnh và không chấp thuận dễ dàng mọi huấn điều tiền nhân; 3) dùng sự mổ xẻ phân tích dưới nhiều khía cạnh khác nhau để làm sáng tỏ vấn đề" (xem tr.7). Ngày nay, muốn bàn về minh triết Đông, không thể không biết triết học Tây, phải nghiên cứu những phạm trù và lịch sử của nó.

(Còn nữa...)

****************

Chú thích

[i] Kim Đinh, giáo sư, triết gia, linh mục Thiên chúa giáo

[ii] "Yêu tính sáng yêu hơn châu báu" (Hội thứ nhất, Cư trần lạc đạo phú)

"Gìn tính sáng tính mới hầu an" (Hội thứ hai)

"Di Đà là tính sáng soi" (Hội thứ hai)

" Gìn tính sáng, chớ lạc tà đạo" (Hội thứ ba)

[iii] Số trang của bài"Những dị biệt giữa hai nền triết lý Đông Tây" PDF trên mạng

[iv] Tức là "nguyên lý hữu cơ"
P/S:Trên đại thể, minh triết là “đạo lý đời thường”. Đạo lý này có tính chất đời thường vì, cũng như tính Phật, nó sẵn có ở mọi người. Nói cách khác, ai cũng có thể có minh triết.
Chữ ký của tyt_nnl_3994





Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (3 votes)


Cùng đọc với mình nhé I_icon_minitimeSun Feb 21, 2010 9:49 am

tyt_nnl_3994
Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...

ĐIỀU HÀNH VIÊN

tyt_nnl_3994

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Họ & tên Họ & tên : [...La Li La Li...]
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Ban Điều Hành Diễn đàn
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Cùng đọc với mình nhé 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Cùng đọc với mình nhé 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 16/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 346
Đến từ Đến từ : THPT Chu Văn An- Hà Nội
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...
Điểm thành tích Điểm thành tích : 2476
Được cám ơn Được cám ơn : 2046

Bài gửiTiêu đề: Re: Cùng đọc với mình nhé

 
Đòn bẩy và học thuyết cho giáo dục Việt Nam
Chúng ta đã có sẵn "điểm tựa"

"Điểm tựa" của nền GD Việt Nam, từ xa xưa được hình thành một cách vững chắc nhờ 3 yếu tố:

Lòng hiếu học của người Việt chưa bao giờ bị khô cạn hay xói mòn.

Cả nước ta có biết bao dòng họ hiếu học, gia đình hiếu học. Chính Đạo học của một dân tộc làm nền tảng cho sức mạnh GD. Một câu chuyện nhỏ, lưu giữ mãi trong tôi: Năm 1975, chúng tôi là những thanh niên 18- 19 tuổi, đến tuổi nghĩa vụ quân sự. Nhưng miền Nam đã được giải phóng, đất nước cần thế hệ trẻ vào giảng đường.

Vậy là chúng tôi trở về, mượn lại sách, ôn thi đại học. Gia đình một người bạn tôi (bị trượt ĐH) ở xã Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu, Nghệ An) đã "triệu tập hội nghị" gia đình và quyết định: Cả nhà sẽ xuống ở nhà bếp, còn nhà lớn bán đi để cho người con cầm tiền ra Hà Nội ôn thi ĐH. Người con đã không phụ công của cả gia đình, năm sau anh thi đỗ ĐH Kiến trúc và nay là một chủ doanh nghiệp lớn ở t/p Hồ Chí Minh.

Còn ngày nay, cứ nhìn vào việc các ông bố bà mẹ sẵn sàng nhịn ăn, nhịn mặc để có tiền cho con đi học, đủ thấy khát vọng học hành vẫn cháy bỏng trong lòng dân. Việt Nam ta là một nước nghèo, vậy mà có tới trên 7000? sinh viên học tập ở nước ngoài, phần lớn là du học tự túc.

Giáo dục đã được Đảng và Nhà nước xem là quốc sách

Ngân sách cho GD không ngừng tăng lên. Nếu năm 2001, ngân sách GD là 15 609 tỷ đồng, thì năm 2009 tăng lên tới gần 100 000 tỷ đồng, chiếm 20% tổng ngân sách nhà nước. Ngoài ngân sách nhà nước, tiền cho GD còn từ vốn vay và viện trợ không hoàn lại của nước ngoài.

Từ năm 1993 -2008, số tiền đó ước đạt 2,15 tỷ USD. Và những khoản đóng góp của dân, ước tính bằng khoảng 30% số tiền từ ngân sách. Với một nước nghèo như Việt Nam, tiền dành cho GD như vậy là không ít.

Báo chí và giới trí thức quan tâm nhiệt tình

Theo tính toán của một nhóm chuyên gia ở Bộ GD và ĐT, cách đây khoảng 20 năm, mỗi tháng có trung bình khoảng 300 bài viết (không kể tin tức) về GD trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hiện nay con số đó đã là 1000.

Các bài viết đó đã "mổ xẻ" ngành GD đến nơi, đến chốn. Trong số đó có rất nhiều đề xuất hợp lý, thông tuệ và thiết thực. Điều đáng tiếc, phần lớn những đề nghị này chỉ nằm lại trên những trang giấy, chúng chưa đi được vào cuộc sống. Nhưng dẫu sao với số lượng bài báo viết về GD ngày càng tăng, chứng tỏ ngành GD thu hút được sự quan tâm rất lớn.

Như vậy, "điểm tựa" của nền GD Việt Nam đã có sẵn và khá vững chắc. Chỉ cần ngành tìm ra "đòn bẩy"!

"Đòn bẩy" và học thuyết GD

Ít nhất là trong hai mươi năm qua, theo dõi những ý kiến tranh luận về GD, tôi nhận thấy trong đó có rất nhiều ý kiến trí tuệ, có lý, phù hợp thực tiễn mà nếu thực hiện, nền GD nước ta có lẽ đã có một diện mạo khá hơn hiện nay.

Nhiều chuyên gia đặt câu hỏi: Cơ sở triết học của nền GD Việt Nam đã có chưa? Bản chất của nó là gì? Thiết nghĩ, đặt ra những câu hỏi như vậy chính là thể hiện mong uớc xây dựng học thuyết GD Việt Nam. Và học thuyết này chính là "đòn bẩy" để nâng nền GD nước nhà lên một tầm cao mới.

Để có thể xây dựng được học thuyết GD, tôi nghĩ cần có một Đại hội GD toàn quốc theo tư duy mới- đó có thể coi như một Hội nghị Diên Hồng về GD của thời đại mới.

Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam- cơ quan quyền lực cao nhất sẽ là nơi ra quyết định này.

Cốt lõi của học thuyết GD Việt Nam là gì?

Đó là, học thuyết phải bảo đảm tạo ra tinh thần học tập suốt đời cho các thành viên trong xã hội..

Học thuyết phải đưa ra được mô hình GD của Việt Nam. Hiện nay chúng ta chưa có một mô hình GD phù hợp điều kiện kinh tế- xã hội, tâm sinh lý của người Việt Nam. Trước đây, ông cha ta học tiếng Hán, chúng ta theo mô hình của Trung Quốc. Có vài giai đoạn phát triển chữ Nôm, có tính độc lập, nhưng dấu ấn để lại chưa có tính chi phối. Thời Pháp thuộc, chúng ta theo mô hình GD của Pháp. Rồi tiếp đó là mô hình GD của Liên Xô, Đông Âu. Gần đây nhất, chúng ta theo mô hình của các nước nói tiếng Anh như Mỹ, Anh, Úc, New Dealand).

Chúng ta rất chịu khó học hỏi, đưa những cái hay của nước ngoài vào Việt Nam, nhưng thực tế nhiều năm qua, cái hay của họ đã không thành cái hay của GD nước ta, vì vậy việc đưa ra mô hình GD phù hợp với Việt Nam là điều kiện có tính chất quyết định.

Học thuyết phải xác định rõ ràng cơ cấu quản lý trong GD, để trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm xã hội và sáng tạo mạnh mẽ cho các cơ sở GD và ĐT, trên nền tảng những quy định luật pháp và chế tài nghiêm minh

Học thuyết phải chứa đựng tinh thần tìm ra phương pháp nuôi dưỡng những khả năng lớn lao của trẻ em từ giai đoạn "cửa sổ cơ hội" (3- 5 tuổi), tiến tới nền GD thân thiện.

Một học thuyết GD với tư duy mới chắc chắn sẽ là một "đòn bẩy" hữu hiệu tạo ra sự thay đổi sâu sắc một nền GD với tiêu chí: Ttiên tiến, văn minh, có khả năng hội nhập GD thế giới.

Và đó, cũng chính là mùa xuân của GD Việt Nam.
p/S:Một học thuyết GD với tư duy mới chắc chắn sẽ là một "đòn bẩy" hữu hiệu tạo ra sự thay đổi sâu sắc một nền GD với tiêu chí: Tiên tiến, văn minh, có khả năng hội nhập GD thế giới.
Chữ ký của tyt_nnl_3994





Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (3 votes)


Cùng đọc với mình nhé I_icon_minitimeSun Feb 21, 2010 9:50 am

tyt_nnl_3994
Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...

ĐIỀU HÀNH VIÊN

tyt_nnl_3994

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Họ & tên Họ & tên : [...La Li La Li...]
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Ban Điều Hành Diễn đàn
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Cùng đọc với mình nhé 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Cùng đọc với mình nhé 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 16/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 346
Đến từ Đến từ : THPT Chu Văn An- Hà Nội
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...
Điểm thành tích Điểm thành tích : 2476
Được cám ơn Được cám ơn : 2046

Bài gửiTiêu đề: Re: Cùng đọc với mình nhé

 
Tạo "căn cước văn hóa" cho dân tộc Việt
Nhà báo Nguyễn Quang Thiều: Kính thưa bạn đọc VietNamNet, chúng ta đang đi những bước cuối cùng của năm cũ để bước vào một năm mới Canh Dần - một năm theo nhìn nhận của cá nhân tôi, vô cùng đặc biệt: năm bước vào thập kỉ thứ hai của thế kỉ 21, với những sự kiện rất trọng đại trong đời sống chính trị văn hóa xã hội của con người Việt Nam. Trong cuộc trực tuyến cuối cùng của năm cũ, xin trân trọng giới thiệu sự tham gia của hai vị khách mời là ông Phạm Sanh Châu, nguyên Đại sứ Việt Nam (VN) tại UNESCO, hiện là Vụ trưởng Vụ Văn hóa đối ngoại và UNESCO, Bộ Ngoại giao, và nhà thơ Trần Quang Quý.
Ảnh: Lê Anh Dũng
Tại cuộc trực tuyến này, chúng ta sẽ bàn về một vấn đề tưởng như khó nắm bắt nhưng lại rất cụ thể về con đường chúng ta xây dựng hình ảnh, hay nói cách khác chân dung của người VN, dân tộc VN trên trường quốc tế, chân dung dựng lên bằng văn hóa.

Trong những chiến tranh vệ quốc, dân tộc VN đã dựng lên một hình của đức tin và khát vọng tự do cho rất nhiều dân tộc khác. Ở đó là lòng yêu nước, niềm khát vọng độc lập tự do hòa bình của từng dân tộc, cho dù dân tộc đó nhỏ hay lớn, và điều đó đã thổi vào sự khát vọng yêu dân tộc nền độc lập tự do của rất nhiều dân tộc trên toàn thế giới.

Giờ đây, khi VN trở thành một thành viên trong cộng đồng thế giới thì dân tộc VN chúng ta bắt đầu phải dựng lên hình ảnh mới. Nó không phải là hình ảnh khác biệt với hình ảnh mà chúng ta đã có, mà là một hình ảnh nối tiếp cho thấy trong một đời sống hòa bình, đời sống thời đại toàn cầu hóa, trong thời đại mà tất cả các dân tộc đều chia sẻ, yêu thương và tôn trọng nhau vì những lợi ích chung của toàn thế giới. Bởi vì mỗi dân tộc hiện nay, niềm hạnh phúc của dân tộc đó, nỗi đau thương hay lợi ích của dân tộc đó phụ thuộc và ảnh hưởng vào tất cả các dân tộc trên toàn thế giới.

Câu hỏi hôm nay của chúng ta là làm thế nào để xây dựng hình ảnh dân tộc Việt Nam bằng văn hóa trên trường quốc tế.

Hàng trăm câu hỏi đã gửi đến với tất cả những mối quan tâm, thiện chí đóng góp xây dựng và các vị khách mời chỉ có thể trả lời một số câu hỏi của bạn đọc, nhưng là những câu hỏi đại diện cho rất nhiều người VN đang sinh sống làm việc lao động trong lãnh thổ quốc gia mình cũng như đang sinh sống làm việc sáng tạo trên thế giới.

Thưa ông Phạm Sanh Châu, câu hỏi đầu tiên bạn đọc dành cho ông ngắn gọn rằng: Nội hàm ngoại giao văn hóa là gì? Những yếu tố quan trọng nhất của chiến lược ngoại giao văn hóa là gì? Ông đã và đang hình dung con đường của nó như thế nào?

Ông Phạm Sanh Châu: Vâng, câu hỏi rất thú vị và cũng hơi dài để trả lời được trong một câu trả lời ngắn.
Ông Phạm Sanh Châu. Ảnh: Lê Anh Dũng
Nói về ngoại giao văn hóa có lẽ bản thân từ đó đã bao gồm 2 mệnh đề: mệnh đề ngoại giao và mệnh đề văn hóa. Theo cách hiểu nôm na của chúng tôi, ngoại giao văn hóa là sử dụng các biện pháp công cụ phương tiện văn hóa để đạt được mục tiêu chính trị ngoại giao hoặc đồng thời cùng với nó thông qua con đường chính trị ngoại giao để tôn vinh hơn nữa văn hóa của dân tộc ta.

Phải nói rõ trong khái niệm đó chắc chắn để bạn đọc khỏi nhầm lẫn thì ngoại giao văn hóa phải có yếu tố chính trị và yếu tố ngoại giao. Nó không phải chỉ có yếu tố văn hóa - văn hóa. Bởi vì những nhà ngoại giao như chúng tôi đương nhiên phải có yếu tố văn hóa. Nhưng không chỉ làm nhiệm vụ văn hóa văn hóa như là những hoạt động trên lĩnh vực văn hóa.

Thứ hai là về chức năng của ngoại giao văn hóa thì trong năm 2009 đã được công nhận là năm ngoại giao văn hóa của Bộ ngoại giao và của Đảng nhà nước nói chung. Chúng tôi đã hoàn thành chiến lược "bông hoa đào 5 cánh" thực hiện đúng 5 chức năng của ngoại giao văn hóa.

Chức năng thứ nhất là dùng văn hóa để khai thông, mở đường các mối quan hệ. Giống như tất cả chúng ta khi vào cuộc gặp nhau phải chào hỏi thời tiết hôm nay, ngoài kia chiếu phim gì chứ không thể nói ngay hợp đồng năm nay là hợp đồng gì, tỉ lệ phần trăm bao nhiêu... Trong ngoại giao văn hóa cũng như vậy, nó có chức năng mở đường.

Vừa rồi chúng tôi làm chương trình mở đường với Myanmar, hay chương trình Miss Việt Nam ở San Francisco, nơi có những lực lượng không thuận lắm với VN với mong muốn dùng văn hóa thì con đường đi sẽ dễ hơn.

Chức năng thứ hai là xúc tác. Xúc tác là quan hệ đã tốt rồi chúng ta làm văn hóa gần gũi nhau hơn.

Cái này cũng giống như 2 con người yêu nhau, tăng cường quan hệ cũng phải ra ngoài uống cà phê, bơi thuyền...tức là dùng các biện pháp văn hóa đó để làm quan hệ chặt chẽ hơn.

Chính các biện pháp, các festival Việt - Nhật, các lễ hội hoa anh đào, hay năm Đức tại VN hay yếu tố văn hóa trong các chuyến đi của lãnh đạo ta ở các nước là mục đích thúc đẩy quan hệ như vậy. Đặc biệt là kỉ niệm năm chẵn quan hệ VN giữa các nước.

Chức năng thứ ba là quảng bá hình ảnh VN. Cái mà anh đang nói là một phần trong 5 nội dung của chúng tôi. Quảng bá hình ảnh VN gồm 3 yếu tố: quảng bá hình ảnh đất nước con người VN, quảng bá bản thân giá trị con người VN, quảng bá lịch sử, nền văn hóa của VN.

Trong cánh hoa đó chúng tôi triển khai rất nhiều hoạt động như những ngày VN, những tuần VN hay đưa đoàn ngoại giao đi các địa phương để họ hiểu hơn về lịch sử đất nước con người VN.

Chức năng thứ tư là vận động được các danh hiệu, trong tiếng anh gọi là branding là tạo ra danh hiệu từ một địa phương, một sản phẩm văn hóa từ đó tạo ra giá trị mang tính thương hiệu của một quốc gia. Ví dụ vận động cho ca trù, cho hát quan họ Bắc Ninh, vịnh Lăng Cô đưa vào bãi biển đẹp...tất cả những khâu thương hiệu vận động này chắc chắn sẽ mang lại lợi ích về kinh tế.

Chức năng thứ năm là tiếp thu những cái hay cái đẹp. Ta tiếp thu về mặt lí luận, lí thuyết, tổ chức. Ví dụ như chuyến thăm VN của nữ hoàng Đan Mạch là chuyến thăm thú vị, vì toàn bộ chuyến thăm đó dựa trên 12 chương trình hoạt động văn hóa là chủ yếu. Hay là họ tổ chức văn hóa đường phố, mang xiếc ra ngoài để biểu diễn...

Ngoại giao văn hóa của chúng tôi là phải 5 chức năng. Chủ đề hôm nay chúng ta thảo luận chỉ là một phần rất nhỏ trong cả một chiến lược như vậy.

Anh hỏi tôi yếu tố quan trọng nhất như Đảng và Bác Hồ đã nói rằng yếu tố của mọi thành công là con người. Nếu chúng ta có người tốt, đội ngũ tốt sẽ triển khai chức năng đó sẽ thành công tốt hơn. Con đường chúng tôi hình dung ra là con đường thú vị, được nhiều người quan tâm. Bởi bản thân văn hóa có sức lan tỏa.

Trong mỗi chúng ta có yếu tố văn hóa, mỗi gia đình có đầy đủ sắc thái văn hóa, và văn hóa có tính hấp dẫn nhất định. Bởi khi mở VietNamNet ra ngoài trang thời sự, trang nhất ra thì người ta hay gõ đến trang văn hóa vì những yếu tố đó người ta dễ đọc nhất, dễ cảm nhận nhất và có thể giải tỏa những công việc của họ chẳng hạn...

Tôi nghĩ con đường trước mắt là rất thú vị, nhưng cũng là con đường đầy thách thức. Thách thức về mặt lí luận ta đi như thế nào, thách thức về biện pháp triển khai. Vì người này nói phải đi thế này, biện pháp này, người kia lại nói không, phải đi như thế kia, hoặc lại nói đang quảng bá hình ảnh này thì người khác lại bảo không, tại sao trong nhà anh không giải quyết các đặc tính xấu của người VN...Do đó cuộc tranh luân không chỉ là ngày hôm nay mà còn rất nhiều buổi khác nữa.

Nhà báo Nguyễn Quang Thiều: Vâng, cảm ơn ông Phạm Sanh Châu. Điều lí thú nhất ông vừa đề cập đến là yếu tố quan trọng cơ bản nhất vẫn là con người. Không chỉ trong văn hóa mà trong tất cả các lĩnh vực khác.

Bạn đọc cũng gửi rất nhiều câu hỏi chúng ta sẽ đề cập ở phần khác vì trong buổi trò chuyện hôm nay câu hỏi về con người cụ thể trong ngành ngoại giao, cụ thể mỗi thành viên VN như là một nhà ngoại giao, và mỗi nhà ngoại giao phải như nhà văn hóa và hơn nữa.

Chân dung con người Việt Nam trong văn hóa rất mỏng

Đúng là truyền bá hình ảnh VN là một cánh trong bông hoa đào 5 cánh. Thưa nhà thơ Trần Quang Quý hiện nay trong cách nhìn cùa ông hình ảnh dân tộc VN trên trường quốc tế được mô tả như thế nào, dưới cách nhìn khắt khe hay quá lãng mạn của nhà thơ?
Nhà thơ Trần Quang Quý. Ảnh: Lê Anh Dũng
Nhà thơ Trần Quang Quý: Trước hết xin cảm ơn câu hỏi của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cũng như sự quan tâm của bạn đọc với chương trình của Tuần Việt Nam. Đây là một chương trình đúng như anh Nguyễn Quang Thiều nói, là một "đặc sản" của VietNamNet.

Đây là một câu hỏi rất hay và tôi cho rằng là câu hỏi cơ bản của chương trình này. Thể hiện văn hóa VN, con người VN với nước ngoài như thế nào chính là chương trình chúng ta đã hướng tới. Với một câu hỏi lớn như thế tôi cũng không thể trả lời đầy đủ được, đó là câu hỏi lớn và rất khó.

Chỉ bằng những kinh nghiệm, những lần đi công tác nước ngoài và qua những lần đọc sách báo thì tôi thấy, cách đây khoảng 10 năm đi một số nước, đặc biệt những nước gần như VN như Indonesia, Mã Lai, Philippine, khi ra sân bay nhiều người hỏi ông ở đâu thì tôi bảo là người VN, không dám nói láu cá là người Nhật hay gì đó...thì có một thanh niên dơ tay lên làm động tác nổ súng là à Việt Nam nổ súng pằng pằng pằng. Nghĩa là người ta nhìn VN của một chiến tranh.

Cái đó có một phần đúng, như nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nói, đã là một thập kỉ chói sáng của lịch sử dân tộc đấu tranh bảo vệ đất nước, giải phóng dân tộc. Những hình ảnh VN lúc đó trên trường quốc tế xứng tầm với tư thế của dân tộc, con người VN. Thậm chí các phong trào phản chiến của nước ngoài. Có người tự thiêu vì đấu tranh cho VN. Có những dân tộc coi máu VN như là máu của dân tộc ví dụ như Cuba sẵn sàng hiến máu cho cuộc đấu tranh này.

Câu chuyện về hình ảnh VN vừa nói cũng là một nhược điểm của Việt Nam. Người ta vẫn nhìn mãi VN như là một đất nước đấu tranh súng đạn. Đó cũng là nỗi buồn. Ngoài niềm tự hào chính nghĩa đấu tranh giải phóng dận tộc ra, nhưng một dân tộc trước cuộc thử thách của chiến tranh cứ triền miên như thế thì đó là một số phận của dân tộc rất buồn.

Trong khi các quốc gia khác phát triển người ta xây dựng trong một đất nước hòa bình phát triển kinh tế, văn hóa và đó là một thế kỉ tăng tốc của nửa thế kỉ 20 về trước các dân tộc đã có chiến lược văn hóa. Ví dụ tôi nói điều đơn giản Mỹ với Nhật là kẻ thù của nhau, Mỹ đã từng ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật nhưng sau những cuộc chiến đó người ta lập tức bắt tay nhau trở thành đồng minh về kinh tế, về các vấn đề văn hóa hội nhập. Hay Mỹ là đồng minh với chủ nghĩa phát xít chẳng hạn, trong một cuộc chiến tàn khốc như thế nhưng sau đó lại ứng xử về mặt xã hội, về mặt quốc tế nó làm chuyển biến mọi hoạt động khác.

Tôi nói thế để thấy một điều rằng, rõ ràng, trong những thập kỉ gần đây hình ảnh VN đã được cải thiện rất nhiều và cải thiện đó là cải thiện hình ảnh VN trên trường quốc tế về mặt chính trị, kinh tế.

Có những nhà kinh tế nước ngoài nhìn VN giống như một tương lai phát triển của Châu Á, của Đông Nam Á, một con hổ của Đông Nam Á hay đang là những con rồng trong tương lai phát triển. Đó là một sự cải thiện đáng chú ý và quan trọng.

Trong chiến lược văn hóa, chúng ta cố gắng cải thiện hình ảnh của đất nước Việt Nam. Ví dụ có một hiện tượng trong vài năm gần đây các cuộc thi người đẹp, hoa hậu thế giới ở VN lại khá đông, ví dụ năm nay theo dự kiến có cuộc thi hoa hậu thế giới, hoa hậu trái đất nhưng vẫn có cuộc cãi nhau lùm xùm giữa Tập đoàn RAAS với Ủy ban Khánh Hòa vì đâu có nguồn tài trợ. Rồi Hội nghị quảng bá văn học của hội nhà văn Việt Nam từ ngày 5 đến mùng 10 tháng 1 năm 2010, người ta thấy rằng chân dung văn hóa, chân dung con người VN đặc biệt là văn học nghệ thuật là rất mỏng. Người ta chưa biết nhiều. Hình ảnh con người Việt Nam thông qua văn chương, thông qua nghệ thuật.

Thực ra nói đến văn hóa, con người Việt Nam chính là nói đến cốt cách tinh thần văn chương và nghệ thuật đó là giá trị tinh túy nhất của tâm hồn con người VN.

Theo tôi, hình ảnh Việt Nam đối với nước ngoài chỉ có thể xuất hiện được khi anh xây dựng được đặc trưng giá trị tinh thần và tính cách người Việt. Cái tính cách ấy, con người VN, giá trị ấy là hộ khẩu, hộ chiếu chứng minh thư để thế giới biết anh là người như nào.

Phần này trong vài thập kỉ gần đây chiến lược đã đề ra rồi, nhưng giải pháp chiến lược văn hóa đã có ngay từ hội nghị trung ương 5 về xây dựng nền văn hóa VN tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc và Đại hội 8 nhưng giải pháp cụ thể cho đến nay vẫn chưa nói đựoc nhiều, vẫn còn lúng túng. Xây dựng hình ảnh VN như thế nào vẫn là một câu hỏi.

Nhà báo Nguyễn Quang Thiều: Tôi hoàn toàn đồng ý với nhà thơ Trần Quang Quý vấn đề trả lời căn cước văn hóa của một dân tộc hay một cá nhân trong dân tộc đó. Đó không phải là một câu hỏi đối với người VN mà đối với rất nhiều nước trên thế giới.

Tôi nhớ cách đây hơn 10 năm tôi đã đọc một cuốn sách xuất bản ở Úc họ nói về vấn đề xác lập căn cước văn hoá của nhân loại trong từng quốc gia, trong một thời đại mới như thế nào.

Thưa ông Phạm Sanh Châu, một trong những hình ảnh một thời thật chói lọi sau đó còn lưu giữ mãi với thế giới là hình ảnh một đất nước VN chiến tranh. Tất nhiên đó là hình ảnh một dân tộc anh hùng đối với việc bảo vệ tổ quốc của mình.

Năm 2002 tôi đến biên giới giữa Pakistan và Afganishtan 2 ngày trước khi quân đội Mỹ tấn công chủ nghĩa khủng bố ở Tabul. Khi tôi gặp một người già, họ hỏi ở đâu, tôi nói VN và ông ta nói một câu rất dài bằng tiếng địa phương. Và tôi bảo người phiên dịch không cần dịch vì tôi biết ông ta nói gì vì trong đó có một chữ Việt Nam và America..

Tôi chắc ông Phạm Sanh Châu cũng hiểu điều đó nhưng đến nay lịch sử đang lật sang một trang mới. Chúng ta không thể mãi chìm đắm trong quá khứ..

Ông là một người có cơ hội đi nhiều nước trên thế giới, tham gia nhiều tham dự hội nghị lớn. Vậy, trong con mắt của ông từ sau khi cuộc chiến tranh kết thúc hình ảnh người VN đã được thay đổi thế nào trong con mắt người nước ngoài? Những điểm thay đổi gì cốt yếu mà người nước ngoài nhận thấy từ dân tộc VN sau cuộc chiến?
Chúng tôi rất tự hào khi đi ra ngoài thấy VN mình như thế nhưng cần chi là sẵn sàng chi, cần bao sẵn sàng bao, cần hào hiệp sẵn sàng hào hiệp.Ảnh: Lê Anh Dũng
Ông Phạm Sanh Châu: Trước tiên tôi cũng đồng ý với các anh rằng là hình ảnh đẹp nhất của VN vẫn giữ được trong quá khứ và trong hiện nay đó là một dân tộc anh hùng. Điều đó rất dễ hiểu vì chúng ta đã một thời là lương tri của thời đại, một thời là nơi đại diện cho mọi dân tộc bị áp bức để đối đầu với tất cả những thế lực muốn áp bức chúng ta thì mặc nhiên là tất cả những dân tộc bị áp bức họ phải tôn vinh chúng ta, và cuộc đấu tranh của chúng ta là đấu tranh chính nghĩa. Với tất cả những lí do đó, sự anh hùng, tính chính nghĩa, tính đại diện ấy tạo ra một thương hiệu VN anh hùng.

Nói thêm nữa trong bối cảnh trên thế giới có quá nhiều mất mát đau thương, có quá nhiều dân tộc bị chiến tranh và bị thua trong cuộc chiến, nhìn lại sẽ thấy có những dân tộc bị biến mất, có những chế độ bị lật đổ mà ta vẫn đứng vững được thì điều đó rất đáng tự hào.

Anh nói về cái căn cước thì tôi nghĩ rằng một phần căn cước của VN là lịch sử anh hùng và tính bất khuất kiên cường của người VN.

Yếu tố thứ hai là thay đổi chứ, tôi thấy thay đổi rõ là bạn bè đánh giá chúng ta.

Bởi vì thứ nhất là chúng ta đã thành công trong đổi mới, thứ hai là thế giới ngày càng hội nhập lại gần nhau người ta càng có điều kiện để nhận ra biết nhau nhiều hơn qua các phương tiên thông tin đại chúng. Người ta càng nhận thấy một yếu tố của người VN là rất cần cù, chịu khó, năng động. Chỉ cần đổi cơ chế một chút thôi là kinh tế phát triển rất thành công và ngoạn mục.

Yếu tố thứ hai ở đây dần dần người ta nhận thấy rằng à người VN không phải chỉ có giỏi chiến đấu mà người VN còn giỏi cả làm ăn.

Đương nhiên chúng ta vẫn còn mới, mới vào trường kinh doanh này kia....nhưng giỏi làm ăn ở đây là rất chăm chỉ chịu khó. So với một số đồng nghiệp khác đôi khi ta chịu khó làm ngày làm đêm hơn, họ thì tối rồi không làm đêm nữa...thì đó là yếu tố thứ hai.

Yếu tố thứ ba nữa là chúng ta vẫn chưa biết giới thiệu bản sắc.

Phần thứ ba trong căn cước đó là chúng ta là một dân tộc biết chơi và chịu chơi, hào hiệp và rộng rãi. Chúng tôi rất tự hào khi đi ra ngoài thấy VN mình như thế nhưng cần chi là sẵn sàng chi, cần bao sẵn sàng bao, cần hào hiệp sẵn sàng hào hiệp. Tính hào hiệp của chúng ta hình như đi từ thời tiềm thức trong thời xa xưa, khi mà chúng tôi hình dung khách đến nhà chẳng có gì cả thì chạy sang nhà hàng xóm vay tạm con gà để đãi khách, đó là sự mến khách. Yếu tố hào hiệp, rộng rãi, mến khách đó là cái chúng ta tự hào và phải quảng bá yếu tố đó.

Tôi nghĩ quá khứ, hiện tại, tương lai, sự dũng cảm trong vật chất, sự thành công trong kinh tế và những yếu tố mang tính bản sắc và cá nhân của chúng ta sẽ quện vào nhau tạo thành một căn cước riêng của chúng ta.

Đủ ăn, đủ mặc và phát triển thì phải tạo ra hình ảnh dân tộc khác đi

Bạn đọc Phạm Minh Hải - Vũng Tàu: Tôi là người học tập thời gian khá lâu ở hai nước. Trong quan sát của mình tôi thấy các tùy viên văn hóa nói chung và các sứ quán văn hóa hai nước nói riêng không để ý đến việc chuyển bá văn hóa Việt Nam đến người dân nước sở tại. Các bạn bè tôi học tập và làm việc cũng nhiều, sinh sống ở nhiều nơi trên thế giới cũng có nhận xét tương tự như tôi.

Thưa ông Phạm Sanh Châu, tình trạng ấy do chúng ta không nhận thức hay chưa có một chiến lược cho việc xây dựng hình ảnh VN trên thế giới lúc đó bằng văn hóa và bằng những nét đẹp của người VN và tình trạng đó đến bây giờ có thay đổi chút nào không?

Ông Phạm Sanh Châu: Trước tiên, tôi phải khẳng định rằng câu nhận xét đó là chính xác, lí giải cho sự nhận xét đó cũng là chính xác.

Lí do đầu tiên là sự nhận thức. Trong một thời gian dài chúng ta tập trung vào chiến đấu bảo vệ tổ quốc, sau đó loay hoay và tìm ra được thành công trong phát triển kinh tế. Bây giờ đến giai đoạn thứ ba là thành công trong việc giữ gìn độc lập của chúng ta, chúng ta đủ ăn, đủ mặc và phát triển kinh tế thì phải tạo ra một hình ảnh khác.

Câu chuyện mà bạn quan sát nhận thấy hiện nay là hoàn toàn đúng. Vì lúc đó chúng tôi, ngay cả những nhà hoạch định chính sách chưa tạo ra được sự nhận thức đổi mới.

Chính vì vậy, năm 2009 ngoại giao văn hóa được đánh giá là thành công nhất về mặt nội bộ là tạo ra được sự đột phá về nhận thức ở tất cả các ngành các cấp về tầm quan trọng của ngoại giao văn hóa.

Thứ hai là vào thời điểm đó ta chưa có chiến lược ngoại giao văn hóa. Chiến lược ngoại giao văn hóa 2009 là mới sơ khai đặt nền móng và 2, 3 năm qua đang đào xới lên để tìm ra con đường đi và đến 2010 Thủ tướng đã giao cho Bộ ngoại giao hình thành một chiến lược ngoại giao văn hóa từ 2010 đến 2020 lúc đó mới hình thành chiến lược để triển khai. Thứ ba là có thể các cán bộ của chúng tôi có nhận thức, cũng hiểu tầm quan trọng và cũng đã cố gắng triển khai nhưng câu chuyện là họ không biết làm thế nào, lúc thì bảo đưa đoàn văn hóa văn nghệ sang, lúc thì chiếu bộ phim, lúc thì mời họa sĩ sang để triển lãm tranh, tức là họ chưa biết cách làm.

Do đó, ở đây có cả 3 yếu tố: nhận thức, chiến lược, và biện pháp triển khai.

Nhà báo Nguyễn Quang Thiều: Ông Phạm Sanh Châu đã đề cập đến một hiện thực và hiện thực là lúc đó chúng ta chưa biết phải làm thế nào.

Trong con mắt của tôi và cũng như rất nhiều người khác rằng chúng ta luôn luôn chậm trễ. Đáng lẽ những việc truyền bá hình ảnh hay xây dựng một hình ảnh VN, ảnh hưởng của VN ra thế giới chúng ta phải làm khi VN đã trở thành một nước độc lập từ năm 1945. Có thể chúng ta lí giải rằng do chiến tranh vẫn tiếp tục, vẫn một nửa nước bị chia cắt và chúng ta không làm được. Nhưng điều đó là sự ngụy biện.

Thưa nhà thơ Trần Quang Quý, tại sao chúng ta luôn luôn chậm, luôn không nhận thức điều đó và phải làm điều đó ví dụ như các tùy viên văn hóa các sứ quán.

Cách đây 2 năm, một người bạn của tôi là nghệ sĩ khi sang Washington cũng theo chương trình của Bộ ngoại giao và anh ta rất buồn khi nhìn thấy một nhân viên sứ quán VN ở Mỹ đứng trước cổng với một đôi dép tổ ong và một cái quần không phải quần soóc, cũng không phải quần đùi... Ông có thể lí giải gì về điều đó?

Nhà thơ Trần Quang Quý: Tôi có thể lí giải điều đó là bắt đầu từ nhận thức, bắt đầu từ cái đầu. Nếu chúng ta có cái đầu thông thái, đường hướng rõ ràng mạch lạc, chiến lược rõ ràng thì thì những bế tắc có thể được khai thông từ rất sớm.

Như anh Nguyễn Quang Thiều vừa nói là có một lí do mà người ta cứ viện vào đó là chiến tranh. Loại bỏ yếu tố về mặt chính trị, về những thời điểm đó rõ ràng ta luôn luôn chậm. Bởi vì thứ nhất chậm về mặt nhận thức, thứ hai là tư duy. Tư duy của mình là tiểu nông manh mún, làm gì cũng không có chiến lược.

Tôi lấy ví dụ về các đoàn nghệ thuật mà chúng ta đưa sang hay là ngay cả ở VN những đoàn biểu diễn nghệ thuật mời khách nước ngoài đến du lịch, chiêu đãi khách rất đơn điệu. Tất nhiên là các điệu hát ca trù, múa nón, múa dân gian nhưng cảm giác nó mô-nô quá, không đa dạng về tư duy của những người làm chương trình đó. Ví dụ hình ảnh múa nón cuộc nào cũng có, chỉ là những cái nón uốn lượn, không tạo ra được sóng, cảm giác như những con giun lượn...

Chính là tài năng, tầm tư duy cũng là những tiết mục nghệ thuật mang bản sắc văn hoá Việt Nam nhưng chúng ta thổi vào đó những thủ pháp của người đạo diễn để làm cho chương trình đa dạng, không bị mòn cũ trong cách thể hiện một tác phẩm nghệ thuật.

Mải "đi buôn", quên điều lớn hơn của dân tộc?

Đúng là điều mà nhà thơ Nguyễn Quang Thiều và anh Sanh Châu nói cũng là điều ngay trong hội nghị quảng bá văn học vừa rồi cũng có nói đến. Hàm Anh là tuỳ viên văn hoá ở Ấn Độ có nói là tại sao Hội nhà văn không gửi sách, xây dựng những tủ sách ở các ĐSQ, từ đó giới thiệu, quảng bá tủ sách và là điều kiện để người bản địa tiếp xúc văn học Việt Nam và dịch. Khi tôi hỏi lại ở Hội nhà văn, các anh nói là trước đây cũng đã từng có, những người làm ngoại giao không bao giờ đụng đến, thậm chí họ không trưng bày. Lúc đầu hội nhà văn cũng cứ tưởng thế, họ mải đi buôn đi làm những việc khác, làm dịch vụ cấp visa chẳng hạn ... có thêm tiền. Ngay cả các đoàn nghệ thuật của mình sang chẳng hạn, sang xem mua được hàng gì hay không, nhanh chóng đến nơi nào đó.

Một đất nước quá nghèo, đi đâu thấy có gì có thể kiếm tiền, có mang được cái gì về không nhưng còn những gì lớn hơn của đất nước thì người ta lãng quên. Chính điều đó làm cho hình ảnh đó khiến hình dung Việt Nam rất nhếch nhác.

Những người Việt Nam sang lao động ở nước ngoài cũng thế. Tôi sang Seoul có vào một chợ chuyên bán áo da là Đông-demoon còn ở Nam-Jemoon bán 2 thứ rất hợp với thị hiếu của người Việt Nam: Một là nhân sâm trồng công nghiệp, hai là thịt chó. Thế nhưng, tôi hỏi thì họ bảo áo da phơi hàng dây ở đó người Việt Nam lấy trộm rất nhiều, kỹ năng lấy trộm cao: một ông đến hỏi lăng nhăng làm rối lên, còn một ông đến lấy áo da khoác vào người lẻn đi.

Mình là đất nước có văn minh lúa nước, cư dân nông nghiệp, nghèo đói trong rất nhiều thập kỷ, nhưng ngay cả sự xuất khẩu lao động hay người Việt Nam đi ra nước ngoài cũng phải được giáo dục. Về mặt văn hoá và chiến lược văn hóa ấy phải được giáo dục ngay từ lúc thiếu thời.

Đi nước ngoài, tôi thấy Trung Quốc là một dân tộc có ý chí "ngu công dời núi". Việt Nam có thể làm nhà trên núi, nhưng Trung Quốc san phẳng cả núi để làm nhà.

Tôi nghe câu chuyện một vài bài viết mà tôi cũng đụng đến là một vài người Hàn Quốc ngưỡng mộ Trung Quốc ở chỗ Trung Quốc có câu "người ta có thể thay đổi quốc tịch, ngôn ngữ-ra nước ngoài có thể nói tiếng Anh; thay đổi màu da như Micheal Jackson, nhưng dòng máu Trung Hoa thì không thể thay đổi được". Dòng máu ấy không thể thay đổi đơn giản, dòng máu ấy chính là tính cách văn hoá Trung Hoa của họ nhận ra ngay. Thế thì Việt Nam thì thế nào?

Đặt ra câu hỏi không chỉ là vấn đề nhận thức, chúng ta phải có chiến lược rõ ràng, chúng ta phàn bàn nhau xây dựng hình ảnh người Việt Nam ra nước ngoài là phải xây dựng cái gì, đất nước Việt Nam như thế nào, tính cách con người Việt Nam, những giá trị nhân bản đối với nước ngoài để người ta dễ nhận ra ngay, đó là câu hỏi mà cá nhân tôi nghĩ vậy.

Nhà báo Nguyễn Quang Thiều: Điều nhà thơ Trần Quang Quý vừa nói đến rất phiền muộn. Thưa ông Phạm Sanh Châu, tôi cũng như tất cả những bạn đọc Việt Nam những người có ý thức truyền tải hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài, không ai muốn những hình ảnh đó đang xảy ra. Tôi nghĩ ông có điều gì muốn nói thêm về những điều mà nhà thơ Trần Quang Quý vừa nói?

Ông Phạm Sanh Châu: Tôi góp ý thêm với nhà thơ. Có lẽ khi nhà thơ nói là ở một số nơi người ta bận buôn bán kiếm tiền thì tôi nghĩ trong lịch sử của từng dân tộc, từng quốc gia, có những giai đoạn nhất định. Chúng ta chia những giai đoạn đó ra và chúng ta có những ưu tiên cho những giai đoạn đó. Ví dụ thời này tôi ưu tiên phải vào ĐH, thời này phải lập gia đình, người này ưu tiên mua được nhà, phát triển sự nghiệp. Đất nước cũng phải có những giai đoạn phát triển như vậy.

Đất nước chúng ta có những giai đoạn, những nhu cầu khác nhau, chúng ta ưu tiên cho nó. Ví dụ, thời kỳ chúng ta tập hợp lực lượng cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, toàn bộ lực lượng tập trung vào đó. Sau rồi chúng ta phải tập hợp lực lượng phá thế cô lập, rồi thu hút đầu tư, tăng cường hợp tác phát triển kinh tế. Còn bây giờ, chúng ta có điều kiện để xem lại là chúng ta có bản sắc văn hoá phong phú để có thể giới thiệu.

Trước đây, ngoại giao văn hoá từ thời Hùng Vương chúng ta cũng đã làm rồi. Cả thời Nguyễn Trãi cũng đã có, nhưng trong từng giai đoạn lịch sử chúng ta có những ưu tiên như vậy.

Cho nên việc một người nào đó nói là mải làm ăn, tôi không nghĩ là như vậy. Đó là trường hợp cá biệt.

Chúng ta không nên lấy cách ứng xử của một cá nhân hoặc cách ăn mặc ở một thời điểm nhất định để làm đại diện cho cả dân tộc của chúng ta. Tôi nghĩ rằng những cái buồn đó là cũng có buồn nhưng tôi cũng có nhiều lạc quan hơn, bởi nếu chúng ta biết điều chỉnh, biết được biện pháp làm thì chúng ta sẽ làm tốt.

Nhà báo Nguyễn Quang Thiều: Ông Phạm Sanh Châu đã lý giải một phần nào đó chúng ta có thể chia sẻ, dịu bớt phiền muộn về một vài hành động của một người Việt Nam nào đó đi công tác, đi du học, du lịch buôn bán ở nước ngoài.

Không lí do gì bào chữa cho hành vi bôi xấu hình ảnh dân tộc

Bạn đọc Đỗ Bá Dương - Hà Nội: Chúng ta đã từng đánh mất hình ảnh tốt đẹp về người Việt Nam trên thế giới bằng một lối sống tuỳ tiện và đánh mất lòng tự trọng của một số người (tất nhiên chuyện đó không phải là số đông. Nếu là số đông thì có lẽ dân tộc đó không còn tồn tại được nữa). Thậm chí những năm gần đây có nhiều hơn trường hợp cán bộ đi công tác nước ngoài vi phạm luật pháp của nước sở tại bằng những hành động đi ăn cắp hàng siêu thị hay buôn sừng tê giác của một cán bộ ngoại giao. Nếu là luật sư bào chữa thì hai ông có thể bào chữa cho những người này như thế nào, bào chữa cho hình ảnh Việt Nam như thế nào?

Ông Phạm Sanh Châu: Tôi hỏi lại bạn đó là tại sao chúng ta phải bào chữa? Khi người ta phạm pháp thì phải bị trừng phạt theo pháp luật của nước sở tại và của nước ta. Những hành động đó cần lên án và phải loại trừ để cho những người như chúng tôi và những người khác đang bỏ công sức tạo ra hình ảnh tốt đẹp của Việt Nam ở bên ngoài bị huỷ hoại.

Tôi nghĩ rằng trường hợp này như tôi đã nói, một là không có gì phải bào chữa. Hai là, nên nhìn rừng không nên chỉ nhìn cây, trong rừng cây đó có những cái xấu, có những cây xấu, những cây bị mục đi, nhưng cả rừng đẹp và phát triển, chúng ta thấy đó là những cái lớn, có tầm nhìn rộng hơn chúng ta có thể tin tưởng.

Nhà báo Nguyễn Quang Thiều: Như ông Phạm Sanh Châu vừa nói, chúng ta nên nhìn rừng không nên chỉ nhìn cây, chúng ta thấy cái ý chí khát vọng của cả cộng đồng chứ không phải chỉ vài cá nhân trong cộng đồng đó. Có một hiện thực là một ông đại sứ có làm tốt đến mấy nhưng các lưu học sinh, những người du lịch, lao động, các tổ chức thương mại hay doanh nghiệp tư nhân ở nước ngoài nếu không làm tốt thì hình ảnh cũng bị mất đi. Nhưng những nhân viên ngoại giao lại chính là những người được cử làm đại diện cho quốc gia đó...
P/S:Hình ảnh Việt Nam đối với nước ngoài chỉ có thể xuất hiện được khi xây dựng được đặc trưng giá trị tinh thần và tính cách người Việt. Cái tính cách ấy, giá trị ấy là hộ khẩu, hộ chiếu chứng minh thư để thế giới biết anh là người như nào, nhà thơ Trần Quang Quý nói tại cuộc bàn tròn.

"Dùng văn hóa, con đường đi sẽ dễ hơn"
Chữ ký của tyt_nnl_3994





Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (3 votes)


Cùng đọc với mình nhé I_icon_minitimeSun Feb 21, 2010 9:52 am

tyt_nnl_3994
Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...

ĐIỀU HÀNH VIÊN

tyt_nnl_3994

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Họ & tên Họ & tên : [...La Li La Li...]
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Ban Điều Hành Diễn đàn
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Cùng đọc với mình nhé 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Cùng đọc với mình nhé 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 16/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 346
Đến từ Đến từ : THPT Chu Văn An- Hà Nội
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...
Điểm thành tích Điểm thành tích : 2476
Được cám ơn Được cám ơn : 2046

Bài gửiTiêu đề: Re: Cùng đọc với mình nhé

 
Khong-co-thuc-ma-muon-thanh-bang-moi-gia-thi-hoa-luy-khon-luong
Không có THỰC mà muốn THÀNH bằng mọi giá thì họa khôn lường
Cuộc chơi "nhất thể hóa" cũng lộ rõ - hóa ra trên thế gian này, không dễ mấy ai đã có thể tự mình làm mẫu được cho ai - nhất lại là nuôi tham vọng bá chủ hoặc cầm gậy chỉ đường cho nhân loại đi vào tương lai - một tương lai đầy bất trắc, nhưng có thể dự báo được.

Với riêng tôi - vừa tròn một hoa giáp đời người, tôi bỗng nhớ nhiều về cổ đại lão thư pháp Lê Xuân Hòa - người từng cho chữ nhiều đời Tổng Bí Thư , Thủ tướng và các nhà lãnh đạo cao cấp Việt Nam. Lần đến thăm sau chót - chỉ vài tháng trước khi cụ qua đời, cụ nhìn sâu vào đôi mắt, rồi vỗ nhẹ vào vai tôi và bảo:

- Ta sẽ tặng con một chữ THÀNH.

Tôi kính cẩn hỏi lại:

- Vậy con có thể hiểu chữ THÀNH theo nghĩa nào, thưa cụ?

Cụ lại nheo mắt nhìn, trầm ngâm giây lát, rồi cười, mà cười thật to và hết sức sảng khoái:

- Người xưa dạy: Chí thành sinh Thánh. Hãy gắng mà tìm về gốc của nó, con sẽ ngộ nghiệm và dâng hiến hữu ích.
Xuân này- Canh Dần 2010- một dấu mốc thật đặc biệt. Ảnh: halida.com.vn

Hơn nửa thập niên đã qua đi, kể từ ngày tiên sinh khuất núi- tôi vẫn khôn nguôi trăn trở về điều căn cốt ấy. Và hiển nhiên, việc đầu tiên là tôi dâng hương chiêm bái đức Thánh Trần triều Trần Hưng Đại Vương - vị tướng duy nhất hiển Thánh ở Việt Nam (từ thế kỷ 13)- một con người văn võ kiêm tài và long nhân cái thế.

Thuở ấy - trong lúc vận nước ngàn cân treo sợi tóc, Trần Thủ Độ khảng khái nói với nhà vua: - "Nếu Bệ hạ muốn hàng xin hãy chém đầu thần trước đã!". Đứng trước ba quân Trần Hưng Đạo tuyên "Hịch tướng sĩ" thối động lòng người, vang dậy núi sông. Với nội tộc, Người tự tay tắm mát cho anh em và gỡ bỏ phần sắt nhọn bịt đầu quyền trượng để xóa tan hiềm khích, thị phi. Với bổn phận trị quốc an dân, Người dâng gọn một câu: "Hãy nới sức dân để làm kế sâu gốc, bền rễ". Khi đất nước bình yên, Người quyết đưa con trưởng của mình ra trấn ải miền Hải Đông trọng yếu, chứ không dung dưỡng thói hưởng nhàn và mưu cầu danh lại thường tình...

Tất cả đều là THÀNH - thành tâm, thành ý và thành công. Nhưng chính con người, cuộc đời và sự nghiệp của bậc chí thánh ấy đã mách bảo và dạy ta điều cốt tử: Muốn có THÀNH, trước hết phải có THỰC. Người đã tu thân thực để có tâm thực, tài thưc, sống thực, nội thực và làm thực. Bởi vậy dân nước mới sáng suốt tôn Người là Thánh.

Thì ra chân lý dân truyền: "Có thực mới vực được đạo"- bấy lâu vẫn được hiểu theo nghĩa cái ăn, chuyện ăn làm đầu - cũng không sai, nhưng nên hiểu và cần hiểu đúng bản chất của ĐẠO (xin đừng lầm tưởng với khái niệm tôn giáo)- thứ giá trị tinh quý và trùm phủ nhất, sống còn nhất để cầm trịch cho sự ổn định và thăng tiến của đời người và xứ sở - chính là được khởi nguồn và vun đắp từ gốc THỰC- tức cái thực có.

Tất cả đều là THÀNH - thành tâm, thành ý và thành công. Ảnh: ZideanART.com

Chỉ có thể THÀNH khi có THỰC. Còn ngược lại, phàm ở đời không có THỰC thì không có cách gì để đạt THÀNH cả. Khi đó và ở đó chỉ còn là thế giới của cái HƯ- hư không, hư vô, hư ảo..., vốn là đất sống của sự ích kỷ và giả ngụy cùng thói lừa mị và gian dối, mà người đời vẫn quen gọi là thế giới của ma quỷ. Ở đó không thể gợi lên những gương mặt thuần hậu và rạng ngời, không thể cất lên những lời ca trong trẻo và hào sảng, không thể hé lộ những chân trời bình yên và tươi sáng cùng niềm tự tin và khao khát tốt lành... Vậy sẽ có người hỏi:

- Đã THỰC và THÀNH, sao khi chết, Ngài lại cho chuẩn bị cả mấy chục cỗ quan tài giống hệt nhau và chia chôn đi các ngã, nên hiểu thực - hư thế nào?

Xin thưa: - Đó chính là chỗ tột cùng của cái THỰC ở bậc chí Thánh. Ngay cả khi chết đi rồi, Người vẫn kịp lo tròn cho nghiệp dân nước dài lâu. Thân xác Người hòa lẫn với núi sông, thành anh linh trấn quốc, chứ không để diễn ra cảnh chiếm đất dựng mồ. Đó cũng chính là ranh giới tiệt nhiên giữa phàm và thánh vậy.

Cứ thế mà suy - để thấy rõ lẽ hay - dở, được - mất, bại - thành, hưng - suy, bì - thái... của một đời người, một gia đình - dòng họ, một cộng đồng, một thế hệ, một thời đại và hơn thế. Khi chưa có và không có THỰC mà cứ muốn THÀNH, nhất lại là THÀNH bằng mọi giá thì họa lụy khôn lường- giống như câu chuyện dân gian kể về con ễnh ương muốn làm bò vậy - thường chỉ thấy đa phần là khổ đau và bất hạnh mà thôi.

Ta hãy tưởng tượng: Một người không thực khỏe, lại không chịu rèn luyện để thực có sức mạnh hơn người mà cứ nhảy ra diễu võ dương oai phò nguy cứu khổ, một người không có thực học mà cứ đòi lấy bằng cấp cao và chính quy, một người không thực tài và thực đức mà cứ tranh đoạt quyền cao chức trọng với bổng lộc đầy, một người không thực có căn bản học vấn và ý thức văn hóa, lại giàu sổi và ưa khoe tiền khoe của làm sang - kiểu trọc phú, một người không thực tâm lại sống ích kỉ và vô cảm mà cứ ham mơ một tình yêu thủy chung và nồng cháy... Quả là một bi hài kịch.

Một cá nhân mà thế dễ thành trò cười cho thiên hạ. Một xã hội mà số người ấy chiếm ưu thế, ắt dẫn tới đồi bại và loạn ly. Một dân tộc mà phần đông con dân như thế, ắt sẽ dễ suy vong và bị lợi dụng, thậm chí bị khinh bỉ. Một môi trường mà ôm chứa quá nhiều những dối trá và không thực, thậm chí mặc nhiên coi đó là lẽ thường tình, tệ hại hơn còn ùa theo để trục cầu danh lợi, biến cuộc sống thành cảnh "quần ngư tranh thực", "bá súc đoạt mồi" - điển hình của thảm trạng vô đạo - thì không thể hiển lộ những bậc đại dũng khí - dám nói những điều cần nói, dám làm những điều cần làm, nhất lại là dám nghe và chấp nhận những điều "nghịch nhĩ" để mở đường cho sự lớn mạnh và vượt thoát cộng đồng.

Đó là thực trạng "ao tù nước đọng", ẩn tàng sú khí chỉ có thể bốc lên những ánh lửa ma trơi, le lói dọa gạt người yếu bóng vía, chứ không thể bừng lên thành lễ hội đuốc hoa của sự sảng khoái tinh thần, thăng tiến trí tuệ, hài hòa nhân cách, cởi mở tâm hồn và thôi thúc sáng tạo...
Sao phần đông con dân nước Việt hôm nay lại có thể dễ dàng xao lãng, thậm chí rẻ rúng đầm phá không ít các giá trị dân tộc, trở nên xa lạ, thậm chí chối bỏ truyền thống để dễ dàng chạy theo những chuẩn mực xa lạ của xứ người?.

Nhìn vào lịch sử và hiện tình đất nước thực đang có quá nhiều những dấu hiệu như thế, thậm chí ở mức nguy báo. Dường như ở nơi chốn nào, lĩnh vực nào, cơ quan nào, trường học nào... cũng hiện hữu những mầm mống ấy, thậm chí cả những đám cỏ dại, nấm hoang gặp mưa rào.

Chỉ có những ai quen nhắm mắt làm ngơ - kiểu "sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi" hoặc an phận thủ thường mới vô tình hoặc cố ý biện minh và chối bỏ thực tế nhãn tiền ấy. Như thế mầm loạn đã có lối để xen vào. Một cách thẳng thắn nhé - về kinh tế, bằng vào những đánh giá khả quan, chúng ta đạt những thành tựu không nhỏ, thậm chí ngoạn mục trong hơn 20 năm đổi mới, nhất là trong cuộc vượt lên khủng hoảng 2008 - 2009.

Nhưng trên nền xử thế quốc gia, cái THỰC không thể đơn giản chỉ trông vào những con số thống kê - quen gọi là những "con số ăn tiền", mà chính là phải trông vào bữa ăn hàng ngày của người nông dân khắp hang cùng xóm vắng - với 70-80% dân số và lao động chính của nhà nước. Như thế mới thực yên bề cho kế sách quốc gia.

Lại xem gói kích thích kinh tế với lãi suất ưu đãi chủ yếu chảy về đâu - trong khi khu vực nông nghiệp, nông thôn - miền đất cũ và đất lớn muôn đời của dân tộc, nơi làm ra nguồn của cải nuôi sống xã hội, rồi khu vực các doanh nghiệp vừa và nhỏ là nơi giải quyết nhiều nhất, thiết thân nhất công ăn việc làm cho người lao động được hỗ trợ bao nhiêu và thế nào?

Lại nói về hình bóng công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước - khu vực thôn tính cơ man nào là đất đai nông nghiệp, toàn là "bờ xôi ruộng mật" bao đời, số những cơ sở lắp ráp thuê hoặc chỉ xoay vào sản xuất những mặt hàng tiêu dùng thuần túy chiếm tỉ trọng cao, chẳng những đóng góp không thực nhiều cho kinh tế quốc dân, mà còn dự phần khuyến khích lối sống hưởng thụ, trái nẻo với nghiệp sống dân tộc truyền đời. Rồi vô số những cơ sở từng được công kênh danh hiệu nọ, bảng vàng kia lại dám cả gan xả thải chui suốt hàng chục năm ròng, giết chết những dòng sông và gieo rắc bệnh họa cho người dân...

Đó là chưa kể không ít những dự án, cơ sở liên doanh chiếm trọn những khu đất béo bở và sống còn thuộc địa mạch quốc gia. Về văn hóa- xã hội - có lẽ đây là khu vực bị bung phá nhiều nhất, đáng tiếc nhất và cũng dễ nguy hại nhất. Có người hoài nghi rằng, dân tộc ta thực đã có một nền văn hiến - với tầng sâu văn hóa và diện rộng nhân văn trải mấy nghìn năm như vẫn thường nói?

Bởi nếu có, sao phần đông con dân nước Việt hôm nay lại có thể dễ dàng xao lãng, thậm chí rẻ rúng đầm phá không ít các giá trị dân tộc, trở nên xa lạ, thậm chí chối bỏ truyền thống để dễ dàng chạy theo những chuẩn mực xa lạ của xứ người? Mà tiếc thay, càng chạy theo thì càng rơi vào cảnh lố lăng, đi "hót" chứ không hề là sáng tạo và tận hưởng sự tinh khôi.

Chúng ta lớn tiếng tôn vinh bản sắc dân tộc, bởi nguy cơ tự đánh mất mình đã ở nhãn tiền, đến mức thành câu cửa miệng, dường như không nhắc tới lại sợ bị cho là lạc hậu và kém ý thức...nhưng chưa mấy ai chỉ ra đích thực bản sắc ấy là gì, hình hài ra sao...để mà đủ tỉnh thức giữ hoặc bỏ hợp lý.

Chỉ thấy người người, nhà nhà đua chen làm giàu, tối mặt với tiện nghi, tôn thờ đồng tiền và đề cao thân xác theo lối thực dụng phương Tây. Thành ra con người dường như mất phương hướng, cứ mải miết, xô bồ chạy theo toàn những cái THỰC đấy mà HƯ đấy. Ví như nhà cửa, xe cộ....toàn là và vốn là "Hữu hình tất hữu hoại", "vạn vật quy ư thổ"..., phàm là phù vân mây nổi, có ai mang theo được mãi đâu? Ta thử nghĩ mà xem: Người phương Tây đến Việt Nam và họ sẽ ngậm cười, thậm chí cả cười, chứ không mấy kính trọng và thích thú gì khi thấy người Việt Nam lặp lại y xì điệu sống của chính họ - từ manh quần tấm áo, kiểu đầu tóc, bản nhạc, giọng ca... đến lối kiến trúc, xây dựng... Đừng tưởng chạy theo người ta mà đã có thể được tán thưởng, chứ nói chi đến kính trọng và hợp tác bình đẳng?.
Ảnh: laodong.com.vn

Đừng tưởng hàng loạt các giá trị dân tộc được thế giới công nhận và tôn vinh mà đã có thể yên lòng... Rõ ràng chúng ta đã chưa chuẩn bị cho con dân một nền tảng vững chắc và căn bản của văn hóa - truyền thống, đủ sức để giữ mình và bình tâm đón nhận, học hỏi xứ người trong cuộc hội nhập và phát triển tất yếu. Thành thử cái mà người ta coi là phương tiện thì mình tôn thành mục đích và mơ đạt tới bằng mọi giá.

Vậy nên cái giá phải trả thật đắt. Tự đánh mất mình là ở đó. Phương diện nào của đời sống đất nước cũng có thể chỉ ra và phơi bày rõ thực trạng đáng buồn đó. Thấy rõ nhất chính là ở khu vực người giàu - khu vực mới phất lên trong vòng một hai chục năm nay, chủ yếu nhờ tham nhũng, hối lộ, chụp giật, sự tinh quái và thủ đoạn trong làm ăn, chứ ít người thực bằng lao động, và sáng tạo chân chính.

Phải chăng đang có những dấu hiệu biến loạn chuẩn sống, cách sống của cộng đồng? và như thế mới là hiện đại và văn minh, là "văn hóa mới" sao? Tôi không rõ người ta dựa vào tiêu chí nào để biện minh cho cái gọi là "mới" ấy. Và liệu nếu có thì đã và sẽ góp gì vào quá trình bồi đắp và hun đúc hệ giá trị dân tộc vốn được coi là mạch sống không ngừng nghỉ và lỗi đứt? Và liệu nó có phải là nhịp cầu sáng giá bắc tiếp vào cây cầu truyền thống vốn ngời sáng và rất thuần hậu của cha ông?

Tôi chưa tin vào khả năng có thực như thế và cảm nhận rất rõ: chưa có gì vượt qua được những chuẩn mực cơ bản của cha ông. Giữ được những chuẩn mực ấy - vốn nhuần hợp và bền vững với nghiệp sống, là tinh hoa dân tộc được tiếp truyền từ đời này qua đời khác như giữ lửa cho sự sống còn chật vật, thậm chí còn phá thêm, nói vội chi đến cái mới?

Bởi văn hóa - thứ mạch nguồn vốn thẳm sâu và tiềm ẩn nối đời như trầm tích mà nên, đâu phải dễ dàng một sớm một chiều, kể cả chục năm - thậm chí hơn thế mà có. Thể nghiệm cái mới trong kinh tế còn có thể lấy lại - thậm chí một đêm sau thất bát, còn trong văn hóa thì chớ dại mà vỗ ngực, vì đã có gì định hình khả quan đâu? Mà chúng ta đều biết - sự lạc lối trong văn hóa, nhất lại là trái nẻo tâm linh thì di họa sẽ không biết đến bao giờ.

Bài học của những dân tộc phát triển và thực mạnh đều biết vững chân trên nền truyền thống - nhất là các chuẩn mực văn hóa và lối sống rồi hãy mong thi thố giữa đời. Nếu không sẽ là tình trạng "Chân không đến đất, cật chẳng tới trời" - Đó là tấn hài bi kịch không đáng có đối với một dân tộc vốn lịch lãm và can trường suốt hàng ngàn năm qua. Về giáo dục và khoa học thì càng rối rắm và yếu kém, thậm chí bi đát. Đã có rất nhiều những cải cách và tháo gỡ, tốn kém vô vàn tiền của và công sức. Đã có rất nhiều những phản biện và những lời hứa, nhưng dường như vẫn trong cảnh "đường hầm chưa có lối thoát".

Chúng ta cứ loay hoay mổ xẻ ngành giáo dục- thực chất là vấn đề thầy và trò, dạy và học. Nhưng nên nhớ - đó mới là một chặng 12+4 năm trên ghế học đường - cần nhưng chưa đủ để gột nên nhân cách và tầm vóc của con người và thế hệ, theo đúng nghĩa cao quý nhất của nó: Biết tự chủ và tự trọng, không tự ti và nặng đầu óc nô lệ, không bảo thủ hoặc ảo tưởng, có nghị lực vượt khó và giàu lòng yêu thương con người, có khát khao sáng tạo và dâng hiến hữu ích .

Cho nên cần trước tiên phải là một nền giáo hóa - nó theo suốt đời người - từ trong thai (gọi là thai giáo) cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. Đó là bổn phận của thế hệ, của mỗi thời phải lo hoạch định và chỉ ra các chuẩn mực ngay lành nhất - ta quen gọi là tầm vĩ mô, để tạo tác mối nhân hòa và nền thịnh trị cho nước nhà. Có điều, giống như hầu hết các ngành, lĩnh vực và cả xã hội - ngành giáo dục thuộc hàng quá mê đắm chuyện thành tích.

Người lớn nói dối, thầy cô cũng nói dối và trẻ nói dối như ranh. Đừng che đậy nữa- đành rằng người tốt, công dân tốt là không ít, nhưng đó là hằng số tất yếu của quy luật nhân thế, của hồng phúc cha ông và nỗ lực tự thân mà thành, trong khi lẽ ra phải là "Phần nhiều do giáo dục mà nên".

Chúng ta đã chưa làm được điều cao đẹp đó, vốn được coi là hoa thơm trái ngọt của nền giáo hóa chuẩn mực. Xin dẫn lại vài con số thống kê ở một khu vực đặc biệt - là cối lõi của cuộc cạnh tranh trong hội nhập, khu vực chất xám, cũng là chỗ cho thấy rõ nhất mức độ thực- hư, mạnh - yếu của từng quốc gia, khiến chúng ta không thể không giật mình: Chỉ số chất lượng đại học và cao đẳng tính trên các bài nghiên cứu được đăng trên các tạp chí khoa học năm 2007 thì cao nhất là Đại học Tổng hợp Quốc gia Xơ - un-hơn 5000, Đại học Tổng hợp quốc gia Singapore và Đại học Bắc Kinh trên 3000..., còn Đại học Quốc gia Hà Nội là 52 và cả Viện Khoa học - Công nghệ Việt Nam vỏn vẹn có 44 công trình. Chỉ số sáng tạo (tức số bằng sáng chế được công nhận)- Hàn Quốc 102.630, Trung Quốc 26.292, Thái Lan 156, còn Việt Nam: KHÔNG.

Quả thật, để phân biệt thực - hư ở đời vốn khó, rất khó. Cổ kim, bản thân chữ TÂM vốn được nhiều người tôn thờ thì chiết tự ra, cũng hàm chứa cả "3 sao": Thực ngọc, thường ngọc và tà ngọc - Không để rạch ròi. Huống hồ trong thực có hư, trong hư có thực. Đó không chỉ là vấn đề của binh pháp, mà chính là hiện hữu của thực tế đời sống con người và xã hội.

Cho nên Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm - bậc đại trí, đại nhân và đại dũng mới dạy câu chân lý: khôn cũng chết, dại cũng chết, biết thì không chết. Vậy sẽ có người nói: - Giai đoạn quá độ phải thế, muốn phát triển phải thế- phải trả giá và có gan trả giá. Đúng, nhưng xin thưa coi chừng cái giá quá đắt, thậm chí mạo hiểm và không đáng có.

Sự cải thiện là có và quý, nhưng nên nhớ nhích lên một phân thì hiện vẫn đang trong cảnh "đáy giếng". Điều này ai cũng thấy, ngoại trừ những người can tâm thờ ơ trước vận nước và nỗi niềm của nhân dân. Lại sẽ có người hỏi: - Toàn Đảng, toàn dân đang phấn đấu hết mình cho công cuộc đổi mới...., sao quá lo âu, thậm chí như coi thường và phủ nhận? Có phải là tiêu cực, bi quan...

Người xưa dạy: "Tri giả bất ngôn" và lịch sử xưa nay đã có quá nhiều những bài học về "Trung ngôn nghịch nhĩ". Nhưng cũng chính người xưa từng dạy: "Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách". Vả lại, nghiệp dân nước mách bảo và dạy ta điều khôn ngoan nhất: Hãy biết lo quá lên một tý, ém sớm đi một tý thì có thể tránh đi hậu họa - gọi là "Nhân vô viễn lự, tất hữu cận ưu" (Người không biết lo xa ắt sẽ có họa gần) - để mà được yên vui, theo kiểu "Người cười sau mới là người sảng khoái nhất".

Hơn nữa, tuy vận nước đang sáng, nhưng không phải là không có những khó khăn và thách thức bội phần. Thiển nghĩ, cái THỰC cần và quý nhất lúc này chính là: Ở giữa lòng dân tộc và chế độ mà dám nói thẳng, nói thật - bằng cả tâm và trí sáng suốt thì sao lại bảo là thế nọ, thế kia? Giả sử đất nước có cơ sự nào thì chắc chắn- điều này đã được thực tế lịch sử chứng minh - kẻ bỏ chạy và đầu hàng trước tiên thường không thuộc số những con người trung chính và tiết tháo.

Dĩ nhiên, để có thể phân định thực - hư trong chuyện này - vấn đề là không chỉ dám nói, càng không phải là nói cho sướng mồm, mà cốt là dám làm và dám chịu trách nhiệm. Ví như: Không nói đến những chuyện chính sự hoặc canh cải to tát, chúng ta có thể làm ra những loại thức ăn gia súc bằng công nghệ vi sinh của Việt Nam - tốt đến mức vật nuôi có thịt thơm ngon như truyền thống, sạch và có khả năng phòng chống bệnh cao.

Như thế sẽ giúp người nông dân đỡ phải đầu tắt mặt tối - nhất là phải bươn chải tha hương kiếm sống - thậm chí hoàn toàn có thể nhanh chóng giúp xóa đói giảm nghèo và làm giàu bằng chăn nuôi - cái chân thứ hai còn thọt của nền nông nghiệp bấy lâu - trong khi Nhà nước có thịt xuất khẩu tốt, đáp ứng đầy đủ các đòi hỏi khắt khe nhất của các quốc gia nhập khẩu lớn như Nhât- Mỹ và EU.

Chúng ta có thể làm ra tại Việt Nam, từ nguyên liệu và công nghệ trong nước để có những sản phẩm chăm lo tốt nhất sức khỏe và chất lượng con người - trong đó có việc đáp ứng nhu cầu chữa bệnh hiệu quả, an toàn và rẻ nhất - ví như tăng cường thể trạng và trí thông minh cho trẻ, vực dậy sức sống cho tuổi già, làm đẹp cho phụ nữ, ổn định huyết áp, tiêu mỡ máu và cholesterone, thải độc và làm sạch ngôi nhà có thể, cân bằng thể trạng và chuyển hóa để giúp vượt thắng bệnh tiểu đường, tiêu hóa, thiểu năng sinh lý, thậm chí cả nghiện hút và nhiễm HIV/AIDS...

Tôi tin và vững tin vào những giá trị THỰC như thế của Việt Nam - nơi sẽ có số đông người trên thế giới phải tìm đến và ngưỡng mộ - như từng ngưỡng mộ các di sản của cha ông. Nhưng để những cái THỰC ấy có đủ cơ hội và điều kiện tỏa sáng rộng dài, dứt khoát phải có THÀNH - như bài học cuộc đời của đức thánh Trần: Thành tâm, thành ý và thành công.

Bởi trên thực tế, không phải lúc nào có THỰC là đã có thể dễ dàng cho gốc thân bền và cành lá tốt tươi - nhất lại là dâng hoa thơm trái ngọt cho đời, thậm chí còn phải chịu cả vùi dập với không ít thiệt thòi và cay đắng bội phần. Đừng để phải than: - Sống và làm việc tốt, tức sống thực và làm thực ở xứ sở này khó quá thay! Đây chính là chỗ nan giải nhất và nghiệt ngã nhất của căn tính Việt cần phải thẳng thắn chỉ ra và dứt khoát vượt qua.

Không còn cách nào khác để kiên gan biến ước mơ - một ước mơ đã quá lâu đời rồi - thành hiện thực, mau chóng đưa dân nước vượt thoát vòng lạc hậu và yếu kém - chúng ta phải sớm biết tìm đến và nâng niu cái THỰC, cổ vũ để tôn vinh và vút lên vần thắng của cái THỰC, đồng thời tuyên chiến và loại trừ cái HƯ, cái ẢO để viên mãn cả THỰC và THÀNH. Đó chính là câu chuyện thật của năm Canh Dần 2010 sẽ không phải chờ lâu.
P/S:Mồng Một Tết Kỷ sửu- 2009, trên VietnamNet – tôi có cơ duyên bàn đễn chữ THÀNH – gốc của lòng tin (Trong bài “Hồng hộc bay cao, Đất nước bay cao”). Vậy gốc của THÀNH là gì, ở đâu và cần thế nào cho nghiệp dân nước hôm qua, hôm nay và mai sau?
Chữ ký của tyt_nnl_3994





Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (3 votes)


Cùng đọc với mình nhé I_icon_minitimeSun Feb 21, 2010 9:53 am

tyt_nnl_3994
Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...

ĐIỀU HÀNH VIÊN

tyt_nnl_3994

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Họ & tên Họ & tên : [...La Li La Li...]
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Ban Điều Hành Diễn đàn
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Cùng đọc với mình nhé 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Cùng đọc với mình nhé 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 16/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 346
Đến từ Đến từ : THPT Chu Văn An- Hà Nội
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...
Điểm thành tích Điểm thành tích : 2476
Được cám ơn Được cám ơn : 2046

Bài gửiTiêu đề: Re: Cùng đọc với mình nhé

 
"I see you" - bản tình ca gây nghiện
Không quá muộn để nhìn nhận I see you như là một trong những bản tình ca đẹp nhất của thập niên đầu tiên thế kỉ 21. Sánh cùng những ca khúc OST mãi mãi cùng năm tháng, như My heart will go on (Titanic) của Céline Dion, I will always love you (The Bodyguard) của Whitney Houston, "The time of my life" (Dirty Dancing) hay "It must have been love" của ban nhạc Roxette trong phim Pretty Woman ... , I See You đã khẳng định vị trí của mình cùng với những cảnh quay hùng tráng giả tưởng trên một hành tinh hoàn toàn xa lạ.

Những giai điệu cứ ám ảnh mãi như tìm kiếm một sự sẻ chia và thấu hiểu giữa hai con người vốn sinh ra và lớn lên từ hai thế giới cách biệt. Neytiri - con gái vị tộc trưởng Pandora mạnh mẽ, cương quyết và khéo léo. Jake Sully, chàng chiến binh Trái đất can đảm nhưng ngờ nghệch với thiên nhiên. Không những thế, ở xứ sở của cô, anh còn đóng vai trò "kẻ xâm lược". Vậy, điều gì đã đưa trái tim họ xích lại bên nhau?

Đi qua giấc mơ

Anh nhìn thấy em

Như ánh sáng trong đêm, bừng lên hơi thở mới

Anh trong em, và em sống trong anh

Thương yêu

Bất tận

Như giấc mơ chẳng kết thúc bao giờ



Anh/thấy bóng dáng mình trong đôi mắt em

Chập chờn bay lên cùng sự sống

Bước tới cửa thiên đàng

Anh đặt cược cuộc sống làm vật hy sinh

Anh tồn tại trong tình yêu của em

Là đủ



Em đã chỉ cho anh/Vẻ đẹp của muôn loài

Trong thế giới anh chưa từng nhìn thấy

Và giờ đây/anh trao em hy vọng

Anh sẽ cúi đầu

Cầu mong thế giới này không kết thúc

Nếu không "nhìn thấy" thì không thể hiểu, nếu không hiểu thì không thể yêu nhau. Trong tình yêu đầy khác biệt đó còn có sự nhận thức về thế giới và bóng dáng của cuộc chiến tranh sắp bắt đầu. Nhưng anh vẫn còn thời gian để "nhìn thấy" cô. Anh vẫn còn thời gian để nhìn thấy ánh sáng trong bóng đêm và niềm hy vọng.

I see me through your eyes

Your love shines the way into paradise

And live through your love

I see you

Living new life flying high

Now i give my heart to you, i surrender

Lần đầu tiên Jake "nhìn thấy" Neytiri là khi anh đã học xong những bài học vỡ lòng về thiên nhiên Pandora, về cách sống đầy bản năng mà khéo léo, là khi hai người cùng đứng dưới gốc cây Tổ nghìn năm và trao nhau tin tưởng lẫn yêu thương. Nhưng nào đã đủ.

Lần thứ hai- lần sau đó, khi cuộc chiến tranh đã bước vào giai đoạn cao trào. Khi mâu thuẫn và hiểu lầm lên tới đỉnh điểm khiến hai người tưởng như đánh mất nhau, Neytiri - chậm hơn - lúc đó mới có thể "nhìn thấy" Jake. Cô nhìn thấy anh, ở đó, đang dốc lòng chiến đấu và bảo vệ dân tộc mình trước bom đạn dội xuống từ chính dân tộc anh. Ở đó đến cuối con đường, "Anh đặt cược cuộc sống làm vật hy sinh" - Jake Sully đã thực sự từ bỏ cuộc sống Trái Đất của mình để bước tới Pandora như một đứa con được sinh ra từ chính thế giới xinh đẹp ấy.

Trong truyền thuyết của người NaVi, "I see you" không chỉ mang nghĩa nguyên thủy là nhìn thấy bằng đôi mắt, mà giống như ngôn ngữ Namaste cổ xưa - như sự kết nối trong tiềm thức với AiWa - cây Tổ, nó còn có nghĩa là "Chúa trong anh nhìn thấy Chúa trong em", và "Anh nhìn thấy Bản thể mình, trong đôi mắt của em".

Và điều đó giữ cho tình yêu tồn tại ....

Anh nhìn thấy chính mình/Trong đôi mắt của em

Đang chắp cánh

Tình yêu em chiếu sáng/ Con đường tới thiên đàng vĩnh cửu

Anh đặt cược cuộc sống làm vật hy sinh

Để sống trong tình yêu của em

Để sống trong cuộc sống của em

Nhìn thấy em

Mãi mãi...
p/S:Là một trong những bản tình ca gây nghiện nhất, được sản sinh từ một bộ phim bom tấn, I see You đã góp phần đưa giọng ca ngọt ngào của Leona Lewis bay xa hơn tầm của Bleeding Love và Better In Time mà quán quân X-Factor từng thể hiện.
Chữ ký của tyt_nnl_3994





Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (3 votes)


Cùng đọc với mình nhé I_icon_minitimeSun Feb 21, 2010 9:56 am

tyt_nnl_3994
Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...

ĐIỀU HÀNH VIÊN

tyt_nnl_3994

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Họ & tên Họ & tên : [...La Li La Li...]
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Ban Điều Hành Diễn đàn
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Cùng đọc với mình nhé 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Cùng đọc với mình nhé 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 16/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 346
Đến từ Đến từ : THPT Chu Văn An- Hà Nội
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...
Điểm thành tích Điểm thành tích : 2476
Được cám ơn Được cám ơn : 2046

Bài gửiTiêu đề: Re: Cùng đọc với mình nhé

 
"Anh sẽ lại cưa em nhé"
Tên sách: "Anh sẽ lại cưa em nhé!"

Tác giả: Blog Việt tuyển chọn

NXB Thời Đại

Cuốn sách dạo đầu với tình yêu chớm nở, thăng hoa trong hạnh phúc; vượt qua sóng gió khi hạnh phúc gia đình bị rạn nứt vì người thứ 3; mạnh mẽ đối mặt với những mất mát chia ly vì sinh - lão - bệnh - tử. Kết thúc tuyển tập, bạn đọc sẽ tìm thấy giá trị của cuộc sống, giá trị của tình yêu thật sự. Qua mỗi câu chuyện, bạn đọc ở nhiều lứa tuổi có thể cảm nhận hình bóng tình yêu của chính mình.
"Anh sẽ lại cưa em nhé!" tựa như một câu tỏ tình, một lời nói ngọt ngào khi người ta còn yêu, muốn trở lại làm mới tình yêu của mình. Những câu chuyện tình yêu trong sáng mà không kém phần triết lý với kết thúc có hậu sẽ mang tới cho người đọc xúc cảm đặc biệt và dư âm đẹp sau khi trải qua các cung bậc cảm xúc của toàn bộ tuyển tập "Anh sẽ lại cưa em nhé!".

Với thông điệp: Tình yêu là một vòng tuần hoàn khép kín, hạnh phúc hay chia ly do ta có trân trọng nắm giữ hạnh phúc trong tay mình không? Cuốn sách là món quà ý nghĩa các cặp tình nhân ở mọi lứa tuổi dành cho nhau đặc biệt vào dịp mùa xuân, mùa yêu 14/2 năm nay.
P/S:"Anh sẽ lại cưa em nhé!" là những ký ức, lời tâm sự, truyện ngắn về tình yêu của nhiều tác giả được bạn đọc yêu thích và nhận được nhiều phản hồi nhất trên chuyên trang Blog Việt trong năm 2008 - 2009.
Chữ ký của tyt_nnl_3994





Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (2 votes)


Cùng đọc với mình nhé I_icon_minitimeSun Feb 21, 2010 9:58 am

tyt_nnl_3994
Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...

ĐIỀU HÀNH VIÊN

tyt_nnl_3994

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Họ & tên Họ & tên : [...La Li La Li...]
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Ban Điều Hành Diễn đàn
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Cùng đọc với mình nhé 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Cùng đọc với mình nhé 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 16/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 346
Đến từ Đến từ : THPT Chu Văn An- Hà Nội
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...
Điểm thành tích Điểm thành tích : 2476
Được cám ơn Được cám ơn : 2046

Bài gửiTiêu đề: Re: Cùng đọc với mình nhé

 
Ballade - câu chuyện không lời của Chopin
ác phẩm: Ballade No. 4 giọng Fa thứ Op. 52

Tác giả: Frédéric Chopin

Thể hiện: Vladimir Horowitz

Sau Chopin, một số nhạc sĩ khác như Liszt hay Brahms cũng sáng tác ballade cho piano, nhưng nhắc đến ballade mọi người đều nhớ đến Chopin trước tiên, bởi ông là người đi tiên phong trong thể loại này.

Những bản Ballade tiêu biểu nhất của thời kì âm nhạc lãng mạn

"Ballade" (cần phân biệt với thuật ngữ "ballad") là một kiểu thơ và ca khúc Pháp thời Trung cổ và Phục hưng, thường có lời đề cập đến những thiên diễm tình. "Ballade" là một trong ba hình thức ổn định (cùng với rondeau và thể thơ điệp khúc hai vần - virelai) chiếm lĩnh nền ca khúc và thi đàn Pháp trong các thế kỉ 14 và 15. Theo khuôn mẫu chuẩn mực cuối thời Trung cổ, lời của "ballade" được chia làm ba khổ thơ có chung cách sắp xếp vần luật và nhịp điệu và kết thúc bằng một đoạn điệp.

Đến thế kỉ 19 dưới bàn tay của Chopin, ballade mới trở thành một tác phẩm âm nhạc độc lập. Chopin sáng tác bốn bản ballade cho đàn piano, trải dài trong mười năm từ lúc rời Ba Lan đến sinh sống tại Paris.

Có người bảo rằng các bản ballade của Chopin là phổ nhạc cho các bài thơ của nhà thơ người Ba Lan Adam Mickiewicz. Ngay cả nhà phê bình âm nhạc, nhạc sĩ Schumann lúc đầu còn lầm tưởng các bản ballade của Chopin cũng mang tính chất kể chuyện như nhạc của chính Schumann sáng tác.

Nhưng thật sự Chopin không bao giờ có cảm hứng với loại âm nhạc có tiêu đề, cốt truyện và nhân vật như Schumann. Chopin đã từng không chấp nhận các bản nhạc trong bộ Carnival Op.9 của Schumann là một loại âm nhạc với đúng nghĩa của nó. Cũng như quan niệm riêng về tính chất lãng mạn trong âm nhạc của Chopin khác với các nhà soạn nhạc đương thời, tính chất kể chuyện trong các bản ballade của Chopin không tuân theo một khuôn mẫu nào mà ẩn trong từng câu nhạc đầy sáng tạo và phóng túng.

Mặc dù Chopin lấy cảm hứng sáng tác ballade từ các câu chuyện của quê hương Ba Lan và các bài thơ của Adam Mickiewicz, Chopin mong muốn người nghe tự cảm nhận ra câu chuyện của riêng mình thông qua âm nhạc của ông. Chính vì thế mà không nhất thiết phải tìm hiểu các bài thơ này để có thể cảm nhận được các bản ballade của Chopin.

Bốn bản ballade của Chopin là các tác phẩm lớn, với độ dài mỗi bản từ 8 đến 12 phút, được viết ở nhịp 6/4 hay 6/8, cùng mang chất thơ và thể hiện các chủ đề tương phản nhau, trữ tình nhưng cũng mang đầy kịch tính. Mặc dù bốn bản ballade có những điểm tương đồng, mỗi bản là một sự sáng tạo riêng biệt mà Chopin thổi hồn cho nhiều thể loại cổ điển từ sonata, rondo đến các khúc biến tấu rất uyển chuyển với cách chuyển âm và cấu trúc chưa từng gặp trong các ballade của các nhạc sĩ trước đó.

Ballade của Chopin là sự kết hợp giữa cổ điển và lãng mạn, đạt tiêu chuẩn hàn lâm, được đánh giá là những tác phẩm tiêu biểu nhất của Chopin nói riêng và của âm nhạc thời kỳ lãng mạn nửa đầu thế kỷ 19 nói chung. Sau Chopin, một số nhạc sĩ khác như Liszt hay Brahms cũng sáng tác ballade cho piano, nhưng nhắc đến ballade mọi người đều nhớ đến Chopin trước tiên, bởi ông là người đi tiên phong trong thể loại này.

Ballade No. 4 - hành trình tìm lại tâm hồn

Ballade No. 4 Op.52 giọng Fa thứ được đánh giá nổi bật nhất trong bốn bản ballade và giá trị có thể sánh ngang như Mona Lisa trong hội họa. Bản ballade này thể hiện hầu hết tất cả các yếu tố có thể có trong âm nhạc và tư tưởng của con người chỉ bằng cây đàn piano.

Chopin sáng tác Ballade No. 4 vào khoảng những năm 1842-1843, đề tặng cho phu nhân nam tước Rothschild, người trước đây đã giới thiệu Chopin chơi piano tại biệt thự của gia đình bà trước giới thượng lưu Paris.

Bản ballade mở đầu với khúc dẫn nhập ở giọng Đô trưởng tươi sáng nhưng ngắn ngủi, nhạt dần để nhường chỗ chủ đề chính giọng Fa thứ. Giai điệu chính nhẹ nhàng nhưng bí hiểm và ẩn chứa một nỗi buồn man mác, con người dường như đi tìm lại chính tâm hồn của mình.

Giai điệu mang tính chất Slav này được lặp lại và hòa vào trong khoảng không yên bình của những quãng tám sau đó. Cảm giác lâng lâng này biến mất khi một lời tự sự cất lên, như giãi bày những uẩn khúc trong chủ đề chính. Có thể nói đây là một trong những khúc nhạc hay nhất, phức tạp nhất về kỹ thuật hòa âm với sự chuyển giọng liên tục trong mỗi khuông nhạc.

Những uẩn khúc đó dường như vẫn chưa được sáng tỏ khi nốt Son giáng được lặp lại ba lần và dừng hẳn trước khi trở về với chủ đề chính. Chủ đề chính được bổ sung thêm một bè phụ, trở nên sôi động hơn, chuyển thành kịch tính với những quãng tám mạnh mẽ, và cuối cùng nhạt dần để chuyển qua chủ đề thứ hai ở giọng Si giáng trưởng.

Chủ đề thứ hai mang dáng dấp của những giây phút yên ả thanh bình sau cơn giông bão trong Ballade No. 2 Op.38. Sau đoạn phát triển ở giọng La giáng trưởng liên tục với những quãng sáu, phần dẫn nhập được lặp lại nhưng ở giọng La trưởng và với một khoảnh khắc nhẹ nhàng nghiêng từ Mi sang Mi thăng.

Một khúc biến tấu của giai điệu chính ở những tông nhạc khác thường, tuy nhẹ nhàng nhưng căng thẳng, lang thang vô định trước khi bắt kịp với sự trở về của chủ đề chính quen thuộc. Ở lần thứ tư này, chủ đề chính được biến tấu với những câu nhạc dài hơn, nhanh hơn, dồn dập hơn.

Chủ đề thứ hai được lặp lại ở giọng Rê giáng trưởng tạo ra một không gian rộng lớn hơn với phần trầm là những ngọn sóng cuồn cuộn và phát triển thành cao trào bởi bốn khúc rải qua ba quãng tám tương tự như bản Etude "Đại dương" số 12 Op.25. Hàng loạt những hợp âm mạnh mẽ trở nên im bặt nhường chỗ cho bốn hợp âm bí hiểm biến thể sang giọng Đô trưởng.

Khúc coda mạnh mẽ, dữ dội và náo động với những quãng ba và quãng sáu gợi lên hình ảnh những kỵ mã chạy vào rừng sâu, một trong những lý do khiến nhiều người ghép bản ballade này với bài thơ Budri của Adam Mickiewicz, bài thơ kể về một người chiến binh đưa ba người con ra trận. Những khúc hợp âm rải dâng lên đến cao trào, cuồn cuộn như thác đổ xuống nốt trầm Fa mạnh mẽ, xóa tan mọi hoài nghi, uẩn khúc xuyên suốt tác phẩm.

Có thể nói, cách kể chuyện không lời, truyện mà như không truyện của Chopin thể hiện trong bản ballade cuối cùng này đã đưa thể loại ballade cho đàn piano ra khỏi chức năng âm nhạc cho thơ thuần túy vốn có trước đây, trở thành một thể loại độc lập, đứng vững trên danh sách các thể loại hàn lâm trong lịch sử âm nhạc.
P/S:Ballade của Chopin là sự kết hợp giữa cổ điển và lãng mạn, đạt tiêu chuẩn hàn lâm, được đánh giá là những tác phẩm tiêu biểu nhất của Chopin nói riêng và của âm nhạc thời kỳ lãng mạn nửa đầu thế kỷ 19 nói chung.
Chữ ký của tyt_nnl_3994





Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (2 votes)


Cùng đọc với mình nhé I_icon_minitimeSun Feb 21, 2010 9:59 am

tyt_nnl_3994
Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...

ĐIỀU HÀNH VIÊN

tyt_nnl_3994

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Họ & tên Họ & tên : [...La Li La Li...]
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Ban Điều Hành Diễn đàn
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Cùng đọc với mình nhé 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Cùng đọc với mình nhé 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 16/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 346
Đến từ Đến từ : THPT Chu Văn An- Hà Nội
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...
Điểm thành tích Điểm thành tích : 2476
Được cám ơn Được cám ơn : 2046

Bài gửiTiêu đề: Re: Cùng đọc với mình nhé

 
Đảng phải là Đảng của Dân tộc!
Bốn nguy cơ với Đảng

Mô tả ảnh.
Nhà báo Hữu Thọ. Ảnh: Lê Anh Dũng

- Số đông người Việt Nam đã tin theo Đảng Cộng sản, từng thật lòng khi nói “ơn Bác, ơn Đảng”, thật lòng gọi hai tiếng “Đảng ta”. Soi vào hiện tại, ông có suy nghĩ gì về tình cảm và niềm tin của người dân với Đảng ngày nay?

Trong xã hội có nhiều giai cấp, tầng lớp, nhóm lợi ích khác nhau và cả những ẩn ức cá nhân, cho nên về vấn đề này, vấn đề khác có ý kiến khác nhau là điều có thể hiểu được.

Nhưng theo tôi, tình cảm của đại đa số nhân dân với Đảng vẫn thiêng liêng. Lịch sử phát triển của dân tộc ta trong 80 năm qua từ khi có Đảng đã khẳng định điều đó.

Theo tôi biết thì Đảng ta thành lập sau nhiều đảng ở châu Á nhưng mới 15 tuổi đã chớp thời cơ lãnh đạo nhân dân vùng lên đấu tranh giành chính quyền.

Sau khi giành chính quyền về tay, nhân dân ta muốn hòa binh xây dựng đất nước nhưng lại buộc phải kháng chiến trong 30 năm để giữ gìn độc lập, thực hiện thống nhất nước nhà.

Và dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước đang tiến hành công cuộc đổi mới giành được những thành tựu có ý nghĩa lịch sử mà chúng ta đã thấy.

Đảng ta lãnh đạo vì sự phát triển của đất nước, vì hạnh phúc nhân dân, không vì mục đích nào khác.

Tôi nghĩ rằng, đánh giá vai trò lãnh đạo của Đảng thì nên nhìn vào sự phát triển của đất nước và đời sống nhân dân. Nên có cách nhìn tổng thể thấy những thành tựu cơ bản cũng như cả thiếu sót, có lúc sai lầm, để đánh giá cho sòng phẳng và công bằng.

Đó là lý do để tôi khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng với xã hội, uy tín của Đảng trong nhân dân.

- Vậy còn những thách thức đặt ra trong thời kỳ mới này là gì? Đảng cần phải đổi mới như thế nào để thực sự đáp ứng mong mỏi của dân tộc?

Trong quá trình thực hiện nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế, giao lưu văn hóa với thế giới, thuận lợi và thách thức đều nhiều.

Đảng ta đã nói tới bốn nguy cơ, và những nguy cơ đó vẫn còn tồn tại cho tới ngày hôm nay với các biểu hiện ngày càng phức tạp.

Tôi muốn giới thiệu ba nguy cơ mà một số đảng cầm quyền trên thế giới đã tổng kết, coi như những nguyên nhân làm giảm uy tín, thậm chí đe dọa vị trí cầm quyền của họ, để có thể tham khảo.

Trước hết, đó là nhà lãnh đạo mà để kinh tế chậm phát triển, trì trệ, đời sống nhân dân không được nâng cao, thậm chí suy giảm.

Thứ hai, không thực hiện dân chủ và công bằng xã hội trong đánh giá, sử dụng con người cũng như trong phân phối lợi ích, để khoảng cách giàu nghèo quá xa, gây bất ổn xã hội.

Thứ ba, lợi dụng quyền lực để tham nhũng, lợi dụng quyền hành để sử dụng phung phí công quỹ, tức là tiền thuế của dân.

Thực ra, những vấn đề họ nêu ra không hoàn toàn mới nhưng cũng có những điểm mới cần tham khảo.

Đó thật sự là những thách thức phải vượt qua bằng trí tuệ, đạo đức và năng lực điều hành.

Tồn tại còn nhiều nhưng theo tôi cần quan tâm đến vấn đề dân chủ trong quá trình ra các nghị quyết, chính sách, chủ trương liên quan tới đời sống nhân dân, trong việc đánh giá, bổ nhiệm cán bộ. Vấn đề chống tham nhũng, lãng phí chưa đạt hiệu quả mong muốn, đang làm giảm uy tín của Đảng.

Dân chủ trong Đảng

Bác Hồ - người sáng lập và rèn luyện Đảng ta - từng nói, phải luôn nâng cao trí tuệ trong Đảng, chỉnh đốn Đảng, phát huy vai trò nhân dân. Trong hơn 20 năm đổi mới vừa qua, việc thực hiện lời dạy của Bác đã được thực hiện như thế nào? Thời gian tới sẽ phải tiếp tục làm gì, thưa ông?

- Cuộc vận động chỉnh đốn Đảng đã đạt được những kết quả nhất định nhưng Đảng ta cũng nhận định là chưa đạt yêu cầu và mong muốn.

Nhớ lại đúng nửa thế kỷ trước, trong dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng, tại Hội trường Ba Đình, Hồ Chủ tịch đã nói "Đảng ta là đạo đức, là văn minh", nghĩa là Đảng phải tiêu biểu về đạo đức, tiêu biểu về tầm trí tuệ và phong cách ứng xử để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo đất nước.

Đảng khẳng định lãnh đạo hệ thống chính trị nhưng cũng nằm trong hệ thống chính trị. Đảng không thể thay Nhà nước.

Tôi nhớ tới phương thức lãnh đạo của Đảng đã ghi trong Cương lĩnh 1991, về đại thể là: Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, chủ trương, chính sách.

Đảng lãnh đạo bằng tuyên truyền, thuyết phục (chứ không ra lệnh), bằng kiểm tra tổ chức thực hiện (chứ không phải chỉ đề ra chủ trương).

Đảng lãnh đạo bằng sự gương mẫu của đảng viên.

Cứ đối chiếu và kiểm điểm việc thực hiện phương thức lãnh đạo nêu trên thì đúng là Đảng còn phải làm nhiều việc, phải không ngừng nâng cao tầm trí tuệ, phẩm chất và năng lực tổ chức thực hiện hơn nữa để có thể nâng cao năng lực lãnh đạo, cũng là nâng cao sự tin cậy của nhân dân.

Tôi nghĩ, Đảng còn phải nâng cao tầm trí tuệ, tiếp cận tri thức của thời đại, thực hiện dân chủ thực sự để có thể đưa ra các quyết sách đúng. Đây là nhân tố hàng đầu đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.

Cán bộ, đảng viên không ngừng rèn luyện và giữ gìn đạo đức, kính trọng và hết lòng phục vụ nhân dân, không tham nhũng, lãng phí và có tinh thần đấu tranh với các thứ "giặc" đó để được nhân dân yêu mến và tin tưởng.

Cán bộ và các tổ chức Đảng cần có lòng khoan dung, qua đối thoại mà cảm hóa, thuyết phục, có quan hệ ứng xử có lý, có tình để có thể đoàn kết trong Đảng và tập hợp sức mạnh của toàn dân trong cuộc phấn đấu vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Nghĩa là phải làm nhiều việc, phải phấn đấu quyết liệt trong công cuộc đổi mới và chỉnh đốn Đảng.

- Ông đánh giá như thế nào về vấn đề phát huy dân chủ trong Đảng và trong xã hội?

Hồ Chủ tịch cũng như Đảng ta đã chỉ rõ Đảng lãnh đạo nhưng dân là chủ.

Trong thời kỳ đổi mới, Đảng đã khẳng định "dân là gốc", thực hiện "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra", thể hiện tinh thần hết sức tôn trọng vai trò quyết định của nhân dân.

Gần đây, một số đồng chí muốn bổ sung thêm "dân quyết" và "dân hưởng" theo đúng tinh thần của Bác Hồ: "Bao nhiêu lợi ích đều của dân, bao nhiêu quyền hành đều ở nơi dân".

Nhưng đó là vấn đề lớn thuộc thẩm quyền của Đại hội. Rồi còn phải có cơ chế cụ thể để thực hiện chứ không chỉ là khẩu hiệu, là mong muốn.

Nói về vấn đề dân chủ thì cần phải khẳng định xã hội ta là xã hội dân chủ.

Nhưng ở chỗ này, chỗ khác còn xâm phạm quyền làm chủ của dân hoặc dân chủ hình thức, nhưng cũng không nên vì những điều thiếu sót đó mà phủ định bản chất.

Rồi mọi người đều có thể có ý kiến nhưng cũng có ý kiến đúng, ý kiến đúng một phần và ý kiến không đúng. Không nên cho rằng ý kiến của mình không được chấp nhận là không dân chủ.

Lại cần thấy thực hiện dân chủ là mong muốn của người dân sống trong các thể chế chính trị khác nhau với truyền thống văn hóa và dân trí khác nhau, do đó có các mô hình khác nhau.

Không thể có mô hình chung cho các nước, càng không thể lấy hệ giá trị của nước mình làm chuẩn để phê phán và áp đặt cho các nước như nhiều chính trị gia trên thế giới đã nói rõ. Đồng thời, dân chủ cũng là một quá trình, phụ thuộc vào nhiều điều kiện.

Tôi đã tham gia Ban chấp hành Trung ương hai khóa trong vòng mười năm. Không ai cấm tôi nói cả nhưng cũng có những vấn đề tôi không thể tỏ thái độ vì tôi thiếu thông tin và cả không có đủ kiến thức sâu về vấn đề đó.

Do đó, thực hiện dân chủ liên quan tới việc được cung cấp thông tin đầy đủ, không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết và phải có thái độ thẳng thắn phản biện.

Không có thông tin, thiếu hiểu biết rồi cứ nói toáng lên, khăng khăng cho ý kiến của mình là đúng, thì đó là thiếu trách nhiệm.

*

Lê Nhung
p/S:"Thực hiện dân chủ liên quan tới việc được cung cấp thông tin đầy đủ, không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết và phải có thái độ thẳng thắn phản biện", nhà báo lão thành Hữu Thọ, người đảng viên có 60 năm tuổi đảng, nguyên Trưởng Ban Tư tưởng - Văn hóa TƯ nói về dân chủ trong Đảng.
Chữ ký của tyt_nnl_3994





Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (2 votes)


Cùng đọc với mình nhé I_icon_minitimeSun Feb 21, 2010 10:00 am

tyt_nnl_3994
Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...

ĐIỀU HÀNH VIÊN

tyt_nnl_3994

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Họ & tên Họ & tên : [...La Li La Li...]
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Ban Điều Hành Diễn đàn
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Cùng đọc với mình nhé 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Cùng đọc với mình nhé 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 16/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 346
Đến từ Đến từ : THPT Chu Văn An- Hà Nội
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...
Điểm thành tích Điểm thành tích : 2476
Được cám ơn Được cám ơn : 2046

Bài gửiTiêu đề: Re: Cùng đọc với mình nhé

 
Trong Hội nghị toàn quốc về công tác tổ chức xây dựng Đảng, ông Hồ Đức Việt nhấn mạnh: Đại hội Đảng lần thứ XI sẽ xác định những khâu đột phá, chiến lược phát triển mới, và từ đó nêu tầm quan trọng của công tác nhân sự đồng thời đòi hỏi tiếp tục cải tiến, mở rộng dân chủ.

Vai trò của người đứng đầu ai cũng thấy là nhân tố đảm bảo thành công cho mọi thắng lợi. Nhưng từ thấy đến thực hiện vẫn đang còn khoảng cách.

Mở rộng dân chủ thế nào để chọn được người tài giỏi ra giúp dân giúp nước là việc "cần làm ngay". Vậy phải cải tiến và mở rộng việc chọn lựa nhân sự thế nào? Câu trả lời thật giản dị: công khai giới thiệu, công khai tranh cử và công khai bầu cử.

Diễn đàn: Hiến kế để mở rộng dân chủ trong công tác nhân sự

“Làm gì để dân chủ thực sự trong công tác nhân sự” cũng là chủ đề diễn đàn mà Tuần Việt Nam mở ra với hi vọng có thể huy động nguồn lực trí tuệ xã hội góp ý, đóng góp các giải pháp cụ thể để các nhà làm chính sách tham khảo, từ đó giúp Đại hội Đảng các cấp có thể lựa chọn được những người thực sự xứng đáng đảm nhận trọng trách. Mời độc giả gửi bài viết, ý kiến về cho chúng tôi theo địa chỉ tuanvietnam@vietnamnet.vn

Theo kinh nghiệm của các bậc tiền bối, có nhiều phương pháp để lựa chọn nhân tài. Khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Bác Hồ đã có gửi thư cho đồng bào yêu cầu ai có tài sẽ ra giúp nước hoặc đoàn thể tiến cử người tài. Còn trong bầu cử, chúng ta đã từng giới thiệu nhiều người cho một vị trí để lựa chọn.

Theo những phát biểu của các bậc lão thành được báo giới dẫn lời, người tài của ta không thiếu, phát hiện người tài cũng không quá khó, nhưng vấn đề làm thế nào để tuyển chọn được người tài mới khó. Chúng ta nói nhiều đến dân chủ, điều đó đúng, nhưng dân chủ phải tiến hành như thế nào mới là điều người dân quan tâm. Xem ra yếu tố quan trọng nhất vẫn là chúng ta có dám làm và làm quyết liệt không.

Theo đó, yếu tố công khai là quan trọng hàng đầu. Có ba yếu tố công khai cần được quan tâm để thực hiện dân chủ thực chất.

Một là công khai Giới thiệu. Trước đây chúng ta chỉ chú trọng đến việc cấp ủy cũ giới thiệu còn ra Đại hội mọi việc hầu như xong xuôi. Tâm lý thường xuê xoa, bởi cách thức làm dễ dẫn đến ỷ lại.

Hai là, công khai Tranh cử. Điều này chưa có tiền lệ. Nhất là bầu người đứng đầu hầu như chỉ có một người và cũng không có cương lĩnh, hoặc chương trình hành động gì. Điều này dẫn đến nếu có làm sai thì cho rằng đó là Đại hội bầu, bản thân chỉ chấp hành chứ làm gì có cương lĩnh hay chương trình gì để mà kiểm tra, giám sát.

Ba là, công khai Bầu cử. Người đứng đầu chưa phải là toàn bộ Đảng viên trong đại hội bầu. Lên cấp cao hơn đại biểu cũng chưa được bầu mà chỉ những người trúng cử bầu với nhau. Lần này đã có những bước cải tiến trong khâu này. Đó là việc thực hiện thí điểm chủ trương đại hội đảng bộ cơ sở trực tiếp bầu ban thường vụ, bí thư, phó bí thư và thí điểm chủ trương đại hội đảng bộ cấp trên cơ sở trực tiếp bầu bí thư.

Trước kia, thời phong kiến, để công khai trong việc bổ nhiệm, tránh bè phái, tránh nương nhẹ người thân, đã ra Luật Hồi tỵ. Luật này có từ thời Lê Thái Tông. Theo đó, những người có cùng quan hệ huyết thống, đồng hương, thầy trò, bạn bè... không được cùng làm quan hay làm việc ở một địa phương, công sở. Nếu gặp một trong những trường hợp trên thì phải tâu báo lên để thuyên chuyển những người thân thuộc đó đi các nơi khác nhau. Đây cũng là yếu tố công khai minh bạch trong bố trí nhân sự.

Và ba yếu tố trên phải triển khai đồng bộ bởi thiếu khâu nào cũng rất khó cho việc lựa chọn người tài để giao trọng trách.

Ở địa phương bầu trực tiếp sẽ thuận lợi vì cùng làng xóm láng giềng rất hiểu về nhau nhưng càng lên cao, bầu trực tiếp càng khó hơn. Do vậy công khai tranh cử, công khai trình bày cương lĩnh nên chăng đó là điều bắt buộc. Bởi như phần trên đã nói chính có làm như vậy mới thấy rõ bản lĩnh và trí tuệ của người đứng đầu, mới có cơ sở pháp lý để ràng buộc. Tránh tình trạng làm tốt thì không sao nhưng làm chưa tốt thì đổ lỗi cho tập thể.

Đại hội làm này mới chỉ thí điểm bầu trực tiếp ở cấp dưới, đó cũng là những đổi mới đáng mừng. Cái mới, cái hợp lý chắc sẽ được nhân rộng. Càng nhân rộng nhanh càng đem lại hiệu quả. Đổi mới công tác nhân sự suy cho cùng phải bắt đầu từ tư duy. Cần phải có quyết tâm cao, và biện pháp quyết liệt thì mới trở thành hiện thực.

Nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới, cần những con người có đủ tri thức và quyết tâm, có đủ bản lĩnh dám làm dám chịu trách nhiệm. Đây chính là những người chuyển quyết tâm của toàn dân tộc trở thành hiện thực. Bởi vậy chìa khóa chính là dân chủ trong công tác nhân sự.
P/S:Mở rộng dân chủ thế nào để chọn được người tài giỏi ra giúp dân giúp nước là việc "cần làm ngay". Vậy phải cải tiến và mở rộng việc chọn lựa nhân sự thế nào? Câu trả lời thật giản dị: công khai giới thiệu, công khai tranh cử và công khai bầu cử.
Chữ ký của tyt_nnl_3994





Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (2 votes)


Cùng đọc với mình nhé I_icon_minitimeSun Feb 21, 2010 10:02 am

tyt_nnl_3994
Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...

ĐIỀU HÀNH VIÊN

tyt_nnl_3994

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Họ & tên Họ & tên : [...La Li La Li...]
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Ban Điều Hành Diễn đàn
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Cùng đọc với mình nhé 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Cùng đọc với mình nhé 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 16/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 346
Đến từ Đến từ : THPT Chu Văn An- Hà Nội
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...
Điểm thành tích Điểm thành tích : 2476
Được cám ơn Được cám ơn : 2046

Bài gửiTiêu đề: Re: Cùng đọc với mình nhé

 
Đổi mới: Lòng thương dân mạnh hơn nỗi sợ
Công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam những năm 1986 có điểm đặc biệt cơ bản so với một số quốc gia chuyển đổi khác. Đó là cuộc đổi mới "từ dưới lên" thay vì "từ trên xuống".

Nhà nghiên cứu Trần Việt Phương trao đổi với VietNamNet: "Nhiều quốc gia việc phát triển từ dưới lên bị trấn áp nhưng ở Việt Nam thì không. Dần dần những người lãnh đạo cao nhất cũng nhận thức lại, khi từ dưới lên và từ trên xuống gặp nhau, lãnh đạo đóng dấu đỏ cho phép những sáng kiến của cơ sở. Đó là sự hình thành của chính sách đổi mới."

Những sáng kiến của cơ sở và sự hậu thuẫn của những người lãnh đạo cao nhất cho những sáng kiến đó đều là những quyết định "phá rào" dũng cảm, khi "hàng rào" chính là luật pháp của nhà nước, quy định của chính phủ và cả những húy kỵ thiêng liêng của CNXH.

Nhiều trường hợp, đa số các cấp đều nhận thấy sự bất hợp lý trong cơ chế quản lý kinh tế nhưng vì "sợ nguyên tắc" nên không ai dám khởi đầu. Tác giả Đặng Phong viết trong cuốn "Phá rào trong kinh tế vào đêm trước Đổi Mới": "Thực ra thì lòng vả cũng như lòng sung. Nhưng cả huyện lẫn thành phố đều....: Sợ cấp trên. Thế là cả nước ở trong tình trạng vừa đói vừa sợ: xã sợ huyện, huyện sợ tỉnh thành, tỉnh thành sợ TW, TW thì sợ nguyên tắc và cũng sợ lẫn nhau."

Chờ đợi mua chất đốt ở phường 17, quận 5, TP.HCM (ảnh chụp tháng 10-1984). Ảnh tư liệu báo Tuổi Trẻ

Những người đã vượt qua nỗi sợ hãi ấy chính là những người "anh hùng" của công cuộc "Đổi mới". Tác giả Đặng Phong đã kể lại nhiều anh hùng như vậy trong cuốn sách của ông.

"Sợ thì mặc bà con nông dân chết đói à?"

Tấm gương tiêu biểu được biết tới nhiều nhất chính là "ông khoán hộ", nguyên Bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phúc Kim Ngọc. Sinh năm 1917 trong một gia đình nông dân nghèo ở Vĩnh Phúc, đến năm 1958, quay trở lại làm Bí thư tỉnh ủy ở chính quê hương mình, vì thế, ông thấu hiểu hoàn cảnh nông thôn Vĩnh Phúc.

Càng thấu hiểu, Kim Ngọc càng thấy bức xúc trước năng suất lao động quá thấp của mô hình hợp tác hóa nông nghiệp. Chính trong một lần xuống ruộng gặt cùng bà con như thế, ông Kim Ngọc đã nghe Chủ nhiệm HTX của thôn Đại Phúc kiến nghị: "Phải khoán cho người lao động thì họ mới làm tốt được"

Kim Ngọc chợt nhận ra ánh sáng ở cuối đường hầm, ông hỏi dồn vị chủ nhiệm: "Ông có dám làm thế không?" Khi vị chủ nhiệm còn ngập ngừng thì ông đã nói: "Ông sợ là phải, nhưng nếu tôi sợ, ông sợ, mọi người đều sợ thì cứ để mặc cho bà con nông dân chết đói à?"

Quyết định 69 của Tỉnh Vĩnh Phúc cho phép Khoán nông nghiệp do Kim Ngọc khởi xướng năm 1966 đã khiến ông Bí thư bị mang tiếng là mất lập trường giai cấp, đi theo CNTB. Nhưng quyết định công khai thách thức "phép Vua" ấy của ông sau này đã được lịch sử ghi nhận là đột phá sáng tạo đầu tiên của quá trình đổi mới nông nghiệp.

Ông Kim Ngọc tháp tùng Bác Hồ đi thăm và trò chuyện với bà con nông dân. Ảnh: Tiền Phong

Một nhà lãnh đạo khác đã đi tiên phong trong mặt trận phá rào là Bí thư tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Chính. Thời bao cấp, việc ấn định giá nhà nước đã gây biết bao khó khăn cho các hoạt động kinh tế. An Giang không phải là ngoại lệ, giá cả không vận động theo quy luật cung cầu đã khiến cho tỉnh chìm sâu vào khủng hoảng cuối những năm 1970.

Ông Nguyễn Văn Chính đã làm chuyện tày trời khi năm 1977, phá bỏ cơ chế giá áp đặt của nhà nước và áp dụng giá thỏa thuận theo thị trường. Ngày đó, giá cả không chỉ là chuyện kinh tế mà còn là "lập trường", là "tính Đảng", vì thế, có người đã hỏi ông Chính rằng ông có biết sợ không khi làm những chuyện liều lĩnh như vậy.

Vị Bí thư tỉnh ủy ấy đã trả lời: "Có chứ, tôi không to gan như các anh tưởng đâu. Tôi sợ lắm chứ. Nhưng trong nhiều cái đáng sợ, tôi sợ nhất là nếu cứ để cho tiếp tục khủng hoảng như thế này thì dân chết, mà Đảng cũng chết. Tôi sợ cái đó nhất, nên tôi phải nghĩ ra cách tránh."

Sau này, "lệ Làng" bãi bỏ giá bao cấp và tem phiếu ở Long An đã trở thành cơ sở thực tiễn để TW tổng kết và tiến tới việc bỏ hoàn toàn cơ chế quan liêu đó.

"...chị đi tù thì tôi sẽ mang cơm nuôi chị..."

Đổi mới đã thành công không chỉ nhờ bản lĩnh của những lãnh đạo cấp cơ sở mà còn bởi những người lãnh đạo cấp cao nhất cũng mạnh dạn "bật đèn xanh", bảo lãnh cho những phát kiến hợp lý dù chưa hợp pháp ấy.

Người lãnh đạo tiêu biểu cho việc đỡ đầu mọi nỗ lực đổi mới là cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Một câu chuyện điển hình là vào năm 1979, Thủ tướng Võ Văn Kiệt trăn trở làm sao có đủ gạo ăn cho người dân TP Hồ Chí Minh. Cơ chế khi ấy rất cứng nhắc: Bộ Lương thực có trách nhiệm cung cấp gạo cho thành phố nhưng chưa bao giờ cung cấp đủ và kịp thời. Sở Lương thực thì không được phép mua với giá thị trường. Dân đồng bằng sông Cửu Long thì không chịu bán với giá nghĩa vụ. Thành phố có tiền để mua với giá thỏa thuận thì không được mua.

Ông Võ Văn Kiệt khi ấy là Bí thư Thành ủy đã triệu tập cuộc họp tại nhà riêng để tìm cách tháo gỡ. Giải pháp được đưa ra là Thành phố xuất tiền cho cá nhân bà Ba Thi (khi ấy là phó Giám đốc Sở Lương thực), xuống các tỉnh mua gạo với giá thỏa thuận. Bà Ba Thi khác gì tư thương nên người ta gọi đùa Tổ mua gạo tư của bà là "Tổ buôn lậu gạo".

Bà Ba Thi nói với Bí thư Thành ủy Võ Văn Kiệt: "Làm cách này thì chúng tôi làm được nhưng nếu TW biết là đi tù đó." Ông Sáu Dân vừa cười vừa nói: "Nếu do việc này mà anh chị đi tù thì tôi sẽ mang cơm nuôi chị..."

Chủ trương khoán nông nghiệp cũng là ý tưởng được nhiều lãnh đạo cao nhất hậu thuẫn. Cho dù việc khoán ở Vĩnh Phúc năm 1966 của Kim Ngọc bị phê phán nhưng sau đó, thí điểm khoán ở Hải Phòng từ năm 1977 lại được hậu thuẫn. Từ cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng với lời khuyên: "Các đồng chí cứ mạnh dạn tìm tòi. Tìm tòi thì có thể sai. Có sai thì sửa..." tới lời thúc giục của cố Tổng bí thư Lê Duẩn: "Tôi đồng ý! Làm ngay! Làm ngay! Không phải hỏi ai nữa! Cứ làm ngay đi."

Người ủng hộ khoán với những lời lẽ mạnh mẽ nhất chính là Ủy viên Bộ Chính Trị Võ Chí Công, ông khảng khái: "Khoán là đúng quá rồi! Các đồng chí đừng sợ chi hết. Nếu khoán có làm cho trời sập thì tôi cũng sẽ xin chịu trách nhiệm cùng các đồng chí..."

Không có những người lãnh đạo dám cùng chịu trách nhiệm và bảo vệ cho cấp dưới như thế, làm sao mô hình khoán ở xã Kiến An nhỏ bé có thể lan tới huyện Đồ Sơn, tới khắp thành phố Hải Phòng rồi tỏa ra nữa trên khắp đất nước Việt Nam.

Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Ảnh: laodong.com.vn

Đổi mới và điều luyến tiếc

Lịch sử công bằng, đã trả lại đúng công lao và vinh danh những con người thực sự thương dân, đã dũng cảm và sẵn sàng trả giá để mang lại ấm no cho dân.

"Thương dân thì dân thương lại", cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt từng nói vậy và lịch sử đã diễn ra đúng như vậy. Tác giả Đặng Phong đã viết về những hình ảnh thật cảm động về tình thương của dân dành cho những người anh hùng đổi mới:

"Hôm tiễn Kim Ngọc từ văn phòng tỉnh ủy về nhà riêng (để nghỉ hưu), có rất đông nông dân trong tỉnh. Không ít người trong số họ vừa đi vừa kéo vạt áo lau nước mắt..."

"Có lần bà Ba Thi làm việc vất vả quá bị bệnh, phải vào nằm viện. Thật là kỳ lạ, nhân dân cả Thành phố đồn đại, họ biết tin bà nằm viện, họ tới thăm đông lắm. Đó chỉ là những người mua gạo, nhưng họ cảm tấm lòng của bà, họ đem quà bánh tới, săn sóc bà, có người đến ngồi bên giường bóp chân bóp tay cho bà..."

Quá trình Đổi mới và lịch sử Việt Nam mãi mãi ghi dấu hình ảnh của họ, những người lãnh đạo ở cơ sở mạnh dạn "phá rào", những người lãnh đạo cao nhất dám tự nhận thức lại để gỡ đi "hàng rào" cũ và cả đội ngũ những nhà tư vấn dám nói thẳng, nói thật.

Họ, những đảng viên ưu tú đại diện cho Đảng đã cùng với nhân dân Việt Nam làm nên cuộc Đổi mới hơn 25 năm trước. Họ đã chứng minh, khi Đảng biết lắng nghe dân, biết sửa chữa những sai lầm, Đảng sẽ giành được trọn vẹn sự tin yêu của dân. Khi đó Đảng thực sự trở thành Đảng của dân tộc.

Điều luyến tiếc đọng lại là: giá như có thêm nhiều hơn nữa những con người như họ thì cuộc Đổi mới đã có thể diễn ra nhanh hơn, mạnh hơn và sớm hơn...

Đó cũng là tâm sự của nhà nghiên cứu Trần Việt Phương với VietNamNet: "Hóa ra cái mới bao giờ cũng có độ trễ, bao giờ cũng phải sau một thời gian mới phát huy được tác dụng. Ở đâu cũng có độ trễ thôi nhưng ở ta lâu quá, thời gian tranh tối tranh sáng lâu quá, cái mới ló dần dần ra rồi mãi mới hình thành."
P/S:Đổi mới thành công khi những lãnh đạo ở cơ sở theo sát nhịp sống và mạnh dạn hành động vì dân.
Chữ ký của tyt_nnl_3994





Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (2 votes)


Cùng đọc với mình nhé I_icon_minitimeSun Feb 21, 2010 10:04 am

tyt_nnl_3994
Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...

ĐIỀU HÀNH VIÊN

tyt_nnl_3994

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Họ & tên Họ & tên : [...La Li La Li...]
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Ban Điều Hành Diễn đàn
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Cùng đọc với mình nhé 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Cùng đọc với mình nhé 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 16/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 346
Đến từ Đến từ : THPT Chu Văn An- Hà Nội
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...
Điểm thành tích Điểm thành tích : 2476
Được cám ơn Được cám ơn : 2046

Bài gửiTiêu đề: Re: Cùng đọc với mình nhé

 
Đổi mới thành công khi những lãnh đạo ở cơ sở theo sát nhịp sống và mạnh dạn hành động vì dân.
LTS: Trong 80 năm qua, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã dẫn dắt dân tộc trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, đạt được nhiều vinh quang và những thành tựu to lớn. Tuy vậy, cũng có những khúc quanh khi Đảng mắc phải sai lầm, nhưng bằng nỗ lực của mình cũng như sự giúp sức của toàn dân tộc, Đảng luôn tự đổi mới và điều chỉnh để vượt lên.

Lần đổi mới mang tính chiến lược, then chốt nhất gần đây là ở Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986. Sự thay đổi lịch sử ấy vẫn để lại những bài học còn nguyên giá trị tới ngày nay.

-----

Bước chuẩn bị đầu tiên của mọi quá trình đổi mới thành công là "Nhận thức": phải giúp lãnh đạo và người khác "nhận ra nhu cầu của đổi mới và tầm quan trọng của việc gấp rút hành động." Đó là quan điểm của John Kotter, giáo sư trường kinh doanh Harvard, chuyên gia hàng đầu về nghiên cứu quá trình thay đổi và đổi mới trong các loại hình tổ chức.

Quá trình Đổi mới ở Việt Nam được khởi đầu bởi cố TBT Trường Chinh, chính ông là người đã đặt nền móng và đề ra chủ trương Đổi mới ở Đại hội VI, năm 1986.

Điều thú vị, như nhận xét của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong bài viết: "Trường Chinh - Tổng Bí thư của Đổi Mới" tháng 1/2007 là "Chủ biên của Đổi Mới lại là một người được coi là hết sức "cứng" như đồng chí Trường Chinh"

Để hiểu rõ hơn về quá trình cố TBT đã nhận thấy "tầm quan trọng của việc gấp rút hành động" và quá trình những người khác đã giúp ông "nhận ra nhu cầu của đổi mới" như thế nào, chúng tôi đã tìm gặp Trung tướng Đặng Quốc Bảo, nguyên Ủy viên TW Đảng, là em chú bác với TBT Trường Chinh.

Đồng chí Trường Chinh (bìa phải) thăm hỏi, chúc tết và lắng nghe ý kiến của CBCNV Nhà máy dệt Thành Công - nơi "xé rào" đột phá về công nghiệp - nhân dịp đồng chí vào thăm và làm việc với TP.HCM từ 16 đến 23-1-1985 (ảnh chụp ngày 18-1-1985). Ảnh: TTO

Từ lắng nghe...

Ông Đặng Quốc Bảo năm nay đã 82 tuổi nhưng vẫn sang sảng kể lại những ký ức về cố TBT: "TBT Trường Chinh là con người có cái tâm biết lắng nghe. Trước Đổi Mới, chúng tôi đã nói với ông rất thẳng thắn thế này: Tôi không thể tưởng tượng được khi anh đi thăm các địa phương, mười vạn người xếp hàng để đón anh. Họ phải rải bèo hoa dâu để đón anh, nhà trí thức phải mượn bánh chưng để trang trí.

Như thế, anh yên trí rằng cuộc sống nó khác mà không thấy rằng cuộc sống đến đáy rồi, nhân dân không thể sống nổi nữa rồi.

Anh phải lắng nghe những người góp ý thẳng thắn với chúng ta, người có thông tin hơn chúng ta, nghe cả kẻ thù của chúng ta và những người chửi chúng ta. Ở đó mới có tiếng nói đích thực từ nhân dân, nếu chỉ nghe báo cáo cấp ủy thì chỗ nào cũng tốt hết.

Điều tốt nhất và hay nhất ở Trường Chinh là ông đồng ý lắng nghe và khi nghe xong rồi ông thấy tình hình rất nghiêm trọng."

Ông Trần Đức Nguyên, nguyên Trưởng ban nghiên cứu của Thủ tướng, cũng đồng quan điểm về cái tâm thực sự biết lắng nghe của cố TBT Trường Chinh: "Anh Trường Chinh từng nói với chúng tôi: Tôi mời các đồng chí tới đây chủ yếu để nghe các đồng chí, các đồng chí thông cảm là tuổi cao nên tôi nhờ thư ký ghi hộ. Nhưng đến khi bọn tôi phát biểu, anh Trường Chinh vẫn giở sổ ra cặm cụi ghi và không bao giờ cắt ngang người khác. Ý thức tôn trọng người khác rất rõ."

... tới phản tỉnh...

Tình hình những năm 84, 85 trước Đổi Mới thực sự nghiêm trọng. Tác giả Đặng Phong đã mô tả nó trong cuốn sách "Tư duy kinh tế Việt Nam": "Lương danh nghĩa của cán bộ và công nhân viên chức chỉ đủ sống trong khoảng 1 tuần đến 10 ngày... Ngân sách thâm thủng, lạm phát tăng, do đó giá lại tăng. Cái vòng luẩn quẩn đó ngày càng tăng tốc."

Tuy nhiên, tình trạng "làm thì láo, báo cáo thì hay" quá phổ biến tới mức đôi khi lãnh đạo bị "che mắt" và không thấu hiểu hết thực tiễn ở dưới. Những đồng chí và cộng sự xung quanh cố TBT đã có công rất lớn trong việc thông tin cho ông cũng như đưa ông xuống cơ sở để nắm bắt được tình hình thực tế. Từ đầu năm 1985, ông đã đi khảo sát tại Nghĩa Bình, Quảng Nam-Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, An Giang, Đồng Tháp...

Tác giả Đặng Phong (bìa trái) cùng các trí thức trẻ của Viện Kinh tế VN từ Hà Nội lên Thái Nguyên xin đất trồng khoai mì thời "đêm trước" đổi mới. Ảnh tư liệu báo Tuổi Trẻ

Ông Trần Đức Nguyên, nguyên Trưởng ban nghiên cứu của Thủ tướng, trao đổi với chúng tôi: "Có nhiều người tác động vào tư duy của cố TBT Trường Chinh khiến ông đổi mới trong đó có thể kể đến cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, cố TBT Nguyễn Văn Linh, anh Chín Cần (Nguyễn Văn Chính - Nguyên Bí thư tỉnh ủy Long An), anh Sáu Hơn (Nguyễn Văn Hơn, bí thư tỉnh ủy An Giang)... Họ đều là những người chủ chốt nên khi làm việc họ luôn trình bày quan điểm và hơn thế nữa, họ mời anh Trường Chinh tới dự trực tiếp những cuộc gặp với cơ sở, nghe cơ sở nói lên những bức xúc của họ..."

Chính những cuộc khảo sát xuống địa phương, gặp gỡ với cơ sở và lắng nghe ý kiến chuyên gia đã khiến TBT Trường Chinh phản tỉnh. Ông nhận ra trong một thời gian khá dài, nhiều thông tin đã bị bưng bít và nhiều lý luận chính thống đã đổ vỡ trước thực tiễn cuộc sống đa chiều. Các đồng sự đã dẫn Trường Chinh về tận quê ông, Nam Định để cố TBT nghe chính những người bà con của mình nói về sự tính cấp thiết tột cùng phải đổi mới. Đó là những "giọt nước tràn ly" khiến ông thực sự "lột xác" trở thành "vị tổng bí thư của Đổi mới".

Thực tế khi cố TBT Trường Chinh về thăm quê cũng như các địa phương khác đều đã chứng minh: khoán hộ là hình thức hiệu quả vượt trội so với hợp tác hóa. 95% đất ruộng thuộc HTX chỉ làm ra 50% thu nhập, trong khi, 5% đất phần trăm của nông dân làm ra tới 45%.

Tác giả Đặng Phong viết trong cuốn sách của mình một ví dụ sinh động và điển hình về sự phản tỉnh của TBT Trường Chinh. "Người ta đưa ông đến thăm một chuồng trại nuôi lợn của hợp tác xã, chuồng trại rất khang trang, con nào cũng béo tốt... Ông rất mừng khi thấy có hợp tác xã làm tốt như thế... Nhưng sau đó có người thầm báo với ông rằng trước khi ông đến, người ta đã xuống những hộ gia đình cá thể nào có con lợn béo nhất thì mượn đưa về chuồng hợp tác xã để giới thiệu với chủ tịch. Ông rất bực dọc. Nhưng câu chuyện như thế đã góp phần làm ông chợt tỉnh."

...và nhận thức lại

Từ phản tỉnh, cố TBT Trường Chinh đã nhận thức lại hàng loạt những sai lầm đề căn bản về lý luận của kinh tế kế hoạch và tập thể hóa. Từ đó, quan điểm của ông thay đổi hoàn toàn và những bài phát biểu mang tính đổi mới của ông tại các hội nghị TW luôn được hoan nghênh nhiệt liệt, vì đã đánh trúng vào mong mỏi và nguyện vọng của đại đa số nhân dân.

Việc cố TBT Trường Chinh có quan điểm đổi mới có sức thuyết phục to lớn trong Đảng bởi uy tín và công lao của ông đã được thừa nhận, và trước đó, ông vốn được coi là người tuân thủ các nguyên tắc của CNXH rất "cứng".

Đồng chí Trường Chinh đọc báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ VI của Đảng tháng 12-1986.
Ảnh: sggp.org.vn

Ông Trần Đức Nguyên giải thích tại sạo những người lãnh đạo thời ấy lại dễ sửa sai và nhận thức lại: "Những người lãnh đạo chủ chốt có ý thức vì dân, vì nước rất sâu đậm. Cả cuộc đời hoạt động của họ vì dân vì nước, trước đây phạm sai lầm là do quan điểm, nhận thức chứ hoàn toàn không có lợi ích riêng tư cho nên họ rất dễ tiếp thu."

Cố TBT Trường Chinh là một người như thế. Ông đã từng là Trưởng ban chỉ đạo cuộc Cải cách ruộng rất những năm 1953-1954, sau đó nhận ra sai lầm, ông từ chức và trực tiếp chỉ đạo chiến dịch sửa sai. Những năm 1968, ông cũng là người phê phán gay gắt mô hình khoán ở Vĩnh Phúc của Kim Ngọc, nhưng rồi ông đã thay đổi quan điểm để trở thành "Tổng bí thư của đổi mới" như lời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

GS Trần Nhâm, trợ lý của cố TBT từng kể với VietNamNet: "Một ngày trước khi ông mất ông còn nói với tôi về chuyện Vĩnh Phúc. Tôi có hỏi "sao lúc bấy giờ Bác lại làm to chuyện như vậy?". Ông điềm tĩnh trả lời tôi rằng, có lẽ lúc bấy giờ nhận thức của mình không bắt kịp với tình hình thực tế, hơn nữa vấn đề nghe báo cáo, nắm thông tin không chính xác."

Theo lý luận của John Kotter thì mọi quá trình đổi mới đều bắt đầu từ nhận thức phải đổi mới, mọi nhận thức đều bắt đầu từ những người dám nói và những người dám lắng nghe. Điểm khởi đầu ấy đã đúng với công cuộc Đổi Mới của Việt Nam năm 1986.

Trung tướng Đặng Quốc Bảo kết luận: "Có cái tâm biết lắng nghe nên chọn lọc được những cái đúng, biết ai nói đúng. Đổi mới là công lao của xã hội, không phải của bất kỳ một cá nhân nào, nhưng đổi mới không thành hiện thực nếu lãnh tụ không thực sự lắng nghe xã hội. TBT Trường Chinh đã làm điều đó và chính ông là người đã châm bó đuốc đổi mới."

Kỳ 2: Đổi mới: nhóm tư vấn và tinh thần dân chủ
p/S:Mọi quá trình đổi mới đều bắt đầu từ nhận thức phải đổi mới, mọi nhận thức đều bắt đầu từ những người dám nói và những người dám lắng nghe. Sự chuyển biến từ một nhà lãnh đạo hết sức "cứng" từng chỉ đạo Cải cách ruộng đất, phản đối quyết liệt chủ trương khoán hộ đến tác giả của Đổi Mới để lại những bài học vẫn còn nguyên giá trị tới hôm nay.
Chữ ký của tyt_nnl_3994





Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (2 votes)


Cùng đọc với mình nhé I_icon_minitimeSun Feb 21, 2010 10:05 am

tyt_nnl_3994
Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...

ĐIỀU HÀNH VIÊN

tyt_nnl_3994

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Họ & tên Họ & tên : [...La Li La Li...]
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Ban Điều Hành Diễn đàn
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Cùng đọc với mình nhé 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Cùng đọc với mình nhé 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 16/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 346
Đến từ Đến từ : THPT Chu Văn An- Hà Nội
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...
Điểm thành tích Điểm thành tích : 2476
Được cám ơn Được cám ơn : 2046

Bài gửiTiêu đề: Re: Cùng đọc với mình nhé

 
Nhớ về Hà Nội xưa
Kinh đô Thăng Long có một ngàn năm tuổi, nhưng địa danh "Hà Nội" mới có chừng 170 năm (1831) và thành phố Hà Nội mới có hơn 120 tuổi (1888) khi Vua Đồng Khánh trao cho Pháp lập một "thành phố nhượng địa". Đó là thời kỳ lịch sử mà sự giao thoa văn hóa đã góp phần làm thay đổi diện mạo tạo ra những tiền đề cho sự hình thành một thành phố hiện đại mà ngày nay chúng ta đang kế thừa, cải tạo và phát triển.

Dựa vào một bộ sưu tập phong phú những tấm ảnh xưa, trong đó có những bưu ảnh được phát hành hồi đầu thế kỷ XX, những hiểu biết về Hà Nội xưa.

Triển lãm sẽ được trưng bày tại Thư viện Hà Nội 47 Bà Triệu - Hà Nội từ 25/1 đến 31/1/2010. Tuần Việt Nam xin giới thiệu một số hình ảnh trong buổi triển lãm:
p/S:Đây là một cuộc trưng bày những tri thức về Hà Nội xưa bằng ngôn ngữ hình ảnh và những chú giải cần thiết. Đặc biệt, triển lãm là cuộc "hội ngộ" của những nhà sưu tập ảnh, những người yêu Hà Nội, trong đó có nhà sưu tập bưu ảnh nổi tiếng người Pháp Philippe Chaplain.... với mong muốn gìn giữ một phần nét văn hóa độc đáo của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Chữ ký của tyt_nnl_3994





Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (1 vote)


Cùng đọc với mình nhé I_icon_minitimeSun Feb 21, 2010 10:08 am

tyt_nnl_3994
Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...

ĐIỀU HÀNH VIÊN

tyt_nnl_3994

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Họ & tên Họ & tên : [...La Li La Li...]
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Ban Điều Hành Diễn đàn
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Cùng đọc với mình nhé 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Cùng đọc với mình nhé 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 16/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 346
Đến từ Đến từ : THPT Chu Văn An- Hà Nội
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...
Điểm thành tích Điểm thành tích : 2476
Được cám ơn Được cám ơn : 2046

Bài gửiTiêu đề: Re: Cùng đọc với mình nhé

 
The weary kind: Nghe và để nhìn lại chính mình
Khi bộ phim Crazy heart (tạm dịch là Con tim điên cuồng) khép lại, những thanh âm của ca khúc "The weary kind" vẫn như còn vang vọng lại trong trái tim mỗi khán giả. Nếu bạn đã một lần nghe nhạc và thả hồn vào những con đường rong ruổi mà nhân vật chính - ca sĩ nhạc đồng quê trong phim đã đi qua thì sẽ cảm thấy chúng có những nét đồng điệu thật lạ lùng. Có lẽ cũng chính bởi sự ăn nhập đó mà ca khúc đã đoạt giải ca khúc gốc hay nhất trong lễ trao giải Quả cầu vàng năm nay.

Crazy Heart được dàn dựng dựa trên một cuốn tiểu thuyết của nhà văn Mỹ Thomas Cobb. Bộ phim kể về Bad Blake - một ngôi sao ca nhạc đồng quê một thời, thường hát và chơi guitar trong những quán bar trong thị trấn nhỏ ở phía Tây Nam nước Mỹ. Ông ta không có gia đình, nghiện rượu nặng và đã bốn lần thất bại trong hôn nhân. Cuộc sống của ông ta là một hành trình dài rong ruổi trên đường với chiếc xe cũ kĩ, đôi khi dừng chân phút chốc tại những nhà nghỉ ven đường rồi lại vội vã ra đi.

Thoạt đầu, tương lai của ca sĩ này vô cùng bất định, không biết đi về đâu. Chỉ đến khi gặp gỡ và làm bạn với Jean Craddock - nữ nhà báo trẻ tuổi, Blake mới bắt đầu nghĩ đến chuyện thay đổi cuộc sống của mình. Thế nhưng, trong một lần say rượu, Blake đã để mất con trai của Jean và họ lại chia tay nhau. Blake quyết định đến một trung tâm cai rượu và đã sáng tác một ca khúc - mà với ông đó là ca khúc hay nhất của mình. Một năm rưỡi sau đó, Blake và Jean gặp lại nhau sau một buổi hòa nhạc. Họ đã coi nhau như bạn bè và luôn quan tâm đến nhau trong cuộc sống.

Ca khúc "The weary kind" xuất hiện trong phần cuối phim và cũng xuyên suốt phân đoạn cuối cùng khi nam ca sĩ thể hiện ca khúc của mình. Giai điệu của ca khúc nhẹ nhàng và được thể hiện qua chất giọng khàn đặc biệt như một gã say của ca sĩ Ryan Bingham. Có lẽ vì vậy, không chỉ phần lời, mà phần nhạc cũng như cách thể hiện ca khúc rất hợp với tâm trạng của nhân vật chính trong phim.

"The weary kind" được viết bởi sự kết hợp của nhạc sĩ T Bone Burnett và chính ca sĩ Ryan Bingham. Phần lời của ca khúc dường như là sự bổ sung hoàn hảo cho nội dung của phim. Giai điệu bài hát không quá phức tạp với những nốt thăng trầm nhưng lại chứa đựng một sức hút mãnh liệt. Có lẽ phải lắng nghe, cảm nhận bằng cả trái tim mới có thể thấy hết được vì sao Blake - nhân vật chính của bộ phim lại cho rằng đây là ca khúc tuyệt vời nhất của mình- giống như khi đã tìm chân lý cuối cùng trên một hành trình dài của người đàn ông muốn tìm lại bản thân mình qua những gì đã mất: "Pick up your crazy heart and give it one more try".

"Your heart's on the loose
You rolled them seven's with nothing lose
And this ain't no place for the weary kind

You called all your shots
Shooting 8 ball at the corner truck stop
Somehow this don't feel like home anymore"

Đó là một hành trình dài của một con người trong tâm trạng mệt mỏi chán chường, uể oải. Một trái tim ngập tràn những khoảng trống, có đôi lúc lại rối bời bởi những suy nghĩ ngược xuôi cố gằng lấy lại những gì đã mất. Rõ ràng như vậy mà có đôi khi chẳng thế thay đổi được cảm giác - dù ngày, dù đêm. Bước chân vô định bởi đã quá nhiều mất mát, quá nhiều ngày đơn độc, quá nhiều lần chán nản và buông xuôi. Trên hành trình ấy, thứ duy nhất làm bạn với ông ta là rượu - là khi trút vơi những phiền muộn của nỗi lòng, để rồi tỉnh lại càng thấm thía hơn những mất mát trong cuộc đời.

"Your body aches...
Playing your guitar and sweating out the hate
The days and the nights all feel the same

Whiskey has been a thorn in your side
And it doesn't forget
The highway that calls for your heart inside".

Thân thể rã rời mệt mỏi, đôi bàn tay ôm lấy cây đàn cũng muốn buông ra. Những thứ tưởng như đã từng là bạn chí cốt cũng chỉ gợi nhắc thêm nỗi đau buồn thẳm sâu trái tim người nghệ sĩ. Thế nhưng, hơn cả một sự biểu hiện cảm xúc, ca khúc còn là sự chiêm nghiệm lại những gì đã qua, cũng như định hình cho một tương lai sắp tới của những con người chuẩn bị bước sang ngưỡng tuổi 60.

Ở thời điểm đó, mất mát và cô độc khiến người ta dễ chán nản hơn bao giờ hết. Người nghệ sĩ đã trải qua một quãng thời gian dài mệt mỏi không có nổi một động lực để tiếp tục, dù cho ông ta có hàng lần tự nhủ mình không được phép gục ngã và thất bại. Chỉ còn điểm sáng duy nhất là trái tim người nghệ sĩ tha thiết yêu cuộc sống này!

"Your heart's on the loose
You rolled them seven's with nothing lose
And this ain't no place for the weary kind
Pick up your crazy heart and give it one more try".

Một điều không thể phủ định là ca khúc có sự kết hợp hoàn hảo giữa giai điệu, nhạc cụ, phần lời cũng như chất giọng khàn đầy xúc cảm của Ryan Bingham. Hình ảnh người nghệ sĩ già ôm cây đàn, hát bằng cả trái tim, bằng cả sự chiêm nghiệm hơn nửa cuộc đời đã trở nên bất tử khi đặt cạnh "The Weary Kind". Đến tận khi kết thúc, một điều vẫn còn luôn đọng lại trong tâm trí mỗi người - là lời tự nhủ, lời bộc bạch, lời khuyên, là lời của người đi trước: "Pick up your crazy heart and give it one more try".

Và phải chăng vì vậy ca khúc đã trở thành một phần không thể thiếu của Crazy heart, là một phần không thể thiếu để làm nên chân dung của một người nghệ sĩ trên hành trình tìm lại chính mình.
p/S:Hơn cả một sự biểu hiện cảm xúc, "The weary kind" là sự chiêm nghiệm lại những gì đã qua, cũng như định hình cho một tương lai sắp tới.
Chữ ký của tyt_nnl_3994





Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (1 vote)


Cùng đọc với mình nhé I_icon_minitimeSun Feb 21, 2010 10:09 am

tyt_nnl_3994
Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...

ĐIỀU HÀNH VIÊN

tyt_nnl_3994

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Họ & tên Họ & tên : [...La Li La Li...]
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Ban Điều Hành Diễn đàn
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Cùng đọc với mình nhé 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Cùng đọc với mình nhé 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 16/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 346
Đến từ Đến từ : THPT Chu Văn An- Hà Nội
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...
Điểm thành tích Điểm thành tích : 2476
Được cám ơn Được cám ơn : 2046

Bài gửiTiêu đề: Re: Cùng đọc với mình nhé

 
Độc lập tự chủ tạo nên bản sắc Việt Nam tại HĐBA
Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Thưa các bạn, lúc này Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có mặt tại trường quay VietNamNet, sẵn sàng trực tuyến với bạn đọc về Việt Nam với vị thế mới sau hai năm tham gia HĐBA và chuẩn bị cho năm Chủ tịch ASEAN, để cùng nhìn nhận lại những gì chúng ta đã làm được trên trường quốc tế.

Trước hết, xin cám ơn Thứ trưởng Phạm Bình Minh đã dành thời gian cho bạn đọc VietNamNet.

Đây là chủ đề rất được bạn đọc quan tâm. Hàng trăm câu hỏi đã được bạn đọc gửi về.

Câu hỏi đầu tiên dành cho Thứ trưởng, sau hai năm HĐBA, bản sắc riêng và dấu ấn của Việt Nam khi tham gia HĐBA là gì? Việt Nam đã thể hiện được tiếng nói riêng, độc lập như thế nào với thế giới?

Thứ trưởng Phạm Bình Minh: Trước hết, cảm ơn VietNamNet đã cho tôi cơ hội đối thoại trực tuyến với độc giả về nhiệm kỳ 2 năm tại HĐBA mà chúng ta vừa kết thúc.

Hai năm qua, tham gia HĐBA, chúng ta đã thể hiện bản sắc, phong thái riêng. Nói như thế không phải chúng ta tự nhận mà nhiều nước đánh giá như vậy .

Trước đây, Việt Nam từng đấu tranh để giành quyền độc lập, tự chủ của mình. Chúng ta hiểu mất mát của chiến tranh và cái giá của hòa bình. Việt Nam là đất nước yêu chuộng hòa bình. Từ đó trong tất cả các vấn đề liên quan thảo luận tại HĐBA, chúng ta đều xuất phát từ 2 nguyên tắc chính: làm sao giữ được môi trường hòa bình, và làm sao bảo đảm tôn trọng độc lập chủ quyền của các quốc gia Đó chính là bản sắc riêng của Việt Nam.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Trước khi tham gia HĐBA, có người lo ngại liệu Việt Nam có giống như một số nước, mờ nhạt trong HĐBA, thậm chí, trở thành "cái bóng" của một số nước lớn. Thực tế của Việt Nam 2 năm qua tại HĐBA như thế nào để chứng minh điều ngược lại?

Thứ trưởng Phạm Bình Minh: Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham gia HĐBA Liên Hợp Quốc. Trước chúng ta, có nhiều nước đã từng tham gia, thậm chí tham gia nhiều lần. Theo thống kê, trong số 192 quốc gia thành viên LHQ, thì có tới hơn 110 nước từng tham gia HĐBA.

Trước khi ta tham gia, có một số tiếng nói lo ngại, rằng Việt Nam vào như vậy, với kinh nghiệm chưa nhiều, nên có thể Việt Nam chỉ "ăn theo nói leo" các nước. Hiện tượng này cũng từng có trong HĐBA, khi một nước nào đó không có vị thế, bản sắc, phong thái riêng.

Với Việt Nam, như đã nói, ta có vị thế, bản sắc, phong thái riêng. Tham gia HĐBA, trên cơ sở tôn trọng Hiến chương LHQ, tôn trọng luật pháp quốc tế, Việt Nam luôn tôn trọng độc lập, chủ quyền của các quốc gia và thúc đẩy giải quyết hòa bình các tranh chấp. Việt Nam không theo một nước nào cả mà chúng ta theo nguyên tắc chung đồng thời đảm bảo nguyên tắc riêng của mình. Vì thế, Việt Nam không bị nước nào, hay bất cứ yếu tố gì gây ảnh hưởng đến quyết định của chúng ta.

Bản lĩnh Việt Nam

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Đó chính là tư duy đối ngoại Hồ Chí Minh truyền lại cho ngoại giao ngày nay.

Khi nói về hoạt động tại HĐBA LHQ, Kishore Mahbubani, Đại sứ Singapore, nổi tiếng với cuốn sách Can Asians Think?, người từng hai lần giữ chức chủ tịch HĐBA năm 2001 và 2002 đã phải than thở về sức ép của nhóm P5 lên các nước nhỏ, và ông thậm chí còn nói đến P1. Trong hai năm tham gia HĐBA và 2 lần làm chủ tịch, Việt Nam cảm nhận sức ép này như thế nào? Có thể nói đến P-mấy? Nước nhỏ có cách nào hóa giải được sức ép này không? (bạn đọc Hồng Hà - Hà Nội)

Thứ trưởng Phạm Bình Minh: Ông Kishore Mahbubani là một Đại sứ có tiếng tại LHQ. Ông cũng tham gia nhiều hoạt động của LHQ nên nhận xét đó của ông cũng là dựa trên cơ sở đánh giá quan sát thực tiễn về hành động của các nước, trong đó có xuất phát từ kinh nghiệm của Singapore.

Trong hoạt động tại HĐBA, một nước thành viên khi tham gia không phải chỉ có trách nhiệm với toàn thế giới, mà còn có trách nhiệm với cả khu vực. Các nước thành viên và không thành viên HĐBA đều có yêu cầu cụ thể trên những vấn đề liên quan đến họ. Đó là điều đương nhiên, nước nào cũng có yêu cầu này, yêu cầu kia. Nếu nói là có nhiều sức ép tại HĐBA cũng không phải, mà nói không có sức ép nào cũng không đúng. Việc nêu yêu cầu nếu hiểu là gây sức ép là có. Nhưng việc xử lý như thế nào vừa đảm bảo mục tiêu chung của LHQ, lợi ích khu vực, tuân thủ nguyên tắc hoạt động của HĐBA, vừa đảm bảo lợi ích, giữ được nguyên tắc là tùy thuộc ứng xử của từng nước.

Với Việt Nam hai năm qua, nói có sức ép hay không có sức ép cũng không hẳn đúng. Các nước nêu vấn đề và Việt Nam cũng đều trao đổi với các thành viên HĐBA và các nước có liên quan trên tất cả các vấn đề của HĐBA. Nhiều vấn đề, lãnh đạo các nước, trong đó có các nước ASEAN, gọi trực tiếp với lãnh đạo chúng ta hoặc lãnh đạo Bộ Ngoại giao trao đổi, để tìm giải pháp. Có thể nói, trong các vấn đề của HĐBA, Việt Nam có sự trao đổi, thảo luận với 5 nước thành viên thường trực cũng như các nước không thường trực.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Người ta vẫn nói: khó khăn luận anh hùng. Đối mặt với không ít những vấn đề gay cấn của hòa bình và an ninh trên thế giới, đụng chạm đến lợi ích của nhiều nước, Việt Nam đã thể hiện tầm trí tuệ và bản lĩnh như thế nào để đưa ra quan điểm đúng, vượt qua sức ép của bất kỳ ai hoặc của bất kỳ hoàn cảnh nào? Chúng ta đã tạo ra cái thế riêng, "có giá" của mình trong cuộc "mặc cả" với các nước ra sao?

Thứ trưởng Phạm Bình Minh: Trong HĐBA, cơ chế cũng đã đặt ra là có nước được trao vai trò quan trọng hơn nước khác. Các nước thành viên thường trực (P5) có lá phiếu phủ quyết. Với lá phiếu đó, nếu nghị quyết không phù hợp lợi ích của họ, họ có thể sẽ phủ quyết.

Cơ chế đặt cho họ vị trí quan trọng hơn. Tham gia HĐBA, Việt Nam cũng bị cơ chế đó ràng buộc. Nhưng tiếng nói của Việt Nam cũng quan trọng trong HĐBA.

Hai năm qua, Việt Nam đều sử dụng lá phiếu của mình xuất phát từ lợi ích chung của LHQ. Và đã có trường hợp ta bỏ phiếu chống vì có nội dung không phù hợp nguyên tắc của ta trên những vấn đề can thiệp chủ quyền quốc gia, hoặc vì vấn đề không đến mức đe dọa an ninh khu vực và quốc tế. Lá phiếu đó của ta, cùng với các nước cùng quan điểm khác, đã giúp cho dự thảo nghị quyết không được thông qua.

Điều này cho thấy Việt Nam đã thể hiện bản lĩnh, sẵn sàng nói tiếng nói khác của mình với các nước lớn, khi thấy vấn đề không đáp ứng tiêu chuẩn chung, mục đích duy trì hòa bình, ổn định trên thế giới.

Hội đồng Bảo an và vấn đề Biển Đông

Bạn đọc Minh Hải: Xin chào Thứ trưởng, qua theo dõi thông tin hàng ngày tôi rất phấn khởi trước việc ta đã hoàn thành tốt 2 năm làm UV không thường trực HĐBA, nhờ đó đã góp phần rất quan trọng nâng cao vị thế Việt Nam trên quốc tế cũng như bảo vệ lợi ích của nước ta. Và chắc rằng trình độ năng lực của cán bộ ngoại giao ta cũng được nâng cao hơn. Xin Thứ trưởng cho biết cụ thể thêm, trên cương vị này ta đã sử dụng tới mức tối đa tranh thủ quốc tế, bạn bè thông cảm, ủng hộ Việt Nam bảo vệ chủ quyền ở biển đảo như thế nào? (hỗ trợ về pháp lý,tinh thần?... so với trước?).

Và cũng trên cương vị này, ta đã tranh thủ thêm được những gì cụ thể cho việc ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế?

Thứ trưởng Phạm Bình Minh: Trong hai năm qua, chúng ta đã nâng cao hình ảnh Việt Nam, đồng thời cán bộ của chúng ta tham gia công việc quốc tế cũng nâng cao được trình độ chuyên môn. Kết quả đạt được qua hai năm tham gia HĐBA là nhờ vào đường lối đúng đắn của Đảng, sự chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo cấp cao, sự phối hợp nhịp nhàng của các Bộ, ngành liên quan và đóng góp của đội ngũ cán bộ tham gia có trưởng thành vượt bậc về trình độ chuyên môn, có bản lĩnh chính trị vững vàng. Đây là kết quả của cả quá trình chuẩn bị của chúng ta về cán bộ, nhằm đảm đương công việc hiệu quả nhất. Đây là đánh giá không chỉ về cán bộ của ta ở New York mà cả cán bộ ở các bộ ngành trong nước. Kết quả tham gia HĐBA không phải là nỗ lực riêng của Bộ Ngoại giao mà là nỗ lực chung của các Bộ/ ngành liên quan.

Về việc tranh thủ bạn bè đối với các vấn đề ta quan tâm. Trong 2 năm qua, với việc tham gia HĐBA, ta đã nâng cao vị thế, được bạn bè tin cậy. Trong các vấn đề liên quan, khi trao đổi với bạn bè, các nước hết sức tranh thủ ta. Số lượng các đoàn đến thăm Việt Nam 2 năm qua tăng nhiều hơn.

Trong 2 năm qua, chưa có vấn đề nào trực tiếp liên quan đến lợi ích sát sườn của Việt Nam đòi hỏi ta phải đưa ra HĐBA. Hai năm qua, ta chủ yếu đóng góp cho công việc chung tại HĐBA nhằm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, qua đó tạo môi trường hòa bình thuận lợi cho phát triển của đất nước ta.

Bạn đọc Đinh Khương Duy (khuongduy..@yahoo.com): Tham gia HĐBA, Việt Nam có cơ hội đưa vấn đề biển Đông ra quốc tế. Chúng ta đã tận dụng cơ hội này như thế nào và cần phải tiếp tục làm gì để góp phần giải quyết vấn đề này ?

Thứ trưởng Phạm Bình Minh: Cơ chế của HĐBA là thảo luận các vấn đề như chiến tranh, nội chiến đang xảy ra trên thế giới, hoặc các hành động trực tiếp đe dọa ảnh hưởng hòa bình, an ninh quốc tế. Do đó không phải bất cứ vấn đề nào cũng được đưa ra HĐBA, mà chỉ các hành động, hoạt động gây xung đột, đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình, an ninh quốc tế.

Biển Đông trong thời gian qua, dù có diễn ra hoạt động này, hoạt động kia, nhưng vẫn ở Biển Đông, chưa ảnh hưởng đến toàn khu vực, chưa đe dọa an ninh, hòa bình quốc tế. Chưa ai nêu vấn đề Biển Đông ra HĐBA.

Chúng ta cũng đang có cơ chế giải quyết vấn đề Biển Đông thông qua quan hệ song phương với các nước tranh chấp, và trong ASEAN có cơ chế DOC (Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002).

Năm 2010 này, Việt Nam là chủ tịch ASEAN. Theo quy định, tất cả vấn đề liên quan đến an ninh khu vực đều có thể đưa ra ở ASEAN.

Một cán bộ ngoại giao hỏi: Có quốc gia, trong chính sách đối ngoại của họ với một nước nào đó đều suy tính đến cả chục phương án dự phòng, do vậy trong mọi trưòng hợp họ gần như không bị động khi gặp phải sự thay đổi đột ngột trong chính sách đối ngoại của quốc gia và tổ chức quốc tế là đối tác. Vậy theo Thứ trưởng thường trực, chúng ta rút ra được những kinh nghiệm quan trọng gì liên quan đến nhận định trên trong thời gian là thành viên HĐBA khoá 2008-2009 để có thể áp dụng tốt nhất cho nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2010, đặc biệt trong xử lý những vấn đề nhạy cảm của khu vực có liên quan trực tiếp đến lợi ích sát sườn của ta như vấn đề Biển Đông?

Thứ trưởng Phạm Bình Minh: Trong ngoại giao, khi xử lý vấn đề nào, về nguyên tắc luôn có nhiều phương án, tối thiểu là 2-3 phương án. Trong HĐBA, đánh giá một nước có 8-9 phương án, tôi cũng khó nói, vì không nước nào cho biết.

Nhưng có thể khẳng định, các nước Ủy viên thường trực có kinh nghiệm hơn 60 năm trong HĐBA, nên các phương án của họ thay đổi nhiều, nhanh, và họ nắm vấn đề rất chắc.

Riêng với Việt Nam, trong tất cả vấn đề, Việt Nam đều có chuẩn bị kĩ. Chúng ta đã chuẩn bị cả một hệ thống quan điểm trên toàn bộ 50 đề mục trong chương trình nghị sự của HĐBA cùng với lập ; đồng thời xây dựng các kịch bản tình huống trên 6 đề mục có tính chất nhạy cảm nhất. Đối với những đề mục này, chúng ta đều có 2-3 phương án.

Đó là nguyên tắc trong xử lý ngoại giao, và cũng là kinh nghiệm để xử lý vấn đề khác, trong đó có tại diễn đàn ASEAN.

Chuẩn bị kĩ lưỡng

Bạn Vũ Khánh Toàn: Là một người Việt trẻ tôi cảm thấy thật tự hào vì những gì mà Việt Nam đã làm được trong 2 năm tham gia HĐBA LHQ. Điều này càng cho thấy vị trí quan trọng của Việt Nam trên vũ đài quốc tế, cũng như cho thấy sự đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Và để có được những thành tựu đó, không thể không nói tới vai trò của các cán bộ Ngoại giao trực tiếp làm việc tại HĐBA. Xin thứ trưởng cho biết những thuận lợi và khó khăn mà Việt Nam gặp phải khi tham gia vào HĐBA LHQ, đặc biệt là trong tháng Việt Nam giữ cương vị Chủ tịch HĐBA LHQ. Xin chân thành cảm ơn thứ trưởng!

Thứ trưởng Phạm Bình Minh: Là chủ tịch HĐBA, bất cứ nước nào cũng rất ngại. Vì là Chủ tịch thì phải xây dựng chương trình, đưa ra những vấn đề thảo luận, xây dựng nghị quyết và quan trọng hơn là làm trung gian, dung hòa được các quan điểm, lập trường khác nhau trong HĐBA. Việt Nam làm Chủ tịch HĐBA lần đầu tiên tháng 7/2008, chỉ sau 6 tháng tham gia HĐBA. Đây là một khó khăn do ta chưa có nhiều kinh nghiệm. Bên cạnh đó, tháng 7 là tháng mà nước Chủ tịch phải chuẩn bị Báo cáo năm của HĐBA từ 07/2007 – 7/2008, trong đó có 6 tháng ta chưa tham gia HĐBA.

Do ta chuẩn bị kỹ lưỡng, lại xây dựng được mối quan hệ phối hợp tốt với các nước trong HĐBA, với Ban thư kí, nhờ đó Báo cáo năm của ta được không chỉ các nước mà cả Ban Thư ký đánh giá là có chất lượng. Đó là điều Việt Nam vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.

Ngoài ra, trong tháng Chủ tịch ta đã có nhiều hoạt động như tổ chức thảo luận mở về Trung Đông, sau nhiều tháng không có thảo luận về vấn đề này; thảo luận mở về “Trẻ em trong xung đột vũ trang”; điều phối giúp HĐBA xử lý nhiều vấn đề phức tạp.

Nguyễn Lê (leviedai..@gmail.com): Xin Thứ trưởng kể một tình tiết nan giải nhất mà Việt Nam cần phải đưa ra quyết định tức thời? Lúc đó, trong tư duy của Thứ trưởng (người đại diện cho Việt Nam) hiện ra điều gì trước tiên và yếu tố nào giúp cho Thứ trưởng đưa ra quyết định đó?

Thứ trưởng Phạm Bình Minh: Trong 2 năm tham gia HĐBA, chúng ta phải đưa ra nhiều quyết định. Các quyết định đưa ra đều được cân nhắc rất kĩ. Tham gia HĐBA, chúng ta có cơ chế phân cấp ra quyết định, đảm bảo hiệu quả và thời gian. Có quyết định đưa ra trong 1-2 ngày, có quyết định lâu cũng 4-5 ngày tùy vào tính chất của quyết định. Chúng ta phân cấp rất rõ mức độ nào thì cấp nào quyết định cuối cùng.

Hai năm qua, ta có nhiều quyết định, nhưng có lẽ quyết định đáng nhớ gần đây nhất, ngay trước khi chúng ta kết thúc nhiệm kỳ tại HĐBA, là liên quan đến Ê-ri-tờ-ri-a. Đại sứ Lê Lương Minh ngay trước giờ bỏ phiếu gọi cho tôi hỏi trong vấn đề này, ta nên bỏ phiếu thế nào. Tuy lãnh đạo đã thông qua các phương án bỏ phiếu, nhưng phát sinh yếu tố mới có nước điều chỉnh thái độ bỏ phiếu, liệu ta có phải điều chỉnh gì không. Trong vòng 1 giờ đồng hồ, chúng tôi phải ra quyết định vì Đại sứ đã đứng ở ngay cửa phòng họp rồi. Cuối cùng chúng ta đã ra quyết định bỏ phiếu đúng.



Thời cơ 10, ta mới tận dụng được 6

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Hai năm qua, theo ông ta đã tận dụng tốt thời cơ chưa để tạo vị thế mới cho Việt Nam?

Thứ trưởng Phạm Bình Minh: Với kinh nghiệm 2 năm, ta tận dụng được để nâng cao vị thế, tăng cường quan hệ với nhiều nước, nhiều đối tác. Tăng quan hệ song phương thông qua hoạt động tại HĐBA. Tuy nhiên, do lần đầu tham gia, còn ít kinh nghiệm, nên ta mới chỉ tập trung vào những vấn đề chính, những vấn đề ta quan tâm, chưa thể dàn trải hết các vấn đề, chưa có nhiều sáng kiến...

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Nếu chấm thang điểm 10, theo ông, ta được mấy điểm?

Thứ trưởng Phạm Bình Minh: Có lẽ chỉ nhận điểm 6 thôi.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Điểm 6 đó có phần khiêm tốn và chừng mực.

Bạn đọc Nguyễn Cảnh Toàn (nguyencanhtoan@...gov.vn): Tết Nguyên đán sắp tới, xin chúc Thứ trưởng thường trực cùng gia đình một năm mới thật mạnh khoẻ và hạnh phúc. Xin phép được hỏi ngay Thứ trưởng thường trực: Sau thành công của nhiệm kỳ đầu tại HĐBA LHQ, theo Thứ trưởng thường trực, liệu chúng ta có cơ sở để nghĩ đến chuyện tái ứng cử HĐBA trong những giai đoạn tiếp theo và sẽ có những đề xuất mang tính đột phá thu hút sự chú ý đặc biệt của cộng đồng quốc tế hay không?

Thứ trưởng Phạm Bình Minh: Tại sao không. Chúng ta phải nghĩ tiếp tục ứng cử là thành viên HĐBA trong tương lai. Nhiều nước sau khi tham gia đều tiếp tục ứng cử. Trong LHQ, có nhiều nước ứng cử đến lần thứ 8, 9. Tại sao Việt Nam không nằm trong các nước như vậy? Đó là một trong những khả năng trong tương lai ta cần phải tính đến.

Hai năm qua, Việt Nam đã làm tốt nhiều việc, nhưng còn nhiều cơ hội chưa phát huy hết. Nếu có cơ hội lần 2, chúng ta có thể làm tốt hơn.
p/S:Đánh giá 2 năm tại HĐBA, Thứ trưởng Phạm Bình Minh khiêm tốn: "nếu cơ hội có 10, Việt Nam mới tận dụng được 6", bởi chưa nhiều kinh nghiệm. Nếu được làm lần nữa, chắc chắn, Việt Nam sẽ làm tốt hơn nhiều...
Chữ ký của tyt_nnl_3994





Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (2 votes)


Cùng đọc với mình nhé I_icon_minitimeSun Feb 21, 2010 10:15 am

tyt_nnl_3994
Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...

ĐIỀU HÀNH VIÊN

tyt_nnl_3994

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Họ & tên Họ & tên : [...La Li La Li...]
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Ban Điều Hành Diễn đàn
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Cùng đọc với mình nhé 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Cùng đọc với mình nhé 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 16/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 346
Đến từ Đến từ : THPT Chu Văn An- Hà Nội
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...
Điểm thành tích Điểm thành tích : 2476
Được cám ơn Được cám ơn : 2046

Bài gửiTiêu đề: Re: Cùng đọc với mình nhé

 
Một góc nhìn khác về "người Việt Nam thân thiện"
Khi trò chuyện với một số người Việt Nam, tôi thường được hỏi những câu hỏi kiểu như: "Tôi bao nhiêu tuổi? Có gia đình chưa? Tại sao chưa? Làm việc tại đâu? thu nhập một tháng của tôi bao nhiêu? Vợ tôi có hay sang Việt Nam thăm tôi không? Nếu tôi trả lời: chúng tôi đã ly hôn, họ sẽ lại hỏi: tại sao chúng tôi ly hôn? Thế con cái ở với ai...

"Trước khi sang Việt Nam, tôi đã được dặn là: ngay cả khi làm việc vẫn nên hỏi thật nhiều về gia đình để tạo không khí cởi mở, thân thiện. Và bởi lẽ thông qua những câu hỏi đó người ta sẽ nhận xét người đối diện: họ có đáng tin không? Có thân mật không?..vv.. bởi tính cách người tiếp xúc sẽ lộ qua những câu hỏi và câu trả lời" Đại sứ Đức tại Việt Nam Rolf Schulze nói.

"Người Việt Nam rất tò mò. Họ hỏi rất nhiều, về tất cả mọi vấn đề. Cách giao tiếp đó giống như một dạng hình mẫu tâm lý giao tiếp của họ". Nhà ngoại giao Đức chia sẻ.

Thân thiện và tọc mạch, đâu là giới hạn?

Damien, một nghiên cứu sinh Sinhgapore tại Việt Nam thắc mắc: Tại sao khi nói chuyện với người Việt Nam nào, tôi cũng thường xuyên được hỏi những câu hỏi không có hồi kết, kiểu như: "Tôi bao nhiêu tuổi? Có gia đình chưa? Tại sao chưa? Có bạn gái người Việt Nam không? Làm việc tại đâu? hay thậm chí những câu quá chi tiết như thu nhập một tháng của tôi bao nhiêu? Vợ tôi có hay sang Việt Nam thăm tôi không? Nếu tôi trả lời: chúng tôi đã ly hôn, họ sẽ lại hỏi: tại sao chúng tôi ly hôn? Thế con cái ở với ai...

"Quả thực những câu hỏi như thế làm tôi thấy rất không thoải mái và khó xử. Tôi không muốn trả lời, nhưng cũng không muốn làm người hỏi không vui".

Thật ra vấn đề mà Damien gặp phải không chỉ là thắc mắc của người nước ngoài, mà nó cũng đang trở thành xung đột văn hóa sống giữa thế hệ và vùng văn hóa.

Đối với đa số người Việt, lần đầu đến nhà bạn trai - bạn gái chơi hẳn luôn là một sự kiện đáng nhớ. Có hàng loạt câu hỏi từ song thân phụ mẫu đến cô dì chú bác và anh chị em được đặt cho đối tượng: từ nhà có mấy anh chị em, anh làm nghề gì, chị lấy chồng chưa, có mấy con, quê gốc bố mẹ ở đâu, vị trí trong công ty là gì, thu nhập có khá không...

Đừng để đối phương phải lạc vào mê hồn trận "quan tâm", Ảnh: Allencentre

Cô nhân viên mới vào công ty hẳn nhiên là một đối tượng có nhiều điều để khai thác, và cô lần lượt phải trả lời các câu hỏi về lịch sử học tập, yêu đương, công việc đến gu thời trang hay thậm chí nguồn gốc chiếc áo cô đang mặc trên người.

Những người ở nông thôn ra thành phố làm việc luôn có nỗi niềm chung về những người Hà Nội lạnh lùng, nhà nào biết nhà nấy. Nhưng ngược lại, "người Hà Nội" cũng không thể chịu nổi cách những người giúp việc suốt ngày "tra khảo": chú chuẩn bị đi đâu thế? bao giờ về? cô mua cái áo này ở đâu? bao nhiêu tiền? ai vừa gọi điện cho cô thế? sao hôm nay cô không đi làm? Cái cô bạn cô sao 30 tuổi mà vẫn chưa lấy chồng?...

Thực ra, "hình mẫu tâm lý" giao tiếp này, về căn bản là một trong những đặc điểm đáng quý của người Việt: hay quan tâm chia sẻ, suy nghĩ đến người khác.

"Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ", "chị ngã em nâng", "Một miếng khi đói bằng một gói khi no", "Bầu ơi thương lấy bí cùng..." là những tiêu chuẩn đạo đức cư xử mỗi người Việt Nam đều được dạy dỗ kỹ lưỡng. Nó trở thành luật bất thành văn để tồn tại trong cộng đồng, đặc biệt ở những vùng nông thôn, nơi không có chỗ cho những suy nghĩ cá nhân khép kín.

Thế nhưng, thói quen này dường như đang tạo ra những mâu thuẫn, đặc biệt khi cuộc sống được tách khỏi không gian làng xã. Cách giao tiếp được coi là thân thiện này đang trở thành bất tiện, thậm chí là bất lịch sự.

Chị Jennifer, một người Mỹ lấy chồng Việt Nam chia sẻ: "Những người hàng xóm Việt Nam của chúng tôi nắm rất rõ các sinh hoạt gia đình tôi. Nếu tôi hắt hơi, họ hỏi tôi uống thuốc chưa, thuốc gì và giúp tôi mua thuốc. Không thấy tôi ra đổ rác họ sẽ gọi nhắc hoặc đổ giúp. Họ rất tốt bụng"

Nhưng Jen than phiền đôi khi chị cảm thấy sự quan tâm của những người hàng xóm bị quá tới mức tọc mạch tới sinh hoạt riêng của gia đình chị. Không thấy chồng chị ở nhà, họ hỏi anh đi đâu? bao giờ về? "Dường như họ muốn biết mọi thứ diễn ra trong gia đình tôi, kể cả những chuyện tối qua vợ chồng tôi mới cãi nhau, hay con chúng tôi có được ngủ chung phòng với bố mẹ hay không? Đôi khi tôi cảm thấy rất bất tiện".

Quan tâm - bao nhiêu thì đủ?

Hẳn nhiên, chẳng ai muốn sống trong cô đơn và sự ghẻ lạnh của người khác. Cũng không ai có thể sống tách rời khỏi cộng đồng.

Nhưng làm thế nào thể hiện được sự quan tâm, mà không đi quá giới hạn của lố bịch và tọc mạch.

Nói như cách nhà nghiên cứu nghệ thuật Nguyễn Thị Hồng Thái, bản chất vấn đề không phải ở việc hỏi nhiều hay hỏi ít, mà người Việt Nam vẫn giữ nếp nghĩ được quyền nắm giữ thông tin về người khác, và thấy việc chia sẻ chúng là niềm vui.

Nói một cách khác, ở góc độ tiêu cực, người hỏi chỉ hỏi để thỏa mãn nhu cầu tò mò của bản thân họ, hoàn toàn không nhằm mục đích chia sẻ hay giúp đỡ người được hỏi. Chính bởi thế, sau đó câu chuyện được nhân tư nhân bảy theo chiều hướng làm người chủ thể rơi vào tình huống bị hiểu lầm hoặc khó xử hơn kiểu "cơ chế tin đồn".

Khi sự "quan tâm" đi quá mức khiến người khác tổn thương khổ sở thì không còn nghĩa tích cực nữa.

"Người Việt Nam thân thiện" là lời nhận xét thường thấy khi các ngôi sao hay người nước ngoài đến Việt Nam du lịch, làm việc. Có thể hiểu đó là một lời khen ngợi, bày tỏ tốt đẹp, và sự xác nhận một giá trị của người Việt.

Thế nhưng, liệu còn lời nhận xét nào về "người Việt Nam tọc mạch" để lại những ấn tượng khó chịu sau những lời xã giao lịch sự, hoặc giả từ "thân thiện" được hiểu theo một nghĩa bóng khác?
p/S:Khi trò chuyện với một số người Việt Nam, tôi thường được hỏi những câu hỏi kiểu như: "Tôi bao nhiêu tuổi? Có gia đình chưa? Tại sao chưa? Làm việc tại đâu? thu nhập một tháng của tôi bao nhiêu? Vợ tôi có hay sang Việt Nam thăm tôi không? Nếu tôi trả lời: chúng tôi đã ly hôn, họ sẽ lại hỏi: tại sao chúng tôi ly hôn? Thế con cái ở với ai...
Chữ ký của tyt_nnl_3994





Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (2 votes)


Cùng đọc với mình nhé I_icon_minitimeSun Feb 21, 2010 10:16 am

tyt_nnl_3994
Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...

ĐIỀU HÀNH VIÊN

tyt_nnl_3994

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Họ & tên Họ & tên : [...La Li La Li...]
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Ban Điều Hành Diễn đàn
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Cùng đọc với mình nhé 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Cùng đọc với mình nhé 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 16/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 346
Đến từ Đến từ : THPT Chu Văn An- Hà Nội
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...
Điểm thành tích Điểm thành tích : 2476
Được cám ơn Được cám ơn : 2046

Bài gửiTiêu đề: Re: Cùng đọc với mình nhé

 
Đóa hồng thắm trong thi ca Việt
Đó cũng là mục đích của "Hội Truyền bá Tanka Nhật Bản" mỗi tháng tổ chức gặp gỡ một lần tại Palais d'Orsay ở Paris, chủ yếu nhằm giới thiệu một loại thơ truyền thống của Nhật Bản, giúp cho những người tham dự hiểu được vẻ đẹp trong tâm hồn người Nhật và ngôn ngữ Nhật.

Tanka, viết theo Hán tự là "Đoản ca", một thể thơ rất độc đáo của thi ca Nhật Bản. Nội dung diễn tả những cảm xúc vui-buồn-thương-giận của đời thường, lấy mọi chủ đề trong cuộc sống từ cảnh đẹp thiên nhiên đến muôn mặt tình cảm con người. Về hình thức, một bài thơ Tanka chỉ có 31 âm với cấu trúc 5-7-5-7-7, nhịp điệu phù hợp với đặc thù của tiếng Nhật.

Người Pháp, cũng như nhiều nước Âu Mỹ khác, rất yêu thích loại thơ này nên thành lập những câu lạc bộ để giới thiệu các bài Tanka nổi tiếng của Nhật, đồng thời khuyến khích hội viên đặt những bài thơ bằng tiếng Âu Mỹ có cấu trúc như thơ Tanka.

Trong bài viết này, tôi xin kể lại kỷ niệm liên quan đến một lần đi dự buổi sinh hoạt tại "Hội truyền bá Tanka Nhật Bản" ở Paris, mà qua đó tôi có dịp lên tiếng bênh vực thi ca của Việt Nam.

Vào một buổi chiều Chủ nhựt năm 1964, tôi được mời đến dự buổi sinh hoạt thường lệ của "Hội truyền bá Tanka Nhật Bản". Diễn giả đăng đàn hôm đó là một cựu Đề đốc Thủy sư người Pháp, thuyết trình về những nét đặc thù của thi ca Nhật Bản nói chung và Tanka nói riêng.

Tất cả những người hiện diện đều là hội viên gồm người Nhật và Pháp, chỉ duy nhất có tôi là khách mời đặc biệt của ban chủ nhiệm, nên diễn giả không biết rằng trong hội trường hôm ấy có một người Việt Nam.

Vị cựu Đề đốc mở đầu câu chuyện bằng một so sánh: "Trong quá trình công tác, tôi đã từng lưu lại Việt Nam gần 25 năm mà chưa từng đọc được một áng văn chương nào đáng kể. Nhưng khi sang nước Nhật, chỉ trong vòng đôi ba năm tôi đã khám phá ra một rừng thi ca văn học đa dạng và phong phú. Và trong khu rừng ấy nổi lên một đóa hoa tuyệt đẹp, đó là những bài thơ Tanka".

Diễn giả cho rằng, hiếm loại thơ nào trên thế giới, chỉ với 31 âm mà có thể diễn tả tất cả những cảm xúc sâu đậm, những phong cảnh tuyệt vời như trong thơ Tanka và minh họa bằng một số bài thơ Tanka đã được dịch sang tiếng Pháp. Ông lại đọc thêm nhiều bài thơ do một số thi sĩ Pháp, trong đó có ông, sáng tác theo cấu trúc của Tanka. Cử tọa nhiệt liệt hoan nghênh bằng những tràng pháo tay kéo dài.

Sau phần giao lưu, hỏi đáp giữa diễn giả và thính giả, trước khi bế mạc, như thường lệ ban chủ nhiệm đề nghị trong số khán thính giả còn câu hỏi hay thắc mắc nào khác cần bày tỏ hay không. Thế là tôi đứng dậy, xin phép được nói lên một số suy nghĩ.

Trước hết, tôi tự giới thiệu mình không phải là nhà thơ mà chỉ là một nhà nghiên cứu âm nhạc dân tộc Việt Nam, giáo sư môn Dân tộc nhạc học tại Đại học Sorbonne, nên không đủ khả năng để nhận xét điều gì đặc biệt hơn các thính giả vừa phát biểu về Tanka Nhật Bản.

Tôi chỉ thắc mắc là một người am tường thi ca Nhật như ngài Thủy sư Đề đốc, vậy mà trong 25 năm sống tại đất nước của tôi sao lại "không tìm ra một áng văn nào đáng kể"!

Thật đáng tiếc, phải chi trong giới bạn bè của ngài có những người như giáo sư Emile Gaspardone người Pháp, thì sẽ được biết đến một thư mục mà giáo sư đã ghi lại gồm trên 1.500 sách báo về văn chương Việt Nam, in trên Tạp chí Trường Viễn Đông Bác Cổ của Pháp, số 1 năm 1931.

Hay nếu quen được với nhà nghiên cứu người Pháp Maurice Durand, thì hẳn ngài sẽ có dịp đọc qua hàng ngàn câu ca dao Việt Nam ông Durand đã cất công sưu tập, đã hiểu thêm về nghệ thuật Chầu văn trong đó có những bài ca ngợi các Đức Thánh, các Mẫu với văn chương rất sâu sắc.

Ông Maurice Durand cũng đã cộng tác với giáo sư bác sĩ Pierre Huard người Pháp, làm một thiên nghiên cứu về Việt Nam trong lĩnh vực dân tộc học, văn học và âm nhạc học, có tựa đề là "Connaissances du Vietnam" (Tìm hiểu nước Việt Nam). Chắc chắn ngài sẽ thấy Việt Nam không chỉ có một áng văn mà là hàng ngàn áng văn đáng kể.

Về giá trị của Tanka, tôi hoàn toàn đồng ý với ngài Đề đốc, đó là một thể loại đặc sắc với 31 âm mà tạo nên những bài thơ ngắn gọn, chỉ cần nêu lên một con sông, ngọn núi hay đóa hoa mà đủ diễn tả một cách thi vị tình cảm đôi lứa.

Tuy nhiên, về điểm đó thì văn học Việt Nam của chúng tôi không hề thua kém. Dẫu không có chuyên môn về thi ca, nhưng tôi cũng có thể đưa một vài dẫn chứng điển hình để minh họa. Chẳng hạn trong câu thơ chỉ cần nhắc đến ngọn núi cũng đủ diễn tả hết tình thương nỗi nhớ:

Núi cao chi lắm núi ơi

Núi che mặt trời chẳng thấy người thương

Hay chàng trai bóng bẩy dùng hoa trái để ướm hỏi người con gái mình đem lòng yêu thương:

Hôm nay Mận dám hỏi Đào

Vườn Hồng đã có ai vào hay chưa?



Còn nếu đề cập những bài thơ ngắn gọn, chỉ 31 âm mà diễn tả được một sự kiện đầy đủ, tôi có thể đơn cử bài thơ của một sứ thần người Việt là Mạc Đĩnh Chi. Lần đó Mạc Đĩnh Chi phụng mệnh vua Trần Anh Tông đi sứ sang Trung Hoa, đến yết kiến nhà vua đúng vào dịp lễ tế một hậu phi sủng ái vừa qua đời. Vua Nguyên muốn thử tài ứng đối nên sai người đưa một bài điếu văn nhờ vị sứ thần đọc lên. Mạc Đĩnh Chi mở tờ giấy ra thì chỉ thấy vỏn vẹn bốn chữ "Nhất". Không hề lúng túng, ông vừa chậm rãi xếp tờ giấy lại vừa ứng tác ngay một bài điếu văn:

Thanh thiên nhất đóa vân

Hồng lô nhất điểm tuyết

Thượng uyển nhất chi hoa

Dao trì nhất phiến nguyệt.

Y! Vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết!

Tạm dịch:

Trên trời xanh có một áng mây

Ở lò hồng có một nụ tuyết

Trong vườn ngự có một bông hoa

Trên mặt hồ có một mảnh trăng

Than ôi! Mây tản, tuyết tan, hoa tàn, trăng lặn!

Để khóc than một hồng nhan vắn số, theo đúng yêu cầu phải có bốn chữ Nhất, sứ thần của chúng tôi đã sáng tác một bài thơ ngắn chỉ 29 âm mà bao hàm đầy đủ ý nghĩa, khi ví giai nhân như một áng mây, một nụ tuyết, một bông hoa, một mảnh trăng, tiếc thay vẻ đẹp ấy đã không còn trên cõi đời!

Và tôi kết luận: "Trên đây tôi chỉ mới giới thiệu vài đóa hồng thắm trong thi ca của khu rừng văn học đất nước tôi, để đính chánh điều mà diễn giả cho rằng Việt Nam không có một áng văn nào đáng kể. Đồng thời tôi cũng xin thưa với ngài Thủy sư Đề đốc, khi muốn đưa ra một hình ảnh so sánh nào thì cần cẩn trọng để khỏi vô tình xúc phạm đến cả một nền văn hóa, chỉ vì mình chưa hiểu thấu đáo. Cuối cùng, tôi chân thành xin lỗi toàn thể quý vị vì đã đi ra ngoài chủ đề chính của buổi gặp gỡ hôm nay".

Không ngờ cử tọa chẳng những không phật lòng mà còn vỗ tay hoan nghênh nhiệt liệt. Vị Thủy sư Đề đốc đứng lên phát biểu: "Đây là lần đầu tiên tôi được gặp vị khách này, sau khi nghe ông phê bình cách so sánh của tôi trong phần nhập đề đã vô tình làm tổn thương nền văn học của một dân tộc, tôi vô cùng ân hận. Xin thành thật nhận lỗi vì những nhận xét không đúng về giá trị thi ca Việt Nam, và đặc biệt xin ông tha thứ cho tôi". Nói xong, ông cúi đầu trước mặt tôi với vẻ ân hận chân thành.

Sau khi buổi họp bế mạc, ông Thủy sư Đề đốc và phu nhân đến gặp tôi, bắt tay xin lỗi lần nữa và ngỏ ý muốn được có dịp tìm hiểu thêm về thi ca và âm nhạc dân tộc Việt Nam. Và không chỉ vợ chồng ông, mà cả bà chủ nhiệm Hội Truyền bá Tanka cũng tha thiết mời tôi thuyết trình trong hai buổi họp liên tiếp sau đó của hội về đề tài: "Các loại thi ca trong văn chương Việt Nam" và "Đại cương Âm nhạc truyền thống Việt Nam".

Mà như các bạn đã biết, được dịp nói chuyện với bạn bè thế giới về văn hóa và âm nhạc Việt Nam, làm sao tôi có thể từ chối cho được!
P/S:Để hiểu được nét đẹp của con người cũng như ngôn ngữ của một nước thì không gì hơn là đọc các tác phẩm văn học, đặc biệt là thi ca của nước đó, bởi thơ có hình thức thể hiện ngắn gọn nhưng bao hàm ý tứ sâu xa. Sự quyến rũ của thơ lại không chỉ nằm trên trang giấy mà còn ở trong giọng đọc. Vì vậy, sinh hoạt thi ca có mặt ở khắp nơi trên thế giới, để giúp tâm hồn mỗi người tìm lại những xúc cảm đã đánh mất lần trong cuộc vật lộn mưu sinh.
Chữ ký của tyt_nnl_3994





Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (2 votes)


Cùng đọc với mình nhé I_icon_minitimeSun Feb 21, 2010 10:18 am

tyt_nnl_3994
Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...

ĐIỀU HÀNH VIÊN

tyt_nnl_3994

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Họ & tên Họ & tên : [...La Li La Li...]
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Ban Điều Hành Diễn đàn
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Cùng đọc với mình nhé 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Cùng đọc với mình nhé 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 16/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 346
Đến từ Đến từ : THPT Chu Văn An- Hà Nội
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...
Điểm thành tích Điểm thành tích : 2476
Được cám ơn Được cám ơn : 2046

Bài gửiTiêu đề: Re: Cùng đọc với mình nhé

 
112 chữ "Ăn" của người Việt
Từ năm 1995, sau khi từ nước ngoài về Việt Nam, tôi quyết định nghiên cứu một từ. Một từ rất quan trọng, rất đặc biệt - “Ăn”. Có nguyên căn của vấn đề, có nhiều thú vị từ nghiên cứu này.

Tôi quyết định nghiên cứu từ đặc biệt này bởi người Việt chúng ta rất quan trọng chuyện ăn uống. Ăn gì, ăn ở đâu, ăn như thế nào, ăn khi nào, ăn với ai rất quan trọng. Người Việt ăn rất tinh tế. Quán ăn có mặt khắp mọi nơi. Vấn đề ăn uống đã đi sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam.

Tôi có anh bạn, Anthony đến từ nước Anh. Sau khi kết thúc mấy chuyến cùng anh vào lắp cân điện tử đường sắt tự động cho nhà máy xi măng Bỉm Sơn (Thanh Hoá), Anthony nói, đã biết tập đoàn nào lớn nhất Việt Nam. Trong đầu tôi lúc đó đang nghĩ xem liệu có phải là Petro Việt Nam, EVN, hay là doanh nghiệp nào khác. Đang vẩn vơ suy nghĩ, Anthony nói luôn “COMPHO”. Nghe từ này não tôi phản ứng ngay rằng đó là Comfort . Và nếu vậy thì đây không phải là tên doanh nghiệp mà là tên sản phẩm. Hơn nữa dĩ nhiên không thể là lớn nhất Việt Nam. Chỉ đến khi anh chỉ vào các biển báo đầy rẫy trên đường tôi mới hiểu ý anh là “Cơm Phở” chứ không phải Comfort .
Anthony không biết tiếng Việt. Theo giải thích của anh, hãng COMPHO này có chi nhánh, đại lý hay văn phòng đại diện khắp Hà Nội cũng như trên suốt dọc đường từ Hà Nội vào Thanh Hoá. (Nếu có dịp ở Việt Nam và đi khắp đất nước chúng ta chắc chắn Anthony càng khẳng định thêm tiền đề này). Tôi cười ngất vì phát hiện thú vị và độc đáo này.

Và tôi đã tổng kết được 112 nhóm từ có chữ “ăn”. Những cụm từ như “xe ăn xăng”, “bếp lò ăn nhiều than” còn có có vẻ gần gũi với động từ “ăn” theo nghĩ chính của nó - cho vào cơ thể qua miệng. Còn những nhóm từ mà từ “ăn” trong đó không hề liên quan đến việc “ăn” như “ăn bẩn”, “ăn xổi”, “ăn đểu”, … không liên quan gì đến việc ăn tức là cho thức ăn vào miệng và nhai, nuốt. Các cụm từ như “ăn thua gì”, “ăn 1 bàn thắng”… tôi thấy còn thú vị hơn.

Đành rằng từ “ăn” có rất nhiều nghĩa. Tuy nhiên nghĩa chính nhất vẫn là đưa thứ gì đó vào miệng. Việc tìm ra quá nhiều các nhóm từ có chữ “ăn” mà không liên quan đến việc ăn uống cho tôi cứ tạm suy nghĩ rằng người Việt chúng ta rất coi trọng vấn đề ăn uống. Và việc ăn uống là quan trọng nên từ này đã len lỏi vào khắp mọi lĩnh vực của cuộc sống.

Người Việt chúng ta rất quan tâm đến ẩm thực. Chính vì vậy mà các món ăn của chúng ta quá phong phú và ngon. Tôi đã đón hàng trăm người bạn nước ngoài và ai cũng khen đồ ăn của chúng ta ngon và tinh tế. Mỗi lần đi công tác nước ngoài dù chỉ một tuần thôi cũng nhất định tìm đến quán ăn với các món Việt. Còn ở trong đất nước mình tôi tha hồ thưởng thức các món ăn khi đến với vùng đất mới.

Viết những dòng này tôi lại nhớ đến các miền quê với văn hoá lúa nước của chúng ta, với cây đa, giếng nước, sân đình. Tôi nhớ đến nhóm từ “ăn đòn” khi bị đánh (hay doạ bị đánh) hồi nhỏ. Đến “ruộng này ăn về xóm tôi” hay được nói ra ở không chỉ quê tôi. Đến “ô tô ăn khách” trong mỗi dịp mua vé khó khăn khi lễ đến, tết về. Đến “Ăn thừa tự”, “ăn của hồi môn” khi người ta chia nhau tiền bạc, đất cát. Đến “Sông Trà Lý ăn ra biển” của vùng quê Thái Bình toàn lúa. Tôi nhớ đến chiếc xe đạp cũ kỹ của cha tôi với câu “Phanh này không ăn ”. Và tôi nhớ đến văn phòng công ty khi nghe các bạn nói “giấy này ăn mực” “hồ dán không ăn giấy”. Còn các doanh nhân chúng ta vẫn hay còn dùng “hôm nay một đô la Mỹ ăn mười tám ngàn bảy trăm đồng”.

Cha tôi dạy “không cẩn thận, miếng ăn là miếng nhục”. Đức Phật dạy “Thức ăn là sản phẩm của đất trời”. Vậy nên, mỗi khi ăn tôi luôn nghĩ, làm sao để gìn giữ được văn hoá dân tộc Việt Nam, để văn hoá ẩm thực không bị biến mất.
Chữ ký của tyt_nnl_3994





Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (2 votes)


Cùng đọc với mình nhé I_icon_minitimeSun Feb 21, 2010 10:19 am

tyt_nnl_3994
Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...

ĐIỀU HÀNH VIÊN

tyt_nnl_3994

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Họ & tên Họ & tên : [...La Li La Li...]
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Ban Điều Hành Diễn đàn
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Cùng đọc với mình nhé 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Cùng đọc với mình nhé 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 16/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 346
Đến từ Đến từ : THPT Chu Văn An- Hà Nội
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...
Điểm thành tích Điểm thành tích : 2476
Được cám ơn Được cám ơn : 2046

Bài gửiTiêu đề: Re: Cùng đọc với mình nhé

 
Đôi điều về cải cách cơ cấu nền kinh tế
LTS: Cải cách cơ cấu nền kinh tế là một mệnh lệnh của thực tiễn, là một đòi hỏi nghiệt ngã đối với tất cả các nước muốn tiến bước trên con đường đi đến phồn vinh, đòi hỏi nỗ lực của toàn xã hội, trong đó chính phủ đóng vai trò trung tâm. Tuần Việt Nam giới thiệu bài viết hai kỳ của TS Vũ Minh Khương với tựa đề Bàn thêm về cải cách cơ cấu nền kinh tế, mời mọi người cùng thảo luận.

Cải cách cơ cấu kinh tế là gì?

Cải cách cơ cấu là nỗ lực tổng hợp của toàn xã hội, trong đó chính phủ đóng vai trò trung tâm, nhằm nâng cao mạnh mẽ năng suất lao động (NSLĐ) và hiệu quả sử dụng nguồn lực, tăng thêm việc làm, kiến tạo nền tảng lâu dài và thuận lợi hơn cho công cuộc phát triển.

Tâm điểm của cải cách cơ cấu là tăng năng suất, được đo bằng giá trị gia tăng tạo ra trên mỗi đơn vị nguồn lực (bao gồm lao động, vốn, và đất đai) ở mọi ngành nghề và cấp độ, từ cá nhân đến doanh nghiệp, từ địa phương đến toàn bộ nền kinh tế.

Nỗ lực của cá nhân, doanh nghiệp và toàn xã hội trong tăng năng suất được thực hiện thông qua hai quá trình chủ yếu:

+ Tăng năng suất trên chính lĩnh vực đang hoạt động; và

+ Chuyển dịch nguồn lực sang lĩnh vực hoạt động mới với năng suất cao hơn.

Trong nỗ lực cải cách cơ cấu, nhiệm vụ trung tâm của nhà nước là tạo cơ chế thuận lơi, khuyến khích, và thúc dục doanh nghiệp tăng năng suất, trước hết là năng suất lao động.

Các phương thức tăng năng suất, trước hết là NSLĐ ở cấp độ doanh nghiệp hướng theo ba trục chính (xem hình 1 dưới đây):

+ Trục A-A: Tăng thêm giá trị cho mỗi đơn vị sản phẩm. Giá trị của một sản phẩm được đo bằng cả giá trị nội tại và giá trị cảm nhận của nó. Giá trị nội tại của sản phẩm có thể được tăng thêm nhờ nâng cao chất lượng, mẫu mã, và tính năng sử dụng thông qua thiết kế và đầu tư nghiên cứu phát triển; trong khi giá trị cảm nhận của nó có thể được tăng thêm thông qua các hoạt động tiếp thị, từ đóng gói, phân phối, đến chọn thị trường và khuyến mại.

+ Trục B-B: Tăng năng suất sản phẩm (sản lượng trên đơn vị nguồn lực): một mặt thông qua đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng, ý thức của công nhân; mặt khác đầu tư nâng cấp thiết bị và kỹ năng quản lý sản xuất, giám sát chất lượng.

+ Trục C-C: Tăng giá trị từ khai thác xu thế, thời cơ và nguồn lực ngoại biên thông qua khả năng hoạch định chiến lược và năng lực hợp tác-liên minh. Trên trục này, doanh nghiệp tạo thêm giá trị mới thông qua hoạch định chiến lược kinh doanh cho phù hợp nhất với mục tiêu, thế mạnh cốt lõi của bản thân và xu thế thị trường; hoặc thông qua các mối quan hệ hợp tác, liên kết-liên minh với các doanh nghiệp khác trong cùng hiệp hội hoặc địa bàn, các đối tác và bạn hàng. Việc chuyển dịch cơ cấu sâu rộng thường được thực hiện chủ yếu trên hướng trục này.

Hình 1: Các Phương thức tăng Năng suất ở Doanh nghiệp
Để khởi động một quá trình cải cách cơ cấu sâu rộng và sống động cuốn hút mọi cá nhân và doanh nghiệp theo mô hình trên, chính phủ cần đặc biệt coi trong các điều kiện sau:

- Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định.

- Tuân thủ nghiêm ngặt và không ngừng hoàn thiện cơ chế thị trường, đặc biệt điều kiện cho việc sáp nhập, mua bán, và giải thể công ty; đảm bảo sự thắng thế của hiệu quả và sáng tạo.

- Xây dựng hệ thông quản lý nhà nước ưu tú với luật chơi rõ ràng, mạch lạc, và nhất quán; khuyến khích mạnh mẽ nỗ lực tạo giá trị và ngăn chặn hiệu quả các hành vi đầu cơ trục lợi.

- Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh; không biệt đãi doanh nghiệp nhà nước.

- Hỗ trợ các hiệp hội khai thác và cung cấp thông tin công nghệ và thị trường cho các thành viên.

- Có chính sách thuế và cơ chế tín dụng tốt khuyến khích cải cách cơ cấu tăng NSLĐ và hiệu quả sử dụng nguồn lực.

- Ráo riết đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, đặc biệt ở các địa bàn có ý nghĩa chiến lược và chủ đạo trong vai trò động lực cho công cuộc cải cách cơ cấu, như thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Tại sao phải xúc tiến cải cách cơ cấu kinh tế khi còn thuận lợi?

Cải cách cơ cấu là một đòi hỏi nghiệt ngã đối với tất cả các nước muốn tiến bước trên con đường đi đến phồn vinh. Thế nhưng, có nhiều nước không chủ động vượt qua đòi hỏi này khi tình thế kinh tế còn thuận lợi và thường bắt đầu nó quá muộn khi đất nước đã rơi vào khủng hoảng. Điều này lý giải tại sao nhiều nước có khởi đầu tốt nhưng rồi sa lầy trong cạm bẫy của mức thu nhập trung bình như hiện thực của hầu hết các nước Đông Nam Á và Mỹ La tinh.

Nghịch lý "tăng trưởng cao trong khi sức cạnh tranh phát triển tranh sa sút" minh họa bằng ví dụ ở Bảng 1 dưới đây giả thích tại sao một nền kinh tế có tăng trưởng ngoạn mục trong khi sức cạnh tranh phát triển của nó suy giảm nhanh chóng cho đến khi đất nước rơi vào khủng hoảng (một ví dụ điển hình là trường hợp của Indonesia giai đoạn 1967-1997: Indonesia được thế giới khen ngợi như một nền kinh tế tăng trưởng cao trong ba thập kỷ - 70, 80, và 90 cho đến khi chính quyến Suharto sụp đổ do cuộc khủng hoảng tài chính châu Á nổ ra năm 1997).

Trong ví dụ này, để đơn giản, ta giả định là số lao động không đổi ở mức 100 người. Nền kinh tế bao gồm hai khu vực: A và B. Ở thời mốc 1, khu vực A có 80 người, NSLĐ là 10 triệu đồng trong khi khu vực B có 20 người, NSLĐ là 100 triệu đồng; tổng giá trị GDP của nền kinh tế là 2.800 triệu đồng[1]. Nhờ chính sách thoáng đáng, mở cửa, lao động ở khu vực A chuyển mạnh sang khu vực B; thế nhưng, do chiến lược phát triển không tốt, NSLĐ ở hai khu vực đều giảm rõ rệt. Giả sử rằng, với động thái này, vào thời mốc 2, khu vực A còn 60 người (giảm 20 người), trong khi khu vực B có 40 người (tăng 20 người); đồng thời NSLĐ của mỗi khu vực giảm 20%, còn 8 triệu đồng ở khu vực A và 80 triệu đồng ở khu vực B. Mặc dù sa sút về NSLĐ, chuyển dịch lao động từ khu vực A sang khu vực B làm cho bức tranh tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế rất ấn tượng: tổng giá trị GDP tăng 31% từ 2.800 triệu đồng ở thời mốc 1 lên 3.680 triệu đồng[2] ở thời mốc 2.

Tuy nhiên bức tranh tăng trưởng trên không bền vững. Giả sử tiếp theo rằng, từ thời mốc 2 sang thời mốc 3, NSLĐ trong mỗi khu vực tiếp tục giảm ở mức -20%, trong khi chuyển dịch lao động từ khu vực A sang khu vực B chậm lại hẳn, với 5 người người chuyển từ khu vực A sang khu vực B. Kết quả là, sang thời mốc 3, khu vực A còn 55 người, NSLĐ còn 7,2 triệu đồng trong khi khu vực B có 45 người, NSLĐ còn 64 triệu đồng. Trong quá trình này, GDP giảm 11%, từ 3.680 triệu đồng ở thời mốc 2 xuống 3.276 triệu đồng[3] ở thời mốc 3, trong khi NSLĐ ở cả hai khu vực giảm sút tới mức báo động. Hậu quả là, nền kinh tế rơi vào khủng hoảng với tất cả những hậu quả khắc nghiệt của nó.

Bảng 1: Nghịch lý về nền kinh tế tăng trưởng cao trong khi sức cạnh tranh suy giảm nhanh chóng

Ví dụ trên tuy được thiết kế ở mức thái quá để dễ hiểu, nhưng cũng có thể thấy phần nào trong thực tại nền kinh tế Việt Nam. Chẳng hạn, người dân ở nông thôn (nhất là ở miền Bắc) ra thành thị làm nghề lao động thuê với thu nhập khá hơn trước nhiều. Nhờ vậy, hàng tháng, họ có một số tiền gửi về quê hỗ trợ người thân.

Tuy nhiên, do thành phố tắc nghẽn, nông thôn mất ruộng do đô thị hóa và đầu cơ đất, chuẩn mực đạo đức xã hội sa sút, nên năng suất của cả hai khu vực đều giảm mặc dù mức sống của người dân khá lên rõ rệt, tăng trưởng kinh tế cao, nhiều người lạc quan mà không hề hay biết rằng khó khăn sa sút đang mỗi ngày một tới gần.
P/S:Cải cách cơ cấu là một đòi hỏi nghiệt ngã đối với tất cả các nước muốn tiến bước trên con đường đi đến phồn vinh. Thế nhưng, có nhiều nước không chủ động vượt qua đòi hỏi này khi tình thế kinh tế còn thuận lợi và thường bắt đầu nó quá muộn khi đất nước đã rơi vào khủng hoảng.
Chữ ký của tyt_nnl_3994





Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (2 votes)


Cùng đọc với mình nhé I_icon_minitimeSun Feb 21, 2010 10:22 am

tyt_nnl_3994
Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...

ĐIỀU HÀNH VIÊN

tyt_nnl_3994

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Họ & tên Họ & tên : [...La Li La Li...]
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Ban Điều Hành Diễn đàn
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Cùng đọc với mình nhé 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Cùng đọc với mình nhé 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 16/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 346
Đến từ Đến từ : THPT Chu Văn An- Hà Nội
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...
Điểm thành tích Điểm thành tích : 2476
Được cám ơn Được cám ơn : 2046

Bài gửiTiêu đề: Re: Cùng đọc với mình nhé

 
Đạt tới phúc lạc là đạt tới niết bàn
Thưa Thầy kính yêu,
Hạnh phúc là gì?

Jayananda, điều đó còn tuỳ. Nó tuỳ vào bạn, vào trạng thái có ý thức hay vô ý thức của bạn, liệu bạn ngủ hay thức.
Có câu châm ngôn nổi tiếng của Murphy. Ông ấy nói có hai kiểu người: Một kiểu là những người bao giờ cũng phân chia nhân loại thành hai kiểu, và kiểu kia, những người không phân chia nhân loại chút nào.

Tôi thuộc vào kiểu thứ nhất.... Nhân loại có thể được chia thành hai kiểu: người ngủ và người thức - và tất nhiên, có phần nhỏ ở giữa.

Hạnh phúc sẽ tuỳ thuộc vào chỗ bạn ở trong tâm thức của bạn. Nếu bạn ngủ, thế thì hoan lạc là hạnh phúc. Hoan lạc nghĩa là cảm giác, cố gắng đạt tới cái gì đó qua thân thể điều không thể đạt tới được qua thân thể, buộc thân thể đạt tới cái gì đó mà nó không có khả năng. Mọi người đều cố, theo mọi cách có thể, để đạt tới hạnh phúc qua thân thể.

Thân thể có thể cho bạn chỉ hoan lạc tạm thời, và từng hoan lạc đều được cân bằng bởi đau đớn theo cùng khối lượng, theo cùng mức độ. Từng hoan lạc đều được tiếp nối bởi cái đối lập của nó bởi vì thân thể tồn tại trong thế giới nhị nguyên, cũng như ngày được tiếp nối bởi đêm và chết được tiếp nối bởi sống và sống được tiếp nối bởi chết. Nó là cái vòng luẩn quẩn. Hoan lạc của bạn sẽ được tiếp nối bởi đau đớn, đau đớn của bạn sẽ được tiếp nối bởi hoan lạc.

Nhưng bạn sẽ không bao giờ thấy thoải mái. Khi bạn trong trạng thái hoan lạc, bạn sẽ sợ rằng bạn sắp làm mất nó, và nỗi sợ đó sẽ đầu độc nó. Và khi bạn mất trong đau đớn, tất nhiên, bạn sẽ khổ, và bạn sẽ cố gắng mọi khả năng để thoát ra khỏi nó - chỉ để rơi trở lại trong nó.

Phật gọi đây là bánh xe sinh tử. Chúng ta cứ đi trong bánh xe này, níu bám lấy bánh xe... và bánh xe cứ chuyển động. Thỉnh thoảng vui thú tới và thỉnh toảng đau đớn tới, nhưng chúng ta bị nghiền nát giữa hai tảng đá này.

Nhưng người ngủ chẳng biết gì khác. Người đó chỉ biết vài cảm giác của thân thể - thức ăn, dục. Đây là thế giới của người đó; người đó cứ chuyển động giữa hai điều này. Đây là hai đầu của thân thể người đó: thức ăn và dục. Nếu người đó kìm nén dục người đó trở nên nghiện thức ăn: nếu người đó kìm nén thức ăn người đó trở nên nghiện dục. Năng lượng cứ chuyển động như con lắc.

Và bất kì cái gì bạn gọi là hoan hoạc, thì nhiều nhất nó chỉ là giảm nhẹ trạng thái căng thẳng. Năng lượng dục tích tụ, tích luỹ; bạn trở nên căng thẳng và nặng nề và bạn muốn xả nó ra.

Người đang ngủ, dâm dục của người đó không là gì ngoài sự giảm nhẹ, giống như hắt hơi mạnh. Nó không cho bạn cái gì ngoài sự giảm nhẹ nào đó. Căng thẳng có đó, bây giờ nó không còn đó; nhưng nó sẽ tích luỹ lại. Thức ăn cho bạn chỉ chút ít mùi vị trên lưỡi; nó không nhiều để sống. Nhưng nhiều người đang sống chỉ để ăn; có rất ít người ăn để sống.

Câu chuyện về Columbus là nổi tiếng. Đó là cuộc hành trình dài. Trong ba tháng họ chẳng nhìn thấy gì ngoài nước. Thế rồi một hôm Columbus nhìn ra chân trời và thấy cây. Và nếu bạn nghĩ Columbus hạnh phúc thấy cây, bạn phải đã thấy con chó của ông ấy!

Đó là lí do tại sao chó Siberi là ở xa nhất trên thế giới: bởi vì cây cũng xa thế.

Nhưng đây là thế giới của hoan lạc. Chó có thể được tha thứ, nhưng bạn không thể được tha thứ.

Trong ngày hẹn đầu tiên, anh thanh niên, tìm đường để có thời gian thoải mái, hỏi người đàn bà trẻ liệu cô ấy có thích đi chơi bowling không. Cô ấy đáp rằng cô ấy chẳng quan tâm tới đi chơi bowling. Thế rồi anh ấy gợi ý đi xem phim, nhưng cô ấy đáp là cô ấy không quan tâm tới phim. Trong khi cố gắng nghĩ về cái gì đó khác anh ta mời cô ấy điếu thuốc là mà cô ấy khước từ. Rồi anh ta lại hỏi liệu cô ấy có muốn đi nhảy và đi uống ở tiệm nhảy disco mới không. Cô ấy lại khước từ bằng việc nói rằng cô ấy không quan tâm tới những thứ đó.

Trong thất vọng anh ta hỏi cô ấy có tới căn hộ của anh ta để làm tình qua đêm không. Với sự ngạc nhiên của anh ta cô ấy đồng ý một cách sung sướng, hôn anh ta một cách nồng nàn và nói, "Anh thấy đấy, anh chẳng cần những thứ kia làm gì để có thời gian thoải mái!"

Điều có thể được gọi là hạnh phúc tuỳ thuộc vào mọi người. Với người ngủ, cảm giác hoan lạc là hạnh phúc. Người đó sống từ hoan lạc này sang hoan lạc khác. Người đó chỉ chạy xô từ cảm giác này sang cảm giác khác. Người đó sống với những xúc động nhỏ. Cuộc sống của người đó rất hời hợt; nó không có chiều sâu, nó không có phẩm chất. Người đó sống trong thế giới của số lượng.

Thế rồi có những người ở giữa, người không ngủ không thức, người ở trạng thái lấp lửng, chút ít ngủ, chút ít thức. Bạn đôi khi cũng có kinh nghiệm đó vào buổi sáng sớm: vẫn còn ngủ, nhưng bạn không thể nói bạn ngủ được bởi vì bạn có thể nghe tiếng động trong nhà, vợ bạn chuẩn bị trà, tiếng của ấm đun nước và tiếng người đưa sữa ngoài cổng hay trẻ con dậy đi học.

Bạn có thể nghe thấy những điều này, nhưng dầu vậy bạn vẫn không thức. Mơ hồ, lờ mờ những tiếng động này vọng tới bạn, cứ dường như có khoảng cách lớn giữa bạn và tất cả những điều đang xảy ra quanh bạn. Bạn cảm thấy cứ dường như nó vẫn là một phần của giấc mơ. Nó không phải là một phần của giấc mơ, nhưng bạn đang trong trạng thái ở giữa.

Cùng điều đó xảy ra khi bạn bắt đầu thiền. Thiền nhân bắt đầu đi xa khỏi giấc ngủ của mình hướng tới thức tỉnh. Ông ấy đang trong trạng thái dịch chuyển.

Hạnh phúc là tận hưởng...

Thế thì hạnh phúc có nghĩa hoàn toàn khác: nó trở nên nhiều phẩm chất hơn, ít số lượng hơn; nó nhiều tâm lí hơn, ít sinh lí hơn. Người đó tận hưởng âm nhạc nhiều hơn, người đó tận hưởng thơ ca nhiều hơn, người đó tận hưởng sáng tạo ra cái gì đó. Người đó tận hưởng tự nhiên, cái đẹp của nó. Người đó tận hưởng im lặng. Người đó tận hưởng điều người đó chưa bao giờ tận hưởng trước đây, và điều này kéo dài lâu hơn nhiều. Cho dù âm nhạc dừng lại, cái gì đó vẫn cứ nấn ná bên trong bạn. Và nó không phải là việc giảm nhẹ.

Sự khác biệt giữa hoan lạc và hạnh phúc này là: nó không phải là việc giảm nhẹ, nó là việc làm giàu thêm. Bạn trở nên đầy tràn, bạn trở nên tràn ngập đôi chút. Nghe âm nhạc hay, cái gì đó được lẩy cò bên trong bản thể bạn, hài hoà nảy sinh trong bạn - bạn trở thành âm nhạc. Hay múa, bỗng nhiên bạn quên mất bản thân mình; thân thể bạn trở thành vô trọng lượng. Nắm giữ của sức hút trên bạn bị mất. Bỗng nhiên bạn ở trong không gian khác: bản ngã không còn cứng nhắc thế, vũ công tan chảy và hội nhập vào trong điệu vũ. Điều này còn cao hơn nhiều, sâu hơn nhiều so với niềm vui bạn có được từ thức ăn hay dục. Điều này có chiều sâu. Nhưng điều này cũng không phải là điều tối thượng.

Điều tối thượng xảy ra chỉ khi bạn thức đầy đủ, khi bạn là vị phật, khi mọi giấc ngủ đều đã qua và mọi việc mơ đều đã qua, khi toàn thể bản thể bạn đầy ánh sáng, khi không có bóng tối trong bạn. Mọi bóng tối đều đã biến mất và cùng với bóng tối đó, bản ngã cũng mất đi. Mọi căng thẳng đã biến mất, mọi nỗi buồn, lo âu. Bạn ở trong trạng thái mãn nguyện toàn bộ. Bạn sống trong hiện tại; không quá khứ, không tương lai nào nữa. Bạn hoàn toàn ở đây bây giờ.

Khoảnh khắc này là tất cả. Bây giờ là thời gian duy nhất và ở đây là không gian duy nhất. Và thế thì bỗng nhiên toàn thể bầu trời rơi vào trong bạn. Đây là phúc lạc. Đây là hạnh phúc thực.

Tìm kiếm phúc lạc đi, Jayananda; nó là quyền tập ấn của bạn. Đừng vẫn còn bị mất hút trong rừng rậm của hoan lạc; vươn lên cao hơn một chút đi. Đạt tới hạnh phúc và rồi tới phúc lạc.

Hoan lạc có tính con vật, hạnh phúc có tính người, phúc lạc có tính thiêng liêng. Hoan lạc trói buộc bạn, nó là cảnh tù túng, nó xiềng xích bạn. Hạnh phúc cho bạn chút ít trói buộc hơn, chút ít của tự do, nhưng chỉ chút ít thôi. Phúc lạc là tự do tuyệt đối. Bạn bắt đầu đi lên; nó cho bạn đôi cánh. Bạn không còn là một phần của đất thô; bạn trở thành một phần của bầu trời. Bạn trở thành nhẹ, bạn có thể vui vẻ.

Hoan lạc là phụ thuộc vào người khác. Hạnh phúc không phụ thuộc vào người khác, nhưng dầu vậy nó vẫn tách rời khỏi bạn. Phúc lạc là không phụ thuộc, là không tách rời; nó là chính bản thể bạn, nó là chính bản tính của bạn. Đạt tới nó là đạt tới Thượng đế, tới niết bàn.

Trích từ "Dhammapada: Con đường của Phật - Tập 10"
P/S:Phúc lạc là không phụ thuộc, là không tách rời; nó là chính bản thể bạn, nó là chính bản tính của bạn. Đạt tới nó là đạt tới Thượng đế, tới niết bàn.
Chữ ký của tyt_nnl_3994





Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (2 votes)


Cùng đọc với mình nhé I_icon_minitimeSun Feb 21, 2010 10:23 am

tyt_nnl_3994
Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...

ĐIỀU HÀNH VIÊN

tyt_nnl_3994

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Họ & tên Họ & tên : [...La Li La Li...]
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Ban Điều Hành Diễn đàn
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Cùng đọc với mình nhé 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Cùng đọc với mình nhé 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 16/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 346
Đến từ Đến từ : THPT Chu Văn An- Hà Nội
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...
Điểm thành tích Điểm thành tích : 2476
Được cám ơn Được cám ơn : 2046

Bài gửiTiêu đề: Re: Cùng đọc với mình nhé

 
Tình thư
Thưa Quan Tướng quốc,

Chúng tôi vừa nhận được thư chúc Tết của Quan Tướng quốc trong đó Ngài đề nghị chúng tôi, nhân dịp đầu năm, bay qua quý quốc để cùng làm lễ uống máu ăn thề kết nghĩa liên minh bất diệt giữa hai nước chúng ta. Chúng tôi cũng nôn nao muốn đi, nhưng kẹt một nỗi trong phong tục nước tôi, tháng giêng là tháng ăn chơi, rượu chè thì được, thề thốt thì kiêng.

Dù vậy, chúng ta vẫn có thể trao đổi văn thư với nhau về chuyện thề thốt, cốt làm sao để uống máu nhau mà không làm hại gan nhau. Trong mục đích cao đẹp đó, tôi mạo muội kể ra đây vài chuyện đời xưa, nhân tiện cũng để mua vui trong ba ngày tết.

Thưa Quan Tướng quốc, đời xưa, trong nước chúng tôi, làng nào cũng có cây đa, riêng ở làng tôi, nghe nói có cây đa mọc lạc ở ven rừng, to lắm, sừng sững, rậm rạp, che nắng cho thú, lợp nhà cho chim. Dưới gốc cây, chằng chịt rễ, chẳng biết con chuột học lóm Củ Chi lúc nào mà moi địa đạo tài thế, hàng trăm ngõ ngách, động ngõ này biến ngõ kia, thánh cũng không tóm được nó. Lạ thật, ở đâu có chuột, ở đấy có mèo, số kiếp không rời nhau. Cho nên, trên cành cây, một con mèo hoang đến định cư thường trú, chim đậu quanh mình, tha hồ chén.

Thấy thú chạy, chim bay, đời sống dễ dãi quá, một anh thợ săn bắt đầu đến hành nghề. Công việc của anh đơn giản mà hiệu quả: đặt bẫy dưới gốc cây, về nhà ngủ, sáng mai đến lấy thú, nào cáo, nào thỏ, nào nhím. Một bữa, hứng chí, anh nướng một miếng thịt mỡ thơm lựng làm mồi. Con mèo, đang ngủ gà ngủ gật trên cây, ngứa mũi chịu không nỗi, lò mò đi xuống. Việc gì xảy ra tất phải xảy ra: cái bẫy sập xuống, nhốt mèo trong lưới. Vùng vẫy một hồi, mèo nằm im.
Trên cành cây, một con mèo hoang đến định cư thường trú, chim đậu quanh mình, tha hồ chén.

Trốn biệt trong địa đạo khi con mèo nhảy xuống gốc cây, chuột bây giờ hé mắt nhìn ra, đắc thắng thấy mèo co ro trong rọ. Nó nhảy phóc ra khỏi hang, thực thi tức khắc quyền tự do đi lại lâu nay bị hạn chế vì sự có mặt của con mèo. Nhưng mũi nó cơ hồ chảy ra thành nước khi cận kề miếng mỡ thơm lựng cứ vô tình tỏa hương bên cạnh cái bẫy. Trong lịch sử loài chuột, có trang nào ghi một anh hùng chuột yến tiệc vô tư trước mõm con mèo đâu? Ta mở đầu một trang sử mới!Bữa tiệc vương giả với khúc khải hoàn kéo dài không quá một tiếng meo của con mèo trong lưới. Con chuột giật mình dòm lên, bỗng ruột nó thót lại đau nhói: một con rắn đang trườn tới, mắt long lanh, lưỡi thườn thượt. Nó toan tháo chạy thì vù một tiếng, con cú láng giềng của nó ở trên cao bay vút xuống gốc cây, mỏ cong như lưỡi liềm, mặt hiểm như phù thủy. Lưỡng đầu thọ địch, chạy đâu?

Chạy đâu, thưa Quan Tướng quốc? Tam thập lục kế, có kế nào khác hơn là chui vào trong lưới? Vào lòng con mèo? Mèo là kẻ thù của chuột, nhưng ở giờ phút này chỉ có chuột cắn đứt lưới mới cứu được mèo tù nhân, chuột là cứu tinh của mèo. Chuột bất cộng đới thiên với mèo, nhưng ở giờ phút này nhờ có mèo sa lưới nên con mèo thù bỗng trở thành con mèo bạn.


Thấy thú chạy, chim bay, đời sống dễ dãi quá, một anh thợ săn bắt đầu đến hành nghề. Ảnh: bienphong.com.vn

Ở đời có cái gì mà chẳng vô thường, phút trước là thù, phút sau là bạn, tùy tình thế thôi. Tùy tình thế mà kình nhau, tùy tình thế mà liên minh. Liên minh đâu có phải thương gì nhau, chỉ vì cần nhau thôi, mình cần nó, nó cần mình, gặp thời thế thế thời phải thế.

Thưa Quan Tướng quốc, ấy là con chuột suy nghĩ như vậy. Cho nên nó ngoại giao: "Bác Mèo ơi, em thấy bác nằm chèo queo như vậy em thương lắm, đường đường một đấng trượng phu... Em chui vào cắn lưới cho bác nhé, bác đừng làm hại em nhé". Không đợi mèo trả lời, chuột chui tót vào lưới, cùng lúc cái cổ con rắn vươn lên toan đớp và hai cánh con cú quạt gió phần phật.

Mèo xử sự như một đấng trượng phu, ăn nói dịu ngọt như mía lùi: "Chú em yên tâm, thánh hiền đã dạy, chơi với kẻ thù khôn ngoan hơn là với tên bạn ngu xuẩn. Huống hồ ta không còn thù hằn gì với nhau nữa. Giờ này, ta là đồng minh. Chú em cứ yên tâm cắn lưới". Nhưng con chuột, thoắt một cái, bỗng thấy tình thế đã đổi khác. Con rắn đã bỏ đi rồi, con cú đã bay lên cây, hai hiểm nguy đã thoát, giờ đây nó đối mặt với tử thù truyền kiếp! Hiển nhiên, tên kia cần nó, nhưng nó có cần tên kia nữa đâu mà nói đồng minh? Đang ở dưới nanh vuốt của tên kia, nó đâu phải là bạn, nó là tù binh!

Chuột cảm thấy an ninh bị đe dọa tận xương tủy. Lập tức, nó phải xác định lại vị thế cứu tinh của nó. "Bác Mèo ạ, không có em thì bác chết, trời xui đất khiến cho em vào đây để cứu bác, nhưng em không cần kể ơn đâu, em chỉ cần bác để yên cho em cắn lưới, đừng làm em sợ, em sợ thì miệng run, răng không cắn được. Bác nằm yên nhé".

Sự thực, con chuột đang nghĩ đến chiến lược. Nó suy tính: chỉ cần cắn đứt hai lỗ là khoảng trống vừa rộng thênh thang để nó phóng ra ngoài mà không bị con mèo tóm lại. Con mèo cũng chiến lược không kém: chừng nào lỗ trống chưa đủ rộng để nó chui ra thì nhất thiết phải duy trì cảnh giác tận cao độ để con chuột khỏi sổng. Chẳng ai bị ai lừa, nhưng ai cũng nghĩ là mình lừa được. Cho nên cố lừa.

Con chuột đem cái chết ra dọa con mèo: "Bác Mèo ạ, em yếu bác mạnh, nhưng trước cái chết, ai cũng bình đẳng, bác với em bây giờ ở trong tình thế cực kỳ bình đẳng với nhau, bác xích ra một chút cho em thong dong làm việc". Con mèo không chịu nhích một phân, chỉ dạy luân lý: "Mạnh với yếu gì lúc này, chú em! Thánh hiền đã nói: người bạn trong lúc hoạn nạn là người bạn chân thực. Chú em là người bạn chân thật nhất của ta. Thánh hiền cũng nói: lấy ân báo ân, lấy oán bỏ oán. Ra khỏi cái lưới này, ta nhớ ơn chú em đời đời".

Chuột dọ dẫm: "Thánh hiền nói một đằng, người ta làm một nẻo, bác ạ. Thánh hiền dạy: quân tử nhất ngôn; người ta lại nói: quân tử nhất ngôn là quân tử dại, quân tử nói đi nói lại là quân tử khôn. Giữ lời hứa mà có hại cho mình thì chả ai giữ đâu. Giữ lời hứa khi tình thế đã thay đổi thì thiên hạ cho là ngu. Kẻ mạnh thiếu gì cớ để bội hứa? Kẻ ấy chỉ làm bộ đạo đức giả để lừa phỉnh bọn thơ ngây thôi. Cai trị là vậy đó, bác à, là làm ra vẻ. Làm ra vẻ cho thật giỏi, giấu bộ mặt thật tận đáy ruột già. Như bác bây giờ đây, khi bác lim dim hai mắt, trông bác hiền khô như nữ tu cầu kinh. Ai thấy bác bây giờ mà chẳng muốn đồng minh đời đời với bác!".

Mèo lắc đầu: "Sống là phải tin nhau, chú em ạ. Không tin nhau thì không có xã hội, cộng đồng gì ráo. Ta thề, có thần cây đa chứng giám: ra khỏi lưới, ta sẽ chuyển nghiệp, thấy chuột là bạn, thấy mọi kẻ thù của chuột cũng là kẻ thù của ta, ta với chú liên minh đời đời".

Con chuột tiếp tục huyên thuyên vì huyên thuyên là chiến lược của nó. Không biết học thiền từ thủy tổ nào mà sức tập trung chú ý của loài mèo đạt đỉnh cao đến thế khi vờn chuột. Cho nên, để phi thân ra ngoài, con chuột phải đánh lạc hướng chú ý đó, lái nó qua hướng khác. Nó gạ gẫm: "Bác Mèo à, thấy bác nằm lim dim thế kia, em nhớ đến bà nội em ngày trước cũng nằm lim dim như vậy mỗi khi kể chuyện đời xưa cho em nghe. Có một chuyện hay lắm, em nhớ hoài, bác muốn nghe không, em kể bác nghe nhé. Mà bác phải lim dim thêm hai mắt nữa cơ, nghe mới thấm. Đấy, tốt rồi, em kể nhé. Đời xưa..."

Thưa Quan Tướng quốc, thế là con mèo lim dim nghe chuyện đời xưa. Khu rừng yên tĩnh, gió đong đưa, ve kêu rỉ rả, đây là giờ sảng khoái nhất của con mèo để ngủ gà ngủ gật trên cây. Huống hồ bây giờ lại có giọng kể chuyện ngọt ngào, mơn trớn.
Ảnh: vnthuquan,net
Đời xưa, có một con cò sống trên một hồ nước không lớn nhưng không thiếu cá. Chị ta sống rất nhàn nhã, co một chân ngủ cả ngày, khi nào đói thì hạ chân kia xuống, đủng đỉnh nhúng hai chân vào nước, chộp vài con, không cá thì tôm. Ngày tháng trôi qua, chẳng mấy chốc mà cò cũng già, đứng một chân vẫn vững, nhưng đớp cá thì trật lất.

Để sống qua ngày, cò đành an ủi cái dạ dày bằng chuồn chuồn châu chấu bay lép nhép trong cỏ. Một hôm, một con cua to tướng ngứa chân bò lên bờ, thấy con cò đứng buồn thiu, động lòng, hỏi: "Chị Cò có chuyện tâm tình gì mà chống chân nhìn mây nước bảng lảng vậy?" Phú quý sinh lễ nghĩa, bần hàn sinh đạo tặc, thánh nhân đã dạy. Cho nên con cò rầu rỉ đạo từ: "Nguy lắm rồi, em ạ, chết đến nơi rồi. Chị đứng đây, bỗng nghe hai anh chàng đánh cá bàn nhau, mai mốt sẽ tát cạn hồ này để bắt cá. Cá chết thì cua cũng chết, mà chị cũng hết sống, cá đâu mà ăn?"

Cua tái mặt, vỏ đang xanh rêu thoắt thành trắng bệch. Đang bò ngang, nó đổi ra bò dọc để chạy xuống nước cho nhanh về báo động với tập thể cá. Hội đồng cá họp lại, cử hai đại diện đến gặp cò để thảo luận phương án bảo vệ an ninh cộng đồng. Đại diện nói: "Chị Cò ạ, tuy chị là kẻ thù của chúng em, nhưng bây giờ tất cả chúng ta đều chia sẻ cùng một số phận, xin chị chỉ cho chúng em chiến lược để cùng nhau thoát hiểm".

Cò gạt phắt: "Thù oán gì nữa lúc này! Tình thế buộc chị em chúng ta phải đồng minh thôi. Chỉ có điều, trong liên minh thì phải tin nhau, thề sống chết với nhau, nghi ngờ nhau là chết cả lũ. Các em có thề như vậy không?"

Hai đại diện vẫy đuôi đành đạch: "Xin thề! Xin thề!" Cò thong thả: "Đàng kia, sau dãy đồi ấy, có một hồ nước, nước trong veo. Tổ tiên nhà chị dặn hoài con cháu: có xáo thì xáo nước trong. Đó là hồ nước mà chị đã dành để xáo. Bây giờ, vì tai biến, chị đành phải hiến hồ nước đó cho các em. Bắt đầu từ sáng mai, ta thực hiện kế hoạch di dân, chị lần lượt mang các em trên lưng, bay đến đấy thả các em xuống nước. Các em nhớ cắn vào lông chị thật chặt nhé!"

Hai đại diện thích chí quá, cám ơn rối rít. Cò thản nhiên: "Ân huệ gì! Nghĩa vụ đồng minh thôi mà. Sáng mai nhé!"

Nghe báo cáo của hai đại diện từ xa về, hội đồng cá mừng rơn, lập tức loan báo kế hoạch di dân vĩ đại. Ai đi trước? Tất nhiên lãnh đạo! Người vượt biên thế nào thì cá thế ấy, bản năng sinh tồn ai chẳng giống ai? Cho nên chủ tịch hội đồng cá xung phong đi đầu để làm gương.

"Nào, mời chủ tịch lên lưng!", cò cong hai cẳng đón con cá dìa béo mập, vừa nói vừa chảy nước miếng. Hai chị em bay qua dãy đồi, chủ tịch chóng mặt quá, nghe gió vèo vèo qua tai mà khiếp. Cò luôn miệng nhắc : "Nhắm mắt lại, nhắm mắt lại! Cắn chặt lông, cắn chặt lông!" Có một lúc, tò mò thúc đẩy, chủ tịch hé mắt, nhìn xuống, kìa sao chỉ thấy đá lởm chởm phía dưới, hồ nước ở đâu? "Nước đâu? Nước đâu?", chủ tịch hỏi. "Nước đây! Nước đây!", con cò trả lời. Vừa nói, cò vừa chao hai cánh, qua trái, qua phải, lắc mạnh một cái, chủ tịch mất thăng bằng, té xuống mỏm đá, tan xương.

Cò lượn về lại hồ nước. Phó chủ tịch thứ nhất, phó chủ tịch thứ hai, tổng thư ký, đổng lý văn phòng ... đã sắp hàng nôn nóng chờ đợi xung phong. Bảy lượt bay đi, bảy lượt bay về, toàn ban lãnh đạo và trợ tá đã gửi trọn xương cho đá, gửi liên minh cho âm phủ. Cuối ngày, con cò tự thưởng công lao động bằng một bữa tiệc ê hề, bù lại cả một chuỗi tháng ngày chay tịnh với cào cào châu chấu.

Cứ thế, chỉ sau ba ngày, con cò lấy lại sinh lực trai trẻ. Cho đến một hôm, con cua đòi đi. Nghi ngờ là tai hại cho liên minh, nó đã được học. Nhưng biệt vô âm tín của toàn ban lãnh đạo thì nó cũng đâm nghi. Về phần con cò, chiến dịch di dân đang thực thi viên mãn, tống cổ con cua vốn có tiếng là ngang, tránh không cho nó bàn ngang tán dọc với cộng đồng cá còn lại trong lúc khuyết lãnh đạo, cũng là chuyện cần thiết quá.

Cho nên cò đon đả đón cua lên lưng, vận dụng sức lực tải một hành lý quá nặng. Bay qua vùng đá lởm chởm, mặc cho cò nhắc lui nhắc tới phải nhắm mắt, cua vẫn trừng trừng hai mắt nhìn xuống. "Nước đâu?", nó hỏi. Con cò he he chế giễu: "He he ... các em của chị ngốc cả lũ, thảo nào trời đày chúng mày xuống nước. Bộ chúng mày tưởng dân ở trong nước với dân ở trên trời có thể đồng minh với nhau hả? Đây này, nước đây!" Nó chao cánh, nhưng ô hay, sao cổ nó có cái gì chận lại? Khẹt khẹt, có cái gì kẹp cổ nó thế? Ông bà ông vải ơi, cái càng cua! Một càng, rồi hai càng! Với hai càng kẹp cứng cổ cò, con cua ra lệnh: "Bay về lại hồ nước! Nhanh lên! Hạ cánh an toàn!"

Con cò vừa đặt chân xuống đất thì càng cua riết chặt cổ nó đứt ra làm hai.

Thưa Quan Tướng quốc, con mèo lim dim nghe kể đến đoạn cổ đứt làm hai, giật mình mở mắt. Thì ô hô, ha ha, con chuột đã nhảy tót ra ngoài! An toàn trước cửa hang, nó phách lối: "Bác Mèo ơi, không có thù nào là bất cộng đới thiên nhưng cũng chẳng có bạn nào là thiên thu bất diệt. Phút này thế này, phút kia đã thế khác, vô thường trong từng sát na mà! Kẻ yếu dám cương mặt lên với kẻ mạnh cũng nhờ vậy thôi, có những tình thế khiến kẻ mạnh phải quỳ trước kẻ yếu. Nhưng yếu mà cứ tưởng kẻ mạnh nó tốt thì đứt cổ, bác ạ".

Ngày xuân kể chuyện dông dài, mong không đến nỗi làm nhạt chén rượu đào của Quan Tướng quốc. Kính chúc Quan Tướng quốc vạn tuế, vạn vạn tuế.
p/S:Thưa Quan Tướng quốc, đời xưa, trong nước chúng tôi, làng nào cũng có cây đa, riêng ở làng tôi, nghe nói có cây đa mọc lạc ở ven rừng, to lắm, sừng sững, rậm rạp, che nắng cho thú, lợp nhà cho chim. Dưới gốc cây, chằng chịt rễ, chẳng biết con chuột học lóm Củ Chi lúc nào mà moi địa đạo tài thế, hàng trăm ngõ ngách, động ngõ này biến ngõ kia, thánh cũng không tóm được nó. Lạ thật, ở đâu có chuột, ở đấy có mèo, số kiếp không rời nhau.
Chữ ký của tyt_nnl_3994





Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (2 votes)


Cùng đọc với mình nhé I_icon_minitimeSun Feb 21, 2010 10:25 am

tyt_nnl_3994
Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...

ĐIỀU HÀNH VIÊN

tyt_nnl_3994

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Họ & tên Họ & tên : [...La Li La Li...]
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Ban Điều Hành Diễn đàn
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Cùng đọc với mình nhé 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Cùng đọc với mình nhé 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 16/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 346
Đến từ Đến từ : THPT Chu Văn An- Hà Nội
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...
Điểm thành tích Điểm thành tích : 2476
Được cám ơn Được cám ơn : 2046

Bài gửiTiêu đề: Re: Cùng đọc với mình nhé

 
Chữ Lễ xưa và nay
Ta thường thấy câu "Tiên học lễ hậu học văn" được nêu ở các trường học như là một tôn chỉ giáo dục trong nhà trường. Khi đọc về Nho giáo, có thể thấy thầy Khổng Tử là người được Nho gia tôn là "Chí Thánh" hay "Vạn Thế Sư Biếu", nghĩa là người thầy của mọi thế hệ. Ông là người luôn nêu cao tinh thần Châu Lễ như mục tiêu tôn chỉ tư tưởng học thuyết của ông. Ngày nay, còn đề cao những chữ Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ, Trung, Hiếu, Trí, Tín, Nhân, Dũng... như những phạm trù về đạo đức phong kiến của Nho giáo.

Vậy ý nghĩa của chữ Lễ là gì? Trong cuộc sống hằng ngày, ta thường nói đến lễ phép, lễ nghi, tức là biết xử sự, tôn trọng nhau như người biết phép tắc, có văn hóa, có đạo đức truyền thống. Chính trên cơ sở này mà nhà trường thường nêu câu "Tiên học lễ, hậu học văn", nghĩa là đến trường học trước tiên là học làm người, sau đó mới học chữ, học kiến thức, học nghề để mưu sinh về sau.

Trong tác phẩm Cổ học tinh hoa có đoạn viết rằng:

"Công Minh Tuyên đến học thầy Tăng Tử (người học trò thành đạt của Khổng Tử). Ở nhà thầy ba năm mà ít mấy khi đọc sách.

Thầy Tăng Tử hỏi: "Ngươi đến đây đã ba năm nhưng ta ít khi thấy người đọc sách và bàn thảo văn chương như các anh em là tại sao?". Công Minh Tuyên đáp: "Thưa thầy, con vẫn chăm học ở thầy. Thầy lúc nào cũng hiếu thuận với song thân. Thầy ứng tiếp bạn bè cung kính ung dung, rất có lễ độ, kẻ dở người hay ai đều bị thuyết phục. Ở triều đình đối với kẻ dưới bề trên đều nghiêm nghị như nhau, trong lòng nhân từ, không có ý hại ai. Đây là ba điều con mãi đang học nhưng chưa làm tốt được...".

Câu chuyện có ý nói rằng, đi học trước tiên là học làm người và người thầy không chỉ là người truyền đạt kiến thức, mà còn là tấm gương nhân cách, gương mẫu về đạo đức để học trò noi theo. Khổng Tử và Mạnh Tử cũng đặt vị trí người thầy còn cao hơn bậc cha mẹ, vì cha mẹ sinh ra ta, còn người thầy giáo dục ta nên người.

Khổng Tử ra đời vào thời kỳ nhà Châu bắt đầu suy vong, các chư hầu thôn tính lẫn nhau, không còn tôn trọng Châu Lễ. Ngậm ngùi tiếc nuối thời cực thịnh thái bình 400 năm trước của nhà Châu, Khổng Tử đề xướng khôi phục Châu Lễ và chính vì thế mà về tư tưởng chính trị, người đời lên án Khổng Tử đã bảo vệ cho chế độ nô lệ phong kiến.

Châu Lễ ngày xưa chính là vũ trụ quan về trời đất, con người và thiên nhiên, là tư tưởng quan điểm chính trị, là hiến pháp và luật pháp quốc gia. Từ tư tưởng này, người đời xây dựng nên luân lý và mối quan hệ xã hội, quy tắc hành xử của con người với nhau trong hệ thống giai tầng xã hội qua các chữ Trung, Hiếu, Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ... Sau đó, Khổng Tử và các học trò của ông kế thừa và chọn lọc lại thành hệ thống tư tưởng triết học, đạo đức xã hội, đạo đức con người mà các thế hệ cần phải tu dưỡng noi theo.

Khi Khổng Tử chu du các nước, thuyết phục họ trở lại theo Châu Lễ thì chẳng ai nghe, vì lúc bấy giờ nhà Châu đã suy tàn, các chư hầu lớn đều muốn tự mình làm thiên tử.

Sau khi thất bại trên đường quan lộ, Khổng Tử chỉ còn cách mở trường dạy học. Ông đem đạo lý trị quốc và luân lý xã hội phổ biến và truyền lại cho đời sau. Đến thời Mạnh Tử, vai trò vua và dân được đánh giá lại qua câu "Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh", về tư tưởng chính trị còn tiến bộ hơn. Và mẫu người đại trượng phu đã thay cho mẫu người quân tử, gần gũi và thiết thực hơn. Những đóng góp về quan điểm giáo dục và đạo đức con người của Khổng Tử, Mạnh Tử cho đến nay vẫn được người đời xem như là cốt lõi của của tư tưởng Nho giáo (dù Nho giáo và tư tưởng của Khổng Tử và Mạnh Tử có khác).

Đến nhà Hán (Hán Võ Đế), thừa tướng Đổng Trọng Thư muốn củng cố chế độ quân chủ chuyên chính và chế độ gia tộc, đã đem tư tưởng Khổng - Mạnh diễn dịch lại thành mối quan hệ vua tôi, cha con, chồng vợ, gọi là "tam cương" và tinh thần Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín gọi là "ngũ thường" để phục vụ cho việc củng cố Hán Triều, đặt tư tưởng Nho giáo theo ý tưởng mới này thành nền tảng tư tưởng chính thống. Ông đã biến Nho giáo thành công cụ của giai cấp thống trị. Chính từ đó, những nhà Nho sau khi đỗ đạt thì được làm quan, trở thành công cụ của giai tầng thống trị. Tiếc là đại đa số người thành đạt đó đều bị biến chất, phản bội lại tinh thần đạo đức Khổng - Mạnh. Chỉ có những nhà Nho bị thi rớt hay không chịu làm quan mới giữ được phần nhân cách, đạo đức Khổng - Mạnh và họ trở thành thầy đồ sống trong các tầng lớp nhân dân, giữ gìn được tinh thần, tư tưởng khí tiết Khổng - Mạnh, thế nên người đời luôn tôn kính các đồ nho.

Thật ra, chữ Lễ trong "Tiên học lễ hậu học văn" không chỉ là lễ phép, lễ nghi, mà cũng không rộng mênh mông như chữ Lễ của Châu Công (Châu Lễ). Nó là quy phạm, tư tưởng, hành vi của con người đối với mọi mối quan hệ xã hội và thiên nhiên, nhằm bảo vệ quyền con người và trật tự cộng đồng xã hội, giữ gìn sự phát triển hài hòa của xã hội và thiên nhiên, giúp cho quyền lợi và nghĩa vụ của cá nhân và tập thể cũng tồn tại và phát triển, làm cơ sở hình thành một xã hội văn minh, hạnh phúc.

Ngày nay, các thầy cô giải thích và thực hành như thế nào về tinh thần "Tiên học lễ hậu học văn" cho học sinh? Mấy tháng trước đây có hai sự kiện đăng trên hai tờ báo khác nhau khiến chúng ta phải giật mình.

"Tại một trường trung học cơ sở tỉnh Bình Phước, một giáo viên bị chém trọng thương. Kẻ gây án khai rằng có một em học sinh trường này không mặc đồng phục nên bị thầy nhắc nhở. Em này về thuật lại với người yêu. Anh này nghe xong cảm thấy bị "xúc phạm" nên điện thoại nhờ người anh (thủ phạm) ra chợ mua cây rựa đến trường chém ông thầy nào dám xúc phạm đến người yêu. Anh không biết người nào, nên chém nhầm thầy này...".

"Tại tỉnh Bình Thuận, hai công ty làm ăn rồi tranh chấp nhau. Giám đốc Công ty A dẫn người đến nhà giám đốc Công ty B đập phá... Một ông hàng xóm đến can. Ông giám đốc Công ty A cho xe tông ông hàng xóm ngã xuống, còn lùi xe cán đi cán lại thân thể ông ta, gây thương tật đến 80%. Sau đó giám đốc Công ty A bảo rằng ông ta lầm tưởng là đồng bọn của giám đốc Công ty B và tông xe chỉ nhằm hù dọa mà thôi, không cố ý giết người ấy".

Hai sự kiện trên thật ra không phải là lần đầu xảy ra trong xã hội. Tính chất tàn bạo và xem thường mạng sống con người phải chăng đã thành hiện tượng phổ biến? Nó đã phản ánh rằng cái học làm người không còn nữa, mà đã bị sự tranh giành hơn thua bất chấp lễ nghĩa, bất chấp đạo đức chẳng qua là cuộc sống vật chất mà thôi. Tại sao người ta có thể chém người không thù oán dễ dàng như ném một chiếc chén xuống đất cho nát vụn! Một sự suy đồi về đạo đức đến mức không thể chấp nhận được!

Nhớ lại cách đây mấy năm, khi gặp lại một người bạn hiện sống ở nước ngoài, tôi nói về sự đổi mới của nước ta một cách tự hào. Thế nhưng anh ta trả lời một cách mỉa mai rằng: "Nhờ đổi mới tư duy, cuộc sống người dân Việt Nam đã tốt hơn, nhưng đạo đức xã hội lại băng hoại, tham nhũng lan tràn khắp mọi lĩnh vực, mọi cấp". Tôi nghẹn họng, đứng lên từ giã và không bao giờ muốn gặp lại anh ta nữa. Sự thật là đổi mới có làm cho cuộc sống chúng ta tốt lên, nhưng vấn đề đạo đức xã hội, nhân cách đạo đức con người thì bị lu mờ và biến dạng dần. Ôi, chữ Lễ của chúng ta còn không và nếu còn thì ở đâu?
P/S:Trong cuộc sống hằng ngày, ta thường nói đến lễ phép, lễ nghi, tức là biết xử sự, tôn trọng nhau như người biết phép tắc, có văn hóa, có đạo đức truyền thống. Chính trên cơ sở này mà nhà trường thường nêu câu "Tiên học lễ, hậu học văn", nghĩa là đến trường học trước tiên là học làm người, sau đó mới học chữ, học kiến thức, học nghề để mưu sinh về sau.
Chữ ký của tyt_nnl_3994





Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (2 votes)


Cùng đọc với mình nhé I_icon_minitime



Sponsored content

Bài gửiTiêu đề: Re: Cùng đọc với mình nhé

 
Chữ ký của Sponsored content




 

Cùng đọc với mình nhé

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 2 trangChuyển đến trang : 1, 2  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: Vùng Giao Lưu - Học Hỏi - Giải Trí :: Đọc và suy ngẫm :: Sách hay-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất