CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Bí ẩn về thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Bí ẩn về thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn I_icon_minitimeSun Feb 14, 2010 8:18 pm

fudo85

Thành viên thân thiện

fudo85

Thành viên thân thiện

Họ & tên Họ & tên : Ngô Văn Dương
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Bí ẩn về thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn 36 Bí ẩn về thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn 40 Bí ẩn về thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn 43 Bí ẩn về thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn 102
Bí ẩn về thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 15/07/2009
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 394
Đến từ Đến từ : Hà Nội
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1101
Được cám ơn Được cám ơn : 244

Bài gửiTiêu đề: Bí ẩn về thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn

 
[b]Thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn dài 55,7 cm, rộng 4,6 cm. Việt Vương Câu Tiễn đã dùng thanh kiếm này để đánh nước Ngô, buộc Ngô Vương là Phu Sai phải tự vẫn.



Người Việt Nam, nếu đã đọc truyện “Đông chu liệt quốc” đều biết đến tên Câu Tiễn. Năm 473 trước công nguyên, Việt Vương Câu Tiễn đã dùng thanh kiếm do sư tổ bảo kiếm Âu Dã Tử đúc nên để đánh nước Ngô, buộc Ngô Vương là Phu Sai phải tự vẫn.

Mùa đông năm 1965, tại một con mương gần hồ chứa nước Chương Hà thuộc thành phố Kinh Môn, tỉnh Hồ Bắc, người dân đã phát hiện ra một thanh kiếm bằng đồng thiếc.

Khi rút kiếm ra khỏi vỏ, thân kiếm vẫn sáng loáng, không hề bị gỉ, lưỡi sắc ngọt, cắt đứt dễ dàng hơn 20 lớp giấy. Các nhà nghiên cứu khẳng định đây chính là thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn.

Sau hơn 2.400 năm chôn vùi trong lòng đất, tại sao thanh kiếm vẫn không hề bị gỉ, lưỡi kiếm vẫn sắc lạnh? Điều này làm đau đầu các nhà khảo cổ của Trung Quốc từ mấy chục năm nay. Vậy mà đến năm 2004, một nghệ nhân đã cho trình làng thanh kiếm mô phỏng thành công của mình.

Tới giữa tháng 3 năm 2006, Viện bảo tàng quốc gia Trung Quốc tuyên bố cho sản xuất hàng loạt 1.000 thanh kiếm mô phỏng bảo kiếm của Việt Vương Câu Tiễn, giá mỗi thanh là 19.800 NDT (tương đương hơn 2.500$).

Người tìm ra bí mật của thanh kiếm kỳ diệu này là ông Hứa Quang Quốc, Trưởng sở nghiên cứu nghệ thuật đồ đồng Dĩnh Đô (Hồ Bắc).

Từ trước đến nay, các nhà nghiên cứu đã đưa ra 5 vấn đề nan giải trong việc tái chế kiếm Việt Vương, nhưng Hứa Quang Quốc đã lần lượt giải quyết được hết.

Thứ nhất là tỷ lệ của thành phần đồng và thiếc tạo nên thanh kiếm vẫn chưa được đo lường chính xác, nhất là ở phần lưỡi kiếm và sống kiếm, tỷ lệ này hoàn toàn khác nhau.

Thành phần hợp kim quyết định màu sắc của thanh kiếm. Hứa Quốc Quang thực hiện rất nhiều thí nghiệm lặp đi lặp lại, so sánh kỹ càng với thanh kiếm gốc, và cuối cùng ông đã có được một tỷ lệ chính xác.

Ông tiết lộ rằng việc đo lường này thực ra vô cùng đơn giản, nhưng lại rất mất thời gian, vì thế ít người muốn làm.

Vấn đề nan giải thứ hai là hoa văn tinh xảo trên đốc kiếm. Cán cầm của kiếm Việt Vương có một cái đế hình nón tròn, rỗng ruột, bên trong khắc 11 đường tròn đồng tâm, khoảng cách giữa mỗi đường chỉ có 0.2 mm, giữa các đường tròn còn có những hoa văn vặn thừng.

Kỹ thuật máy tiện hiện đại ngày nay cũng không cách nào tạo ra được những đường nét tinh xảo đến như vậy, các bậc nghệ nhân thời Xuân thu làm sao có thể xử lý được?

Hứa Quang Quốc cho rằng khoảng cách nhỏ nhất giữa các đường tròn chỉ có 0,1mm, vì thế chỉ duy nhất bàn tay của con người mới có thể khắc ra được.

Sau hàng trăm lần thay đổi phương pháp và công cụ, cuối cùng ông đã thành công. Thời gian làm công nhân trong xưởng thủ công mỹ nghệ và kinh nghiệm sửa chữa đồng hồ trước đây đã trợ giúp ông rất nhiều.

Thứ ba là bí mật về những hình thoi chìm giống như vảy da rắn trên thân kiếm. Nhiều chuyên gia cho rằng để tạo nên những hoa văn như vậy thì phải nhờ đến kỹ thuật hóa học mạ ngoài. Nhưng kỹ thuật này đến thời cận đại mới xuất hiện ở phương Tây, lẽ nào người xưa đã nắm bắt được?

Click this bar to view the full image.


Những chi tiết trên thanh kiếm Việt Vương thật


Tại một buổi hội thảo, Hứa Quang Quốc biết được rằng kỹ nghệ tạo nên hoa văn hình thoi này dựa vào một phản ứng hóa học, thế là về đến phòng thí nghiệm, mình ông đã phát minh ra công nghệ lưu hóa và tạo nên được những vảy da tuyệt mỹ giống hệt như trên kiếm Việt Vương thật.

Bí mật thứ tư về thanh kiếm là tại sao kiếm Việt Vương không hề bị gỉ? Sau 5 năm nghiên cứu, Hứa Quang Quốc đã tìm cách phủ lên thân kiếm mô phỏng một lớp “vỏ bọc” đặc biệt.

Cụ thể lớp vỏ bọc được tạo ra như thế nào thì Hứa Quang Quốc không muốn tiết lộ, chỉ nói rằng nguyên tố hóa học chủ yếu của lớp vỏ là crôm.

Và vấn đề cuối cùng là tám chữ vàng “Việt Vương Câu Tiễn/Chế tạo dụng kiếm” khắc trên thanh kiếm. Tám chữ triện này do Quách Mạt Nhược khám phá và dịch ra nhiều năm trước đây.

Hứa Quang Quốc sử dụng phương pháp “thất lạp”, một công nghệ đúc của người xưa, để làm cho vàng tinh khiết biến thành những sợi vàng mảnh, dùng mũi kim nhọn để khắc lên sợi vàng, rồi chạm lên kiếm. Thế là thanh kiếm mô phỏng có hai hàng chữ phong cách giống hệt như trên kiếm thật, nhưng nội dung khác đôi chút: “Việt Vương Câu Tiễn/Tự tác tự dụng”.

Hứa Quang Quốc không muốn tiết lộ nhiều về kỹ thuật tái chế tác thanh kiếm, bởi vì đây là tâm huyết cả đời ông, là “mạng sống” của ông. Hứa Quang Quốc năm nay 60 tuổi, từ nhỏ đã thích hội họa và thư pháp, đặc biệt ham mê các đồ thủ công mỹ nghệ.

Vốn là một nhà nghệ thuật dân gian của thành phố Kinh Châu, sau khi biết tin kiếm Việt Vương được khai quật, Hứa Quang Quốc liền lao vào tìm cách đúc ra thanh kiếm thứ hai.

Ông nghiên cứu thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn tính đến nay đã tròn 14 năm. Hứa Quang Quốc đi thu thập rất nhiều những mảnh vụn đồ đồng cổ đại và các tư liệu liên quan, rồi còn mấy lần lặn lội tới tận Bảo tàng Hồ Bắc, cách Kinh Châu hàng trăm cây số, nơi trưng bày thanh kiếm quý báu của Việt Vương.

Ông đã thuộc nằm lòng hình dạng, màu sắc và hoa văn trên kiếm. Suốt 14 năm, Hứa Quang Quốc trải qua không biết bao nhiêu lần thất bại, nhưng cuối cùng, ông đã chế tác thành công thanh kiếm Việt Vương thứ hai.

Mặc dù Hứa Quang Quốc đã nắm được hết những bí mật chế tạo thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn, thanh kiếm mà ông làm ra vẫn có nét khác biệt với thanh kiếm gốc.

Kiếm thật dài 55,7 cm, rộng 4,6 cm, nhưng kiếm mô phỏng thì dài tới 56,2 cm và rộng 5,1 cm. Đây không phải do sơ xuất, mà Hứa Quang Quốc đã cố ý đúc khác đi như vậy.

Ông tâm sự: “Tôi vô cùng tôn trọng tâm huyết của các bậc tiền nhân. Hơn 2.400 năm trước đây, họ đã đúc nên một kiệt tác như vậy, tôi chỉ là kẻ “bắt chước”, do vậy không nên chế tác ra một thanh kiếm giống y hệt. Thứ hai, đây là cách phân biệt thật giả hiệu quả nhất, tránh cho những kẻ xấu mang kiếm đi lừa bịp người khác”.
P\s:thanh kiếm này tên là Những thanh kiếm huyền thoại

Kiếm được coi là một trong những loại vũ khí lâu đời nhất thế giới. Trong 18 ban võ nghệ, kiếm đứng ở hàng quan trọng nhất. Những thanh bảo kiếm đã trở thành một phần lịch sử võ học Trung Hoa và được gắn với những thanh kiếm huyền thoại…

Một trong những thanh kiếm đầu tiên chính là Thái A bảo kiếm. Tương truyền thanh kiếm này được một thợ rèn ở Giang Tô đúc thành. Nước kiếm sắc ngọt, chém sắt như bùn. Thái A bảo kiếm sau đó được dâng cho Tần Thuỷ Hoàng và sau khi Tần vương nhất thống thiên hạ đã cho cắm thanh kiếm báu này trên núi Trâu Tịch để tế cáo trời đất và được coi như một bảo vật trấn quốc.

Tuy nhiên thanh kiếm nổi danh thời đó lại là Long Tuyền kiếm do Âu Dã Tử, một thợ rèn kiếm nổi tiếng Trung Hoa thời cổ làm ra. Trong lần ngao du, ông đã thấy mạch nước Long Tuyền trên núi Tần Khê (Chiết Giang) có ánh sắc kim khí. Biết nơi đây có quặng sắt quý, ông cho xẻ núi và lấy được một mảnh "thiết anh" (sắt tốt). Được Sở Vương giúp đỡ, ông đã dồn hết tinh lực luyện nên Long Tuyền kiếm dài ba thước sắc như nước dâng cho Sở Vương. Long Tuyền kiếm nổi tiếng đến mức sau này qua lăng kính văn học mọi thanh kiếm đều được gọi là Long Tuyền và cụm từ "tay vung ba thước Long Tuyền kiếm" đã trở thành một khẩu ngữ quen thuộc.

Nước Ngô và Việt thời Xuân Thu cũng là những nước có nhiều truyền thuyết về những thanh kiếm báu nhất. Vua Hạp Lư đã từng cho người rèn những thanh bảo kiếm như Ngư Trường, Chúc Lâu và Trạm Lư. Ba thanh kiếm này tương truyền cũng là do Âu Dã Tử rèn thành. Hiện nay ở Phúc Kiến vẫn còn chiếc ao tên là Âu Dã, đó là nơi Âu Dã Tử đã rèn nên bộ ba bảo kiếm trên.

Thanh Ngư Trường, Hạp Lư giao cho Chuyên Chư đâm chết Ngô Vương Liêu và trở thành vua nước Ngô. Sau đó Hạp Lư cho rằng thanh Ngư Trường luôn mang đến điềm gở nên cho người giấu đi.

Thanh Chúc Lâu sau này được con Hạp Lư là Ngô Phù Sai dùng trong một việc vô cùng ngu dại. Khi Tướng quốc nước Ngô là Ngũ Tử Tư cảnh báo Phù Sai về mối họa nước Việt, thì Phù Sai lúc đó đã bị sắc đẹp khuynh thành của Tây Thi và những mưu mẹo của hai mưu thần nước Việt là Phạm Lãi và Văn Chủng làm cho mê muội nên đã bắt Ngũ Tử Tư dùng thanh kiếm này mà tự vẫn. Sau này đúng như dự đoán của Ngũ Tử Tư, quân đội Việt đã tràn sang quét sạch nước Ngô. Việt Vương Câu Tiễn giết chết Phù Sai và chiếm được thanh bảo kiếm Trạm Lư và Chúc Lâu. Sau khi báo thù, Phạm Lãi sớm biết được bản chất của Câu Tiễn nên bỏ đi Ngũ Hồ, ông viết thư để lại cho Văn Chủng: "Vua Việt dáng môi dài mỏ quạ, là người nhẫn tâm mà ghét kẻ có công, cùng ở lúc hoạn nạn thì được chứ lúc an lạc thì không được, nếu ngài không đi, tất có tai vạ". Quả nhiên sau đó Việt Vương Câu Tiễn vì ghen ghét tài năng xuất chúng của Văn Chủng, sợ bị cướp ngôi nên đã trao cho Văn Chủng thanh Chúc Lâu, Văn Chủng tự hiểu ý, cay đắng cầm bảo kiếm tự sát. Còn thanh Trạm Lư? Tương truyền khi chết, vì quá yêu thanh bảo kiếm này nên Câu Tiễn đã sai chôn theo mình.

Tuy nhiên bộ đôi kiếm thư hùng nổi tiếng nhất Trung Hoa và cũng có nguồn gốc ly kỳ nhất lại là song kiếm Can Tương-Mạc Gia. Theo "Ngô Việt Xuân Thu" thì Can Tương là một người luyện kiếm tài danh người nước Ngô thời Xuân Thu. Sau ba mươi ngày trèo non lội suối, Can Tương đã tìm ra được một quặng sắt vô cùng quý giá và cho dựng lò luyện kiếm. Luyện trăm ngày mà quặng sắt chẳng chịu chảy ra, vợ ông là Mạc Gia thấy thế hỏi, Can Tương trả lời: "Kim loại này phải có nhân khí mới tan được". Nghe vậy Mạc Gia tắm gội sạch sẽ, rồi nhảy vào lò luyện kiếm, kim loại tan ra và Can Tương rèn được hai thanh bảo kiếm. Vua Hạp Lư đòi ông phải dâng kiếm báu, ông đưa cho nhà vua thanh Can Tương, nhưng sau đó Hạp Lư đòi nốt thanh Mạc Gia. Sau khi nước Ngô bị tiêu diệt, thanh Mạc Gia cũng biến mất.

600 năm sau, tể tướng nước Tân là Trương Hoa bỗng thấy ở huyện Phong Thành có ánh kiếm quang rực rỡ, ông sai nhà địa lý giỏi nhất là Lôi Hoàn đến tìm hiểu. Lần theo mạch đất, Lôi Hoàn tìm được một hộp đá, bên trong là hai thanh bảo kiếm ghi chữ Can Tương và Mạc Gia. Lôi Hoàn giấu đi thanh Can Tương, chỉ dâng lên Trương Hoa thanh Mạc Gia. Một hôm khi hai người đi thuyền trên sông, bỗng hai thanh kiếm đeo trên người rơi tuột xuống sông. Trương Hoa vội cho thợ lặn xuống tìm kiếm báu. Lặn qua tầng nước, thợ lặn hết hồn vì thấy dưới lòng sông có đôi rồng đang vểnh râu nhìn. Từ đó hai thanh Can Tương và Mạc Gia coi như mất tích.

Ngoài những thanh bảo kiếm đã biến mất, cũng có những thanh kiếm lưu lạc khắp nơi và tạo thành những truyền thuyết khác. Tương truyền Long Tuyền kiếm sau này đã lọt vào tay của Cao Biền. Khi đi cai trị Việt Nam, Cao Biền đã cho chôn Long Tuyền kiếm vào Long mạch nước Nam ở… làng Phú Mỹ, tỉnh Mỹ Tho bây giờ. Sau này vào ngày 28/3 năm Canh Ngọ (1930), đức Hộ Pháp của đạo Hòa Hảo là Phạm Công Tắc đã mang bùa xuống nơi chôn Long Tuyền kiếm để ẩn trị thanh kiếm này, khai thông long mạch cho Việt Nam (hiện nay Hộ Pháp Phạm Công Tắc vẫn còn tượng thờ ở Toà Thánh Tây Ninh).

Năm 1965, tại Lã Vọng Sơn tỉnh Hồ Bắc, người ta tìm thấy mộ của Việt Vương Câu Tiễn và tìm thấy thanh Trạm Lư. Các nhà khoa học thấy thanh kiếm này đã được mạ crom (hợp chất chống gỉ) và theo kiểm tra phóng xạ thì thanh Trạm Lư có 9 nguyên tố hoá học khác nhau. Sau hơn 2.000 năm, thanh Trạm Lư vẫn sáng bóng và sắc như nước. Một thanh kiếm khác cũng được tìm thấy ở khu khảo cổ này là thanh Tê Lợi (tương truyền là do Mạc Gia đúc). *** phóng xạ người ta thấy trong thanh kiếm này còn có chất wolfram, một chất hiếm mà mãi sau này người châu Âu mới tìm ra.
___________________________
Chữ ký của fudo85




 

Bí ẩn về thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: TRI THỨC PHỔ THÔNG :: Lịch sử :: Khối Trung học phổ thông :: Lớp 12-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất