CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Tư sản dân quyền
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực I_icon_minitimeMon Feb 01, 2010 2:28 pm

nguyentoan

Thành viên mới gia nhập

nguyentoan

Thành viên mới gia nhập

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 01/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 14
Điểm thành tích Điểm thành tích : 39
Được cám ơn Được cám ơn : 12

Bài gửiTiêu đề: Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực

 
Viết về vị thủ lĩnh quân sự Nguyễn Trung Trực trong phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam kỳ.
Trong cuộc chiến đấu chống lại sự xâm lăng của Thực dân Pháp nhằm giành lại chủ quyền cho dân tộc và sự toàn vẹn lãnh thổ cho đất nước Việt nam vào thế kỷ XIX, tiền nhân chúng ta đã không quản ngại máu xương, gian khổ cùng một lòng quyết đánh đuổi bọn xâm lăng ra khỏi mảnh đất thân yêu mà Tổ tiên ta đã bao đời dày công gầy dựng. Xuyên suốt từ Nam đến Bắc, ở đâu và lúc nào cũng có những vị anh hùng dân tộc đứng lên liều mình cứu nước.
Ngoài Bắc và Trung nổi tiếng có Hùm thiêng Yên thế Hoàng hoa Thám (Đề Thám), có Đinh Công Tráng với Chiến lũy Ba đình, có Nguyễn Thiện Thuật với Chiến khu Bãi sậy, có Phan Đình Phùng với Phong trào Văn thân ….Cùng lúc, ở trong Nam có Nguyễn Hữu Huân (Thủ khoa Huân), Truơng Công Định, Trần văn Thành, Võ Duy Dương (Thiên hộ Dương)…Và một trong những tấm gương hy sinh sáng ngời mà chúng ta không thể quên được, đó là Anh hùng Nguyễn Trung Trực.
Ngài Nguyễn Trung Trực sinh trưởng tại một xóm chài lưới có tên là Xóm Nghề, Bến Lức, Long An, tên thật Nguyễn Văn Chơn. Từ thuở thiếu thời, thường được gọi thân mật là “Cậu Năm Lịch” hoặc “anh chài Lịch” lúc nhỏ Ông rất hiếu động, ham học võ, lớn lên nổi tiếng là trang thanh niên tuấn tú, võ nghệ cao cường, hào khí hun đúc tâm can, thiên khiếu quân sự thăng hoa phát tiết. Gia đình Ngài gốc người miền Trung nguyên quán làng Vĩnh Hội, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, sau di chuyển vào Nam lập nghiệp, ngụ tại làng Bình Nhựt, huyện Thuận An, phủ Tân An (nay thuộc huyện Bến Lức, tỉnh Long An), sống bằng nghề chài lưới.
Sinh ra và lớn lên giữa lúc Thực dân Pháp đem quân vào xâm lược Việt nam, Ngài không thể khoanh tay ngồi nhìn cảnh quốc phá gia vong, sanh linh đồ thán nên cùng bạn là Nguyễn Văn Cầm chiêu tập nghĩa binh, áp dụng chiến thuật du kích đánh Pháp và mặc dù với vũ khí thô sơ nhưng đoàn nghiã binh của Ngài đã lập nên nhiều chiến tích lẫy lừng, làm khiếp đảm quân thù xâm lược.
Trong khí thế chống giặc ngoại xâm của sĩ phu và dân chúng miền Nam, ông Nguyễn Trung Trực đã ráo riết bố trí quân bị, tung ra những trận đánh du kích tại Tân An, vùng đất “mở đường” cho sự nghiệp thiên niên sử xanh của ông về sau. Ðịa bàn hoạt động của lực lượng kháng chiến trong gần ba năm từ 1860 đến 1862 là vùng Tân An, Ðịnh Tường, Biên Hòa. Các địa danh Thủ Thừa, Bến Lức, Bình Trinh, Nhựt Tảo (Tân An); Vũng Gù (Ðịnh Tường ); Tân Uyên, Phước Lý, Long Thành (Biên Hòa) đã khiến tiếng tăm ông lẫy lừng.
Sau khi đại đồn Chí Hòa thất thủ (25 tháng 2 năm 1861), Nguyễn Trung Trực về Tân An. Lúc này, Pháp đã chiếm Mỹ Tho (tức thành Định Tường thất thủ vào ngày 12 tháng 4 năm 1861) nên thường cho những tàu chiến vừa chạy tuần tra vừa làm đồn nổi di động.
Một trong số đó là chiếc tiểu hạm Espérance (Hy Vọng), án ngữ nơi vàm Nhựt Tảo, thuộc xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An. Chiến thuyền Espérance được coi như một “căn cứ nổi” rất lợi hại trên nhiều mặt: đóng vai trò một thành lũy bố phòng; một pháo đài để tấn công và yểm trợ; một phương tiện di động để điều động và vận chuyển binh lính, quân nhu, lại được sử dụng như một đơn vị “dưỡng quân” nữa. Chiến thuyền Espérance đã đóng một vai trò “chiếm đóng” và “bình định” cả một vùng địa phương rộng lớn. Tiểu hạm Espérance là một tàu gỗ có chỗ được bọc đồng chạy bằng hơi nước, có thể ra vào những luồng lạch cạn, được trang bị đại bác cùng nhiều vũ khí đa năng. Đây là một trong những tàu thuộc hàng bậc nhất của hải quân Pháp lúc bấy giờ. Chỉ huy tàu là Parfait - một viên sĩ quan trẻ tuổi. Vì tầm quan trọng về mặt chiến thuật, chiến lược như vậy, cho nên bằng mọi giá, lực lượng nghĩa quân phải phá chiến thuyền ấy cho bằng được.
Quyền quản binh Nguyễn Trung Trực ra lệnh cho phó quản binh Huỳnh Khắc Nhượng và Võ Văn Quang chuẩn bị kế hoạch tấn công tàu chiến Pháp. Hai người này đem binh thuyền dọc theo ven sông, gần chỗ tàu Pháp đậu, cho nghĩa quân núp sẳn hai bên bờ.
Sáng ngày 10/12/1861, sau khi bố trí lực lượng phục kích trên bờ và dụ cho một bộ phận địch rời khỏi tàu, Nguyễn Trung Trực đã cùng 59 nghĩa quân lên 5 chiếc ghe giả làm ghe buôn lúa tiên sát tàu địch. Viên trưởng tàu tưởng là ghe buôn lúa muốn ghé xin phép lưu thông nên nghiêng mình ra cửa sổ tàu và bị nghĩa quân đâm trúng ngực. Tức thì nghĩa quân từ các mui ghe nhày lên công kích tàu. Hơn 150 nghĩa quân, tay cầm gươm giáo, đuốc, trong phút chốc tràng ngập cả tầng trên tàu và đánh xáp lá cà với bọn thủy thủ Pháp.
Võ Văn Quang cùng với 30 nghĩa quân phục kích sẳn ở đây cũng nhảy lên tàu tiếp chiến. Quản Toán là Nguyễn Học, hương thân Hồ Quang lấy búa sắt phá tàu không vỡ nên phóng lửa đốt tàu. Vài phút sau lửa cháy dữ dội, nghĩa quân và thủy thủ trên tàu đều nhảy xuống sông hay tuột xuống ghe rời khỏi tàu Espérance. Do bị tấn công bất ngờ nên thực dân Pháp không kịp trở tay, toàn bộ địch trên tàu bị tiêu diệt.
Một ý kiến khác cho rằng trong trận đánh này, ông Nguyễn Trung Trực cho giả làm thuyền đám cưới qua sông rước dâu. Hai ghe ghé sát tàu xin pẹc-mi (giấy phép) di chuyển sang bên kia địa phương để rước dâu. Ðóng vai chú rể là Nguyễn Trung Trực, trong người thủ sẵn một chiếc búa thầu nặng năm cân ta (khoảng 3 ký lô). Nhơn lúc bất ngờ, ông rút búa nện chết tên lính gác tàu mà “chú rể” vừa “múa tay, múa chân” năn nỉ xin giấy đi “cưới vợ”. Bọn lính Pháp trở tay không kịp, không thể sử dụng súng để bắn trả nên bị tiêu diệt gần hết. Nhưng hầu hết là đều chấp nhận ý kiến Nguyễn Trung Trực giả làm thuyền buôn lúa, trong đó có sự đồng thuận của một số người tác giả người Pháp như Paulin Vial, Alfred Schreiner…
Trận này quân của Nguyễn Trung Trực đã diệt 17 lính và 20 cộng sự người Việt, chỉ có 5 người trốn thoát (2 lính Pháp và 3 lính Tagal, tức lính đánh thuê Philippines, cũng còn gọi là lính Ma Ní).
Cuộc tấn kích của Nguyễn Trung Trực trên sông Nhật Tảo là ngọn lửa chăm ngòi cho những cuộc nổi dậy đồng loạt của quân kháng chiến để tấn công đốt phá đồn bót của quân Pháp ở khắp nơi từ ngày 14 đến 30 tháng 12 năm 1861. Từ Tân An, Cần Giuộc, Gò Công đến Gia Thạnh, Cái Bè, Rạch Gầm. Quân kháng chiến bị thiệt hại nhiều trong chiến dịch tổng tấn công nầy. Nhà thơ Huỳnh Mẫn Đạt đã viết về người anh hùng Nguyễn Trung Trực với chiến công này như sau:
"Lửa hồng Nhật Tảo vang trời đất
Gươm lóe Kiên Giang rúng quỷ thần
Ngẩng cổ anh hùng vang thọ mãi
Cúi đầu thẹn chết lũ phi nhân”
Tin chiến thắng Nhật Tảo bay đi làm nức lòng quân dân cả nước. Vua Tự Đức đã thưởng cho Nguyễn Trung Trực, Huỳnh Khắc Nhượng, Võ Văn Quang, cùng hai mươi người làm cai đội ngân tiền. Còn 4 người bị chết, cấp cho tiền tuất gấp hai và ấm nhiêu cho con hay cháu gọi bằng chú hay bác ruột. Những cử nhân, thổ hào ứng nghĩa ở Định Tường cũng đều được thưởng phẩm hàm và ngân tiền.
Năm 1862, ba tỉnh miền Đông Nam kỳ rơi vào tay Pháp, Nguyễn Trung Trực rút về hoạt động ở ba tỉnh miền Tây. Đầu năm 1867, ông ra Bình Định nhậm chứ lãnh binh. Đến giữa năm 1867 lại về Hà Tiên giữ chức Thành thủ úy. Năm này, quân Pháp chiếm nốt ba tỉnh miền Tây. Triều đình đều ông ra Bình Thuận, nhưng ông cưỡng lệnh, ở lại Hòn Chông (Kiên Giang ) tổ chức kháng chiến.
Vào 4 giờ sáng ngày 16 tháng 6 năm 1868, nghĩa quân cùng nhiều người dân yêu nước (có cả hương chức và người Hoa, người Khmer) do Nguyễn Trung Trực chỉ huy đã bí mật, bất ngờ đánh úp đồn Kiên Giang, do quan tư An Sart chỉ huy, tiêu diệt đối phương, trong số đó có 5 viên sĩ quan Pháp, 67 lính, thu trên 100 khẩu súng và nhiều đạn dược và làm chủ tình hình được 5 ngày liền. Đây là lần đầu tiên, lực lượng nghĩa quân đánh đối phương ngay tại trung tâm đầu não của tỉnh. Hai ngày sau (ngày 18 tháng năm 1868), trung tá hải quân A. Léonard Ansart, Trần Bá Lộc, Tổng Đốc Phương mang binh từ Vĩnh Long sang tiếp cứu. Ngày 21 tháng 6 năm 1868, Pháp phản công, ông phải lui quân về Hòn Chông rồi ra đảo Phú Quốc, lập chiến khu tại Cửa Cạn nhằm chống đối phương lâu dài.
Quân Pháp cho cô lập hoàn toàn chiến khu và huy động toàn lực tấn công nghĩa binh nên lực lượng của Ngài dần dần suy yếu. Thêm vào đó, hai tên Việt gian là Huỳnh Công Tấn và Đỗ Hữu Phương bày mưu cho Pháp bắt mẹ Ngài và một số đồng bào làm con tin, rồi báo cho Ngài biết nếu không chịu ra hàng, chúng sẽ chặt đầu mẹ Ngài và giết hết dân làng. Biết không thể tiếp tục chiến đấu được nữa, Ngài tự trói mình ra hàng để cứu mẹ và dân lành vô tội. Quân Pháp nhiều lần chiêu dụ không được nên đem Ngài ra hành quyết tại chợ Rạch Giá ngày 27 tháng 10 năm 1868 (nhằm ngày 28 tháng 8 năm Mậu Thìn). Được tin Ngài thọ tử, Vua Tự Đức cho làm lễ truy điệu và sắc phong Ngài làm Thượng Đẳng Linh Thần, thờ tại làng Vĩnh Thanh Vân (Rạch Giá) nơi Ngài hiên ngang chịu chết chớ không chịu đầu hàng giặc Pháp.
Với hai chiến công oanh liệt “Hỏa Nhật Tảo thuyền” (12/10/1861), và “Đồ Kiên Giang lũy” (16/06/1868), Nguyễn Trunng Trực đã đi vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX như một gương sáng về lòng yêu nước. Câu nói bất hủ của ông: “Bao giờ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam yêu nước chống Tây” như một lời tuyên thệ với non sông đất nước.
Bất chấp sự cấm đoán của kẻ thù, sau khi ông mất, dân chúng đã dựng đền thờ ông tại Rạch Giá, Phú Quốc và cả ở quê hương ông. Hằng năm, vào các ngày 26,27,28 tháng 8 âm lịch tại đền thờ Nguyễn Trung Trực tại Rạch Giá, nhân dân Kiên Giang tổ chức lễ hội trọng thể, thu hút hàng ngàn người tham dự.
Chữ ký của nguyentoan





Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực I_icon_minitimeTue Feb 02, 2010 10:07 am

avatar

Khách viếng thăm

Khách v

Bài gửiTiêu đề: Re: Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực

 
Nguyễn Trung Trực tên hay thế mà mình đi học Sử toàn chế là:"trực nhỏ cỏ"
Chữ ký của Khách v





Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực I_icon_minitimeTue Feb 02, 2010 1:55 pm

toiyeuVietNam
Văn - Sử - Địa - Tin - CTXH

Thành viên cấp 3

toiyeuVietNam

Thành viên cấp 3

http://vn.myblog.yahoo.com/trannguyenngocphuong
Họ & tên Họ & tên : Trần Nguyễn Ngọc Phượng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực 42
Ngày tham gia Ngày tham gia : 27/06/2009
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 140
Đến từ Đến từ : TP Hồ CHí Minh
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Văn - Sử - Địa - Tin - CTXH
Điểm thành tích Điểm thành tích : 302
Được cám ơn Được cám ơn : 113

Bài gửiTiêu đề: Re: Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực

 
Trích dẫn :
Câu nói bất hủ của ông: “Bao giờ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam yêu nước chống Tây” như một lời tuyên thệ với non sông đất nước.

Hình như nguyên văn câu này phải là : Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây ;dangiu
Chữ ký của toiyeuVietNam





Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực I_icon_minitime



Sponsored content

Bài gửiTiêu đề: Re: Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực

 
Chữ ký của Sponsored content




 

Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: NHÂN VẬT LỊCH SỬ :: Nhân Vật Lịch sử Việt Nam-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất