CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Tư sản dân quyền
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Hồ Chủ tịch và “Hành trình đi tìm tự do”

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Hồ Chủ tịch và “Hành trình đi tìm tự do” I_icon_minitimeMon Feb 01, 2010 4:56 pm

quan 121212

Thành viên cấp 2

quan 121212

Thành viên cấp 2

http://me.zing.vn/nguyenminhquan25/profile
Họ & tên Họ & tên : Nguyễn Minh Quân
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Nguyên Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Hồ Chủ tịch và “Hành trình đi tìm tự do” 41
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Hồ Chủ tịch và “Hành trình đi tìm tự do” DHVgioi
Ngày tham gia Ngày tham gia : 21/07/2009
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 71
Đến từ Đến từ : Hà Nội
Điểm thành tích Điểm thành tích : 302
Được cám ơn Được cám ơn : 85

Bài gửiTiêu đề: Hồ Chủ tịch và “Hành trình đi tìm tự do”

 
“Hành trình đi tìm tự do” - Đó là nhan đề bài viết của Laura Lam về Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó tác giả lần theo dấu chân nhà lãnh đạo kiệt xuất của Việt Nam, ngược lại những năm tháng Người rời quê hương đến Pháp để tìm đường cứu dân tộc.
Cụ tôi thường nói lính Pháp đã bắt Vua Hàm Nghi và đày ông sang Algeria đúng năm cụ sinh ra, năm 1888. Cụ được cha mẹ kể lại quân đội thực dân đã đốt làng và đàn áp phong trào kháng chiến Cần Vương như thế nào. Nhiều nhà lãnh đạo bị tra tấn và xử tử. Cuộc chiến đấu kéo dài cả thế kỷ chống thực dân Pháp kết thúc với chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng năm 1954. Nguyễn Ái Quốc, sinh năm 1890, là nhân vật của thời đại.


Hồ Chủ tịch và “Hành trình đi tìm tự do” 80d290110.tet1

Lối vào thư viện St. Genevieve

Ở trung tâm thủ đô Paris, tôi thường đi qua Thư viện St Genevieve - một trung tâm công cộng lớn mà các sinh viên và các nhà nghiên cứu ở những trường học xung quanh và Sorbonne thường lui đến. Tám mươi năm trước, đây là nơi Nguyễn Ái Quốc rất yêu thích và chỉ cách chỗ ông ở vài phút đi bộ. Giống như Karl Marx đã dùng tất cả thời gian của mình ở phòng đọc của Thư viện Bảo tàng Anh, người cha của nền độc lập Việt Nam đã miệt mài ở St Genevieve. Phía trước mặt tiền dài và thoáng rộng của St Genevieve, hướng về Pantheon, khắc một danh sách tên những nhà văn nổi tiếng. Tôi đồ rằng Nguyễn Ái Quốc đã từng đọc những dòng chữ này khi ông tới đây, vì vậy, tôi quyết tâm đi tìm câu trả lời.

Nguyễn Ái Quốc sinh ra với tên gọi Nguyễn Tất Thành. Ông theo học trường Quốc học Huế danh tiếng. Nhận thức của ông chịu sự ảnh hưởng rất lớn của thuyết Khổng Tử. Khi còn nhỏ, ông rất tò mò về phương Tây. Ông từng nói: “Khi tôi 13 tuổi, tôi đã từng lần đầu tiên nghe nói về Tự do, Bình Đẳng và Bác ái... Tôi muốn tự mình làm quen với văn hóa Pháp, để tìm hiểu điều gì ẩn sau những khái niệm này”.

Đối nghịch với những phép tắc ở Mẫu quốc, không có tự do, bình đẳng và lòng bác ái ở Đông Dương. Sự bóc lột của Pháp được tóm tắt đầy đau đớn trong từng từ ngữ của cụ Phan Chu Trinh, với những giam hãm, đánh đập, lột da và dóc xương người dân bản xứ.

Để ngăn chặn phong trào cải cách đang ngày một lớn mạnh, chế độ thực dân đã kiểm soát gắt gao trường học tự do duy nhất là Đông Kinh Nghĩa Thục năm 1907 và bắt bớ những người sáng lập cùng những nhà trí thức tiến bộ khác. Là trường học đầu tiên trao quyền bình đẳng tiếp cận giáo dục cho nữ giới, Đông Kinh Nghĩa Thục cũng chủ trương ủng hộ cải cách xã hội và chính trị.


Hồ Chủ tịch và “Hành trình đi tìm tự do” 290110.tet2
Danh sách các nhà văn nổi tiếng khắc phía trước thư viện St Genevieve

Ở tuổi 21, Nguyễn Tất Thành bắt đầu dạy chữ Quốc Ngữ và chữ Hán ở trường Dục Thanh danh tiếng tại Phan Thiết. Mỗi ngày, ông đến trường trong bộ áo dài cotton trắng, đầu đóng khăn xếp và chân đi guốc mộc. Các học trò cũng mặc quần áo dân tộc. Trường học nằm ở bên bờ phía Nam thơ mộng của sông chảy qua Phan Thiết. Thày giáo trẻ thường đưa các học trò của mình ra bờ sông để giảng dạy đạo lý và dã ngoại. Thỉnh thoảng, thày trò ngồi trên bãi đá, hát những bài ca yêu nước do chính mình sáng tác.

Nguyễn Tất Thành trở thành thày giáo được học trò rất yêu mến. Trong những buổi giảng bài như vậy, thày giáo Thành thường mở mang cho đầu óc non nớt của các trò những hiểu biết về nền văn minh phương Tây, quyền con người, sự bình đẳng, tự do cá nhân và những tư tưởng lớn của JJ Rousseau, Montesquieu, Voltaire… Tại thư viện ở Paris, ông chắc đã tiếp thu được còn nhiều hơn như vậy. Chắn chắn có nhiều tác phẩm vĩ đại khác thu hút sự chú ý của ông, như của các tác giả Shakespeare, Charles Dickens, Victor Hugo và Emile Zola.

Thực dân Pháp nghi ngờ trường Dục Thanh từ khi thày giáo Thành vẫn đang dạy học tại đây, cho rằng đây sẽ là một trường Đông Kinh nữa. Pháp lưu tâm đến hiệu sách ngay cạnh trường học, bán những tác phẩm của những nhà văn hàng đầu Việt Nam cổ vũ cho cải cách, với khẩu hiệu: “Hãy dẹp sang bên những gì lỗi thời và cổ hủ, nắm lấy cái mới và hiện đại”. Thực dân Pháp cảm thấy khẩu hiệu này đang chĩa mũi dùi vào các chính sách cai trị của chúng ở Đông Dương.

Thày giáo Thành luôn trăn trở và đã nghĩ đến việc nghỉ dạy học. Ông chứng kiến thường xuyên kiểu đối xử tàn ác của Pháp đối với người dân bản xứ và cảm thấy vô cùng tủi cực. Một lần, khi một cơn bão tràn qua tàn phá cảng Phan Rang, các viên chức Pháp đã lệnh cho các công nhân người Việt lặn xuống nước giữa lúc bão lớn để cứu thuyền. Nhiều người Việt Nam đã bị chết đuối, trong khi người Pháp xem đấy là trò tiêu khiển.



Hồ Chủ tịch và “Hành trình đi tìm tự do” NAQuoc1210

Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp ở Tua (ảnh tư liệu).

Đầu năm 1911, thầy giáo Thành đến Sài Gòn, đổi tên là Văn Ba. Ông xin được làm phụ bếp cho tàu buôn Đô đốc Latouche Treville. Mỗi ngày, ông phải làm việc từ sáng sớm đến nửa đêm. Khi nhận việc, ông được hứa sẽ được trả 45 francs một tháng. Nhưng trước khi tàu cập cảng Marseille tháng 7/1911, ông được trao tổng số lương chỉ có 10 francs.

Lên bờ cùng một người bạn quen trên tàu, ông đi đến quán cafe vỉa hè ở Rue Cannebiere. Một người bồi bàn chào ông “Xin chào ngài!”. Ông rất ngạc nhiên và nói với người bạn: “Người Pháp ở đây tốt hơn và lịch sự hơn người Pháp ở Đông Dương”.

Trong nhiều thập kỷ sau đó, chàng thanh niên trẻ tên Thành sống ở nhiều nước khác nhau, bị truy đuổi, bị tù, vượt ngục, cả bị thực dân Pháp tuyên án tử hình. Nhưng ông vẫn làm việc không ngừng nghỉ để tranh thủ sự hỗ trợ từ những người đồng chí với khao khát cháy bỏng là chấm dứt chế độ thực dân ở quê nhà.

Ông đã luôn luôn vận động, đã thay đổi ít nhất là 45 tên và bút danh. Năm 1939, tên tuổi Nguyễn Ái Quốc đã trở nên rất nổi tiếng. Năm 1945, trên Quảng trường Ba Đình, tên gọi “Hồ Chí Minh” đã cùng ông làm nên lịch sử rạng ngời với tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 8 năm sau, tại Điện Biên Phủ, mong mỏi của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tuyên ngôn độc lập đã thành hiện thực. Tuyên ngôn này đã chứa đựng phần nhiều những gì Chủ tịch Hồ Chí Minh học được về tự do trong một thư viện lớn ở Paris.

Laura Lam
(Việt Hà dịch)
Trích bình luận về bài viết này của tác giả Laura Lam trên trang tiếng Anh của báo Dân trí, Dtinews:

Ý kiến từ Anna: Tôi đã đọc những bài báo của Laura và thấy những bài viết này rất tuyệt. Những câu chuyện rất thú vị. Tôi ước gì mình có thể tự viết những bài như thế.

Từ David Clegg: Thật là một bài báo tuyệt vời. Với tôi, đó là lời giới thiệu tuyệt vời về một nhân vật nổi tiếng với nhiều tên gọi nhưng chỉ một mục đích. Cám ơn bạn đã chia sẻ.

Từ N. Girod: Vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sự nghiệp Cách mạng của Việt Nam là rất lớn và có thể hồi tưởng lại quãng đời ông từng sống ở Paris xinh đẹp càng làm dâng lên nỗi nhớ quê nhà. Tôi có ý định sẽ đến thăm thư viện St Genevieve vào dịp tới. Cảm ơn bạn đã chia sẻ những hiểu biết về Hồ Chí Minh và về thành phố Paris đáng yêu.

Từ Lynn Jeffress: Tôi bị mê hoặc bởi những điều Laura viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tôi đã từng nghe nói về ông, gần như một nhân vật huyền thoại, và tôi biết một người phụ nữ Việt mà cha cô biết Hồ Chí Minh. Cha cô đã kể với cô Chủ tịch Hồ Chí Minh như thế nào. Bài báo của Laura kể chi tiết về những gì tôi đã được nghe và thêm nhiều chi tiết nữa. Tôi rất biết ơn Laura vì đã giúp thế giới biết được sự thật về thời kỳ thuộc địa ở Việt Nam, dù là dưới ách cai trị của Pháp hay Mỹ.
Chữ ký của quan 121212





Hồ Chủ tịch và “Hành trình đi tìm tự do” I_icon_minitimeMon Feb 01, 2010 4:57 pm

quan 121212

Thành viên cấp 2

quan 121212

Thành viên cấp 2

http://me.zing.vn/nguyenminhquan25/profile
Họ & tên Họ & tên : Nguyễn Minh Quân
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Nguyên Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Hồ Chủ tịch và “Hành trình đi tìm tự do” 41
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Hồ Chủ tịch và “Hành trình đi tìm tự do” DHVgioi
Ngày tham gia Ngày tham gia : 21/07/2009
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 71
Đến từ Đến từ : Hà Nội
Điểm thành tích Điểm thành tích : 302
Được cám ơn Được cám ơn : 85

Bài gửiTiêu đề: Re: Hồ Chủ tịch và “Hành trình đi tìm tự do”

 
Nguyễn Ái Quốc những năm đầu tìm đường cứu nước
- Với cái tên Nguyễn Ái Quốc và lòng yêu nước mãnh liệt, Nguyễn Tất Thành (sau này được biết đến với cái tên Hồ Chí Minh) đã bắt đầu xây dựng nền móng đầu tiên trên con đường cứu nước của mình.

Dưới đây là chuyện kể về Nguyễn Ái Quốc trong những năm tháng đầu tiên đi tìm đường cứu nước của tác giả Laura Lam viết riêng cho Dtinews, trang tiếng Anh của báo Dân trí điện tử.



Nguyễn Tất Thành đến Marseille lần đầu tiên vào tháng 6/1911. Sau một thời gian ngắn ở đây, nhà yêu nước trở lại tàu đô đốc Latouche-Tréville. Rồi con tàu rời tới Le Havre, Dunkirk và trở lại Marseille 3 tháng sau đó. Nguyễn Tất Thành đã viết một lá thư cho Tổng thống Cộng hòa Pháp, xin được tham dự Trường Thuộc địa (Colonial) với tư cách là một thực tập sinh. Trường này được thành lập vào năm 1889 để đào tạo các quan chức chính phủ đảm nhiệm các vị trí ở Đông Dương khi đó. Nguyễn Tất Thành nuôi hi vọng đây có thể là con đường hướng tới tự do ở đất nước mình.



Trong khi chờ câu trả lời, Nguyễn Tất Thành trở lại Sài Gòn, với hi vọng được gặp cha. Nhưng mọi nỗ lực tìm kiếm cha đều thất bại. Các anh chị em đã tham gia phong trào phản kháng vũ trang và chị gái đã bị binh lính thực dân bắt hai lần. Cha của Nguyễn Tất Thành cũng bị bắt giam năm 1912 và khi được thả ông bị người Pháp vẫn tiếp tục theo dõi.



Trở lại tàu, Nguyễn Tất Thành tới Marseille lần thứ ba và nhận được tin trường Colonial đã từ chối mình. Nguyễn Tất Thành trở lại tàu và tới Le Havre. Tại đây Nguyễn Tất Thành làm vườn cho một người chủ tàu và bắt đầu học tiếng Pháp.



Với sự giúp đỡ của người chủ tàu, Nguyễn Tất Thành nhận được việc làm tại Messageries Maritimes (công ty hàng hải cũ của Pháp), đi khắp các thuộc địa ở châu Phi. Trong một lần dừng ở Dakar, Nguyễn Tất Thành thấy một nhóm người châu Phi bị người Pháp yêu cầu lặn xuống cảng trong mưa bão để cứu các thuyền nhỏ. Nhiều người đã bị chết đuối. Nguyễn Tất Thành sau đó viết: “Người Pháp ở Pháp đều tốt. Nhưng người Pháp ở thuộc địa lại bạo tàn và vô nhân đạo. Ở đâu cũng vậy. Tôi đã chứng kiến sự đối xử tương tự ở Phan Rang. Người Pháp đã cười phá lên đầy vui vẻ trong khi những người yêu nước của chúng ta đang bị chết đuối. Đối với thực dân, mạng sống của một người châu Á, châu Phi không là gì”.



Nguyễn Tất Thành đã lênh đênh trên biển trong một thời gian dài, nhờ vậy mà tới được nhiều nơi như Rio de Janeiro, Buenos Aires, New York cùng Boston. Trong khi ở Boston, Nguyễn Tất Thành đã viết thư cho cụ Phan Chu Trinh và thông báo đang làm phụ bếp tại Khách sạn Parker House.



Năm 1913, Nguyễn Tất Thành rời Boston và đến London. Công việc đầu tiên của Nguyễn Tất Thành tại đây là quét dọn tuyết tại một trường học, nhưng do không thể chống chọi được với cái giá lạnh đóng băng trong suốt nhiều giờ, Thành đã tìm một công việc khác, đó là làm than. Nhưng công việc này thậm chí còn cực nhọc hơn công việc trước, phải ở trong tầng hầm tối, nóng kinh hoàng từ sáng sớm cho tới đêm khuya.



Rồi không lâu sau Nguyễn Tất Thành được thuê làm phụ bếp ở khách sạn Carlton tại Haymarket. Kỹ năng và phong cách của Nguyễn Tất Thành đã gây ấn tượng được với đầu bếp nổi tiếng Escoffier và Thành được chuyển từ rửa bát sang làm bánh. Tranh thủ thời gian rảnh rỗi, Nguyễn Tất Thành học tiếng Anh và tham gia vào Hiệp hội công nhân nước ngoài, hiệp hội có mục đích cải thiện điều kiện làm việc ở các nhà máy của Anh.



Năm 1917 Nguyễn Tất Thành nghỉ việc ở khách sạn Carlton và qua eo biển Anh tới Pháp.



Các hoạt động chính trị của Nguyễn Tất Thành trong những năm tháng ở London vẫn còn chưa được biết đến. Phải khi trở lại Pháp, Nguyễn Tất Thành bắt đầu tham dự các cuộc họp của Đảng Xã hội Pháp. Nguyễn Tất Thành định thành lập cơ quan liên lạc với các nhóm công nhân giữa Anh Quốc và Pháp. Các hoạt động công đoàn của Nguyễn Tất Thành nhanh chóng đưa ông liên hệ với các chính trị gia cánh tả và các nhà văn. Tại cuộc họp hàng tuần của họ, Nguyễn Tất Thành thỉnh thoảng được mời phát biểu để nói về điều kiện ở Đông Dương. Khi đứng lên giữa cuộc họp, Nguyễn Tất Thành không phải là một con người bình thường, ông được chú ý bởi “đôi mắt đen bừng sáng mỗi khi ông nói và dường như xuyên thấu tâm hồn của người quan sát”.



Giới chức Pháp ở Đông Dương ngày càng để ý tới hoạt động của Thành. Vào tháng 6/1917, toàn quyền Đông Dương đã thành lập một cơ quan tình báo để theo dõi tất cả các cá nhân được xem là mối nguy hiểm an ninh cho thuộc địa châu Á này cũng như trong lòng nước Pháp. Họ đã tuyển những người Việt Nam biết nói tiếng Pháp làm điệp viên để theo dõi các hoạt động hàng ngày của Thành.



Mùa đông năm 1918, ngay sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất, là một mùa đông vô cùng khắc nghiệt, thiếu nhiên liệu, chất đốt nghiêm trọng trên toàn nước Pháp. Vào ban đêm người ta phải mang rèm cửa ra để ủ ấm thêm. Nạn thất nghiệp lan tràn khắp nơi. Thành lúc đó đang sống với cụ Phan Chu Trinh và đã giúp đỡ cụ trong studio phục chế ảnh.



Vào đầu năm 1919 Nguyễn Tất Thành biết được tin về Hội nghị Hòa bình Quốc tế được tổ chức ở Versailles. Ông đã chuẩn bị một đơn kiến nghị gửi đến Ngoại trưởng Mỹ với hi vọng có sự can thiệp để giải phóng Việt Nam khỏi chế độ thuộc địa. Và đây chính là lúc ông lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, tức Nguyễn Yêu Nước, trong bản kiến nghị.



Giữa năm 1919, người Pháp đã “liệt” Nguyễn Ái Quốc là “người nổi loạn nguy hiểm nhất”, đe dọa đến an ninh Pháp ở Đông Dương.



Laura Lam

(Phan Anh dịch)
Chữ ký của quan 121212




 

Hồ Chủ tịch và “Hành trình đi tìm tự do”

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: Vùng Giao Lưu - Học Hỏi - Giải Trí :: Đọc và suy ngẫm :: Mỗi ngày một câu chuyện-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất