CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Tư sản dân quyền
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Khởi nghĩa nông dân Đang Ngoài và phong trào Tây Sơn

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Khởi nghĩa nông dân Đang Ngoài và phong trào Tây Sơn I_icon_minitimeMon Jun 23, 2008 2:58 pm

DoQuangHop
Đá bóng, game AOE

Thành viên cấp 2

DoQuangHop

Thành viên cấp 2

Họ & tên Họ & tên : Đỗ Quang Hợp
Ngày tham gia Ngày tham gia : 18/06/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 59
Đến từ Đến từ : Thái Nguyên
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Đá bóng, game AOE
Điểm thành tích Điểm thành tích : 5
Được cám ơn Được cám ơn : 0

Bài gửiTiêu đề: Khởi nghĩa nông dân Đang Ngoài và phong trào Tây Sơn

 
Khởi nghĩa nông dân Đang Ngoài và phong trào Tây Sơn

Thế kỉ XVIII, xã hội phong kiến Đàng Ngoài và Đàng Trong dần bước vào giai đoạn suy yếu và khủng hoảng. Chiến tranh nông dân bùng lên dữ dội, ban đầu ở Đàng Ngoài, sau lan rộng ra khắp đất nước và kết tinh lại trong phong trào Tây Sơn. Phong trào Tây Sơn đã lần lượt tiêu diệt các thế lực phong kiến phản động ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài, bước đầu thống nhất đất nước và bảo vệ nền độc lập dân tộc.

1. Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài

Đầu thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến họ Trịnh từ phủ chúa cho đến các làng xã đã trở thành bộ máy quan liêu nặng nề và ăn bám xã hội. Người nông dân không chỉ bị chấp chiếm, cướp đoạt hết ruộng đất mà còn bị chế độ tô thuế, lao dịch, binh dịch bòn rút đến kiệt quệ. Thêm vào đó là nạn hạn hán, lụt lội, vỡ đê và mất mùa xảy ra liên tiếp khiến đồng ruộng bị bỏ hoang, xóm làng tiêu điều xơ xác, toàn bộ nền sản xuất nông nghiệp bị đình đốn và bị phá hoại nghiêm trọng. Người nông dân muốn duy trì cuộc sống của mình, không còn con đường nào khác là nổi dậy chống lại giai cấp thống trị.

Đến cuối thập niên 30, đầu thập niên 40 của thế kỉ XVIII, ở Đàng Ngoài đã bùng nổ hàng loạt cuộc khởi nghĩa nông dân, lôi cuốn hàng vạn người tham gia như khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu (1741 – 1751) ở vùng Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương; khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương (1740 – 1751) ở Vĩnh Phúc; khởi nghĩa của Hoàng Công Chất (1739 – 1769) lúc đầu ở Thái Bình, Hưng Yên, sau chuyển lên Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình và khởi nghĩa của Lê Duy Mật (1738 – 1770) ở thượng du Thanh Hoá…

Mặc dù cuối cùng các cuộc khởi nghĩa đều bị thất bại, nhưng nó đã làm nghiêng ngả toàn bộ nền thống trị của chính quyền họ Trịnh, chuẩn bị cho sự bùng nổ và thắng lợi của phong trào Tây Sơn.


2. Phong trào Tây Sơn bùng nổ và quân Tây Sơn làm chủ toàn bộ Đàng Trong

Năm 1771, anh em Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn thượng đạo (thuộc huyện An Khê, tỉnh Gia Rai). Sau một thời gian chuẩn bị lực lượng, mùa thu năm 1773, nghĩa quân vượt đèo An Khê tiến xuống giải phóng Tây Sơn hạ đạo (thuộc huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Được sự hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân, nghĩa quân toả ra mở rộng vùng giải phóng, biến toàn bộ phủ Quy Nhơn thành căn cứ địa của phong trào.

Từ năm 1776 đến năm 1783, quân Tây Sơn liên tục mở các cuộc tấn công vào vùng đất Gia Định, giải phóng hầu hết đất Đàng Trong và tiêu diệt lực lượng cát cứ của chúa Nguyễn. Nguyễn Ánh là người còn sống sót đã chạy sang cầu cứu vua nước Xiêm (Thái Lan ngày nay). Lợi dụng cơ hội này, vua Xiêm tổ chức các đạo quân thuỷ - bộ gồm 5 vạn người đánh chiếm Gia Định, trong đó đạo quân chủ lực gồm 2 vạn người và 300 chiến thuyền do tàn quân Nguyễn dẫn đường tiến đến đóng tại Trà Tân (phía bắc bờ sông Tiền).

Đầu tháng 1 – 1785, Nguyễn Huệ từ Quy Nhơn vượt biển vào Gia Định đóng đại bản doanh tại Mĩ Tho. Nguyễn Huệ chủ trương nhử địch ra khỏi căn cứ, tổ chức lực lượng mai phục ở khúc sông Tiền, đoạn từ Rạch Gầm đến Xoài Mút để tiêu diệt chúng. Trận đánh đã diễn ra và kết thúc nhanh gọn trong ngày 19 – 1 – 1785, đúng như dự tính của Nguyễn Huệ. Trên đà chiến thắng, quân Tây Sơn tấn công quét sạch quân xâm lược Xiêm ra khỏi bờ cõi, đập tan tham vọng của vua Xiêm đối với phần lãnh thổ cực Nam của nước ta.


3. Tiến quân ra Đàng Ngoài, lập lại nền thống nhất đất nước và kháng chiến chống quân Thanh thắng lợi

Từ sau chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút, về cơ bản quân Tây Sơn đã làm chủ được toàn bộ đất Đàng Trong. Nguyễn Huệ tự nhận về mình sứ mệnh thiêng liêng dẫn đầu đoàn quân Tây Sơn tiến ra Đàng Ngoài, phá bỏ ranh giới sông Gianh, luỹ Thầy, lật đổ chế độ chúa Trịnh, vua Lê, lập lại nền thống nhất đất nước.

Trong bước đường cùng, Lê Chiêu Thống đã cho người sang cầu cứu nhà Mãn Thanh. Vua Thanh là Càn Long huy động 29 vạn quân, giao cho Tôn Sĩ Nghị chỉ huy, theo 4 đường tiến đánh nước ta. Quân Tây Sơn ở Bắc Hà lúc đó chỉ có hơn 1 vạn người, phải tạm thời rút lui về lập phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn. Ngay sau khi nhận được tin quân Thanh xâm lược, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, thống suất đại quân khẩn trương lên đường ra Bắc diệt giặc. Trên đường hành quân, đi đến đâu nghĩa quân cũng được sự ủng hộ mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân yêu nước.

Đúng vào đêm 30 Tết, từ Tam Điệp, Biện Sơn, năm mũi tiến công của quân Tây Sơn được lệnh xuất phát. Mờ sáng mồng 5 Tết, quân Tây Sơn đồng loạt mở cuộc tổng công kích vào các đồn Ngọc Hồi (Thanh Trì, Hà Nội) và Đống Đa (Đống Đa, Hà Nội) nhanh chóng đập tan hệ thống phòng ngự then chốt nhất của địch, tiến vào giải phóng Thăng Long. Số tàn quân Thanh sống sót hoảng loạn đến cực độ, dẫm đạp lên nhau tháo chạy về nước. Đất nước hoàn toàn sạch bóng quân xâm lược.
Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa đã đi vào lịch sử như một trong những chiến công hiển hách nhất trong lịch sử chống ngoại xâm vô cùng oanh liệt của dân tộc Việt Nam ta.

Ngay sau khi chiến tranh kết thúc, Quang Trung đã thi hành hàng loạt chính sách cải cách tiến bộ để bảo vệ và phát huy những thành quả mà phong trào Tây Sơn vừa giành lại được. Giữa lúc đất nước và vương triều đang cần bàn tay chèo lái của Quang Trung thì ông đột ngột qua đời. Triều Tây Sơn không còn chỗ dựa, đã mất dần vai trò tiến bộ và nhanh chóng bị thất bại trước cuộc tấn công của Nguyễn Ánh.
Chữ ký của DoQuangHop




 

Khởi nghĩa nông dân Đang Ngoài và phong trào Tây Sơn

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: VIỆT SỬ :: Lịch sử Việt Nam cổ - trung đại :: Từ TK XVI - đầu TK XVIII-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất