CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Tư sản dân quyền
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Kế thừa truyền thống “Dựng nước và giữ nước của các Vua Hùng” theo lời dạy của Bác Hồ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Kế thừa truyền thống “Dựng nước và giữ nước của các Vua Hùng” theo lời dạy của Bác Hồ I_icon_minitimeThu Sep 03, 2009 8:45 pm

avatar
đừng hỏi

Thành viên cấp 2

huyenz0ny

Thành viên cấp 2

Họ & tên Họ & tên : sohobobezony
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Kế thừa truyền thống “Dựng nước và giữ nước của các Vua Hùng” theo lời dạy của Bác Hồ 6
Ngày tham gia Ngày tham gia : 20/05/2009
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 96
Đến từ Đến từ : Thái nguyên pro
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : đừng hỏi
Điểm thành tích Điểm thành tích : 193
Được cám ơn Được cám ơn : 24

Bài gửiTiêu đề: Kế thừa truyền thống “Dựng nước và giữ nước của các Vua Hùng” theo lời dạy của Bác Hồ

 

Kế thừa truyền thống “Dựng nước và giữ nước của các Vua Hùng” theo lời dạy của Bác Hồ 1175217977328_bacHo

Ngày 19 tháng 9 năm 1954, tại Đền Giếng Bác Hồ nói chuyện với Đại đoàn quân tiên phong trước khi về tiếp quản Thủ đô. Người căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.
PTO- Ngày 19-9-1954, Bác Hồ về thăm Đền Hùng, gặp gỡ cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên phong khi Đại đoàn về tiếp quản Thủ Đô. Người căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Bác như đã nói lên một trong những quy luật phát triển của đất nước là: “Dựng nước” luôn gắn liền với “Giữ nước”. Có dựng nước mạnh mới giữ được nước bền và ngược lại có giữ vững độc lập tự chủ của đất nước mới xây dựng được xã hội Việt Nam giầu mạnh văn minh.
Trước hết, chúng ta vui mừng ôn lại những mùa xuân thắng lợi trong cả dựng nước lẫn giữ nước từ ông cha:
Mùa xuân Giáp Tý, năm 541, vua Lý Nam Đế (Lý Bôn) thành lập nước Vạn Xuân - một đất nước không chịu khuất phục Hán, đường xâm lược, để được “ngàn năm ta vẫn là ta”.
Mùa xuân Bính Dần, năm 906, họ Khúc thực hiện cải cách để giành quyền tự chủ, tạo điều kiện cho Ngô Quyền chiến thắng cuối năm Canh Tuất.
Mùa xuân Kỷ Hợi - 939, Ngô Quyền xưng vương
Ba mùa xuân này khẳng định độc lập tự chủ của dân tộc ta mãi mãi trường tồn.
Mùa xuân Đinh Ty - 1077. Lý Thường Kiệt với 4 câu thơ được thần ban: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư...” đã làm nên chiến thắng Như Nguyệt, buộc nhà Tống phải giảng hòa, công nhận quyền độc lập của dân tộc ta.
Mùa xuân năm Ất Dậu - 1285 - nhà Trần với Hội nghị Diên Hồng lịch sử, biểu dương tinh thần Đại đoàn kết dựng nước và giữ nước của toàn dân, giành được đại thắng quân Nguyên Mông.
Mùa xuân Mậu Thân -1428, sau đại thắng Đinh Mùi ở Xương Giang (Bắc Giang), Lê Lợi - Nguyễn Trãi công bố Bình Ngô đại cáo, thu phục toàn bộ non sông.
Mùa xuân Kỷ Dậu - 1789 với chiến thắng Đống Đa - Thăng Long lịch sử, vua Quang Trung tiêu diệt quân Thanh xâm lược, thống nhất đất nước.
Mùa xuân Đại Thắng - 1975 với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, Việt Nam bước vào kỷ nguyên hòa bình độc lập thống nhất dân chủ giàu mạnh văn minh. Sau mỗi chiến thắng chúng ta lại bắt tay vào phục hưng kinh tế, xây dựng đất nước.
Một điều rất đang tự hào cho chúng ta là: Nếu trong “Giữ nước” luôn phải dùng bạo lực vũ trang để chống ngoại xâm thì trong “Dựng nước” lại có thể thực hiện được “Hòa bình phát triển, thông qua cải cách, đổi mới”.
Phải chăng truyền thống này đã có từ các Vua Hùng?
- Cụ thể như: Trong lịch sử cổ đại thế giới, việc dời đô hay thay đổi triều đại của nhiều dân tộc thường đi liền với chiến tranh đẫm máu. Còn ở chúng ta, sự truyền ngôi của 18 đời Vua Hùng, sự dời đô từ Phong Châu xuống Cổ Loa. Sự chuyển vị từ Hùng Vương sang Thục Phán đều là hòa bình kế thừa và phát triển.
Các câu ca dao: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương.
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Hay: “Bầu ơi thương lấy bí cùng”
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Đã sớm xuất hiện trong văn học dân tộc.
Ngày nay, trong “dựng nước” chúng ta còn có thể tự hào là đã có những sáng tạo trong việc giải quyết các cuộc khủng hoảng xã hội. Về mặt lý luận, sáng tạo này đã được chứng minh rõ:
Theo nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, nhân loại tiến lên từ mông muội đến văn minh, từ phương thức sản xuất xã hội này sang phương thức sản xuất xã hội khác (như từ chiếm hữu nô lệ sang phong kiến, từ chế độ phong kiến lên tư bản chủ nghĩa) thường phải trải qua những cuộc cách mạng đổ máu. Bởi vì các giai cấp thống trị nắm chính quyền có lực lượng quân sự được trang bị vũ khí đến tận răng, không bao giờ tự nguyện nhường quyền cho các giai cấp bị trị. Cho nên cách mạng tư sản Pháp phải đưa vua Lu-y 16 và hoàng hậu Ma-ri Ăng-toan-nét lên đoạn đầu Bài. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng 10 Nga phải xử tử Nga hoàng A-léc-xăng đệ nhị. Nhưng lịch sử Việt Nam lại khác. Lực lượng vũ trang của chúng ta luôn giành sức chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc hoặc giải phóng đất nước. Còn yêu cầu thay đổi kinh tế xã hội đều thông qua cải cách, đổi mới mà thực hiện.
Thực tiễn cho thấy, suốt nghìn năm lịch sử chúng ta chỉ làm có một cuộc cách mạng là Cách mạng tháng Tám năm 1945 nhằm lật đổ ách thống trị Nhật, Pháp giành độc lập dân tộc, thay thế nền kinh tế thuộc địa nửa phong kiến bằng kinh tế dân chủ nhân dân chứ chưa làm cách mạng thay đổi phương thức sản xuất. Nhiệm vụ này được tiếp tục giải quyết thông qua nhiều lần cải cách, đổi mới tiếp theo.
Hàng chục cuộc cải cách đổi mới diễn ra trong lịch sử, nổi bật nhất là 10 cuộc cải cách, đổi mới sau đây:
Một là cuộc cải cách hành chính của họ Khúc thế kỷ X nhằm nắm lấy chính quyền từ cơ sở (thôn, xã, hương, giáp) trở lên, với chính sách “Khoan, giản, an, lạc” để thu phục nhân tâm, giữ quyền tự chủ.
Hai là sự nghiệp đổi mới của Lý Công Uẩn. Từ “đổi mới đế đô đến đổi mới xã hội”, nhằm nắm khâu chủ chốt để xây dựng đất nước phồn vinh, chống ngoại xâm thắng lợi.
Ba là sự nghiệp đổi mới của Trần Thủ Độ từ đổi mới cơ cấu tổ chức của vương triều đến đổi mới thiết chế chính trị của đất nước, tăng cường quân lực, củng cố và phát triển xã hội để chiến thắng Nguyên Mông.
Bốn là sự nghiệp cải cách của Hồ Quý Ly - cải cách kinh tế nhằm hạn chế sở hữu lớn (hạn điền, hạn nô), cải cách tài chính, tiền tệ nhằm phát triển kinh tế xã hội (nhưng bị ngoại xâm phá hoại)
Năm là cải cách hành chính của Lê Thánh Tông, thay đổi đơn vị hành chính, cải tiến bộ máy quản lý (đặt ra các đơn vị “Thừa tuyên”, ngang với cấp tỉnh sau này), phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội dựng nên nghiệp đế Lê sơ - một vương triều thịnh trị chưa từng có trong lịch sử phong kiến Đại Việt.
Sáu la cải cách tài chính của Trịnh Cương thế kỷ XVII, một loại hình cải cách duy nhất diễn ra trong lịch sử Đại Việt: Cải cách về tài chính.
Bảy là sự nghiệp cải cách đổi mới của Đào Duy Từ, chỉ trong vòng 8 năm đã đưa kinh tế xã hội Đàng Trong tiến lên mạnh mẽ.
Tám la những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ, hiệu quả thực tế chưa cao nhưng tác động tư tưởng canh tân vào xã hội lại rất đáng kể.
Chín là cải cách hành chính của Minh Mệnh, củng cố đất nước Việt Nam thống nhất với quy mô dài rộng chưa từng có, với hệ thống đơn vị hành chính 4 cấp “Trung ương, tỉnh, huyện, xã” tồn tại cho đến ngày nay.
Mười la phong trào duy tân, cải cách của các nhà yêu nước Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Lương Văn Can, Huỳnh Thúc Kháng tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển của các trào lưu cách mạng mới trong thế kỷ thứ XX.
Công cuộc đổi mới của chúng ta ngày nay có sự kế thừa và phát huy những bài học lịch sử do ông cha xưa để lại.
Nếu các cuộc cải cách, đổi mới của ông cha ta đều nhằm thoát ra khỏi các cuộc khủng hoảng thì sự nghiệp đổi mới của chúng ta ngày nay cũng như vậy, nhằm giải quyết khủng hoảng kinh tế xã hội sâu sắc 1978 - 1985.
Các cuộc cải cách, đổi mới của ông cha ta xưa thường là sản phẩm của những bộ óc thông minh, tài trí (như của Khúc Thừa Dụ, Lý Công Uẩn. Trần Thủ Độ... thì ở chúng ta ngày nay, đổi mới cũng “trước hết là đổi mới tư duy, bắt đầu từ tư duy kinh tế”.
Cái mới của chúng ta còn là biết kết hợp vận dụng ba phạm trù: “Cải cách, đổi mới và cách mạng” trong một quá trình phát triển biện chứng và cách mạng: Trong đổi mới toàn diện lại có nhiều cải cách bộ phận (như cải cách hành chính, cải cách tài chính, cải cách giáo dục). Cải cách, đổi mới đều nhằm vào một mục tiêu chung là hoàn thành cách mạng và thành quả tổng hợp của các cuộc cải cách, đổi mới như ngày nay lại ngang tầm thành quả của một cuộc cách mạng. Biện chứng khách quan là như vậy.
Trong “Dựng nước” và “Giữ nước” từ các Vua Hùng, chúng ta còn biết phát huy truyền thống đoàn kết, hòa hợp dân tộc. Cụ thể:
- Trong cõi tâm linh, chúng ta hòa hợp theo tinh thần Tam giáo (Nho, phật, lão) đồng nguyền, khởi dựng từ thời đại Lý Trần
- Trong đoàn kết dân tộc, chúng ta phát huy truyền thống “Diên Hồng giữ nước” sang “Đoàn kết dựng nước”, chống thiên tai, địch họa (trị thủy, thủy lợi)
- Từ đoàn kết dân tộc đến đoàn kết quốc tế, chúng ta luôn thể hiện tấm lòng yêu hòa bình, trọng chính nghĩa; chống xâm lược, bạo tàn với tinh thần:
Ngước mặt coi khinh ngàn lực sĩ
Cúi đầu làm ngựa các nhi đồng
như chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy
Chữ ký của huyenz0ny





Kế thừa truyền thống “Dựng nước và giữ nước của các Vua Hùng” theo lời dạy của Bác Hồ I_icon_minitimeFri Sep 04, 2009 10:24 pm

toiyeuVietNam
Văn - Sử - Địa - Tin - CTXH

Thành viên cấp 3

toiyeuVietNam

Thành viên cấp 3

http://vn.myblog.yahoo.com/trannguyenngocphuong
Họ & tên Họ & tên : Trần Nguyễn Ngọc Phượng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Kế thừa truyền thống “Dựng nước và giữ nước của các Vua Hùng” theo lời dạy của Bác Hồ 42
Ngày tham gia Ngày tham gia : 27/06/2009
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 140
Đến từ Đến từ : TP Hồ CHí Minh
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Văn - Sử - Địa - Tin - CTXH
Điểm thành tích Điểm thành tích : 302
Được cám ơn Được cám ơn : 113

Bài gửiTiêu đề: Re: Kế thừa truyền thống “Dựng nước và giữ nước của các Vua Hùng” theo lời dạy của Bác Hồ

 
Ngày trước dựng nước đã khó, thời nay giữ nước lại càng khó hơn. SOng bằng tất cả quyết tâm của một dân tộc anh hùng qua 2 cuộc kháng chiến, dân tộc Việt Nam nhất định sẽ bảo vệ thành công chủ quyền đất nước trong thời đại mới.
Chữ ký của toiyeuVietNam




 

Kế thừa truyền thống “Dựng nước và giữ nước của các Vua Hùng” theo lời dạy của Bác Hồ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT :: VĂN HOÁ - NGHỆ THUẬT VIỆT NAM :: Nghệ thuật dân tộc-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất