CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 SSIRUM Môn võ vật độc đáo của Triều Tiên

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
SSIRUM Môn võ vật độc đáo của Triều Tiên I_icon_minitimeFri Aug 28, 2009 6:40 am

fudo85

Thành viên thân thiện

fudo85

Thành viên thân thiện

Họ & tên Họ & tên : Ngô Văn Dương
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : SSIRUM Môn võ vật độc đáo của Triều Tiên 36 SSIRUM Môn võ vật độc đáo của Triều Tiên 40 SSIRUM Môn võ vật độc đáo của Triều Tiên 43 SSIRUM Môn võ vật độc đáo của Triều Tiên 102
SSIRUM Môn võ vật độc đáo của Triều Tiên 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 15/07/2009
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 394
Đến từ Đến từ : Hà Nội
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1101
Được cám ơn Được cám ơn : 244

Bài gửiTiêu đề: SSIRUM Môn võ vật độc đáo của Triều Tiên

 
--------------------------------------------------------------------------------

SSIRUM Môn võ vật độc đáo của Triều Tiên


Cũng như môn Sumo của Nhật, môn võ vật Ssirum là nét độc đáo của bán đảo Triều Tiên và có chiều dài lịch sử gần 2000 năm nay. Có thể nói môn võ vật là kỷ năng chiến đấu nguyên thuỷ của nhân loại . Nó là phản ứng tự vệ tự nhiên đối với bất cứ thể loại tấn công nào và đã được tìm thấy trong những nền văn hoá sơ khai nhất. Chứng cứ của môn võ vật qua các thời đại có thể tìm thấy trên những bức vẽ trong hang động và những hình tượng điêu khắc trên toàn thế giới. Tại phương Đông, Nhật Bản , Mông Cổ và Hàn quốc là các quốc gia đặc biệt nổi tiếng về nghệ thuật võ vật truyền thống của họ.



Từ thời xa xưa :
Mặc dù tương đối ít được biết tới ngoài biên giới quốc gia, Ssirum là một di sản đặc thù của Triều Tiên . Theo các học giả , môn võ này có nguồn gốc rất xa xưa, gần 2000 năm trước đây,mặc dù chứng tích cụ thể sớm nhất xác minh nó là một môn võ thuật tách bạch hẳn khỏi các nguồn gốc Mông Cổ chỉ mới khám phá hồi đầu thế kỷ 20 trên vách một lăng mộ tại Jian,Trung Quốc.

Khi bức bích hoạ này được vẽ lên vách lăng mộ hồi cuối thế kỷ thứ 5 hoặc đầu thế kỷ thứ 6 thì Trung Quốc đang ở dưới quyền kiểm soát của Triều đại Koguryo, Triều Tiên. Bức hoạ mô tả hai người đàn ông tóc búi cao đang vật nhau, xoắn lấy nhau trong một thế khoá đặc trưng của môn Ssirum, người này xoắn lấy đai khố của người kia. Một người thứ ba, có lẻ là trọng tài, theo dõi chăm chú. Thể loại võ vật này rõ ràng là của người Triều Tiên, vì người Trung Hoa lẫn người Mông Cổ đều không hề mang đai quanh bụng trong những cuộc tranh tài như thế. Vào thời nhà Đường ở Trung Hoa ( 618-907 ) , tiếng gọi chung môn võ vật của miền Đông bắc Á là shang-pu . Cũng viết hai chử này giống hệt , nhưng người Triều Tiên phát âm hơi khác là sang bak, từ này tự điển ghi là: một tiếng đồng nghĩa cùa từ Ssirum . Kể cũng lạ, người Nhật lại phát âm cũng hai từ đó là sumo. Mỗi liên hệ kế thừa của môn võ vật được minh hoạ thật rõ nét , đó là, cũng như nhiều bộ môn võ thuật khác , nó được truyền từ Trung Hoa đến Triều Tiên,rồi đến Nhật Bản.


Thêm những dấu ấn Mông Cổ:
Các cuộc xâm lăng của người Mông Cổ càn quét qua suốt lãnh thổ của Triều Tiên vào năm 1231 và cứ tiếp tục suốt 30 năm. Các kỵ binh Mông Cổ bất khả chiến bại đã chiếm cứ hầu hết các quốc gia cho mãi đến thời suy vi của họ vào cuối thế kỷ 14. Trong suốt gần một thế kỷ rưỡi này, đương nhiên là đã diễn ra nhiều cuộc giao lưu văn hoá . Mặc dù nguồn gốc của môn Ssirum rõ ràng phát nguyên từ một thời điểm khá xa trước của giao lưu văn hoá Triều Tiên- Mông Cổ này, nhưng sự trao đổi văn hoá đó trên thực tế đã phần nào đưa môn Ssirum đến gần với trường phái võ vật Mông Cổ. Môn võ vật Mông Cổ hiện đại vẫn còn phô diễn nhiều nét tương đồng đáng kể với môn Ssirum. Ở cả hai trường phái, võ sinh đều mặc võ phục, đặc biệt có sức chịu đựng bền bỉ trước sức ghì, níu, cả hai đều có cách đặt chân chiến lược để tạo thuận lợi cho các đòn ném. Các thế móc và quét vùng mắt cá chân đều rất hay được sử dụng để phá sự thăng bằng của đối thủ ở cả hai trường phái, tuyệt đối không bao giờ được níu cẳng chân, và không một bộ phận nào trên cơ thể, ngoại trừ đôi bàn chân, được phép tiếp xúc với mặt đất, nếu phạm lỗi sẽ bị truất quyền thi đấu.


Từ chiến đấu đến thi đấu:
Theo các tài liệu lịch sử, vào thời cực thịnh của môn Ssirum dưới triều đại Yi ( 1392-1910), môn võ này cùng tồn tại một lúc hai trường phái. Trường phái nguyên thuỷ - khi đấu , hai võ sĩ không ai mặc võ phục gì đặc biệt - có khuynh hướng thiên về chiến đấu hơn. Người đấu chỉ việc ghì nắm bất cứ cái gì anh ta có thể nắm được, vô luận đó là bộ phận của thân thể, quần áo hay trang bị nào của đối phương. Người đấu thời đó sử dụng đa dạng các đòn thế nhằm làm mất thăng bằng đối phương, khiến hắn ngã. Sự hiệu quả của một đòn quật ngã còn được tăng cường thêm bằng cách lao toàn bộ sức nặng của thân thể lên trên người đối phương đang mất đà, lúc hắn vừa chạm mặt đất.

Thể loại Ssirum chiến đấu này dần hồi tiến hoá thành một trường phái thiên mặt thể thao. Việc du nhập các loại vũ khí hiện đại vào Triều Tiên đã khiến cho nhiều hình thức chiến đấu tay không truyền thống trở nên lỗi thời. Thay vì ngồi nhìn môn võ của mình chết yểu, các võ sinh môn Ssirum hướng vào các cuộc thi đấu thể thao. Điều này đã dẫn đến chổ hình thành trường phái Ssirum như đang được tập luyện hiện nay tại Hàn Quốc. Các chuyên gia vẫn còn tranh cải về giả thuyết cho rằng môn Ssirum thể thao phát sinh từ một đòn thế đặc biệt được sử dụng để ghì lấy đai võ y của địch thủ khi lâm chiến. Ở dạng thi đấu thể thao, một cái khố vải có tên là Satba được quấn quanh hông và quanh cẳng chân phải của mỗi đấu thủ và được sử dụng để bấu siết trong các thao tác kéo và nhấc bổng của môn Ssirum. Các bàn tay của hai đấu thủ xoắn lấy khố nhau giúp cho hai kẻ thi đấu luôn luôn tiếp cận sát nhau. Ssirum lần hồi trở nên một môn thể thao dân gian phổ biến. Các lể hội Tano và Chusok hàng năm là điểm gặp gỡ lý thú cho môn võ vật- thường được tổ chức song song với các cuộc thi đấu môn Tae kyon. Thật vậy, bức hoạ "Dae Kwae Do" của Hye-san Yu-Suk về hồi thế kỷ 19 minh hoạ cảnh hai đấu sĩ Ssirum đang vật nhau bên cạnh hai võ sĩ Tae Kyon đang giao đấu giữa đám đông khán giả hiện đang được trưng bày tại Viện Bảo Tàng của trường Đại học Quốc gia Seoul , Hàn Quốc.


Mối tương quan với Nhật Bản:
Trong nhiều thế kỷ, các nhà sử học Triều Tiên đã xác quyết rằng một phần lớn di sản văn hoá của Nhật Bản bắt nguồn trực tiếp từ Triều Tiên, và không ít nhà nghiên cứu Nhật Bản bắt đầu tán thành quan điểm này. Một số bộ môn võ thuật xưa nay vẫn được cho là có nguồn gốc Nhật Bản, như môn Sumo chẳng hạn, hiện tại được tin là- ít nhất thì cũng từ phía người Triều Tiên và người Trung Hoa - đã khai sinh từ Trung Hoa, du nhập vào Triều Tiên rồi cuối cùng đến Nhật Bản. Mặc dù một số chuyên gia về Sumo có thể tranh cải rằng Sumo phát triển độc lập với môn Ssirum Triều Tiên, nhưng một quan sát viên vô tư sẽ nghĩ khác . Những nét tương đồng đã vượt xa hẳn các chổ tương dị. Các cuộc đấu Ssirum cũng như Sumo đều thắn đượm màu sắc nghi lể cổ xưa, nhằm mục đích trừ tà và tìm kiếm ân sủng từ các vị thần chiến thắng. Các võ sĩ thi đấu ăn mặc rất sơ sài và hể bất cứ phần nào trên thân thể của một đấu thủ - trừ bàn chân -chạm đất thì người kia được tuyên bố thắng cuộc. Sumo hay là Ssirum cũng vậy.


Ssirum trong thi đấu:
Hồi xưa, các võ sĩ Ssirum được tổ chức chung thành một hạng không phân biệt cân nặng. Tuy nhiên, các cuộc tranh giải nhà nghề hiện đại được chia thành ba hạng đặt theo tên các ngọn núi danh tiếng nhất của Triều Tiên, hạng Kumgang ( từ thấp hơn đến 85 kg), hạng Halla( 85-95kg) và hạng Baekdu ( trên 95 kg). Các đấu thủ Ssirum loại nghiệp dư có cách phân hạng của họ, đặt tên theo các loài động vật như sóc , thỏ và nai. Bắt đầu một trận đấu Ssirum, hai đấu thủ quỳ xuống trong một vòng tròn phủ cát, tay trái họ xoắn lấy đai của đối thủ chổ đùi phải . Tay phải họ với ra hông trái đối thủ và ghìm lấy phần đai phía sau lưng. Khi đã ghìm chắc nhau rồi , cả hai đứng lên , và khi trọng tài ra hiệu , bắt đầu đấu. Nếu đang thi đấu một đấu thủ bị sút tay,cuộc đấu dừng lại cho hai đấu thủ ghì chặt nhau lại. Ngày xưa, các nhà vô địch ssirum thường được thưởng mấy bao gạo và một con bò đực mà người thắng phải cõng trên lưng đi quanh võ đài. Ngày nay, một số võ sĩ chuyên nghiệp thuộc Hội Ssirum Hàn Quốc khi được phong tước hiệu " Chonha Jangsa" ( người mạnh nhất dưới vòm trời) có thể đạt được những phần thưởng hấp dẫn hơn, các hợp đồng béo bở , các khoản lương bảo đảm và những món tiền thưởng đáng giá hàng ngàn đô la.


Đòn thế:
Mặc dầu nhiều đòn thế của môn Ssirum phải cần đến ít nhiều thể lực, nhưng mỗi đòn đều biễu trưng cho tính đơn giản và tính hữu hiệu . Chẳng hạn như trong đòn "baejgi" , đối thủ bị nhấc bổng lên khỏi mặt đất và bị ném sang một bên. Ở đòn "Apnurum", áp lực nẩy trên xương bánh chè của đối thủ, khiến cẳng chân trụ chống của hắn phải oằn xuống. Còn trong đòn "dotgeon", một người dùng chân phải lèn quanh chân trái của đối thủ rồi đẩy hắn ra sau cho hắn mất thăng bằng. Những đòn khác gồm có các đòn ngang chân , đòn ném, đẩy và kéo. Mặc dù ngày nay người ta chỉ đặt nặng ở việc thi đấu thể thao, nhưng môn Ssirum có thể được sử dụng để tự vệ rất hiệu quả. Hầu hết các trường hợp , các võ sĩ Ssirum thường bẩy cẳng chân của kẻ tấn công trước khi nó kịp rút về. Lúc đó võ sĩ Ssirum xuống bộ tấn thăng bằng và tiến hành triệt phá thế thăng bằng của kẻ tấn công. Nếu kẻ tấn công vẫn chưa bị vô hiệu hoá bởi cú ngã và cú đè khủng khiếp do toàn thân người võ sĩ, thì thế nào hắn cũng bị sau khi hắn đã tiếp đất và bị đối thủ của hắn thi triển một đòn siết nghẹt thở hoặc một đòn khóa khớp.

Dù có thể được áp dụng cho mục đích tự vệ, môn Ssirum chủ yếu được xem như một bộ môn võ thuật có tính cách thể thao tại Hàn Quốc ngày nay. Thực vậy, chiến thắng gần đây của đội tuyểnNhu Đạo quốc gia Hàn Quốc tại cuộc thi đấu quốc tế có một phần nhờ môn Ssirum . Lý do ? Người ta đồnra82ng nhiều đòn thế đặc biệt của môn Ssirum đã được tăng cường cho vốn liếng võ thuật của các hảo thủ Nhu Đạo Hàn Quốc. Theo một số huấn luyện viên , chính sự pha trộn đầy tính sáng tạo này đã tạo cho đội Hàn Quốc một lợi thế cần thiết để áp đảo được đội Nhu Đạo Nhật Bản- những kẻ đã một thời một mình xưng bá trong môn võ đặc thù của quốc gia họ


(Hữu Phước)
(Theo HAO
Chữ ký của fudo85




 

SSIRUM Môn võ vật độc đáo của Triều Tiên

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT :: VĂN HOÁ - NGHỆ THUẬT VIỆT NAM :: Nghệ thuật dân tộc-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Create a forum on Forumotion | Khoa học | Lịch sử | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất