CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Tư sản dân quyền
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Những lý tưởng của Cách mạng Tháng Tám

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Những lý tưởng của Cách mạng Tháng Tám I_icon_minitimeMon Aug 03, 2009 2:24 pm

ChauTienLoc
SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

ChauTienLoc

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

https://suhoctre.forumvi.net
Họ & tên Họ & tên : CHÂU TIẾN LỘC
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Sáng lập viên, Cựu Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ (từ tháng 06/2008 đến 01/2011)
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Những lý tưởng của Cách mạng Tháng Tám 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Những lý tưởng của Cách mạng Tháng Tám Laodong1 Những lý tưởng của Cách mạng Tháng Tám DHVgioi Những lý tưởng của Cách mạng Tháng Tám Medal124 Những lý tưởng của Cách mạng Tháng Tám 36Những lý tưởng của Cách mạng Tháng Tám 40Những lý tưởng của Cách mạng Tháng Tám 102Những lý tưởng của Cách mạng Tháng Tám 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 823
Đến từ Đến từ : TP. Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1969
Được cám ơn Được cám ơn : 665

Bài gửiTiêu đề: Những lý tưởng của Cách mạng Tháng Tám

 
NHỮNG LÍ TƯỞNG CỦA CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945

TTCN (TP.HCM) - Cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945 chính là lời tuyên bố về những lý tưởng của dân tộc VN: Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Đó không đơn thuần chỉ là sự thay thế ba cái tiêu chí quốc gia mà chính phủ Đại Pháp áp đặt cho nhân dân Việt Nam (cần lao - gia đình - tổ quốc), mà cũng không phải là sự vay mượn từ ngữ hời hợt ( 1). Thật sự, những lý tưởng độc lập - tự do - hạnh phúc là bắt nguồn từ những giá trị văn hóa thẳm sâu trong lịch sử dân tộc lại được nuôi dưỡng, kích thích bởi cả những khát vọng mới của thời đại: phi thực dân hóa, chống chủ nghĩa đế quốc, dân chủ hóa và văn minh hóa. Về sau này chúng ta hay nói cụm từ kết hợp dân tộc và thời đại là cũng có ý nghĩa như vậy.

Lý tưởng độc lập

Lý tưởng độc lập dân tộc thấm sâu trong dòng máu Việt. Nó là kết tinh của văn hóa - độc lập. Bởi có văn hóa - độc lập, dân tộc Việt đã định hình, không bị đồng hóa và thôn tính, dù có lần đã bị Bắc thuộc đến cả ngàn năm. Lý tưởng độc lập, mặt khác, lại trở thành như tinh túy, như bản chất, như cốt lõi để gầy dựng và phát triển nền văn hóa - độc lập rất có cá tính của Âu Lạc, Văn Lang, của Đại Việt, của VN.

Vào thời điểm của Cách mạng Tháng Tám, lý tưởng độc lập của chúng ta không duy chỉ là nội dung đánh đổ cường quyền xâm lăng, kiên quyết giành độc lập, bảo vệ nền độc lập đã được khẳng định. Nội dung của lý tưởng ấy thể hiện một cách linh hoạt việc sử dụng bất cứ phương tiện nào, giải pháp nào với quyết tâm rất cao dù phải hi sinh xương máu, dù núi sông có bị giặc tàn phá.

Điều đó thể hiện trong ý chí: ai có dao dùng dao, có súng ống gậy gộc dùng súng ống gậy gộc, và dù có tát cạn biển Đông, có đốt trụi dãy Trường Sơn cũng quyết giành cho được độc lập, thống nhất (2).

Những thế hệ của Cách mạng Tháng Tám ngày hôm nay còn sống vẫn còn nóng hổi trong ký ức về một không khí hào hùng, già, trẻ, trai, gái, miền xuôi miền ngược, Kinh - Thượng, thành thị và làng quê ở đâu cũng tập đội hình, tập quân sự, đi đâu cũng nghe vang lên những lời hô hùng tráng VN độc lập muôn năm!

Nhưng ngay từ những ngày Cách mạng Tháng Tám, lý tưởng độc lập còn được nêu ra cả một nội dung khác rất sâu sắc: trong lá thư gửi nhân ngày khai trường tháng 9-1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh có câu: “Non sông VN có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc VN có bước tới đài vinh quang sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, một phần lớn nhờ ở công học tập của các em”.

Ở một lần khác Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: nước có độc lập, thống nhất, nhưng dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng nghĩa lý gì. Như thế là trong ý nghĩa của lý tưởng độc lập phải có cả nội dung vị thế của dân tộc và chất lượng của đời sống nhân dân. Đó mới chính là cái cốt tủy của lý tưởng độc lập.

Trong tương quan của thế giới ở đầu thế kỷ 21, lý tưởng độc lập của Cách mạng Tháng Tám đang đặt lên vai các thế hệ hôm nay những công việc còn nặng nề phức tạp hơn rất nhiều. Nếu dẫn dắt lịch sử dân tộc đi quanh co, kéo dài sự chậm trễ lạc hậu, khiến các giá trị của con người khó bừng nở, tài lực và chất xám bị hao mòn, lãng phí tiền của và xương máu của nhân dân, sự suy đồi phô diễn... khiến khó hình thành một năng lực mới, một trình độ mới để giữ gìn và củng cố nền độc lập thì thật là tội lỗi và nguy hiểm!

Cứ quan sát những bài học của hai cuộc chiến tranh vùng Vịnh đủ thấy cái nội hàm thứ hai trong lý tưởng độc lập mà Cách mạng Tháng Tám trao cho chúng ta quan trọng và giá trị ngần nào!

Lý tưởng tự do

Tự do là một lý tưởng phổ quát, nhân tính. Nó là nhân văn, tức là văn hóa của con người. Tự do phổ quát đến mức Các Mác cũng từng nói: “Tự do là cái vốn có của con người, đến mức mà ngay cả kẻ thù của tự do cũng thực hiện tự do... Chúng muốn chiếm lấy với tư cách là vật trang sức quí giá nhất, cái mà họ đã bác bỏ, với tư cách là vật trang sức của bản tính con người”(3).

Hồ Chí Minh khẳng định: “Trên đời ngàn vạn điều cay đắng. Cay đắng chi bằng mất tự do”. Triết học phương Đông cũng khẳng định: “Tự do là một hạnh phúc vô thượng” (không có hạnh phúc nào hơn - Kinh Pháp Cú).

Cách mạng Tháng Tám chính là sự khẳng định lý tưởng tự do của dân tộc VN trong thời hiện đại. Lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân thông qua Cách mạng Tháng Tám để nêu ra lý tưởng phải xây dựng một chế độ xã hội mới, trong đó các quyền tự do - dân chủ của con người, của người công dân được thực hiện, dần mở rộng và hiện thực không ngừng.

Những lý luận chính trị của thế giới càng giúp nhân dân ta khẳng định mạnh mẽ lý tưởng ấy của mình. Mác thì bảo: “Chế độ dân chủ là chế độ nhà nước xuất hiện theo đúng chân tướng của nó, tức là xuất hiện với tính cách là sản phẩm tự do của con người”(4).

Còn ông Tôn Dật Tiên thì nói: “Chỗ đứng của bình đẳng tự do là dân quyền, phụ thuộc dân quyền. Dân quyền phát triển rồi thì bình đẳng tự do mới tồn tại lâu dài. Không có dân quyền thì không thể giữ được bất luận bình đẳng tự do gì”.

Mác còn nói rõ hơn: “Tự do chính là biến nhà nước cơ quan đặt trên xã hội thành cơ quan hoàn toàn phụ thuộc xã hội”(4). Hồ Chí Minh tuyên bố dứt khoát “phải làm cho nhân dân dùng được quyền dân chủ, hưởng được quyền dân chủ”(5).

Cũng như độc lập, muốn có tự do phải giành lấy, phải xây dựng. Quyền tự do - dân chủ hình thành và từng bước mở rộng cùng với sự phát triển của đất nước. Ví như trước đây trong thể chế quan liêu bao cấp nông dân chỉ được tự do quay vòng đất 5% mới sống được. Bây giờ thì phải thực hiện quyền sở hữu, quyền sử dụng ruộng đất. Xã hội theo cơ chế thị trường đòi tự do của quyền kinh doanh, quyền sở hữu chất xám, sở hữu trí tuệ, đòi quyền tự do lao động. Xã hội văn minh, hiện đại lại đòi hỏi sự giải phóng làm bừng nở mọi giá trị của con người, thực hiện tự do tư tưởng, ngôn luận, tín ngưỡng.

Dù bị qui định bởi những đặc thù văn hóa và lịch sử, tiến trình tự do dân chủ của VN là qui luật, là tất yếu. Kinh nghiệm 50 năm qua cho ta nhận ra rằng đất nước chỉ có thể thăng hoa, phát triển, mở mặt với năm châu, kinh tế tăng trưởng, xã hội tiến bộ, đời sống có được nâng cao đều tùy thuộc ở chỗ tự do dân chủ của nhân dân được cải tiến ít hay nhiều. Hồ Chí Minh từng tha thiết “phải tiến hành những cải cách xã hội để thực hiện dân chủ thật sự, để cải thiện đời sống nhân dân”(6).

Giờ đây, nếu làm chậm lại quá trình thực hiện lý tưởng ấy là có tội với dân, với nước, với lịch sử. Phải lên án và nhanh chóng gạt bỏ trì trệ, bảo thủ, ngụy biện, đánh lừa và đánh tráo khái niệm. Những ai cố tìm mọi cách để duy trì quan liêu, không dám trao quyền dân chủ tự do cho nhân dân, cho xã hội công dân thì tim đen của họ không có gì khác là để tiếm quyền, giữ đặc quyền để kiếm chác đặc lợi, tạo ra thế “đục nước béo cò”.

Từ rất lâu đời, dân ta cũng đã cảnh báo: Trống chùa ai đánh thì thùng/Của chung ai khéo vẫy vùng thành riêng. Không có một thiết chế dân chủ - tự do minh bạch rõ ràng, thực chất, xã hội công dân hình thành... thì nhân dân khó có thể kiểm soát, ngăn chặn đám người “khéo vẫy vùng” ở mọi ngành mọi cấp, để làm cho lý tưởng tự do của Cách mạng Tháng Tám được hiện thực hóa.

Lý tưởng hạnh phúc

Hạnh phúc là mục tiêu lý tưởng của dân tộc ta từ ngàn đời. Nhận thức mục tiêu là rất quan trọng. Bởi từ trong lịch sử của nhân loại biết bao lần người ta đã từng ép buộc nhân dân phải chấp nhận những logic rất hình thức lấy cái phương tiện thay cho cái mục tiêu.

Mà cái mục tiêu hạnh phúc cũng biến đổi không ngừng, phát triển và nâng cao không ngừng. Từ những ngày Cách mạng Tháng Tám, nhân dân ta đã từng nói lên cái “ham muốn tột cùng là làm sao ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Giờ đây cũng là cái hạnh phúc trần thế ấy nhưng yêu cầu cơm, áo, học hành đã cao hơn nhiều, phong phú và phức tạp hơn nhiều.

Điều quan trọng cần nhận ra là mối tương quan của ba mục tiêu lý tưởng ấy. Có thể cái phép biện chứng thông tuệ về mối tương quan ấy phải được tìm trong lời nói đơn giản, mộc mạc nhưng thẳng thắn quyết l ước nhà có độc lập thống nhất nhưng nhân dân không hưởng được hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa gì.

Thứ nữa là ba tiêu chí lý tưởng ấy được ghi ngay dưới danh xưng của Nhà nước. Vì thế cái đòi hỏi lớn và đương nhiên của nhân dân và xã hội là hệ thống cầm quyền của Nhà nước ta thật sự phải “đi trước thiên hạ”, “lo trước thiên hạ”, làm cho những lý tưởng ấy trở thành cuộc sống tốt đẹp cho hôm nay.

Mỗi thế hệ đều phải làm những nhiệm vụ, những công cuộc mà điều kiện lịch sử (lúc bấy giờ) đặt ra. Chẳng có ai khác mà chính thế hệ hôm nay phải tiếp nối phát triển và hiện thực hóa những lý tưởng mà Cách mạng Tháng Tám đã nêu ra với tầm cao của văn hiến dân tộc và trình độ tiên tiến của nhân loại.

Dù thế hệ nào ở vào thời đại nào, không thể không cảm nhận từ trong chiều sâu văn hóa, lịch sử những cơ trí (cơ mưu và trí tuệ) của dân tộc về những cái nghĩa (lý), cái dụng (công năng ứng dụng) để thi hành cho nên, cho thành những lý tưởng kể trên.

Từ đầu thiên niên kỷ thứ hai có lời khuyên của sư Pháp Thuận với vua Lê Đại Hành:

Quốc tộ như đằng lạc
Nam thiên lý thái bình
Vô vi cư điện các
Xứ xứ tức đao binh.


(Nghĩa là: việc nước phức tạp như dây leo chằng chịt. Muốn trời Nam có thái bình thì việc triều chính (cai trị, lãnh đạo) phải “vô vi”. Vô vi có nghĩa là chớ làm gì trái nhân tính, thiên tính, đạo trời, qui luật, đừng bày đặt những chủ trương chính sách trái khoáy, trái lòng người, trái lẽ tiến hóa..., như thế thì đất nước mãi mãi yên vui hòa bình.

Thời Nguyễn Trãi, cái triết lý an dân của dân ta thật thâm thúy. Ông từng mơ ước làm sao trong thôn cùng xóm vắng không còn lời hờn giận oán sầu, để cho mọi người “sinh đời thái bình ai cũng được ở yên; gặp thuở thánh minh ai cũng được thỏa sống”. Thánh minh là lãnh đạo và đường lối lãnh đạo sáng suốt, ngay thật, liêm chính.

Đến thế kỷ 18, Phan Huy Chú đã nêu một đạo lý trị nước rất sáng suốt, thông tuệ. Ông nói: “Đem đạo thánh hiền để quở trách thói đời không bằng đem đạo đời thường để cảm hóa lòng người”. Thế là cha ông ta từng biết cảnh báo chớ ham chạy theo những cái xa vời trừu tượng, giáo điều, chủ quan. Hãy biết coi trọng cái đạo lý của đời thường, của cuộc sống nhân dân.

Đem cái hồn văn hiến ngàn xưa của cha ông làm cho nó thấm đượm và được thể hiện trong từng công việc, từng hành vi hôm nay chắc chắn những lý tưởng mới của thời đại sẽ được “sâu rễ bền gốc” trong lòng nhân dân và dân tộc.

__________________

(1) Người ta bảo đó là tiêu chí của chủ nghĩa Tam dân của Tôn Dật Tiên: dân tộc độc lập - dân quyền tự do - dân sinh hạnh phúc.
(2) Ý từ các câu nói của Hồ Chí Minh.
(3) Mác - Ănghen toàn tập. NXBST. 1978 - T.I: trang 75.
(4) Mác - Ănghen toàn tập. T.II. NXBST 1980. Trang 22.
(5) Xem 100 câu nói dân chủ của Hồ Chí Minh. NXB Trẻ 2001.
(6) Hồ Chí Minh - Thư gửi nhân dân Thủ đô, 7-1954.

NGUYỄN KHẮC MAI
Nguồn : Báo Tuổi Trẻ Online
Chữ ký của ChauTienLoc





Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (3 votes)


Những lý tưởng của Cách mạng Tháng Tám I_icon_minitimeThu May 13, 2010 9:22 am

PunyCactus
Học Sử quên đc thời gian, chơi thể thao , nghe nhạc...

Thành viên cấp 1

PunyCactus

Thành viên cấp 1

http://blog.com.vn/cuncan.bn
Họ & tên Họ & tên : Phương Cô Nương
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 13/05/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 32
Đến từ Đến từ : Thành Phố Bắc Ninh
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Học Sử quên đc thời gian, chơi thể thao , nghe nhạc...
Điểm thành tích Điểm thành tích : 40
Được cám ơn Được cám ơn : 4

Bài gửiTiêu đề: Re: Những lý tưởng của Cách mạng Tháng Tám

 
.....Cảm ơnAnh nhé.....
Nhờ có anh mà em đã hiểu thêm rất nhiềuddieeuf trong phần Lịch Sử này......
Chữ ký của PunyCactus




 

Những lý tưởng của Cách mạng Tháng Tám

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: VIỆT SỬ :: Lịch sử Việt Nam cận – hiện đại :: Giai đoạn 1930 – 1945-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất