CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Tư sản dân quyền
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Con đường tìm chân lí cứu nước của Nguyễn Ái Quốc

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Con đường tìm chân lí cứu nước của Nguyễn Ái Quốc I_icon_minitimeSun Jun 22, 2008 11:02 pm

Khai Tam hungson

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

Khai Tam hungson

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

Họ & tên Họ & tên : Nguyễn Hùng Sơn
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Uỷ viên danh dự Ban Điều hành Câu lạc bộ
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Con đường tìm chân lí cứu nước của Nguyễn Ái Quốc 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Con đường tìm chân lí cứu nước của Nguyễn Ái Quốc 40 Con đường tìm chân lí cứu nước của Nguyễn Ái Quốc 68

Ngày tham gia Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 138
Đến từ Đến từ : Bình Dương
Điểm thành tích Điểm thành tích : 330
Được cám ơn Được cám ơn : 20

Bài gửiTiêu đề: Con đường tìm chân lí cứu nước của Nguyễn Ái Quốc

 
CON ĐƯỜNG TÌM CHÂN LÍ CỨU NƯỚC CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC

Thất bại của phong trào Cần Vương đánh dấu thời kì đấu tranh chống Pháp dành độc lập dân tộc dưới khẩu hiệu "phò vua cứu nước" nằm trong hệ tư tưởng phong kiến chấm dứt. Đoạn tuyệt với con đường cứu nước phong kiến, những trí thức yêu nước (khi ấy gọi là sĩ phu) hướng ra nước ngoài tìm đến con đường giải phóng mới. Cụ Phan Bội Châu sang Nhật tìm con đường Duy tân, sau cách mạng Trung Quốc tìm con đường cách mạng Tân Hợi (1911). Cụ Phan Châu Trinh hướng theo con đường nghị viện tư sản của các nước phương Tây. Những con đường trên đây tuy có màu sắc khác nhau, nhưng đều là chủ nghĩa dân chủ tư sản. Chủ nghĩa đó, những người yêu nước Việt Nam mới biết đến, nhưng đối với thời đại thì đã lỗi thời và phản động. Cuối cùng, cụ Phan Bội Châu bị trục xuất khỏi nước Nhật (1909) và bị quân phiệt Trung Quốc bắt giam theo yêu cầu của pháp (1913). Cụ Phan Châu Trinh và Lương Văn Can cũng hết hy vọng vào con đường cải cách khi Đông Kinh Nghĩa thục bị giải tán và hai cụ đều bị đày đi Côn Đảo. Hoàng Hoa Thám và các đồng chí của cụ cũng không hiều vì sao cuộc chiến đấu anh dũng, kiên cường của nghĩa quân lại bị thất bại.

Trong khi đó, Nguyễn Ái Quốc từ rất sớm đã có chí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào. Người rất khâm phục tinh thần yêu nước của các chí sĩ Phan Đình phùng, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh... nhưng không tán thành con đường cứu nước của các cụ.

Xuất phát từ lòng yêu nước và trên cơ sở rút kinh nghiệm thất bại của các thế hệ cách mạng tiền bối, ngày 5/6/1911, Người quyết tam ra đi tìm con đường cứu nước hữu hiệu hơn. Nhưng khác với thế hệ thanh niên hướng về Nhật, Nguyễn Ái Quốc quyết định sang phương Tây, đến với nước Pháp để hiểu xem "nước Pháp và các nước khác làm thế nào để về nước giúp đỡ đồng bào mình". Trong nhiều năm đó, Người đã qua nhiề nhiề châu Âu, Á, Phi để kiếm sống và học tập. Nhờ vậy, Người hiểu rằng ở đâu bọn đế quốc thực dân cũng tàn bạo, độc ác, ở đâu người lao động cũng bị áp bức và bị bốc lột dã man.

Trong quá trình hoạt động ở Pháp, Ngưới đã gia nhập Đảng Xã hội Pháp, một đảng tiến bộ chủ trương chống lại các chính sách áp bức bóc lột của thực dân Pháp ở các nước thuộc địa. Tháng 6/1919, Người đã thay mặt những người Việt nam tố cao1 chính sách thực dân của Pháp và đòi chính phủ Pháp phải thực hiện các quyến tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam. năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản sơ thảo lần thứ nhất "Đề cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa" của Lênin, bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế thứ ba và lập ra Dảng Cộng sản Pháp. Đây là sự kiện đánh dấu bước nhày vọt trong tư tưởng chính trị của Nguyễn Ái Quốc, từ lập trường yêu nước chuyển sang lập trường cộng sản. Sự kiện này mở ra cho cách mạng Việt Nam một giai đoạn phát triển mới - giai đoạn gắn cách mạng Việt nam với phong trào công nhân quốc tế, đưa nhân dân Việt Nam đi theo con đường từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác - Lênin.

Sau khi tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc từ năm 1921 trở đi, Nguyễn Ái Quốc tiếp tục bổ sung và hoàn thiện tư tửong cứu nước của mình, đồng thời tích cực truyền bá chủ ngiã Mác – Lenin vào trong nước để chuẩn bị những tiền đề về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của chính Đảng tiên phong ở Việt NAm - nhân tố cơ bản đầu tiên bào đảm mọi thắng lợi của sự nghiệp cách mạng Việt Nam.

Tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc sang hoạt động ở Liên Xô. tại đây, Người tiếp tục bổ sung và phát triển thêm tư tưởng về cách mạng giải phóng dân tộc. Nội dung tư tưởng chính trị và con đường cứu nước bao gồm những luận điểm sau :

1. Bàn chất của chủ nghĩa thực dân là "ăn cướp" và "giết người". Vì vậy, chủ nghĩa thực dân là kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới.

2. Cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới. Cách mạng giải phóng dân tộc phải thực hiện đoàn kết và loên minh giữa các lực lượng cách mạng quốc tế. Phải gắn liền với sự nghiệp giải phóng dân tộc và giải phóng nhân dân lao động và giai cấp công nhân.

3. Ở một nước công nghiệp lạc hậu, nông dân là lực lượng đông đào nhất trong xã hội, lại bị đế quốc, phong kiến áp bức, bốc lột nặng nề; vì vây cách mạng giải phóng dân tộc muốn giành thắng lợi phải lôi cuốn được nông dân đi theo, cần phải xây dựng khối công nông liên minh, làm động lực của cách mạng.

Trên cơ sở công nông liên minh phải thu hút, tập hợp được sự tham gia đông đảo của các giai tầng xã hội khác vào trận tuyến đấu tranh của dân tộc.

4. Cách mạng muốn thắng lợi, trước hết phải có đảng cách mạng nắm vai trò lãnh đạo. Đảng phải có đội ngũ các bộ sẵn sàng hy sinh chiến đấu vì mục đích cách mạng của Đảng, vì lợi ích của dân tộc

5. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, chứ không phải việc của vài người. Vì vậy phải tập hợp, giác ngộ và từng bước tổ chức quần chúng đấu tranh từ thấp đến cao. Đây là quan điểm cơ bản đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc khác với các nhà yêu nước đi trước.

=> Những tư tưởng cách mạng trên đây của Nguyễn Ái Quốc đã được truyền vế trong nước, đến với các tầng lớp nhân dân Việt Nam tạo ra một xung lực mới, một con đường mới, một chân lí mới để phong trào dân tộc nhanh chóng chuyển mình theo xu hướng cách mạng mới của thời đại. Từ đây, những người yêu nước Việt Nam hướng về Nguyền Ái Quốc như ngọn hải đăng chỉ đường dẫn lối cho dân tộc Việt Nam đi đến độc lập, tự do.
Chữ ký của Khai Tam hungson




 

Con đường tìm chân lí cứu nước của Nguyễn Ái Quốc

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: NHÂN VẬT LỊCH SỬ :: Nhân Vật Lịch sử Việt Nam-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất