CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 CÔNG VÀ TỘI CỦA VUA CÀN LONG VỚI VĂN HÓA TRUNG HOA

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
CÔNG VÀ TỘI CỦA VUA CÀN LONG VỚI VĂN HÓA TRUNG HOA I_icon_minitimeFri Jul 24, 2009 9:45 pm

mariogiza
có chút ít hiểu biết về sử học

Thành viên cấp 3

mariogiza

Thành viên cấp 3

Họ & tên Họ & tên : Nguyễn Thái Bình
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : CÔNG VÀ TỘI CỦA VUA CÀN LONG VỚI VĂN HÓA TRUNG HOA 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : CÔNG VÀ TỘI CỦA VUA CÀN LONG VỚI VĂN HÓA TRUNG HOA 36
Ngày tham gia Ngày tham gia : 16/05/2009
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 149
Đến từ Đến từ : phú yên
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : có chút ít hiểu biết về sử học
Điểm thành tích Điểm thành tích : 457
Được cám ơn Được cám ơn : 184

Bài gửiTiêu đề: CÔNG VÀ TỘI CỦA VUA CÀN LONG VỚI VĂN HÓA TRUNG HOA

 
Càn Long (họ Ái Tân Giác La - Hoằng Lịch) là vị Hoàng đế thứ tư của triều Mãn Thanh, vị vua sống thọ nhất (88 tuổi), ở ngôi báu lâu nhất (hơn 64 năm), đã được điện ảnh Trung Quốc khai thác làm nhiều bộ phim dã sử nhất. Ông là người được kế vị ngôi báu theo một cách hoàn toàn mới mẻ: Trữ quân - một trong những gia pháp của triều Mãn Thanh.
Đây là cách mà tên của người được chọn kế vị ngai vàng được vua cha bí mật bỏ vào tráp gấm, niêm phong kỹ, đặt lên chỗ cao nhất trong cung Càn Thanh, phía sau tấm biển "Chính Đại Quang Minh".
Từ nhỏ, Hoằng Lịch là đứa trẻ thông minh, khoẻ mạnh, được dạy dỗ đến nơi đến chốn. Kể từ khi vua cha chọn làm người kế vị Hoằng Lịch càng được dạy dỗ nghiêm khắc và chu đáo bởi các vị, "danh thần" nổi tiếng trong triều là Chu Thức, Trương Đình Ngọc, Từ Nguyên Mộng, Quách Nhĩ Thái, Tưởng Đình Tích, Triệu Cơ... Hoằng Lịch được học hết những sách tinh túy như "Tứ Thư", "Ngũ Kinh" và "Tống Nho", cả sách "Thông giám cương mục". Năm hai mươi tuổi, Hoằng Lịch đã tập hợp những bài thơ, bài văn của mình in thành "Lạc Thiện Đường Tập". Khi lên ngôi Hoàng đế, Càn Long đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực văn hóa: Mở khoa thi bác học Hồng Từ, hạ lệnh biên soạn bộ Minh sử và bộ "Tứ khố toàn thư".
Công lao lớn nhất của vua Càn Long về mặt văn hóa là đã tổ chức biên soạn "Tứ khố toàn thư" - một bộ sách đồ sộ nhất trong lịch sử Trung Quốc, lấy "Kinh", "Sử", "Tử", "Tập" làm cương lĩnh để sưu tầm, phân loại và tồn trữ các trước tác quan trọng của Trung Quốc, bao gồm 74.070 quyển, chia làm 3.457 loại. Đây là bộ sách tổng hợp tư tưởng và văn hoá Trung Hoa cổ đại, được bắt đầu biên soạn vào năm Càn Long thứ 13 (1773).
Có 16 người được giao chịu trách nhiệm chính để biên soạn "Tứ khố toàn thư". Ngoài ra còn có 60 quan lại và những nhân vật trí thức tiên tiến cùng tham gia: Quận vương Vĩnh Dung, Đại học sĩ Lưu Thống Huân, Vũ Mẫn. Sau 15 năm trời, bộ "Tứ khố toàn thư" được chép xong, đến 1793 công việc biên soạn mới hoàn toàn kết thúc. "Tứ khố toàn thư" được chia làm ba loại: sao chép, khắc in và tồn mục. "Tồn mục" là những sách mà vua Càn Long cho là xúc phạm đến triều đình Mãn Thanh, bất lợi cho sự thống trị của triều đình, chỉ được giữ lại tên sách trong "Tứ khố toàn thư". "Tứ khố toàn thư" được chép làm 7 bản chính, mỗi bản gồm 36.275 quyển, được cất giữ tại Văn Hàm Các, Văn Nguyên Các, Văn Tố Các, Văn Lan Các. Một bản dự trữ được cất tại Hàn Lâm Viện tại Bắc Kinh. Chỉ tiếc rằng, đến nay chỉ còn bản được lưu trữ tại Văn Tân Các ở Sơn trang nghỉ mát của nhà vua là còn nguyên vẹn.
Tổ chức biên soạn "Tứ khố toàn thư", vua Càn Long nhằm mục đích chứng tỏ bản thân biết trọng thị những sách cổ của Trung Hoa và nhằm lung lạc những người có học. Song, đáng tiếc là, khi biên soạn bộ sách khổng lồ này, nhà vua đã phạm một "tội" rất lớn về văn hóa: thiêu huỷ sách - một việc làm mà Tần Thủy Hoàng đặt tiền lệ, thỉnh thoảng lặp lại ở một số triều phong kiến Trung Hoa. Những sách bị thiêu hủy khi biên soạn "Tứ khố toàn thư" bị quy có tính chất "bội nghịch" và "vi ngại"- tức chống lại sự cai trị chuyên chế về mặt văn hóa của chế độ phong kiến và những sách "phạm húy", phạm những điều cấm kỵ của triều đình. Nhìn từ khía cạnh này, việc biên soạn "Tứ khố toàn thư" lại là một cuộc tổng kiểm tra đại quy mô để thiêu hủy tất cả những sách bất lợi cho sự thống trị của nhà vua. Số sách bị nhà vua tiêu hủy lên tới 6 vạn quyển - gần tương đương với số sách đã được sao chép lại trong "Tứ khố toàn thư"! Đó là một sự tổn thất nghiêm trọng không thể bù đắp đối với nền văn hóa Trung Hoa!
Nội hàm của "văn hóa" rất rộng, bao gồm nghệ thuật, văn chương, pháp luật, tri thức, đạo đức, phong tục tập quán, lối sống... Công lao của vua Càn Long về văn hóa nói chung là không thể phủ nhận, song xét về lối sống, thói quen, sở thích của ông, cũng có nhiều điều đáng để người đời sau xem xét, suy ngẫm.
Một trong những sở thích của Vua Càn Long là đi tuần du, với mục đích chủ yếu là săn lùng gái đẹp. Số lần đi tuần du của Càn Long trong hơn 60 năm ông trị vì đất nước không thể nào kể hết. Một trong những nơi nhà vua hay lui tới là Tỵ Thử Sơn trang (Sơn trang nghỉ mát), bao gồm 8 ngôi chùa miếu lớn, được kiến trúc nhằm khoe khoang võ công của ông. Chỉ riêng số ngói bằng đồng mạ vàng dùng để lợp nóc hai ngôi chùa Tu Di Phúc Thọ và Phổ Đà Thừa Tông đã dùng hết ba vạn lạng vàng. Sự xa hoa trong những chuyến tuần du của Càn Long đạt đến mức không thể tưởng tượng nổi.
Có một lần, nhà vua tuần du xuống phía nam, chỉ riêng thuyền to đã huy động hơn một nghìn chiếc. Suốt lộ trình, các nơi nhà vua đi qua đều xây dựng sân khấu để hát xướng. Chiếc thuyền mà nhà vua và hậu phi ngồi phải dùng đến sức kéo của rất nhiều dân phu. Riêng ngựa được huy động đến 6.000 con, lạc đà 600 con, phu dịch huy động gần một ngàn người...Trên chặng đường từ Hàng Châu đến Bắc Kinh dài 6000 dặm, vua cho xây dựng 36 hành cung, cứ 20 dặm lại có một nhà nghỉ. Đoạn đường nhà vua đi qua đều phải trải thảm, che nắng bằng lụa là... Trong khi đó, dưới thời vua Càn Long trị vì, nước sông Hoàng Hà làm vỡ đê 20 lần, nhưng không có lấy một lần nhà vua tới nơi để thị sát!
Trong các lần tổ chức mừng thọ, vua Càn Long đều thể hiện mình là người xa hoa nhất. Năm vua Càn Long 60 tuổi, ông đã cho gọi các quan lại trong nước và sứ thần nước ngoài tới dự. Trên đường chỗ nào cũng treo đèn kết hoa, bên lề đường xây dựng các sân khấu biểu diễn cho các gánh hát, dùng lụa màu làm núi giả, dùng những tấm thiếc trắng để làm giả sóng biển. Từ Quảng Đông mang đến mừng thọ một thủy cung đình, dùng toàn lông đuôi chim công để làm ngói. Tỉnh Triết Giang mang đến một ngôi nhà thủy tạ làm bằng gương. Lần mừng thọ 80 tuổi, vua Càn Long đã tổ chức một buổi yến tiệc cho 5.900 người dự. Ước tính chi phí cho hai lần mừng đại thọ đã tốn đến mười triệu lạng bạc!
Tửu và sắc là hai thứ mà không ít Hoàng đế Trung Hoa thi nhau lập "kỷ lục". Càn Long, tuy trong cung có tới mấy bà hoàng hậu, lại thêm thê thiếp, hậu, phi, tần, quý nhân... hơn 40 người, trong đó có 12 người được tuyển khi nhà vua ở độ tuổi 50, song nhà vua vẫn thỉnh thoảng lẻn ra ngoài Tử Cấm Thành đi tìm thú vui ở những nơi có ca kĩ.
Sử Trung Hoa chép rằng, dưới thời Càn Long, tại kinh thành có một ca kĩ nổi tiếng tên là Hà Tam Cô, được giới quyền quý và người trong hoàng cung yêu thích và lui tới. Có một vị công tử con một thân vương tên là Cửu Môn đã tốn không biết bao nhiêu vàng bạc mà vẫn không được đón tiếp, bèn xui bố ra lệnh đuổi tất cả kỹ nữ ra khỏi kinh thành. Nhưng không hiểu vì lý do gì, Hà Tam Cô vẫn "trụ vững". Thế nên mới có chuyện vị quan này đích thân dẫn quân lính đền bắt Hà Tam Cô. Khi binh lính xông vào, thấy Hà Tam Cô đang nằm trong phòng đùa giỡn với khách làng chơi. Thấy động, Hà Tam Cô lớn tiếng quát hỏi đám quân và sau đó trao cho Cửu Môn một tờ giấy, khiến cho y khi xem xong thì khiếp vía kinh hồn. Trên tờ giấy đó viết: "Sáng mai ta sẽ có chỉ dụ cho nhà ngươi. Khâm thử". Bên dưới dòng chữ có đóng bảo ấn của Hoàng đế!
Trong số những người đàn bà dính líu tới cuộc đời Càn Long, Hương Phi là người được nhà vua sủng ái nhất. Nhưng đó lại là một mối tình đơn phương. Uy lực của một người đứng trên muôn dân, ý của vua là ý trời, vậy mà không cách nào chiếm được lòng của một người đàn bà, âu cũng là chuyện xưa nay hiếm trong lịch sử.
Chuyện kể rằng, Hương Phi là vợ của Tiểu Hòa Trát Mộc - một thủ lĩnh người dân tộc Duy. Nàng đẹp tuyệt trần, da thịt thơm như được tẩm hương. Khi tên tuổi Hương Phi đến tai Càn Long, nhà vua quyết chiếm cho bằng được. Dùng đủ các chiêu thức, rốt cuộc nhà vua chỉ có thể nhốt nàng trong lầu son, gác tía, nạp nàng làm phi, nhưng không động được đến thân thể nàng. Nàng luôn giấu dao trong người và thề rằng sẽ tự sát nếu nhà vua dám động đến nàng. Vì thế, Càn Long đành phải để Hương Phi ngồi yên trong phòng và lặng lẽ chiêm ngưỡng. Vì quá yêu nàng, nhà vua đã xây cho nàng một ngôi chùa Hồi giáo để nàng đọc kinh Coran, lại xây dựng cung điện theo kiểu kiến trúc của người Hồi Hột cho nàng ở. Đến nay, bức hoạ Hương Phi mặc đồ đi săn, do danh họa Thế Ninh vẽ, còn lưu giữ trong cung nhà Thanh. Nhưng tất cả những chiều chuộng, ân sủng của nhà vua vẫn không thể làm thay đổi được tấm tình mà nàng đã dành cho người chồng ở nơi cố hương.
Thái hậu biết chuyện, bèn khuyên Càn Long hoặc là giết nàng, hoặc là thả nàng ra. Nhà vua vì quá say đắm nên không nỡ giết, cũng không trả tự do, mà giam lỏng nàng trong cung. Một lần, nhân lúc nhà vua đi làm lễ tế trời, Thái hậu bèn hỏi nguyện ước của Hương Phi, nàng trả lời: "Nếu không còn cách nào để phục thù, thì tôi chỉ muốn chết! Thái hậu bèn cho hầu cận siết cổ nàng cho đến chết". Nhà vua trở về cung, biết Hương Phi đã chết, khóc lóc rất thảm thương và ra lệnh tổ chức chôn cất nàng theo nghi lễ chôn cất một phi tần
Chữ ký của mariogiza





Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (2 votes)

 

CÔNG VÀ TỘI CỦA VUA CÀN LONG VỚI VĂN HÓA TRUNG HOA

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: NHÂN VẬT LỊCH SỬ :: Nhân Vật Lịch sử thế giới-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất