CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Tư sản dân quyền
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Lý Công Uẩn quê ở đâu?

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Lý Công Uẩn quê ở đâu? I_icon_minitimeSat Jul 09, 2011 9:43 am

Thanhsamkhach
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi

Thành viên năng động

Thanhsamkhach

Thành viên năng động

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích Điểm thành tích : 679
Được cám ơn Được cám ơn : 106

Bài gửiTiêu đề: Lý Công Uẩn quê ở đâu?

 

Việc xác minh lý lịch Lý Công Uẩn quả là vô cùng khó khăn. Hơn một ngàn năm trôi qua nhưng mộ của Hoàng đế này chưa được giới khảo cổ học khai quật và xác minh. Mộ ông bà, cha mẹ Ngài lại càng vậy. Sách vở ghi chép về nơi sinh sống của đại gia đình Ngài vừa thiếu cụ thể lại định bản rất muộn.

Xưa nhất là bộ Đại Việt sử ký toàn thư thì cũng mới chỉ được xác định là bản Chính Hòa 18 (1697). Tài liệu giấy mực ghi chép khác lại định bản càng muộn hơn. Giữa thời điểm soạn bản và thời điểm định bản là cả một khoảng cách. Tam sao thất bản là điều có thể xảy ra khiến cho nội dung mất đi tính xác định cụ thể của nó. Văn bia khắc trên đá vào thời Lý Trần hầu hết đã khắc lại và cũng chưa phát hiện tấm nào nói cụ thể quê ông bà, cha mẹ Ngài. Những văn khắc khác trên gỗ trên đồng cũng cùng chung tình trạng. Truyền thuyết dân gian cũng được sưu tầm, ghi chép muộn màng và nói chung, nơi nào thuận tiện giao thông, được các nhà nghiên cứu chú trọng thì ghi lại trước và nhiều hơn, nơi nào cách sông cách đò thì ghi lại ít hơn. Thành ra, việc nhân dân nhiều làng xã nhận làng mình là quê gốc của Lý Thái Tổ đã diễn ra lâu nay và có những lúc nóng bỏng thực sự. Các nhà nghiên cứu lập luận, suy luận và ý kiến đưa ra cũng rất đa dạng.

Chúng tôi, cũng như biết bao những người hiếu cổ, yêu truyền thống dân tộc khác, lặng lẽ đi tìm. Cho đến hôm nay, gặp được một tư liệu quý giá liên quan đến quê hương ông bà, lăng miếu cha mẹ Lý Công Uẩn phù hợp với suy nghĩ lâu nay của mình, mới giới thiệu cùng bạn đọc.

Lý Công Uẩn quê ở đâu? Bia
Bản dập tấm bia Hoa Lâm Tam Bảo Thị.

Tấm bia có tên là Hoa Lâm Tam Bảo Thị. Bản dập tấm bia hiện lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm trong tình trạng còn khá nguyên vẹn. Ký hiệu lưu trữ là 2985/2986. Bia hoàn toàn không có dấu hiệu tẩy xóa hoặc khắc lại. Thác bản 2 mặt, khổ 54 x 90cm, gồm 43 dòng chữ Hán và Nôm, toàn văn có 1.222 chữ (một số chữ mặt sau khắc kiểu tiểu chú, chữ rất nhỏ, mờ, khó đọc), có hoa văn, có chữ húy Trừ. Niên đại: Thịnh Đức thứ 4 (năm 1656). Nơi sưu tầm là quán thôn Thái Đường Đông (có người sửa là Thái Đường Thị với nghĩa là “quán chợ Thái Đường”), xã Danh Lâm, tổng Hội Phụ, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn. Thời gian dập thuộc đợt đầu khoảng từ năm 1920 đến 1925.

Hoa văn trán bia mặt trước khắc lưỡng long triều nhật. Mặt trời tỏa 10 tia sáng hình ngọn lửa thẳng, rực rỡ. Diềm trên đầu bia cũng hoa văn ngọn lửa dáng hơi cong lên. Hai diềm bên khắc hình ảnh chim (đứng, bay, liệng, đậu), hoa sen cách điệu, hoa dây và hoa cúc. Diềm dưới là các cánh sen cách điệu kết thành băng ngang. Tên bia khắc chữ khải đặc trưng thời Lê, hoa mĩ, mềm mại, đóng khung trên trán bia.

Mặt sau, trán bia khắc đôi phượng chầu mặt trời dáng uyển chuyển, sinh động. Mặt trời tỏa 10 ngọn lửa sáng cong lên. Diềm hai bên và diềm trán khắc liên tục chim các tư thế, hoa sen, hoa dây, hoa cúc, phượng hoàng. Diềm chân là cánh hoa sen kết thành băng ngang. Hoa văn sắc nét, chạm trổ công phu, tỉ mỉ. Người soạn: Họ Đồng, tên hiệu Chuyết Phu; quê quán: xã Thiết Úng, huyện Đông Ngàn; chức vị: Tán trị thừa chính sứ các xứ Sơn Tây chí sĩ; tước Lai Xuyên bá. Người viết chữ: Nguyễn Sĩ Duyên; học vị: Trúng thư toán khoa Mậu Dần, hoa văn học sinh; chức vị: tước Văn Lâm nam và Đỗ Văn Vị; chức vị: Đô lại Bộ công; tước Văn Hương nam.

Nội dung văn bia nói về việc trùng tu chợ Tam Bảo trên đất Hoa Lâm. Trong đó đoạn mở đầu có những thông tin rất đáng chú ý. Phiên âm: Tự hữu thử thiên địa dĩ hữu thử thị khu tư. Hoa Lâm cổ tích thị nhất khu nãi tiền Lý triều Thánh Thiện tổ khảo tỉ chi danh hương dã. Khảo tỉ lăng miếu tại chi đông, Trinh Tiết phạm cung tại chi tây. Phương dân tôn phụng linh ứng mặc phù nhi thị cư tự miếu chi trung. Thị trung quan lộ vãng lai, nhân nhân tụ hội, chân đệ nhất hảo xứ dã. Tự cổ chi nhân nhật trung vi thị mỗi nguyệt lục thiên chí sóc vọng nhật nhân giai cúng dàng hiển tích tố hiệu vi Tam Bảo vi thị. Dịch nghĩa: Từ khi có trời đất đã có khu chợ này. Một khu chợ cổ mang tên Hoa Lâm này vốn là quê hương nổi tiếng của Thánh Thiện tổ khảo (ông nội), Thánh Thiện tổ tỉ (bà nội) triều Lý trước đây. Lăng miếu khảo tỉ (bố, mẹ) nằm ở phía đông chợ. Chùa Trinh Tiết nằm ở phía tây chợ. Dân bản xứ phụng thờ nhiều linh ứng mà chợ được lập giữa miếu và chùa. Giữa chợ có đường cái quan qua lại, người người tụ hội. Đúng là chỗ tốt hàng đầu vậy. Từ xưa, ngày họp chợ mỗi tháng sáu phiên cho đến ngày sóc ngày vọng, mọi người đều cúng dàng được linh ứng, cho nên gọi tên là chợ Tam Bảo.

Tấm bia khẳng định. Hoa Lâm là vùng quê nổi tiếng (danh hương) của ông nội, bà nội Lý Công Uẩn. Lăng miếu của cha và mẹ Lý Công Uẩn là ở đây, nằm ở mé đông của chợ Hoa Lâm. Có thể, Thánh Thiện là tôn hiệu của ông nội, bà nội Lý Công Uẩn.

Như vậy có thể nói, trong số những tư liệu thành văn liên quan đến quê hương Lý Công Uẩn đây là tư liệu có niên đại định bản sớm nhất. Thực chứng niên đại định bản có tầm quan trọng hàng đầu để nhận định về giá trị cũng như nội dung thông tin. Theo dõi những ý kiến nghiên cứu, tranh luận về vấn đề trên từ trước tới nay, chúng tôi chưa từng thấy ai sử dụng tư liệu độc đáo này dù nó đã nằm trong kho Viễn Đông Bác cổ và sau đó là kho Viện Nghiên cứu Hán Nôm ngót một thế kỷ.

Tấm bia được thực hiện bởi những người có học vị và tước vị, đều đã và đang thuộc bộ máy quan phương của triều đình phong kiến lúc bấy giờ, họ chứng kiến thực tế và có tri thức sử học. Hơn nữa, chắc chắn họ có sự đồng thuận của nhiều trí thức khác khi tham gia trùng tu chợ Hoa Lâm lúc đó. Về nội dung, điều cần nói trước tiên là, việc xác định quê hương (chỗ ở của ông bà, bố mẹ) Lý Công Uẩn như nội dung tấm bia, hoàn toàn không mâu thuẫn với nhiều tài liệu Hán Nôm quan trọng khác mà chúng tôi đã có dịp tiếp cận. Các bản Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Việt sử ký tiền biên... đều thống nhất ghi Lý Công Uẩn là người Châu Cổ Pháp (nếu khác đi, thì đó chỉ là ý kiến của những người dịch sách khi chú thích các địa danh), mà chúng ta biết rằng, Châu Cổ Pháp đời Lý là phủ Thiên Đức, sau này là phủ Từ Sơn, thì trong suốt quá trình lịch sử, Hoa Lâm nằm gọn gàng trong đó. Tấm bia cụ thể hóa cho ta biết, trong châu đó, làng (hương?) Hoa Lâm là quê chính của Lý Công Uẩn. Đây là thông tin rất quý giá, rất đáng để tiếp tục nghiên cứu.

Năm 2000, chúng tôi đã dập và giới thiệu tấm bia Lý gia linh thạch hiện còn ở chùa Tiêu. Với những chữ còn đọc được trong nội dung, có thể khẳng định chắc chắn rằng: Những người soạn bia cũng như quan viên lão đẳng các xã thôn Đình Bảng, Dương Lôi, Tam Sơn, Tam Tảo, Tiêu Sơn Thượng, Tiêu Long (tham gia trùng tu chùa Tiêu lúc đó) đã đồng thuận là: Xã Hoa Lâm huyện Đông Ngàn là quê Phạm Mẫu, mẹ Lý Công Uẩn.

Như vậy, Lý Gia lăng trên đất Hoa Lâm - nay thuộc thôn Thái Bình, xã Mai Lâm, tiếp liền Đông Hội, thuộc huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội - dù đã không còn, một lần nữa được khẳng định không chỉ dựa vào thơ của Nguyễn Phi Khanh, câu đối của Nguyễn Tư Giản và kí ức của các bậc lão thành yêu quê hương mà còn bằng văn bia quý hiếm cách đây hơn ba thế kỷ.

Nguyễn Hùng Vĩ - Nguyễn Văn Thanh - Báo Hà Nội mới

Được biết ở tổng Hội phụ còn có di tích nơi Trần Thủ Độ chôn sống tôn tộc họ Lý khi họ về quê tế tổ
Chữ ký của Thanhsamkhach





Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (2 votes)

 

Lý Công Uẩn quê ở đâu?

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: VIỆT SỬ :: Lịch sử Việt Nam cổ - trung đại :: Từ giữa TK X đến cuối TK XIV-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất